Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu tại các nước trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh các phương pháp
điều nội khoa như thuốc dãn vành hay phương pháp thông tim can thiệp
nong và đặt giá đỡ mạch vành, phẫu thuật bắc cầu mạch vành
(PTBCMV) được xem là một liệu pháp điều trị mang lại hiệu quả cao.
Có nhiều yếu tố quyết định kết quả phẫu thuật, trong đó việc lựa
chọn vật liệu làm cầu nối cho PTBCMV là một trong những yếu tố rất
quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong cũng như các biến cố tim mạch
sớm và lâu dài.
Trải qua nhiều thập niên, vật liệu làm cầu nối bằng động mạch ngực
trong trái (ĐMNTT) được chứng minh là cầu nối tiêu chuẩn vì cho tỷ lệ
sống còn lâu dài cao và độ bền tốt nhất. Ngược lại, cầu nối bằng tĩnh
mạch hiển dùng trong PTBCMV ngày càng có nhiều bất lợi. Chính vì
thế, việc sử dụng cầu nối bằng động mạch như động mạch quay, động
mạch ngực trong ngày càng được sử dụng thường quy hơn đặc biệt
trong xu hướng trẻ hóa bệnh lý mạch vành. Và động mạch vị mạc nối
phải (ĐMVMNP) cũng không là ngoại lệ. Nó được sử dụng làm cầu nối
trong PTBCMV hơn ba thập niên tại nhiều nước trên thế giới mang lại
nhiều lợi ích cao.
Ở Việt Nam, trong đó bệnh viện Chợ Rẫy bước đầu áp dụng
ĐMVMNP làm cầu nối mạch vành từ những năm 2010 cho kết quả lâm
sàng bước đầu khả quan.
Việc sử dụng ĐMVMNP làm cầu nối cho PTBCMV tại bệnh viện
Chợ Rẫy nói riêng và Việt Nam nói chung có hiệu quả và lợi ích ra sao
để có thể bổ sung thêm một loại cầu nối cho PTBCMV hiện tại và tương
lai? Đây là một câu hỏi cần được trả lời. Do đó, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đặc tính mô bệnh học và ứng dụng lâm sàng
động mạch vị mạc nối phải làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu động
mạch vành”.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đặc tính mô bệnh học và ứng dụng lâm sàng động mạch vị mạc nối phải làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐOÀN VĂN PHỤNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH MÔ BỆNH HỌC
VÀ ỨNG DỤNG LÂM SÀNG
ĐỘNG MẠCH VỊ MẠC NỐI PHẢI LÀM CẦU NỐI
TRONG PHẪU THUẬT BẮC CẦU MẠCH VÀNH
Ngành: Ngoại khoa
Mã số: 9720104
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại:
ĐẠI HỌC Y DƢỢC TP. HỒ CHÍ MINH
Người hướng dẫn khoa học
1. PGS.TS. PHẠM THỌ TUẤN ANH
2. PGS.TS. TRẦN QUYẾT TIẾN
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp
tại: Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Vào hồi .giờ..phút, ngày thángnăm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM
- Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM
1
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
Đặt vấn đề
Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng
đầu tại các nước trên thế giới và Việt Nam. Bên cạnh các phương pháp
điều nội khoa như thuốc dãn vành hay phương pháp thông tim can thiệp
nong và đặt giá đỡ mạch vành, phẫu thuật bắc cầu mạch vành
(PTBCMV) được xem là một liệu pháp điều trị mang lại hiệu quả cao.
Có nhiều yếu tố quyết định kết quả phẫu thuật, trong đó việc lựa
chọn vật liệu làm cầu nối cho PTBCMV là một trong những yếu tố rất
quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong cũng như các biến cố tim mạch
sớm và lâu dài.
