Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức có quy mô
toàn cầu lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, là nguy cơ hiện
hữu đối với mục tiêu phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, mọi
vùng lãnh thổ. Tại khu vực Nam Trung Bộ nếu nước biển dâng lên
1m, khoảng trên 2,5% diện tích sẽ ngập, 4% đường quốc lộ, 5% tỉnh
lộ và 4% hệ thống đường sắt bị ảnh hưởng. Ngoài nước biển dâng,
các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa bão lớn, ngập lụt, hạn hán
và sa mạc hóa cũng tác động mạnh đến các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ. Khi mực nước biển dâng sẽ thu hẹp diện tích rừng ngập
mặn, tạo điều kiện xói lở bờ biển, gây khó khăn cho nghề cá do
những thay đổi theo hướng xấu đi của phần lớn nguồn lợi thuỷ sản.
Diện tích sinh sống của các khu dân cư ven biển bị thu hẹp, khả năng
xói lở bờ biển tăng lên. Để ứng phó với BĐKH, có rất nhiều giải
pháp được đặt ra, trong đó giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc
biệt là cơ cấu kinh tế ngành đặt ra như một nhu cầu cấp thiết. Mặc dù
có rất nhiều nỗ lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm ứng phó
với biến đổi khí hậu song, vẫn còn nhiều vấn đề mà các địa phương
khu vực Nam Trung Bộ.
23 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo tính bền vững của cơ cấu kinh tế vùng duyên hải nam trung bộ dưới tác động của biến đổi khí hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
MAI KIM LIÊN
NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO
TÍNH BỀN VỮNG CỦA CƠ CẤU KINH TẾ VÙNG
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ DƢỚI TÁC ĐỘNG CỦA
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Môi trường và phát triển bền vững
Mã số: 9440301.04
(DỰ THẢO) TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Hà Nội – 2019
Công trình được hoàn thành tại:
Khoa Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên,
ĐHQGHN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Mai Trọng Nhuận
PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp ĐHQG chấm
luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
vào hồi giờ ngày tháng năm 2020
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, ĐHQGHN
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức có quy mô
toàn cầu lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, là nguy cơ hiện
hữu đối với mục tiêu phát triển bền vững của tất cả các quốc gia, mọi
vùng lãnh thổ. Tại khu vực Nam Trung Bộ nếu nước biển dâng lên
1m, khoảng trên 2,5% diện tích sẽ ngập, 4% đường quốc lộ, 5% tỉnh
lộ và 4% hệ thống đường sắt bị ảnh hưởng. Ngoài nước biển dâng,
các hiện tượng khí hậu cực đoan như mưa bão lớn, ngập lụt, hạn hán
và sa mạc hóa cũng tác động mạnh đến các tỉnh duyên hải Nam
Trung Bộ. Khi mực nước biển dâng sẽ thu hẹp diện tích rừng ngập
mặn, tạo điều kiện xói lở bờ biển, gây khó khăn cho nghề cá do
những thay đổi theo hướng xấu đi của phần lớn nguồn lợi thuỷ sản.
Diện tích sinh sống của các khu dân cư ven biển bị thu hẹp, khả năng
xói lở bờ biển tăng lên. Để ứng phó với BĐKH, có rất nhiều giải
pháp được đặt ra, trong đó giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc
biệt là cơ cấu kinh tế ngành đặt ra như một nhu cầu cấp thiết. Mặc dù
có rất nhiều nỗ lực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm ứng phó
với biến đổi khí hậu song, vẫn còn nhiều vấn đề mà các địa phương
khu vực Nam Trung Bộ. Chính vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu đề
tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp đảm bảo tính bền vững của cơ
cấu kinh tế vùng duyên hải Nam Trung Bộ dưới tác động của biến
đổi khí hậu” để thực hiện luận án là có tính cấp thiết về khoa học và
thực tiễn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
kinh tế - xã hội.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
(1) Tổng hợp, đánh giá được tác động của BĐKH tới CCKT,
từ đó làm cơ sở để xác định các vấn đề chính CĐCCKT nhằm ứng
phó với BĐKH tại khu vực NTB;
(2) Xây dựng được bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào
quá trình CĐCCKT đảm bảo PTBV cho các tỉnh vùng NTB;
(3) Đề xuất được các giải pháp CĐCCKT cho các địa
phương NTB nhằm ứng phó hiệu quả với BĐKH, đảm bảo PTBV.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là cơ cấu kinh tế và
CĐCCKT ứng phó với BĐKH bao gồm: cơ cấu kinh tế nông nghiệp
- lâm - ngư nghiệp; công nghiệp; dịch vụ; vấn đề BĐKH và tác động
của BĐKH; quá trình CĐCCKT ứng phó với BĐKH trong những
năm gần đây; bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào chính sách
CĐCCKT vùng và địa phương (cấp tỉnh). Phạm vi không gian
nghiên cứu là toàn bộ vùng NTB bao gồm 5 tỉnh Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Phạm vi thời gian
nghiên cứu là khoảng thời gian bắt đầu có sự CĐCCKT mà nghiên
cứu có thể tiếp cận được, tức là khoảng 15 năm gần đây.
