Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam

Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, mỗidoanh nghiệp có cơ hội nhất định nhưng luôn phải đối mặt với những thách thức khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp cần biết rõ vị thế hiện tại, triển vọng phát triển trong tương lai và các nguy cơ tiềm ẩn để đề ra chiến lược, kế hoạch kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, cần đánh giá mọi mặt hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng nhằm cung cấp cơ sở khoa học để giúp cho doanh nghiệp và các bên liên quan đưa ra quyết định phù hợp, hoạt động có hiệu quả hơn. Vận tải là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có tính đặc thù cao, nên đánh giá DNVTlà một vấn đề nghiên cứu rất phức tạp và đa dạng, đa mục tiêu. Trên thế giới, vấn đề đánh giá doanh nghiệp đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, từ khái quát mang tính nguyên tắc đến đánh giá trên một số khía cạnh hoặc một lĩnh vực quản lý chuyên sâu. Về đánh giá DNVT, một số ít nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh như xác định chi phí bên ngoài doanh nghiệp, đánh giá năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, xác định giá trị vô hình của doanh nghiệp vận tải hàng không. Tại Việt Nam, hình thành một số hướng nghiên cứu nhằm xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đánh giá xếp hạng tín dụng, xây dựng mô hình đánh giá trình độ công nghệ, định giá tài sản (ví dụ, phục vụ công tác đấu thầu). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu toàn diện, độc lập về đánh giá doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam. Dưới góc độ quản lý nhà nước, một số văn bản pháp lý đã quy định hướng dẫn phương pháp xác định và xếp hạng DNVTô tô nhằmquy định khung trả lương đối với quản trị cấp cao của doanh nghiệp vận tải thuộc sở hữu nhà nước.Như vậy, ở trên thế giới và Việt Nam, việc xây dựng mô hình đánh giá như thế nào đối với doanh nghiệp vận tải vẫn là một khoảng trống cần nghiên cứu một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước và lợi ích của các bên liên quan. Với ý nghĩa đó, đề tài luận án “Nghiên cứu đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam” được lựa chọn nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để đánh giá doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam hiện nay và tương lai.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 553 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI NGUYỄN VIỆT THẮNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI Mã số: 62.84.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội -2017 Luận án đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Giao thông vận tải Tập thể hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Trọng Tích 2. TS Lý Huy Tuấn Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Trường họp tại: Trƣờng Đại học Giao thông vận tải vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm luận án tại: Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Giao thông vận tải. Thư viện quốc gia Trung tâm thư viện Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải 1 PHẦN MỞ ĐẦU A. Tính cấp thiết của đề tài luận án Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, mỗidoanh nghiệp có cơ hội nhất định nhưng luôn phải đối mặt với những thách thức khác nhau. Khi đó, doanh nghiệp cần biết rõ vị thế hiện tại, triển vọng phát triển trong tương lai và các nguy cơ tiềm ẩn để đề ra chiến lược, kế hoạch kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh đó, cần đánh giá mọi mặt hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp vận tải nói riêng nhằm cung cấp cơ sở khoa học để giúp cho doanh nghiệp và các bên liên quan đưa ra quyết định phù hợp, hoạt động có hiệu quả hơn. Vận tải