Trải qua nhiều thập niên, vật liệu làm cầu nối bằng động mạch ngực
trong trái (ĐMNTT) được chứng minh là cầu nối tiêu chuẩn vì cho tỷ lệ
sống còn lâu dài cao và độ bền tốt nhất. Ngược lại, cầu nối bằng tĩnh
mạch hiển dùng trong PTBCMV ngày càng có nhiều bất lợi. Chính vì
thế, việc sử dụng cầu nối bằng động mạch như động mạch quay, động
mạch ngực trong ngày càng được sử dụng thường quy hơn đặc biệt
trong xu hướng trẻ hóa bệnh lý mạch vành. Và động mạch vị mạc nối
phải (ĐMVMNP) cũng không là ngoại lệ. Nó được sử dụng làm cầu nối
trong PTBCMV hơn ba thập niên tại nhiều nước trên thế giới mang lại
nhiều lợi ích cao.
Ở Việt Nam, trong đó bệnh viện Chợ Rẫy bước đầu áp dụng
ĐMVMNP làm cầu nối mạch vành từ những năm 2010 cho kết quả lâm
sàng bước đầu khả quan.
Việc sử dụng ĐMVMNP làm cầu nối cho PTBCMV tại bệnh viện
Chợ Rẫy nói riêng và Việt Nam nói chung có hiệu quả và lợi ích ra sao
để có thể bổ sung thêm một loại cầu nối cho PTBCMV hiện tại và tương
lai? Đây là một câu hỏi cần được trả lời. Do đó, chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Nghiên cứu đặc tính mô bệnh học và ứng dụng lâm sàng
động mạch vị mạc nối phải làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu động
mạch vành”.
2
Tính cấp thiết của đề tài:
Tổn thương bệnh lý mạch vành đa dạng ngày càng trở nên phức tạp.
PTBCMV cần đối mặt với việc giải quyết toàn diện các tổn thương nhằm
mang lại kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Xu hướng trẻ hóa ở các bệnh nhân có bệnh lý mạch vành ngày càng
nhiều đòi hỏi tìm kiếm vật liệu làm cầu nối sao cho có độ bền tốt, đặc
biệt các loại cầu nối bằng động mạch nhằm kéo dài tuổi thọ cầu nối hạn
chế PTBCMV lại trong tương lai vì bệnh lý cầu nối.
Đây là đề tài mới, chưa có nhiều nghiên cứu trong nước thực hiện.
Những đóng góp mới của luận án
Nghiên cứu tìm ra đặc tính cơ bản về mô bệnh học của cầu nối là
ĐMVMNP để sử dụng là mảnh ghép làm cầu nối trong PTBCMV.
Kết quả ứng dụng lâm sàng sử dụng ĐMVMNP làm cầu nối
PTBCMV giúp tìm kiếm và bổ sung thêm một loại vật liệu làm cầu nối
bằng động mạch cho PTBCMV hiện tại và tương lai.
Bố cục luận án
Luận án có 121 trang. Ngoài phần đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
(4 trang), kết luận và kiến nghị (3 trang), có 4 chương: tổng quan tài liệu
31 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 17 trang, kết quả 28
trang, bàn luận 38 trang. Có 31 bảng, 15 biểu đồ, 34 hình, 154 tài liệu
tham khảo (25 tiếng Việt, 129 tiếng Anh).
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.2 Giải phẫu động mạch vành và động mạch vị mạc nối phải
Động mạch vành: ĐMV phải: thân ĐMV phải; ĐM liên thất sau
(PDA); nhánh ĐM sau bên (PL), ĐMV trái: Thân chung; ĐM liên thất
trước (LAD); ĐM mũ (LCx): các ĐM bờ tù (OM).
Động mạch vị mạc nối phải: Nhánh của động mạch vị tá tràng (thuộc
nhánh của ĐM gan chung); chạy dọc bờ cong lớn dạ dày, nối với động
mạch vị mạc nối trái ở vị trí 1/2 hoặc 2/3 bờ cong lớn dạ dày. Chia nhiều
nhánh bên mặt trước sau dạ dày. Đường kính ĐMVMNP tại gốc 3mm;
3
1,5mm - 2,5mm ở đầu xa. ĐMVMNP thuộc động mạch tạng co thắt
mạnh hơn ĐMNTT nhưng ít hơn động mạch quay.