4. Câu hỏi nghiên cứu
(1) CDCCKT khu vực NTB như thế nào, những khó khăn là gì?
Vấn đề CDCCKT trong bối cảnh BĐKH ở khu vực nghiên cứu bị tác
động ra sao, tính dễ bị tổn thương như thế nào?
(2) Lồng ghép vấn đề BĐKH vào quá trình CDCCKT như thế
nào? Có thể xây dựng được Bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề BĐKH vào
quá trình CDCCKT nhằm phát triển bền vững kinh tế cho khu vực
Nam Trung Bộ hay không?
(3) Giải pháp nào để phát triển bền vững kinh tế cho khu vực
Nam Trung Bộ trong bối cảnh biến đổi khí hậu?
3
5. Giả thuyết nghiên cứu
(1) Luận điểm 1: Biến đổi khí hậu tác động đến hầu hết các lĩnh
vực kinh tế - xã hội. Tính chất đặc thù của tác động do biến đổi khí
hậu đến cơ cấu kinh tế khu vực Nam Trung Bộ được xác định dựa
trên phương pháp chỉ số và phân tích không gian;
(2) Luận điểm 2: Bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu
vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế góp phần nâng cao hiệu quả
phát triển bền vững kinh tế cho khu vực Nam Trung Bộ trong bối
cảnh biến đổi khí hậu;
(3) Luận điểm 3: Các giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế được
xác định phù hợp với điều kiện kinh tế của khu vực Nam Trung Bộ
nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững;
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa khoa học: Luận án lần đầu tiên đánh giá tổng hợp
được các tác động của BĐKH tới các mục tiêu PTBV một vùng kinh
tế (các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình
Thuận) chịu tác động mạnh mẽ của BĐKH. Bộ tiêu chí lồng ghép
vấn đề BĐKH CĐCCKT ứng phó với BĐKH & TTBV được xem là
một trong những giải pháp hữu ích trong việc đánh giá quá trình
chuyển dịch CCCT nhằm ứng phó với BĐKH và PTBV.
Ý nghĩa thực tiễn: Bộ tiêu chí “lồng ghép vấn đề BĐKH vào
chính sách trong quá trình CĐCCKT” nhằm tạo ra cơ sở để đánh giá
định lượng các việc xây dựng chính sách lồng ghép BĐKH vào
CĐCCKT và hệ quả của các chính sách đó của các cấp chính quyền
từ Trung ương đến địa phương (cấp tỉnh) trong việc ứng phó với
BĐKH.
7. Đóng góp mới của luận án
(1) Làm rõ tính chất đặc thù của tác động của biến đổi khí
hậu tới chỉ tiêu phát triển bền vững của các ngành kinh tế và nhu cầu
4
xây dựng các cơ chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm
ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ;
(2) Xây dựng được Bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí
hậu vào quá trình xây dựng, thực hiện các chính sách, kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững cho vùng
duyên hải Nam Trung Bộ;
(3) Đề xuất giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại khu vực
nghiên cứu nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội và ứng phó với
biến đổi khí hậu.
