Thông vách nhĩ thất bán phần (partial atrioventricular septal defect – pAVSD) chiếm 80% tổng số bệnh thông vách nhĩ thất. Đây là bệnh tim bẩm sinh (BTBS) có tần suất tương đối thấp, chiếm tỉ lệ 20% tổng số bệnh thông liên nhĩ (TLN). Bệnh tim bẩm sinh TLN đứng hàng thứ tư sau thông liên thất (TLT), còn ống động mạch và tứ chứng Fallot. Tổn thương giải phẫu cơ bản thông vách nhĩ thất bán phần gồm: TLN lỗ nguyên phát, hai bộ máy van nhĩ thất riêng biệt nằm trên một mặt phẳng, van hai lá (van nhĩ thất trái) có khe lá trước van hai lá có thể gây hở van, van 3 lá (van nhĩ thất phải) có thể hở van do khoảng trống giữa lá vách và lá trước van ba lá rộng. Trên thế giới, bệnh được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau như: thông sàn nhĩ thất bán phần hay kênh nhĩ thất bán phần (pAVC: partial atrioventricular canal),
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thông vách nhĩ thất bán phần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG
HỌC VIỆN QUÂN Y
--------------------
ĐÀO QUANG VINH
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ
PHẪU THUẬT THÔNG VÁCH NHĨ THẤT BÁN PHẦN
CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI LỒNG NGỰC
MÃ SỐ: 62.72.01.24
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2015
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. ĐẶNG NGỌC HÙNG
PGS.TS. LÊ NGỌC THÀNH
Phản biện 1: GS.TS. BÙI ĐỨC PHÚ
Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN VĂN RIỆP
Phản biện 3: PGS.TS. ĐOÀN QUỐC HƯNG
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường,
họp tại Học viện Quân y vào hồi: giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc Gia
Thư viện Học viện Quân y
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đào Quang Vinh, Nguyễn Văn Mão, Nguyễn Sinh Hiền, Đặng Hanh Sơn và cs (2008), “Nhận xét kết quả sớm sau phẫu thuật sửa toàn bộ bệnh kênh nhĩ thất bán phần tại bệnh viện tim Hà Nội”, Tạp chí y học Việt nam, (số đặc biệt tháng 11/2008); tr.77-85.
Đào Quang Vinh và cs (2010), “Nhận xét kết quả sớm sau phẫu thuật sửa chữa toàn bộ bệnh kênh nhĩ thất toàn phần tại bệnh viện tim Hà Nội”, Tạp chí y học Việt nam, (số đặc biệt tháng 11/2010); tr. 5-11.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông vách nhĩ thất bán phần (partial atrioventricular septal defect – pAVSD) chiếm 80% tổng số bệnh thông vách nhĩ thất. Đây là bệnh tim bẩm sinh (BTBS) có tần suất tương đối thấp, chiếm tỉ lệ 20% tổng số bệnh thông liên nhĩ (TLN). Bệnh tim bẩm sinh TLN đứng hàng thứ tư sau thông liên thất (TLT), còn ống động mạch và tứ chứng Fallot. Tổn thương giải phẫu cơ bản thông vách nhĩ thất bán phần gồm: TLN lỗ nguyên phát, hai bộ máy van nhĩ thất riêng biệt nằm trên một mặt phẳng, van hai lá (van nhĩ thất trái) có khe lá trước van hai lá có thể gây hở van, van 3 lá (van nhĩ thất phải) có thể hở van do khoảng trống giữa lá vách và lá trước van ba lá rộng. Trên thế giới, bệnh được gọi với nhiều thuật ngữ khác nhau như: thông sàn nhĩ thất bán phần hay kênh nhĩ thất bán phần (pAVC: partial atrioventricular canal), TLN lỗ tiên phát (ostium primum atrial septal defects), khiếm khuyết gối nội mạc (endocardial cushion defects). Thông vách nhĩ thất được mô tả lần đầu tiên bởi Maude Abbott (1936) với 2 thể TLN lỗ tiên phát và thông vách nhĩ thất toàn phần. Năm 1979 Gian Piero Piccoli và cộng sự (cs) nghiên cứu mô tả chi tiết về bệnh. Lillehei và cs (1954) phẫu thuật thành công trường hợp thông vách nhĩ thất đầu tiên, tiếp sau đó là Kirklin và cs (1955) mặc dù tỉ lệ tử vong khi đó lên tới 50%. Các biến chứng thường gặp sau phẫu thuật là block nhĩ thất hoàn toàn, hở van hai lá nặng, hẹp đường ra thất trái[48],[58],[85],[93]. Trên thế giới, thông vách nhĩ thất đã được nghiên cứu từ khá lâu và đã có nhiều tiến bộ, tuy nhiên cũng còn những vấn đề chưa được thống nhất giữa các nhóm tác giả. Ví dụ như: đóng khe lá van nhĩ thất trái cho tất cả các bệnh nhân hay không khi sửa van hai lá? Vấn đề vá TLN như thế nào để tránh gây tổn thương nút nhĩ thất và bó His khi giải phẫu hệ thần kinh tim trong bệnh lý này có nhiều thay đổi so với bình thường.