Hình 1.7: Giải phẫu học ĐMVMNP
“Nguồn: Nguyễn Quang Quyền, Frank Netter, Atlats giải phẫu người, 1995”
Mô học và bệnh lý mô học ĐMVMNP: Thành động mạch gồm 3 lớp:
ngoại mạc mỏng với mô liên kết, thần kinh; trung mạc có sợi đàn hồi, tế
bào cơ trơn; nội mạc có màng đáy với các khe hở (khoảng không liên
tục), tế bào nội mạc.
Mô bệnh lý gồm tăng sinh nội mạc; xơ vữa động mạch và tổn thương
vôi hóa động mạch.
Một số loại cầu nối thƣờng sử dụng trong PTBCMV hiện nay:
Động mạch ngực trong trái: Nghiên cứu, sử dụng sớm nhất trong
PTBCMV (1968). Cầu nối tiêu chuẩn có độ bền cao, tuổi thọ hơn 90%
sau 10 năm. Xuất phát động mạch dưới đòn trái, chạy dọc bờ ngoài
xương ức. Mô học thuộc nhóm động mạch đàn hồi, ít co thắt hơn
ĐMVMNP và động mạch quay, ít chịu ảnh hưởng bệnh lý thành mạch
như tăng sinh nội mạc, xơ vữa hay vôi hóa động mạch.
4
Động mạch ngực trong phải: Xuất phát từ ĐM dưới đòn bên phải,
chạy dọc theo bờ ngoài xương ức bên phải. Mô học thuộc nhóm động
mạch đàn hồi, có đặc tính gần giống ĐMNTT. Được sử dụng thường quy
sau ĐMVMNT. Phối hợp ĐMVMNT thành 2 động mạch ngực trong cho
PTBCMV.
Động mạch quay: Carpentier sử dụng làm cầu nối mạch vành 1971;
là một trong hai nhánh tận của ĐM cánh tay chạy dọc vùng cẳng tay đến
cổ tay. Mô học thuộc nhóm động mạch cơ với lớp trung mạc khá dày và
chứa hầu hết các tế bào cơ trơn nên co thắt mạnh hơn ĐMNT và
ĐMVMNP. Bệnh lý mô học cũng thường gặp hơn hai loại ĐM trên. Sử
dụng làm cầu nối mạch vành ở dạng cắt rời, ghép mạch với ĐMNT hoặc
ĐMC ngực lên.
Tĩnh mạch hiển (TMH): Là tĩnh mạch nông lớn của vùng chân và đùi
dễ lấy làm cầu nối mạch vành. Những năm gần đây, bệnh lý TMH xảy ra
nhiều dễ gây tắc hẹp cầu nối sau PTBCMV. Sử dụng hạn chế số lượng
trường hợp (cấp cứu), hạn chế số lượng miệng nối vào mạch vành. Độ
bền, tuổi thọ của TMH sau 10 năm chỉ còn 40-50%.
1.5.4 Kỹ thuật lấy ĐMVMNP làm cầu nối mạch vành
Có hai cách lấy: Lấy ĐMVMNP ở dạng nguyên khối (pedicle) (gồm
ĐM, TM và mô liên kết xung quanh), là phương pháp cũ, có nhiều bất lợi
như hủy hoại mô nhiều, dễ co thắt, khó thực hiện miệng nối mạch vành
liên tiếp.
Lấy ĐMVMNP dạng đơn độc (skeletonized), chỉ lấy chọn lọc
ĐMVMNP, nhiều ưu điểm như chiều dài tối ưu, giảm co thắt mạch, khả
năng thực hiện nhiều miệng nối liên tiếp. Việc sử dụng dao đốt bằng
sóng siêu âm hiện nay, giúp cho việc lấy ĐMVMNP dạng đơn độc trở
nên dễ dàng và nhanh hơn.
1.5.5 Chiến thuật sử dụng cầu nối ĐMVMNP trong PTBCMV
ĐMVMNP được sử dụng cùng với các động mạch khác như
ĐMNTT, ĐMNTP, ĐM quay hoặc TMH.