8. Kết cấu của luận án
Chương 1: Tổng quan tính hình nghiên cứu liên quan đến
luận án
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Chương 3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tác động của biến
đổi khí hậu đến cơ cấu kinh tế khu vực Nam Trung Bộ
Chương 4: Đề xuất bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề biến đổi khí
hậu vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đảm bảo phát triển bền
vững cho khu vực Nam Trung Bộ
Chương 5: Đề xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế
cho khu vực Nam Trung Bộ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, đảm
bảo phát triển bền vững
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÍNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1 Nghiên cứu tổng quan về chuyển đổi cơ cấu kinh tế ứng phó
biến đổi khí hậu
1.1.1 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trên thế giới ứng phó với biến
đổi khí hậu
Để có thể ứng dụng hiệu quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại
Việt Nam, việc nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu các ngành
kinh tế của một số quốc gia trên thế giới là không thể bỏ qua, dưới
đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - chủ yếu tập trung cơ
cấu ngành nông nghiệp của một số quốc gia trên thế giới như: Israel,
Hà Lan, Bangladesh
Hiện nay hầu hết các chính sách biến đổi khí hậu đều tập
trung vào quy định truyền thống (tiêu chuẩn năng lượng, tiêu chuẩn
hiệu quả năng lượng, mã xây dựng và tiêu chuẩn khí thải) hoặc chính
sách đổi mới (thuế nhập khẩu, tín dụng thuế, trợ cấp trực tiếp và tài
trợ cho nghiên cứu và phát triển và đổi mới). Quy định từ lâu đã là
một sự kích thích đối với các công nghệ môi trường mới hơn, nhưng
giờ đây đã có sự nhấn mạnh ngày càng tăng đối với hỗ trợ đổi mới.
Một số cơ hội giảm thiểu, như nhiên liệu sinh học ở Mỹ hoặc gió ở
Châu Âu, bị ảnh hưởng cả theo quy định truyền thống và chính sách
đổi mới.
1.1.2 Chuyển đổi cơ cấu kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu cần
thiết cho Việt Nam
Cơ cấu kinh tế có khả năng thích ứng cao với biến đổi khí
hậu là cơ cấu kinh tế được xây dựng dựa trên thế mạnh (địa lý, tự
nhiên, kinh tế, xã hội) của từng địa phương/ vùng, có khả năng chống
chịu với các tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan. Thích ứng
với biến đổi khí hậu cũng yêu cầu tỷ trọng đầu tư và phân bổ đầu tư
6
vào các ngành/ nội ngành kinh tế theo hướng giảm tổn thương do
biến đổi khí hậu gây ra. Ví dụ: trong nông nghiệp, thích ứng yêu cầu
đầu tư hiệu quả vào kết cấu hạ tầng nông nghiệp, chuẩn bị khả năng
ứng phó khẩn cấp với các hiện tượng thời tiết cực đoan, cải tạo đất
và nâng cao năng lực sử dụng đất.
Trước hết là một số kinh nghiệm trong việc chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế nói chung: 1) Phải đặt trọng tâm vào việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành có năng suất lao động thấp sang các
ngành có năng suất lao động cao hơn, đóng góp lớn hơn cho tăng
trưởng kinh tế. 2) Kiên trì phương châm thực hiện chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành theo kiểu “cuốn chiếu”, thực hiện xây dựng ngành
sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, lấy hiệu quả làm thước đo, hình
thành các ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực tạo thành các cực tăng
trưởng nhằm tạo ra các tác động lan tỏa thúc đẩy các ngành khác
phát triển; 3) Hình thành các yếu tố mới, thị trường công nghiệp chế
biến, dịch vụ, du lịch trong vùng phát triển mạnh, gia tăng thu hút
đầu tư; 4) Giữ vững mục tiêu phát triển kinh tế nhanh gắn với phát
triển đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu, từng bước giảm chênh
lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo an sinh xã hội; 5)
Nghiên cứu qui hoạch với các giải pháp thu hút các nguồn lực quốc
tế đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, tạo sự kết trong mạng lưới giao
thông thủy, bộ, đường sắt và đường biển và hàng không với khu vực
1.2 Bộ tiêu chí lồng ghép vấn đề bđkh vào phát triển kinh tế và
CĐCCKT
Tuy đã có một số công trình nghiên cứu kể trên, nhưng vấn đề
chuyển dịch CCKT ngành của vùng NTB chưa được xem xét một
cách sâu sắc, toàn diện tác động từ các khía cạnh thể chế, kinh tế,
môi trường, xã hội và công nghệ; việc định hướng chuyển dịch
CCKT ngành của vùng vẫn chưa dựa trên những luận cứ chặt chẽ
7
trên cơ sở phân tích kỹ lư ng những lợi thế tự nhiên và xã hội của
vùng, chưa được đặt trong mối quan hệ của ngành-vùng, còn nhiều
vấn đề cụ thể về mặt lý luận và thực tiễn trong bối cảnh biến đổi khí
hậu gia tăng như hiện nay đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu giải quyết.
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU
2.1. Cách tiếp cận
Trong luận án đã sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau như:
Tiếp cận hệ thống; tiếp cận lịch sử; Tiếp cận tích hợp và liên ngành;
Tiếp cập về phát triển bền vững
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập, thống kê, tổng hợp tài liệu
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân
tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tư liệu, số liệu thông tin có liên
quan một cách có chọn lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và
nội dung nghiên cứu.