Tại Việt nam, các trung tâm tim mạch như Bệnh viện Việt Đức, Viện Tim Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện tim Hà nội, Trung tâm tim mạch Bệnh viện E, Bệnh viện trung ương Huế đã phẫu thuật thành công những trường hợp thông vách nhĩ thất bán phần đầu tiên. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào báo cáo đầy đủ về giải phẫu, sinh lý cũng như chẩn đoán và điều trị phẫu thuật bệnh lý này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thông vách nhĩ thất bán phần” nhằm mục tiêu:
1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng thông vách nhĩ thất bán phần được phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị thông vách nhĩ thất bán phần tại Bệnh viện Tim Hà Nội.
Những đóng góp mới của luận án:
Công trình nghiên cứu một cách hệ thống đầu tiên về đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thông vách nhĩ thất bán phần tại Việt Nam.
Kết quả thu được khẳng định tính an toàn, hiệu quả của phương pháp điều trị này trong điều kiện nước ta hiện nay.
Đóng góp cá nhân của tác giả hết sức có ý nghĩa trong việc ủng hộ quan điểm kỹ thuật vá TLN để xoang vành theo vị trí giải phẫu của bệnh nhân mà không làm thay đổi tỷ lệ block nhĩ thất.
Bố cục của luận án : Luận án gồm 111 trang. Ngoài phần đặt vấn đề 2 trang; kết luận 2 trang, luận án gồm 4 chương : Chương 1- Tổng quan 29 trang; Chương 2- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 19 trang; Chương 3- Kết quả nghiên cứu 31 trang; Chương 4- Bàn luận 28 trang. Luận án có 26 bảng, 11 biểu đồ, 24 hình. Có 102 tài liệu tham khảo: 6 tài liệu tiếng Việt, 1 tài liệu tiếng pháp và 95 tài liệu tiếng Anh.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. Phôi thai học và tổn thương giải phẫu bệnh thông vách nhĩ thất
1.1.1. Sự phát triển của gối nội mạc (endocardial cushion)
Các nghiên cứu về phôi thai học cho thấy sự liên quan đến bệnh lý này nhiều nhất là rối loạn sự phát triển của gối nội mạc.
1.1.2. Sự hình thành thương tổn giải phẫu bệnh thông vách nhĩ thất dưới góc nhìn của phôi thai học: Mức độ rối loạn nhiều hay ít của gối nội mạc sẽ sinh ra các thể thông vách nhĩ thất: toàn phần, trung gian, chuyển tiếp, bán phần.
1.1.3. Giải phẫu bệnh thông vách nhĩ thất bán phần
1.1.3.1. Thông liên nhĩ lỗ nguyên phát:
Luôn có thông liên nhĩ lỗ nguyên phát có thể lớn hoặc nhỏ khác nhau. Thông liên nhĩ lớn thường gây tăng tuần hoàn phổi và tăng áp lực động mạch phổi (ĐMP) sớm, TLN lỗ nhỏ ít gây rối loạn huyết động trong một thời gian dài.