ĐMVMNP thường được sử dụng làm cầu nối mạch vành vào các
nhánh của ĐMV phải (thân ĐMV phải, ĐM liên thất sau, ĐM sau bên).
5
Các trƣờng hợp:
ĐMNTP – ĐM liên thất trước; ĐMNTT- ĐM bờ tù; ĐMVMNP –
ĐM liên thất sau.
ĐMNTT- ĐM liên thất trước; TMH - ĐM bờ tù; ĐMVMNP – ĐM
liên thất sau, có thể nối liên tiếp vào ĐM bờ tù xa.
ĐMNTT- ĐM liên thất trước; ĐMNTP – ĐM bờ tù; ĐMVMNP- ĐM
liên thất sau.
ĐMNTT + ĐMNTP (ghép mạch chữ Y) – ĐM liên thất trước, ĐM
bờ tù; ĐMVMNP- động mạch vành phải hoặc vào ĐM liên thất sau hoặc
nối liên tiếp vào ĐM bờ tù.
1.6 Các phƣơng tiện đánh giá cầu nối sau PTBCMV
Chụp mạch vành và cầu nối bằng thông tim can thiệp: Tiêu chuẩn
vàng để đánh giá mạch vành, chất lượng hình thể, chức năng của cầu nối,
phối hợp can thiệp mạch vành hay cầu nối bị hẹp sau phẫu thuật. Là
phương pháp xâm lấn và có một số tai biến do thủ thuật nên bị hạn chế
trên một số lớn bệnh nhân sau PTBCMV.
Chụp cắt lớp điện toán nhiều lát cắt (MSCT 128 lát cắt).
Phương pháp không xâm lấn và ít tốn kém hơn thông tim can thiệp.
Độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao, có thể sử dụng thường quy để đánh giá
mạch vành và cầu nối sau PTBCMV.
1.7 Tình hình nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu lâm sàng cầu nối
ĐMVMNP trong nƣớc và trên thế giới
Malhotra (1987) đánh giá đặc tính cơ bản các lớp của ĐMVMNP,
khảo sát khoảng hở màng đáy liên quan đến cơ chế bệnh sinh của bệnh lý
ĐM. Suma (1991) nghiên cứu so sánh đặc tính cơ bản các loại cầu nối
ĐMNTT, ĐMVMNP, phân tích liên quan yếu tố nguy cơ và bệnh lý ĐM.
Kwangree (2011) nghiên cứu bệnh lý xơ vữa ĐMVMNP và khả năng sử
dụng làm cầu nối mạch vành. Hirose (2002) khảo sát chiều dài
ĐMVMNP, các kích thước lòng trong, độ dày các lớp thành ĐM. Mills
(1989) nghiên cứu lưu lượng máu qua ĐMVMNP tỷ lệ thuận với kích
thước lòng mạch. Ujjwal (2004) so sánh đặc điểm mô bệnh học giữa ba
loại ĐM làm cầu nối: ĐMNTT, ĐM quay; ĐMVMNP. Nghiên cứu Van
6
Son (2006), khảo sát chi tiết cấu trúc các loại cầu nối sử dụng cho
PTBCMV trên xác người. Nghiên cứu Đoàn Văn Phụng (2012) tại Nhật,
khảo sát các đặc tính mô bệnh học và yếu tố ảnh hưởng trên 33 mẫu
ĐMVMNP thích hợp cho PTBCMV. Martiner (2015) nghiên cứu tổng
hợp các đặc điểm cơ bản của tất cả các loại cầu nối thông dụng cho
PTBCMV hiện nay.
Pym và Suma (1987) đầu tiên công bố thành công sử dụng
ĐMVMNP trên lâm sàng làm cầu nối mạch vành. Hirose (2015) với 20
năm kinh nghiệm ứng dụng lâm sàng mảnh ghép là ĐMVMNP cho
PTBCMV cho kết quả sớm rất tốt, ít biến cố tim mạch. Suzuki (2013),
nghiên cứu ứng dụng ĐMVMNP cho PTBCMV không dùng máy tim
phổi nhân tạo.