2.2.3. Phƣơng pháp phỏng vấn
Mục đích của phương pháp phỏng vấn là thu thập được
thông tin từ nhiều người dân, tổ chức ở 05 tỉnh NTB dựa vào các
bảng câu hỏi cụ thể và cho phép phân tích thống kê các thông tin thu
thập được. Cấu trúc của các bảng câu hỏi và các cuộc điều tra được
xây dựng trên cơ sở tham khảo nhiều nghiên cứu, từ đó tập trung vào
thu thập dữ liệu theo các câu hỏi cụ thể.
2.2.4. Phƣơng pháp chuyên gia
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, một số chuyên gia đầu
ngành đã có nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, BĐKH được
luận án tham vấn, và các nhà khoa học có uy tín, các cán bộ địa
phương cũng được mời tham gia. Các nội dung tham vấn bao gồm:
quá trình CĐCCKT của địa phương, ảnh hưởng của BĐKH đến kinh
8
tế của địa phương, lựa chọn bộ tiêu chí để lồng ghép vấn đề BĐKH
vào quá trình CĐCCKT ở các địa phương Nam Trung Bộ.
2.2.5. Phƣơng pháp đánh giá tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH
Trong nghiên cứu này, thuật ngữ chỉ số được hiểu là giá trị
được tính toán dựa trên một nhóm biến được chọn cho toàn bộ khu
vực/địa phương và được dùng để so sánh với nhau hoặc với một
điểm tham chiếu nào đó. Nói cách khác, chỉ số này được hiểu là số
thứ tự mà thông qua đó các khu vực sẽ được xếp hạng, phân nhóm
theo các mức dễ bị tổn thương. Chỉ số được xây dựng sao cho nằm
trong khoảng từ 0 đến 1 để dễ tiến hành so sánh giữa các vùng.
2.3. Số liệu sử dụng
Để có được số liệu cụ thể và đầy đủ phục vụ cho việc nghiên
cứu luận văn, học viên đã sử dụng những nguồn số liệu sau: Số liệu
tại các Trạm khí tượng, thủy văn, hải văn trong khu vực nghiên cứu;
Số liệu về kinh tế, xã hội; Số liệu thu thập từ quá trình đi điều tra
khảo sát; Số liệu từ niên giám thống kê tại 5 tỉnh Nam Trung Bộ.
Ngoài ra tác giả cũng thu thập các nguồn số liệu từ các luận án, dự
án, báo cáo, chương trình khoa học có các số liệu liên quan tại 5 tỉnh
Nam Trung Bộ: Số liệu khí tượng thủy văn; Số liệu về tình hình kinh
tế - xã hội tại địa phương; Số liệu từ phiếu điều tra;
CHƢƠNG 3. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CƠ CẤU KINH
TẾ KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
3.1. Đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nghiên cứu
GRDP năm 2016 của Khánh Hòa đang dẫn đầu các tỉnh NTB
với giá trị đạt 99.459,3 tỷ đồng trong khi đó, đứng cuối cùng là Phú
Yên với giá trị đạt 20.444,1 tỷ đồng. CĐCCKT tương đối rõ của các
tỉnh Nam Trung Bộ trong thời gian qua khi tổng giá trị sản xuất năm
9
2011 của các tỉnh Nam Trung Bộ đạt 141.049,3 tỷ đồng với đóng
góp của các lĩnh vực Nông lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 37.967,55 tỷ
đồng (26,92%), công nghiệp và xây dựng đạt 52.506,13 tỷ đồng
(37,23%) trong đó riêng công nghiệp đạt 39.931,48 tỷ đồng
(28,31%), dịch vụ đạt 50.575,65 tỷ đồng (35,85%). Tính giá trị năm
2016 với CCKT tương ứng của các tỉnh Nam Trung Bộ là 208.864,6
tỷ đồng (20,98%), 43.825,66 tỷ đồng (41,40%), 68.583,52 tỷ đồng
(32,84%), 78.562,3 tỷ đồng (37,61%).