1.1.3.2. Khe trước van nhĩ thất trái
Van nhĩ thất trái hay van hai lá thường có khe ở lá trước (Cleft of anterior mitral valve), khe có thể chiếm hết chiều dài lá trước hoặc một phần.
1.1.3.3. Van nhĩ thất phải
Giãn vòng van do giãn thất phải, thường có rộng khe van giữa lá trước và lá vách van 3 lá một số tác giả gọi là khe lá vách (cleft of septal tricuspid leaflet), tùy mức độ có thể gây hở van 3 lá nhiều hay ít qua chỗ này.
1.1.3.4. Biến đổi về mô van
Mô van 2 lá và 3 lá có thể bị thiểu sản ở nhiều mức độ khác nhau, thiểu sản càng nhiều thì phẫu thuật sửa chữa càng khó khăn.
1.1.3.5. Đặc điểm vòng van nhĩ thất trong thông vách nhĩ thất bán phần
Với van hai lá bình thường (van nhĩ thất trái), lá trước chiếm 1/3 chu vi vòng van. Vòng van hai lá bám về phía nhĩ trái và không cùng nằm trên mặt phẳng với vòng van ba lá. Trong bệnh thông vách nhĩ thất bán phần, lá trước chiếm tới 2/3 chu vi vòng van. Vòng van hai lá bám thấp hơn về phía mỏm tim và cùng nằm trên mặt phẳng với vòng van ba lá.
1.1.3.6. Kích thước buồng nhận và đường ra thất trái
Bình thường, thất trái có tỷ lệ chiều dài buồng tống / buồng nhận xấp xỉ 1. Trong trường hợp thông vách nhĩ thất bán phần tỷ lệ này thay đổi do buồng nhận ngắn lại, buồng tống dài ra và hẹp lại.
1.1.3.7. Dẫn truyền thần kinh trong bệnh thông vách nhĩ thất bán phần
Nút nhĩ thất và bó His: Thông thường nút nhĩ thất nằm trong đỉnh tam giác Koch (triangle of Koch) được giới hạn bởi đáy là lỗ xoang vành, 2 cạnh là vòng van 3 lá và gân Todaro (tendon of Todaro). Trong bệnh thông vách nhĩ thất bán phần nút nhĩ thất nằm dịch xuống dưới phía đáy tam giác Kock (góc giữa xoang vành và vòng van ba lá). Bó His từ nút nhĩ thất chui dưới vòng van ba lá theo bờ phía tâm thất trái của vách liên thất hay mào thất trong thông vách nhĩ thất (crest of ventricular septum) đến giữa vách liên thất rồi chia nhánh đi thẳng hướng về mỏm tim.
1.2. Sinh lý bệnh và chẩn đoán thông vách nhĩ thất
1.2.1. Phân loại thông vách nhĩ thất
Hình 1.8.Phân loại thông vách nhĩ thất
Complete: thể toàn phần; Intermediate: thể trung gian; Transitional: thể chuyển tiếp; Partial: thể bán phần.
* Nguồn: theo Allen H.D (2008) [11]
1.2.2. Sinh lý bệnh thông vách nhĩ thất bán phần
Thông vách nhĩ thất bán phần là nhóm bệnh tim bẩm sinh không tím trừ một số trường hợp thông vách nhĩ thất bán phần với tâm nhĩ độc nhất. Thông liên nhĩ làm tăng lưu lượng nhĩ phải, thất phải rồi tăng tuần hoàn phổi gây giãn nhĩ phải, thất phải, tăng áp lực động mạch phổi chủ động. Hở van 2 lá (do khe van hai lá) gây tăng lưu lượng máu và áp lực tại tâm nhĩ trái, giãn buồng nhĩ, rối loạn nhịp nhĩ. Tăng lưu lượng thất phải dẫn đến tăng áp động mạch phổi tiền mao mạch, tăng áp lực nhĩ trái cản trở tĩnh mạch phổi gây tăng áp hậu mao mạch kết quả chung là tăng áp động mạch phổi. Tăng lưu lượng tim phải, tăng áp động mạch phổi gây rối loạn chức năng thất phải, giãn thất phải, giãn vòng van 3 lá làm hở van 3 lá tăng lên, cuối cùng là suy thất phải.