Gần đây nhất là nghiên cứu của Suma và cộng sự với 30 năm kinh
nghiệm trong phẫu thuật mạch vành có sử dụng ĐMVMNP làm cầu nối
được báo cáo năm 2016, ghi nhận 80,5% các trường hợp sử dụng động
mạch này làm cầu nối vào hệ thống vành phải, 19,8% vào các nhánh mũ
của động mạc vành trái, ít hơn 1% gắn vào nhánh liên thất trước của
động mạch vành trái. Kết quả sau mổ cho thấy, tử vong chu phẫu là
1,26%, tỉ lệ sống còn chung sau 5 năm, 10 năm và 15 năm tương ứng là
95,8%, 91,7% và 88,6%. Tỉ lệ không tắc hẹp, hay bệnh lý của cầu nối sau
mổ 1 tháng, 5 năm, 10 năm và 15 năm lần lượt là 97,1%; 92,3%; 85,5%
và 66,5%. Tuy nhiên, ở thời điểm 10 và 15 năm, hai kết quả này chỉ ghi
nhận qua chụp mạch trên các bệnh nhân có triệu chứng của đau thắt
ngực, chứ không phải toàn thể các bệnh nhân mổ vành. Do đó, tác giả
cũng khẳng định rằng tuổi thọ của cầu nối chắc chắn cao hơn con số đã
nêu. Ông hy vọng bước kế tiếp sẽ đánh giá bằng chụp cắt lớp điện toán
dựng hình mạch vành và cầu nối cho tất cả các bệnh nhân sau mổ nhằm
đánh giá tuổi thọ của cầu nối này chính xác hơn. Nhiều tác giả khác ở
nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng loại cầu nối này cho kết quả sống
còn cao.
7
Chƣơng 2:
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ
tháng 1/2013 đến tháng 12/2016, tại khoa Hồi sức Phẫu Thuật Tim bệnh
viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu
Nghiên cứu ứng dụng lâm sàng: BN hẹp nhiều nhánh động mạch
vành có chỉ định PTBCMV theo AHA/ACC 2011. Thông qua Hội đồng
Tim mạch BV Chợ Rẫy thống nhất một quy trình PT.
Nghiên cứu cơ bản: Các đoạn phần xa của ĐMVMNP lấy làm cầu
nối mạch vành. (Tỷ lệ lấy được mẫu là 60-70% trên tất cả các BN được
chọn làm PTBCMV có sử dụng ĐMVMNP).
2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ
BN có chỉ định PTBCMV theo tiêu chuẩn nhưng có chống chỉ định
lấy ĐMVMNP: đã PT cắt dạ dày; viêm loét dạ dày tiến triển được chứng
minh bằng nội soi DD-TT.
Bệnh nhân có các chống chỉ định tương đối lấy ĐMVMNP như: Tiền
căn viêm phúc mạc toàn thể ổ bụng, hoặc đã phẫu thuật ổ bụng nghi ngờ
dính phúc mạc, có tim đảo ngược sang phải không phù hợp nối
ĐMVMNP vào mạch vành, bệnh lý xơ vữa động mạch chủ bụng.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1.1 Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt dọc tiền cứu.
2.2.1.2 Mẫu nghiên cứu
Cỡ mẫu nghiên cứu được xác định theo công thức:
2
2
)2/1(
d
)p1(pZ
N
Trong đó:
p: tỉ lệ đau thắt ngực tái phát trung hạn của phương pháp này theo
các nghiên cứu trên thế giới dao động từ 7,1% đến 8,6%, chúng tôi lấy
khoảng 8,3%.
8
d: độ chính xác tuyệt đối mong muốn 5%.
Z: z score tương ứng với mức ý nghĩa thống kê mong muốn thường
lấy 95% (95% CI, 2 side test) z = 1,96.