là một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có tính đặc thù cao, nên đánh giá DNVTlà một vấn đề nghiên cứu rất phức tạp và đa dạng, đa mục tiêu. Trên thế giới, vấn đề đánh giá doanh nghiệp đã được nghiên cứu dưới nhiều góc độ, từ khái quát mang tính nguyên tắc đến đánh giá trên một số khía cạnh hoặc một lĩnh vực quản lý chuyên sâu. Về đánh giá DNVT, một số ít nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh như xác định chi phí bên ngoài doanh nghiệp, đánh giá năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, xác định giá trị vô hình của doanh nghiệp vận tải hàng không. Tại Việt Nam, hình thành một số hướng nghiên cứu nhằm xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ cho quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đánh giá xếp hạng tín dụng, xây dựng mô hình đánh giá trình độ công nghệ, định giá tài sản (ví dụ, phục vụ công tác đấu thầu). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu toàn diện, độc lập về đánh giá doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam. Dưới góc độ quản lý nhà nước, một số văn bản pháp lý đã quy định hướng dẫn phương pháp xác định và xếp hạng DNVTô tô nhằmquy định khung trả lương đối với quản trị cấp cao của doanh nghiệp vận tải thuộc sở hữu nhà nước.Như vậy, ở trên thế giới và Việt Nam, việc xây dựng mô hình đánh giá như thế nào đối với doanh nghiệp vận tải vẫn là một khoảng trống cần nghiên cứu một cách hệ thống cả về lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý doanh nghiệp, quản lý nhà nước và lợi ích của các bên liên quan. Với ý nghĩa đó, đề tài luận án “Nghiên cứu đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam” được lựa chọn nhằm cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để đánh giá doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam hiện nay và tương lai. B. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và lựa chọn phương pháp, chuẩn mực đánh giá trạng thái phát triển tổng hợp củaDNVT hành khách phù hợp với môi trường kinh doanh và điều kiện khai thác hiện nay của các DNVTở Việt Nam, trong đó lựa chọn doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô trên tuyến cố định để vận dụng thử nghiệm thực tế kết quả nghiên cứu đã đạt được. C. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động đánh giá tổng hợp doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu đánh giá các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô nói chung và các doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định nói riêng tại Việt Nam. Về thời gian: Nghiên cứu tình hình, số liệu về hoạt động đánh giá các doanh nghiệp vận tải trong giai đoạn hội nhập từ năm 2007 đến nay, định hướng đến năm 2030. D. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về ý nghĩa khoa học: Luận án hệ thống hóa và làm phong phú thêm cơ sở lý luận về hoạt động vận tải và đánh giá doanh nghiệp vận tải. Trên cơ sở phân tích hệ thống cung cấp dịch vụ vận tải, luận án xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định làm cơ sở đề ra các quyết định của các chủ thể có liên quan đến doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định. Đồng thời, đề xuất sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc để xây dựng mô hình xác định trọng số phản ánh mức độ quan trọng của các tiêu chíđến kết quả đánh giá tổng hợp doanh nghiệp vận tải bằng ô tô. Về ý nghĩa thực tiễn: Ý nghĩa thực tiễn của đề tài thể hiện ở chỗ cung cấp căn cứ khoa học và thực tiễn để tổ chức triển khai đánh giá các mặt hoạt động cũng như đánh giá tổng hợp doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô, từ đó xác định được trọng tâm quản lý và ra các quyết định hợp lý cho các chủ thể liên quan. Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP VẬN TẢI 1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, hầu hết các nghiên cứu về đánh giá DN nói chung chủ yếu tập trung vào nội dung đánh giá xếp hạng tín nhiệm, xác định giá trị hoặc đánh giá một khía cạnh nhất định nào đó của DN (khả năng cạnh tranh, hiệu quả KD,..). Các tổ chức đánh giá như Standard and Poor’s (S&P), Moody’s, Flitchđã nghiên cứu và công bố kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm với phương pháp chuyên gia được sử dụng để đánh giá khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các điều kiện về tài chính. Tuy nhiên, xếp hạng DN của S&P chỉ phản ánh ý kiến của các chuyên gia trong hội đồng xếp hạng về rủi ro tín dụng dựa trên phân tích hoạt động tài chính và kết quả đạt được về mặt tài chính, chưa đánh giá mọi khía cạnh hoạt động và kết quả đạt được của DN. Nghiên cứu của tác giả Pablo Fernandez (2007) hệ thống hóa các phương pháp định giá và chỉ ra những lỗi thường gặp trong quá trình áp dụng các phương pháp định giá DN [60]. Nhóm tác giả Natalie Mizik & Robert Jacobson (2009) nghiên cứu xây dựng mô hình toán học ước lượng theo tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu và các biến số thuộc thương hiệu sản phẩm.Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đối với lĩnh vực dịch vụ (trong đó có vận tải), sự khác biệt của dịch vụ đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn nhất đến giá trị thương hiệu. Tác giả Krzysztof Janas (2013) đề xuất phương pháp định giá điều chỉnh tài sản ròng của DN nhưng không đưa ra mô hình tổng thể định giá DN [56]. Dưới góc độ quản lý chất lượng, đã cung cấp phương pháp đánh giá chất lượng và hoạt động quản lý chất lượng của DN như bộ tiêu chuẩn chất lượng ISO; các mô hình Giải thưởng chất lượng (Giải thưởng Deming, Giải thưởng Malcolm Baldrige (Hoa Kỳ), Giải thưởng chất lượng châu Âu). Tuy nhiên các mô hình giải thưởng chất lượng không chỉ ra cách thức làm thế nào để đạt được kết quả đó, không đánh giá tổng thể hoạt động quản lý. Nhằm đánh giá năng lực cạnh của DNVT đường bộ, tác giả Tокарь, Александр Сергеевич (2011) đã nghiên cứu và sử dụng các công cụ thống kê dựa trên mô hình phân tích SWOT nhằm xây dựng mô hình toán học đánh giá khả năng cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh của các DNVT đường bộ. Tác giả Caroline Rodier (2012) nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá hiệu quả của DNVT theo 04 tiêu chí về đáp ứng nhu cầu vận tải, sử dụng năng lượng, hiệu quả kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dựa trên thông tin tổng quát hóa về hoạt động tài chính của DN. Tác giả O. Rybak (2014) đề xuất phương pháp đánh giá giá trị vô hình của Công ty hàng không Ucraina theo 6 tiêu chí. Tác giả đề xuất phương pháp đánh giá theo các cách tiếp cận doanh thu, tiếp cận thị trường và chi phí với 3 mức độ đánh giá: quyền sử dụng cơ bản; quyền sử dụng thứ cấp và các quyền phụ khác. 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc Vấn đề đánh giá và xác định giá trị DN đã được đề cập trong một số văn bản quản lý nhà nước, tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu tại trường đại học và một số nghiên cứu độc lập. Với mục tiêu và cách tiếp cận khác nhau, một số nghiên cứu về đánh giá xếp hạng DN, xếp hạng tín dụng DN và xác định giá trị DN nói chung và xác đinh giá trị tài sản của DN nói riêng. Số lượng nghiên cứu đánh giá DNVT còn rất hạn chế. Tác giả Nguyễn Minh Thu (2013) đã đề xuất quy trình, phương pháp tính chỉ số tổng hợp đánh giá phát triển bền vững ở Việt Nam, nhưng chưa có khả năng áp dụng ở các doanh nghiệp. Tác giả Trần Đình Cường (2010) trình bày tổng quát nội dung đánh giá xếp hạng DN và đánh giá giá trị DN, chưa đề cập đến phương pháp đánh giá cho các DN hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù ngành như DNVT. Các tác giả Trần Văn Dũng (2007), Nguyễn Minh Điện (2010), Nguyễn Minh Hoàng (2008) đã phân tích các mô hình xác định giá trị DN và đề xuất phương pháp định giá DN phục vụ cho quá trình cổ phần hóa DN nhà nước ở Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đề cập đến đánh giá kết quả KD, triển vọng của DN và chưa nghiên cứu DNVT. Tác giả Nguyễn Trọng Hòa (2009) nghiên cứu xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng DN Việt Nam trong tiến trình chuyển đổi kinh tế. Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích đánh giá dưới góc độ tài chính. Tác giả Nguyễn Hồng Liên (2012) nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá trình độ công nghệ dựa trên nền tảng Atlas công nghệ. Tác giả Đinh Thế Hùng (2012) nghiên cứu áp dụng các phương pháp thống kê nhằm xác định giá trị tài sản, đánh giá mức độ tuân thủ và minh bạch trong quản lý tài sản để phục vụ cho công tác kiểm toán, chưa đề cập đến đánh giá DN một cách toàn diện. Tác giả nguyễn Thị Thanh Hải (2013) tiến hành nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả KD trong các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông thuộc Bộ Giao thông vận tải. Các tác giả Phan Chí Anh, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Minh Huệ (2013) nghiên cứu tổng hợp các mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ và đề xuất tiêu chí đánh giá các mô hình chất lượng. Tác giả Nguyễn Văn Thụ (2015), nghiên cứu phương pháp đánh giá hiệu quả trong trạng thái động đã chỉ rõ phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình phát triển. 1.3. Khoảng trống khoa học và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Khoảng trống khoa học Đánh giá DN là một phạm trù nghiên cứu rất rộng và phức tạp do trong hệ thống KD của DN luôn tồn tại quan hệ biện chứng giữa các yếu tố cấu thành và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động. Mỗi khía cạnh đánh giá liên quan đến cả các yếu tố định lượng và định tính. Mặt khác, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến kết quả đánh giá rất khác nhau tùy thuộc vào quan điểm đánh giá, quy mô và sự phức tạp của đối tượng được đánh giá. Đặc biệt trong lĩnh vực có tính đặc thù như doanh nghiệp vận tải, cần có cách tiếp cận khoa học để đưa ra phương pháp đánh giá phù hợp, khả thi trong môi trường KD nhất định. Ở trên thế giới và trong nước, ngoài các nghiên cứu về ĐGDN nói chung, nghiên cứu chuyên sâu về đánh giá DNVT còn rất hạn chế về số lượng và chưa đảm bảo tính hệ thống, toàn diện. Ngoài việc áp dụng đánh giá xếp hạng tín nhiệm DN theo nguyên tắc chung, có 1 số công trình nghiên cứu đánh giá từng khía cạnh riêng về chi phí bên ngoài, năng lực cạnh tranh, giá trị tài sản vô hình và giá trị thương hiệu của DNVT. Do đó, ĐGDN một cách toàn diện và hệ thống vẫn còn là khoảng trống rất lớn về khoa học. Đặc biệt đối với DNVT ở Việt Nam, ĐGDN vừa là nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản lý, vừa là đòi hỏi thực tiễn của mỗi DN trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng. 1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa và hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về đánh giá DNVT. Theo cách tiếp cận hệ thống trong trạng thái vận động và phát triển của DNVT hành khách bằng ô tô phục vụ cho quản lý hoạt động KD của các DNVT; - Phát triển phương pháp phân tích đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá DVNT hành khách bằng ô tô để làm cứ liệu thực tế cho việc hoàn thiện mô hình đánh giá DNVT ở Việt Nam. - Hoàn thiện hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá; đề xuất phương pháp và chuẩn mực đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu phản ánh tổng hợp hoạt động của DNVT hành khách bằng ô tô trên tuyến cố định, làm cơ sở ra các quyết định tối ưu cho các chủ thể có liên quan. - Đề xuất phương pháp khoa học trong xác định trọng số cho từng tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá nhằm cung cấp luận cứ khoa học để áp dụng đánh giá tổng thể hoặc từng khía cạnh phù hợp với quy mô và đặc thù KD của DNVT ở Việt Nam. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.4.1. Khung nghiên cứu của luận án Khung nghiên cứu của luận án thể hiện trong hình 1.1. 1.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu và thu thập thông tin 1.4.2.1. Thu thập và xử lý thông tin thứ cấp Thu thập và xử lý thông tin thứ cấp chủ yếu sử dụng các phương pháp: Khảo sát thực tiễn; thống kê; phân tích, tổng hợp. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được để tiến hành nghiên cứu tổng quan về ĐGDN và DNVT, xác định khoảng trống khoa học và hình thành khung nghiên cứu lý thuyết. 1.4.3.2. Thu thập và xử lý thông tin sơ cấp Ngoài những thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, luận án còn thực hiện thu thập và xử lý các thông tin sơ cấp nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. Các phương pháp sử dụng gồm: Phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra, phỏng vấn và quan sát tại DNVT để đánh giá các chỉ tiêu định tính. Ngoài ra, trong luận án còn sử dụng các phương pháp của toán kinh tế, các phương pháp phân tích hoạt động KD; mô hình hóa, để nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ của luận án. Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ DOANH NGHIỆP VẬN TẢIHÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ 2.1. Hoạt động vận tải 2.1.1. Khái niệm về hoạt động vận tải Định nghĩa Phân loại hoạt động vận tải 2.1.2. Dịch vụ vận tải Đặc điểm dịch vụ vận tải Dịch vụ có các đặc trưng cơ bản:Tính vô hình; cung ứng gắn liền với tiêu thụ; không đồng đều về chất lượng và không thể dự trữ. DVVT hành khách còn có các đặc điểm riêng về nhu cầu vận tải; tương tácgiữa hành khách và hệ thống dịch vụ; yêu cầu đối với DVVT; tác động của môi trường và diễn ra bên ngoài DNVT. Hình 1.1. Khung nghiên cứu của luận án Cơ sở hình thành nội dung đánh giá DNVT Hoạt động vận tải và nhu cầu vận tải Hệ thống cung cấp DVVT và quan hệ giữa các yếu tố Đặc trưng DNVT và đánh giá DNVT Nội dung đánh giá DNVT hành khách bằng ô tô Hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá DNVT Xác định trọng số của các tiêu chí Mô hình tổng hợp kết quả đánh giá DNVT Kết quả đánh giá DNVT Mục đích và lợi ích đánh giá DNVT Đặc điểm nhu cầu vận tải Là nhu cầu tất yếu của xã hội,ít có khả năng thay thế; sự thay đổi giá cước tác động chậm, có xu hướng bão hoà và tăng chậm so với nhịp độ tăng của nền KT; mang tính XH sâu sắc,biến động theo thời gian và không gian 2.1.2.3. Đặc điểm quá trình cung ứng dịch vụ vận tải Hệ thống cung cấp DVVT được mô tả như sau: (1) NCVT không được đáp ứng (2) Năng lực vận tải dự trữ Hình 2.1. Hệ thống cung cấp DVVT Cung ứng DVVT cũng là một dạng của hoạt động thương mại trong đó DNVT có nghĩa vụ thực hiện DVVT cho khách hàng có nhu cầu vận chuyển hoặc đi lại và nhận được một khoản tiền thù lao làm dịch vụ. Người làm dịch vụ có thể có hoặc không trực tiếp thực hiện quá trình vận tải. Vận tải không có đối tượng lao động như các ngành khác mà chỉ có đối tượng vận chuyển gồm hàng hoá và hành khách. Hoạt động vận tải không sáng tạo ra sản phẩm mới, không phải làm thay đổi hình dáng, tính chất lý hoá của đối tượng vận chuyển. Quá trình vận tải gắn liền với quá trình tiêu thụ, không có khả năng dự trữ sản phẩm. DNVT không sở hữu mọi cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động cung ứng DVVT. 2.1.3. Doanh nghiệp vận tải DNVT là DN kinh doanh trong lĩnh vực vận tải. Đặc điểm chủ yếu của doanh nghiệp vận tải - Hoạt động phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên của tuyến khai thác. - Khó kiểm