Trong giai đoạn đầu khi áp lực ĐMP chưa cao, hở van hai lá chưa làm giãn thất trái do máu phụt ngược lại nhĩ trái được sang bớt nhĩ phải nhiều qua lỗ thông liên nhĩ, nhưng khi áp lực ĐMP ngày càng cao sẽ cản trở nhiều máu sang phải, máu sẽ xuống thất trái nhiều hơn, dần gây giãn thất trái, giãn vòng van nhĩ thất trái làm hở van hai lá thêm trầm trọng hơn, cuối cùng là suy thất trái. Thể tâm nhĩ độc nhất gây tím sớm do máu trộn tại tầng nhĩ, tím tăng lên khi bệnh nhân gắng sức. Thông liên nhĩ gây shunt trái – phải là khởi nguồn cho vòng xoắn bệnh lý, trường hợp thông liên nhĩ nguyên phát đơn thuần, hở van 2 lá nhẹ thì bệnh cảnh lâm sàng tương tự các thông liên nhĩ khác. Do vậy, bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng trong nhiều năm. Nhưng nếu có hở van hai lá nặng sẽ làm thay đổi sinh lý bệnh, biểu hiện lâm sàng ngay từ những tháng đầu là trẻ suy tim ứ huyết.
Trường hợp thông liên nhĩ rộng kiểu tâm nhĩ độc nhất hoặc có thêm luồng thông thất trái – nhĩ phải lớn qua khe lá trước van 2 lá sẽ gây quá tải cho tâm thất phải, tăng áp động mạch phổi sớm và làm tăng nhanh sự tiến triển hở các van nhĩ thất. Trường hợp van nhĩ thất trái 2 lỗ có thể gây hở van, hẹp van. Biểu hiện lâm sàng tuỳ thuộc vào mức độ hẹp hở van 2 lá, nếu nặng sẽ gây tăng áp động mạch phổi sớm, tăng gánh tâm thu thất phải, suy thất phải và cuối cùng là suy tim toàn bộ nếu không điều trị phẫu thuật sớm.
1.2.3. Chẩn đoán bệnh thông vách nhĩ thất bán phần
- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán là siêu âm Doppler tim,bao gồm:
Triệu chứng không thể thiếu để chẩn đoán là:
Thông liên nhĩ lỗ thứ nhất hoặc tâm nhĩ độc nhất.
Hai bộ máy van nhĩ thất riêng biệt cùng nằm trên một mặt phẳng.
Các triệu chứng khác hay gặp gồm:
Khe lá trước van hai lá.
Khoảng trống giữa lá trước và lá vách van ba lá.
Thường không có thông liên thất, nếu có thì nhỏ hoặc đã bị bít một phần hay toàn bộ.
- Chẩn đoán phân biệt:
Khe van hai lá đơn độc
Thông vách nhĩ thất toàn phần
- Chỉ định mổ lần đầu:
Phẫu thuật sửa toàn bộ cho tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán thông vách nhĩ thất bán phần đơn thuần.
Các trường hợp có phối hợp với các bệnh lí tim bẩm sinh phức tạp khác (ví dụ như Fallot 4, thất phải hai đường ra, đảo gốc đại động mạch, thiểu sản thất trái, thất phải.v.v) thì tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có chỉ định thích hợp (Những trường hợp này không được đưa vào nghiên cứu).
- Thời điểm mổ lí tưởng:
Với những bệnh nhân có hở van 2 lá mức độ nhẹ hoặc vừa, TLN lỗ nhỏ hoặc vừa, chưa tăng áp động mạch phổi thì thời điểm mổ tốt nhất từ 2 đến 6 tuổi.
Với những bệnh nhân hở van hai lá nhiều, lỗ thông liên nhĩ lớn hoặc tâm nhĩ độc nhất, tăng áp động mạch phổi nhiều, suy tim ứ huyết, kém đáp ứng với điều trị nội khoa chúng ta nên mổ sớm nhất có thể.