Theo công thức này, ta tính được cỡ mẫu khoảng từ 116,7 trường
hợp, lấy chẳn 117 trường hợp.
Đối tượng và mẫu nghiên cứu trong nghiên cứu quan sát mô tả đặc
điểm mô bệnh học động mạch vị mạc nối phải trước khi sử dụng làm cầu
nối mạch vành.
Các đoạn động mạch ở phần xa của động mạch vị mạc nối phải.
Tỷ lệ lấy mẫu đoạn động mạch ở đoạn xa của ĐMVMNP làm nghiên
cứu cơ bản theo các nghiên cứu trên thế giới là 60-70% trên tất cả các
bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu mạch vành sử dụng ĐMVMNP. Vì tỷ
lệ còn lại do một số các bệnh nhân chỉ lấy ĐMVMNP có chiều dài vừa
đủ để làm cầu nối mạch vành, không lấy được phần xa để làm giải phẫu
bệnh.
Như vậy số mẫu làm nghiên cứu cơ bản khoảng: 60% x 117 BN =
70,2 mẫu, lấy 74 mẫu.
2.2.3 Phƣơng pháp tiến hành, trang thiết bị nghiên cứu cơ bản và
phẫu thuật
Nghiên cứu cơ bản: Đo chiều dài tất cả các ĐMVMNP trên tất cả các
bệnh nhân PTBCMV.
Xử lý các đoạn ĐMVMNP và làm tiêu bản mô học: Cố định mẫu với
Formalin 10%; rữa mẫu; khữ nước; cố định với paraffin; cắt vi phẫu.
Nhuộm H-E và Trichrome. Quan sát dưới kính hiển vi 10X; 40X
Đánh giá kết quả mô bệnh học:
Xác định cấu trúc mô học: Kích thước lòng trong; bề dày các lớp
ĐM, cấu trúc lớp trung mạc (sợi đàn hồi, tế bào cơ trơn); khoảng hở
màng đáy.
Xác định đặc điểm mô bệnh học: tăng sinh nội mạc; xơ vữa động
mạch; vôi hóa động mạch.
Quy trình PTBCMV có sử dụng ĐMVMNP làm cầu nối:
Chuẩn bị bệnh nhân, xếp đặt phòng mổ. Mở ngực lấy các động mạch
ĐMNTTT; ĐMNTP. Mở vết mổ ở chân lấy TMH.
9
Mở rộng vết mổ ngực về phía bụng; mở cơ hoành, vào ổ bụng, tìm
ĐMVMNP ở bờ cong lớn dạ dày.
Bóc tách lấy ĐMVMNP bằng dao cắt đốt siêu âm.
Mở màng tim, cố định tim. Thực hiện các miệng nối mạch vành bằng
các ĐMNTT; ĐMNTP hoặc TMH nếu có. Cắt ĐMVMNP đầu xa, gửi
GPB. Thực hiện miệng nối của ĐMVMNP vào ĐM vành tim. (Có thể sử
dụng máy tuần hoàn ngoài cơ thể hỗ trợ hoặc không sử dụng máy
THNCT để thực hiện PTBCMV).
2.3 Phƣơng tiện thu thập số liệu
Thu thập dữ liệu trước mổ: Ghi nhận bệnh sử, tiền căn, lâm sàng, cận
lâm sàng (sinh hóa, siêu âm, chụp mạch vành).
Thu thập dữ liệu trong mổ: Hoàn cảnh mổ, thời gian mổ, THNCT, số
lượng cầu nối, cách thức làm cầu nối.
Thu thập dữ liệu sau mổ (nằm viện): Thời gian thở máy, hồi sức, thời
gian nằm viện, các biến chứng sau mổ (chảy máu, suy tim, NMCT,
nhiễm trùng, BC thần kinh, các BC liên quan lấy ĐMVMNP).
Quy trình theo dõi sau mổ (đã ra viện):
Sau mổ 1 tháng: Lâm sàng: suy tim, đau thắt ngực tái phát, ECG,
siêu âm tim...