soát hoạt động của PTVT; tính rủi ro cao. Sức lao động - Lao động gián tiếp - Lao động trực tiếp Khách hàng SẢN PHẦM VẬN TẢI Môi trường hoạt động (1) Cơ sở vật chất - Hạ tầng giao thông - Cơ sở vật chất của DNVT (2) (1) - DNVT không dự trữ được DVVT. - Hoạt động vận tải có tác động nhất định đến vấn đề khan hiếm tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường. - DVVT hành khách phải đảm bảo điều kiện cần thiết đáp ứng nhu cầu phát sinh (ăn, uống, vệ sinh, thông tin, giải trí,..). - Vốn đầu tư của DNVT chủ yếu là cho PTVT, mức trang bị tính bình quân một lao động cao. - Chất lượng DVVT phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức KDcủa bản thân mỗi DNVT. Phân loại doanh nghiệp vận tải Phân loại theo các tiêu thức: Phương thức vận tải; hình thức sở hữu; đối tượng vận tải; quy mô; phạm vi hoạt động; hình thức đầu tư 2.2. Đánh giá doanh nghiệp vận tải ô tô 2.2.1. Khái niệm đánh giá doanh nghiệp Thuật ngữ đánh giá được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau nên có nhiều khái niệm khác nhau. ĐGDN được hiểu là quá trình đo lường, xác định mức độ đạt được đối với hoạt động KD của DN;thông qua phân tích dữ liệu quá khứ và hiện tại, ĐGDN nhằm xác định trạng thái hiện tại của DN, thiết lập hệ thống cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn và cung cấp thông tin dự đoán triển vọng phát triển của DN trong tương lai. Đánh giá DNVT ô tô là hoạt động nhằm đo lường, xác định mức độ đạt được của các mặt hoạt động trong DNVT. Nội dung ĐGDN được hình thành dưới các góc độ tiếp cận khác nhau. Theo cách tiếp cận hệ thống, những vấn đề cơ bản hình thành nội dung và đặt ra yêu cầu đánh giá gồm:Các nguồn lực, tổ chức và quản lý, hiệu quả kinh tế - xã hội của DNVT. Kết quả đánh giá được thể hiện bằng hệ thống thứ hạng phản ánh hiện trạng của DN tại một thời điểm nhất định. 2.2.2. Mục đích và lợi ích đánh giá doanh nghiệp vận tải ô tô Mục đích đánh giá DNVT ô tô Mục đích chung của ĐGDN là thông qua đánh giá quá khứ và hiện tại của DN để xác định trạng thái hiện tại, dự đoán triển vọng và cảnh báo các nguy cơ tiềm ẩn đối với DN; từ đó làm cơ sở cho các chủ thể có liên quan đến DN đưa ra các quyết định hiệu quả hơn. Lợi ích từ đánh giá doanh nghiệp vận tải Thông qua việc ĐGDN, các chủ thể có liên quan và bản thân DN phát hiện kịp thời các điểm yếu để đề ra các quyết định tốt nhất. ĐGDN đem lại lợi ích nhất định cho các chủ thể liên quan như quản lý nhà nước, DNVT, đối thủ cạnh tranh và các đối tác khác. 2.2.3. Nội dung đánh giá doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ô tô Mối quan hệ và sự tương tác giữa các yếu tố trong hệ thống cung cấp DVVT là cơ sở hình thành các nội dung ĐGDN. Ngoài ra, quá trình đánh giá DNVT còn chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố cơ bản:Đặc điểm của quá trình vận tải ô tô;đặc điểm hệ thống cung cấp DVVT; ... Hình 2.2. Quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống cung ứng DVVT Trên cơ sở phân tích quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống cung cấp DVVT của DNVT, đánh giá DNVT được thực hiện trên cơ sở các nội dung: (1) Các nguồn lực của DNVT: Lao động; cơ sở VCKT; tài chính và các nguồn lực khác. Các chỉ tiêu phản ánh nguồn lực của DN được đề cập trong nhiều nghiên cứu, nhưng chưa có các tiêu chí phản ánh sự chủ động và năng lực sáng tạo của đội ngũ lao động trong DN; chính sách nhân sự; chính sách phát triển nguồn nhân lực; chưa quan tâm đến sự phù hợp của chiến lược đổi mới công nghệ đối với kết quả hoạt động và chiến lược phát triển của DNVT. Ngoài ra, các vấn đề về công nghệ quản lý và điều hành vận tải và tác động của công nghệ vận tải đang sử dụng đối với môi trường chưa được đề cập.. (2) Tổ chức và quản trị DNVT ô tô: Bao gồm các yếu tố hữu hình và
Luận văn liên quan