- Chỉ định mổ lại:
Hở van hai lá (hoặc ba lá) tồn lưu mức độ nhiều, thất trái (hoặc cả thất phải) giãn nhiều, có triệu chứng cơ năng tăng dần, suy tim kém đáp ứng với điều trị nội.
Thông liên nhĩ tồn lưu rộng, luồng thông trái phải còn lớn (thông tim QP/QS>1,5), còn tăng áp động mạch phổi (có thể bít bằng dù nếu vị trí TLN không ở sát sàn van nhĩ thất và xoang vành).
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 89 bệnh nhân thông vách nhĩ thất bán phần, không phân biệt tuổi, giới tính được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Tim Hà Nội, trong thời gian từ tháng 1 năm 2005 đến tháng 6 năm 2011.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định trước phẫu thuật là thông vách nhĩ thất bán phần bằng siêu âm Doppler tim bởi ít nhất 2 bản siêu âm của 2 bác sĩ siêu âm chính độc lập với nhau, hoặc được phẫu thuật viên xác định chẩn đoán trong phẫu thuật.
- Tiêu chuẩn chính và luôn phải có:
TLN lỗ nguyên phát hoặc tâm nhĩ độc nhất.
- Các triệu chứng hay gặp:
Khe lá trước van hai lá.
Có khoảng trống giữa lá trước và lá vách van 3 lá.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Thông vách nhĩ thất bán phần có các bệnh lí tim phức tạp khác phối hợp (ví dụ: TF4, thất phải hai đường ra, đảo gốc đại ĐM, thiểu sản thất trái, phải.v.v)
- Thông vách nhĩ thất bán phần trên bệnh nhân đã có biểu hiện của hội chứng Eissenmenger (xác định bằng khám lâm sàng bệnh nhân tím và cận lâm sàng siêu âm Doppler tim có shunt qua TLN đảo chiều, thông tim sức cản phổi lớn > 10 đơn vị Wood).
- Thông vách nhĩ thất bán phần trên bệnh nhân có các bệnh toàn thân nặng hay ung thư giai đoạn cuối
- Bệnh nhân đã được phẫu thuật nhưng không được theo dõi tái khám sau mổ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng cắt dọc không đối chứng, hồi cứu và tiến cứu.
2.2.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu
2.2.2.1. Đánh giá đặc điểm chung: Tuổi, giới.
2.2.2.2. Đánh giá đặc điểm lâm sàng
- Mức độ suy tim theo NYHA, phù, gan to dựa trên kích thước gan (cm) tính từ bờ dưới xương sườn, tĩnh mạch cổ nổi tăng lên khi ấn vùng gan.
- Mức độ tím: Hoàn toàn không tím. Tím nhẹ môi và đầu chi khi gắng sức. Tím thường xuyên môi và đầu chi. Tím thường xuyên nặng toàn thân.
- Hình dạng lồng ngực dô cao do tim to làm biến dạng.
- Tiếng thổi bất thường ở tim: Nghe tim phân độ tiếng thổi tâm thu theo triệu chứng bệnh học tim mạch với mức độ: I, II, III, IV, V, VI ở mỏm tim, thổi tâm thu ổ van 3 lá, thổi tâm thu ổ van động mạch phổi, T2 mạnh tách đôi.
2.2.2.3. Đánh giá đặc điểm cận lâm sàng:
- Siêu âm Doppler tim qua thành ngực thăm dò: Thông liên nhĩ, cấu trúc bộ máy van nhĩ thất phải và nhĩ thất trái, tình trạng hở van 2 lá, hở van 3 lá.
Phân độ mức độ hở van hai lá, van ba lá: Dựa vào tỷ lệ độ rộng dòng máu phụt ở gốc van 2 lá/đường kính nhĩ trái, chia 4 độ: 1/4; 2/4; 3/4; 4/4
Đánh giá phân xuất tống máu và kích thước thất trái, kích thước thất phải.
Đo áp lực động mạch phổi tâm thu, tâm trương và trung bình.
- Siêu âm Doppler tim sau phẫu thuật đánh giá: Kích thước và chức năng tim, TLN tồn lưu, hở van 2 lá tồn lưu, mức độ, hở van 3 lá, các tổn thương phối hợp khác như hẹp đường ra thất trái...