Sau mổ 6 tháng: Lâm sàng, ECG, siêu âm tim, chụp MSCT 128 scan
dựng hình mạch vành
Sau mổ 1 năm và mỗi năm tiếp theo: lâm sàng: đau ngực tái phát, suy
tim, ECG, siêu âm tim, chụp MSCT 128 dựng hình mạch vành hay chụp
MV.
Đánh giá kết quả phẫu thuật:
Kết quả sớm: Tỷ lệ tử vong bệnh viện. Tỷ lệ xuất hiện các biến
chứng trong mổ và ngay sau cuộc mổ trước khi ra viện.
Kết quả trung hạn: Tử vong trung hạn (tỷ lệ sống của BN theo thời
gian). Các biến cố trung hạn: tỷ lệ đau thắt ngực tái phát, NMCT tái phát,
can thiệp lại. Tần suất xuất hiện các biến chứng trung hạn do lấy
ĐMVMNP. Tỷ lệ tắc hẹp cầu nối trung hạn (độ thông suốt cầu nối qua
theo dõi trung hạn).
10
2.4 Phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập theo mẫu soạn sẵn, nhập vào máy tính (phụ lục
1). Xử lý và phân tích thống kê số liệu dựa trên phần mềm stata 14.0
(quản lý, tính toán và xử lý các số liệu thống kê với các thuật toán thống
kê y học, phân tích các biến theo thời gian bằng biểu đồ Kaplan Meier).
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong thời gian từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2016, có 117 BN được
PTBCMV sử dụng ĐMVMNP làm cầu nối và 74 đoạn mẫu ĐMVMNP
được thu thập làm giải phẫu bệnh để phân tích đặc tính mô bệnh học tại
khoa HSPTT bệnh viện Chợ Rẫy. Tỷ lệ lấy được đoạn mẫu ĐMVMNP là
60 - 70% trong tổng số các BN PTBCMV (theo nhiều NC trên thế giới).
Các BN nghiên cứu đều được theo dõi và đánh giá kết quả đến 47
tháng sau mổ.
3.1 Đặc điểm dịch tễ học
Tuổi và giới tính:
Tuổi trung bình: 57,6 ± 8, tuổi nhỏ nhất 41 và lớn nhất 83.
Có 88 BN nam (75,2%) và 29 BN nữ (24,8%). Tỷ lệ Nam/nữ: 3,03
3.2 Các yếu tố nguy cơ và tiền sử bệnh
THA: 93 BN(79,5%), ĐTĐ type 2: 47 BN (40,2%), RLLP máu: 35
BN (29,9%), NMCT cũ: 20 BN (17,1%), Hút thuốc lá: 18 BN (15,4%).
3.3 Khảo sát đặc điểm cơ bản mô bệnh học động mạch vị mạc nối
phải làm cầu nối trong phẫu thuật bắc cầu mạch vành
Bảng 3.2: Đặc điểm mô học
Đặc điểm mô học TB ± ĐLC
Chiều dài ĐMVMNP (117 BN) 23,9 ± 3,3 cm
Kích thước lòng trong (74 mẫu) 1,85 ± 0,69 mm
Độ dày nội mạc (74 mẫu) 70,1 ± 40 µm
Độ dày trung mạc (74 mẫu) 210,5 ± 110,3 µm
Số sợi đàn hồi/trung mạc (74 mẫu) 4,3 ± 1,1
Số khoảng hở/ màng đáy (74 mẫu) 54 ± 10,8
11
Bảng 3.3: Đặc điểm mô bệnh học
Đặc điểm mô bệnh học Tần số (74 mẫu) Tỷ lệ %
Tăng sinh nội mạc 56 75,7
Độ 0:Rất nhẹ 24 32,4
Độ 1:Nhẹ 35 47,3
Độ 2:Trung bình 11 14,9
Độ 3:Nặng 3 4,1
Độ 4: Rất nặng 1 1,4
Xơ vữa động mạch 3 4,1
Vôi hóa động mạch 2 2,7
3.4 Đặc điểm lâm sàng trƣớc phẫu thuật
Đau thắt ngực ổn định: 67 BN (57,3%); ĐTNOOĐ: 50 BN (42,7%).
NMCT mới: 56/117 BN (47,8%).
Suy tim cấp (phù phổi cấp): 11 BN (9,4%); sử dụng bóng dội ngược
ĐMC: 7 BN (6%).
Suy tim theo NYHA: NYHA III,IV: 87 BN (74,3%); EuroScore
trung bình: 4,7 ± 3.
3.5 Đặc điểm cận lâm sàng trƣớc mổ
CTR / XQ ngực trung bình: 0,57 ± 0,06; EF(%)/ SAT trung bình:
49,3 ± 13,8; LVIDd (mm) trung bình: 55,5 ± 7,9; giảm động thất trái TB
– nặng: 89 BN (76,1%).
Tổn thương động mạch vành/ chụp thông tim: hẹp nặng 3 nhánh: 110
BN (94%); hẹp nặng thân chung ĐMV trái: 34 BN (29,1%)
3.6 Đặc điểm phẫu thuật
Hoàn cảnh phẫu thuật: Mổ chương trình: 111 BN (94,9%); cấp cứu-
bán cấp: 6 BN (5,12%). Phương thức phẫu thuật: không dùng THNCT
(offpump): 106 BN (90,6%); có dùng THNCT: 11 BN (9,4%). Thời gian
phẫu thuật: 363,6 ± 72,4 phút. Máu mất trong mổ trung bình: 671,4 ±
518,3 ml.
Kỹ thuật nối mạch vành: Số cầu nối TB: 3,77 ± 2,6. Trên 4 cầu nối:
71 BN (64,1%). Cầu nối toàn ĐM: 61 BN (52,1%); cầu nối ĐMVMNP
12
liên tiếp: 30 BN (25,6%); cầu nối ĐMVMNP cắt rời ghép mạch: 3 BN
(2,6%).
Bảng 3.9: Phân bố miệng nối xa ĐMVMNP vào các ĐM vành đích:
ĐMV
phải
(RCA)
ĐM liên
thất sau
(PDA)
ĐM sau
dƣới
(PL)
Nhánh bờ
(OM)
(Ramus)
ĐM XTT
(LAD)
hoặc Dia
ĐMVMNP tại chỗ 3 109 9 25 0
ĐM VMNP rời
+ ĐMNTT (Y)
+ TMH (kéo dài)
0
0
0
1
1
1
3.7 Đánh giá kết quả sớm và trung hạn của phẫu thuật bắc cầu mạch
vành có sử dụng động mạch vị mạc nối phải làm mảnh ghép
Sử dụng vận mạch hơn 48 giờ: 23 BN (28,4%); sử dụng IABP: 10
BN (8,5%); thời gian thở máy trung vị: 17 giờ; thời gian hồi sức trung vị:
3 ngày; thời gian nằm viện trung vị: 12 ngày; thời gian trung tiện TB:
34,6 ± 15,1 giờ; dẫn lưu ngực/ 24 giờ trung vị: 320 ml; dẫn lưu dịch dạ
dày trung vị: 102 ml.
Các biến chứng sớm sau mổ: suy tim cấp: 10 BN (8,5%); NMCT
mới sau PT: 3 BN (2,6%); rung nhĩ: 32 BN (27,4%); rung thất: 2 BN
(1,7%); mổ lại do chảy máu: 2 BN (1,7%); TDMP: 11 BN (9,4%);
TDMT: 8 BN (6,8%); Block A-V tạm thời: 2 BN (1,7%).
Biến chứng khác: Hôn mê: 2 BN (1,7%); suy thận lọc thận: 4 BN
(3,4%); viêm phổi: 6 BN (5,1%); nhiễm trùng xương ức-TT: 3 BN
(2,6%).
Biến chứng liên quan lấy ĐMVMNP làm cầu nối: Xuất huyết nội (ổ
bụng) ổn: 1 BN (0,9%); XHTH ổn: 2 BN (1