- Điện tim: Xác định: Nhịp xoang, Block nhĩ thất: Cấp I, Cấp II, Cấp III
- X quang tim phổi thẳng: Chỉ số tim ngực, tăng tuần hoàn phổi..
2.2.2.4. Qui trình phẫu thuật: Chuẩn bị bệnh nhân nằm ngửa, độn gối ở vai, qui trình gây mê như cho một ca mổ tim hở bình thường khác.
Các bước phẫu thuật:
Bước 1: Mở ngực: Đường mổ dọc giữa xương ức
Bước 2: Thiết lập hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể
Đặt 1 canule ĐMC, đặt 2 canule tĩnh mạch tại các tĩnh mạch chủ bằng ống cong đầu. Đặt chế độ bơm theo cung lượng tim trung bình lưu lượng 2,4 lít/phút/m2, làm liệt tim máu ấm xuôi dòng mỗi 15 phút/lần.
Bước 3: Kẹp động mạch chủ, ngừng tim, kiểm tra đánh giá tổn thương
Bước 4: Sửa chữa tổn thương
- Sửa van hai lá (van nhĩ thất trái): Đóng khe van lá trước van hai lá cho tất cả các bệnh nhân có khe van hai lá, kể cả trước mổ không hoặc hở van hai lá ít. Đánh giá kiểm tra các dây chằng nếu có nguy cơ cản trở gây hẹp đường ra thất trái cần phải cắt bỏ dây chằng, dải xơ chẹn đường ra thất trái. Kiểm tra lại nếu vẫn có nguy cơ hẹp đường ra thất trái thì phải tiến hành kĩ thuật mở rộng lá trước để tránh hẹp đường ra thất trái.
- Đóng lỗ TLN: Vật liệu dùng để vá TLN là màng tim tự thân (qua xử lý Glutaraldehyde 0,6%) hoặc miếng vá bằng polyester. Kỹ thuật vá miếng vá được khâu vào mặt phải lỗ TLN bằng các mũi rời hoặc đường khâu vắt hoặc phối hợp giữa rời và vắt. Chỉ khâu là prolene 5/0 (hoặc 6/0 với trẻ dưới 10 kg), để xoang vành sang phải như bình thường, nếu vị trí lỗ xoang vành lệch sang nhĩ trái thì sẽ để lỗ xoang vành sang trái.
- Sửa van ba lá: Tiến hành khâu mép giữa lá trước và lá vách van ba lá nếu hở van do khoảng trống này quá rộng. Tiến hành thu nhỏ vòng van theo phương pháp De Vega do thất phải thường giãn nhiều gây hở van type I.
Bước 5: Đóng buồng tim, đuổi khí, cho tim đập lại
Đánh giá tuần hoàn ngoài cơ thể:
- Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể dài khi > 120 phút
- Cặp ĐMC dài khi > 90 phút
Bước 6: Đóng ngực: Như các trường hợp mổ tim hở thông thường
2.2.2.5. Đánh giá kết quả sau mổ: đánh giá ở giai đoạn hồi sức sau mổ, giai đoạn nằm khoa ngoại như những trường hợp bình thường. Theo dõi sau khi ra viện: Trước khi ra viện đánh giá lâm sàng và siêu âm tim, khám lại 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, sau đó định kỳ hàng năm.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung
Số bệnh nhân nghiên cứu là n = 89, trong đó nam chiếm 47,2% nữ chiếm 52,8%, có 28 bệnh nhân hồi cứu và 61 bệnh nhân tiến cứu.
- Độ tuổi <4 chiếm tỷ lệ 14,6%, từ 4 – 6 tuổi chiếm 12,4%, từ 7 – 16 tuổi chiếm 32,5% và trên 16 tuổi chiếm 40,4%.
- Tuổi thấp nhất là 3 tháng, cao nhất 48 tuổi. Tuổi trung bình trong nghiên cứu (x̅ ±sd) là 16,12±12,28 tuổi.
3.2. Đặc điểm lâm sàng
3.3. Thăm dò cận lâm sàng
3.3.1. Siêu âm tim
Trước mổ: hở van 2 lá và van 3 lá mức độ nặng chiếm tỷ lệ khá nhiều trên 50% số bệnh nhân nghiên cứu (lần lượt là 62,9% và 59,5%). Chỉ có 7 trường hợp không có kẽ lá trước van 2 lá chiếm tỷ lệ 7,9%.
Bảng 3.3. Đặc điểm cấu trúc van 2 lá và van 3 lá trên siêu âm trước mổ
Triệu chứng
Số bệnh nhân (n=89)
Tỷ lệ (%)
Hở van 2 lá
Nhẹ
6/89
6,8
Vừa
27/89
30,3
Nặng
56/89
62,9
Khe lá trước
van 2 lá
Không
7/89
7,9
Một phần
18/89
20,2
Toàn bộ
64/89
71,9
Hở van 3 lá
Nhẹ
7/89
7,9
Vừa
29/89
32,6
Nặng
53/89
59,5
Bảng 3.5. Đặc điểm chức năng tim trước mổ
Triệu chứng
Giá trị trung bình (X±SD)
Thấp nhất
(min)
Cao nhất
(max)
Dd thất trái
35,12 ±7,9
17,5
58,9
EF thất trái
65,80±7,7
44
79
Dd thất phải
28,94±9,55
11
50
AL ĐMP trung bình
28,30±10,09
10
70
ALĐMP tâm thu
49,19 ± 15,55
20
95
Kích thước TLN
23,84±11,14
7
57
Đa số bệnh nhân có tăng áp động mạch phổi chiếm 67,4% (60/89) giá trị AL ĐMP trung bình 28,30 ± 10,09 mmHg.
3.3.2. Điện tim và X quang tim phổi
3.4. Đặc điểm tổn thương giải phẫu trong mổ
3.5. Kỹ thuật mổ
3.5.1. Kỹ thuật sửa van 2 lá
3.5.2. Kỹ thuật sửa van 3 lá và đóng thông liên nhĩ
3.7. Điều trị sau mổ và các biến chứng gặp phải
3.7.1. Thuốc trợ tim vận mạch
3.7.2. Thời gian thở máy, nằm viện và biến chứng sau phẫu thuật
Biểu đồ 3.8. Biến chứng sau phẫu thuật
3.8. Kết quả siêu âm tim trước khi bệnh nhân xuất viện
Bảng 3.14. Kết quả đánh giá chức năng tim trước và sau mổ lúc ra viện (n=88)
Chỉ tiêu đánh giá
Trước mổ
Ra viện
p-values
Dd thất trái
35,22 ± 7,9
37,5±7,8
< 0,001a
EF
65,80 ± 7,7
66,7 ±9,3
0,409a
Dd TP trước mổ
28,94 ± 9,6
21,0 ± 6,4
< 0,001a
ALĐMP trung bình
28,4 ± 10,2
19,9 ± 5,7
< 0,001b
ALĐMP tâm thu
49,19 ± 15,6
29,5 ± 7,2
< 0,001b
a. T-student test b. Wilcoxon signed-rank test
3.9. Kết quả sau phẫu thuật 3 tháng
3.10. Kết quả sau phẫu thuật 6 tháng: Theo dõi sau 6 tháng (n=88)
Bảng 3.18. Đặc điểm lâm sàng sau 6 tháng
Triệu chứng
Số bệnh nhân (n=88)
Tỉ lệ (%)
NYHA
I
25
28,4
II
62
70,5
III
1
1,1
IV
0
0,0
Thổi tâm thu
Có
33
37,5
không
55
62,5
Tím
0
0,0
Phù
0
0,0
TM cổ nổi
0
0,0
Cổ chướng
0
0,0
Bảng 3.19. Mức độ hở van tim và tồn dư tổn thương giải phẫu sau 6 tháng
Triệu chứng
Số bệnh nhân (n=88)
Tỉ lệ (%)
Hở van 2 lá
Nhẹ hoặc không
67
76,1
Vừa
20
22,7
Nặng
1
1,1
Hở van 3 lá
Nhẹ hoặc không
77