Trong tương lai sắp tới thì việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại
vùng cần phải diễn ra mạnh mẽ hơn nữa vì: 1) biến đổi khí hậu ngày
càng diễn ra một cách rõ rệt và nhanh tác động trực tiếp và mạnh mẽ
đến khu vực này; 2) vùng này so với cả nước là vùng được xem như
phát triển kinh tế khá chậm so với các vùng khác; 3) đây là vùng
chưa có điều kiện cơ sở hạ tầng, địa lý tốt để thu hút đầu tư; 4) một
số tỉnh có những ưu thế về du lịch dịch vụ hoặc nuôi trồng thủy hải
sản kinh tế cao nhưng thực sự chưa phát huy được hết tiềm năng
hoặc chưa có chính sách liên kết vùng tốt. Việc lồng ghép các vấn đề
biến đổi khí hậu cần phải được tiến hành mạnh hơn khi chuyển đổi
cơ cấu kinh tế để có thể thúc đẩy phát triển kinh tế vùng theo hướng
bền vững trong tương lai. Nghiên cứu này với mong muốn là cơ sở
khoa học đưa ra được bộ tiêu chí để có thể lồng ghép vấn đề biến đổi
khí hậu vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại địa phương hoặc vùng,
cũng là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách có thể tham khảo.
3.2. Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới cơ cấu kinh tế các tỉnh
Nam Trung Bộ
Nếu NBD 100cm, diện tích đất nông nghiệp bị ngập lớn nhất
toàn khu vực Nam Trung Bộ lên tới 1.061 ha. Thủy sản vẫn là ngành
có tỷ lệ mất đất lớn nhất so với các ngành khác với tỷ lệ 72,2% tại
thành phố Nha Trang (163,9ha), tiếp theo là 82,86% tại thành phố
10
Phan Thiết (6,63ha). Tính về địa phương bị mất đất ngành thủy sản
nhiều nhất thì Phù Mỹ - Bình Định là huyện thiệt hại nhiều nhất với
564,9ha (tương ứng 49,47%(, tiếp theo là thị xã Ninh Hòa - Khánh
Hòa với 494ha (tương ứng 20,21%), thành phố Cam Ranh với
390,4ha (tương ứng 61,77%). Ngược lại, Phú Yên là tỉnh có diện tích
đất bị mất do NBD ít nhất toàn khu vực, hầu hết các huyện đều
không bị ảnh hưởng gì, ngoại trừ thị xã Sông Cầu mất 34,86 ha
(tương ứng 5,25%).
a) Đối với ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Chỉ số CVI của khu vực Nam Trung Bộ dao động từ 0,28
đến 0,6. Trong đó, huyện Phù Mỹ - tỉnh Bình Định có chỉ số CVI lớn
nhất toàn khu vực (CVI= 0,60), huyện Thuận Nam - tỉnh Ninh Thuận
có chỉ số CVI nhỏ nhất toàn khu vực (CVI=0,28). Nguyên nhân do,
huyện Phù Mỹ có chỉ số tác động đạt mức cao nhất trong toàn khu
vực (E=0,65) và độ nhạy S= 0,50 - đứng vị trí thứ 2 trong toàn khu
vực. Ngược lại, huyện Thuận Nam có chỉ số tác động và độ nhạy nhỏ
và năng lực thích ứng lại cao nên mức độ dễ bị tổn thương thấp.
b) Đối với ngành công nghiệp và xây dựng
Chỉ số tổn thương (CVI) của ngành công nghiệp và dịch vụ
khu vực NTB dao động từ 0,23 - 0,52. Chỉ số CVI nhỏ nhất tại huyện
Khánh Vĩnh - tỉnh Khánh Hòa và cao nhất tại thành phố Quy Nhơn -
tỉnh Bình Định. Toàn bộ các huyện, thành phố của khu vực NTB đều
có chỉ số CVI đạt mức trung bình và thấp, trong đó, Bình Định là
tỉnh có nhiều địa phương đạt mức trung bình nhất (7/11 huyện, thị),
Khánh Hòa là tỉnh có nhiều địa phương đạt mức thấp nhất (7/8
huyện, thị).
c) Đối với ngành dịch vụ
Chỉ số CVI cho ngành dịch vụ của khu vực NTB thấy rằng,
toàn bộ khu vực chỉ có duy nhất thành phố Quy Nhơn của Bình Định
11
có chỉ số CVI đạt mức cao (CVI = 0,63), các huyện, thị còn lại đều
có CVI ở mức thấp và trung bình, trong đó huyện Khánh Vĩnh - tỉnh
Phú Yên đạt giá trị thấp nhất toàn khu vực (CVI = 0,32). Phần lớn
các huyện, thị của khu vực đều có CVI ở mức trung bình, chỉ có các
huyện sau ở mức thấp: Huyện Phú Quý, thị xã La Gi - tỉnh Bình
Thuận; Huyện Cam Lâm, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, Diên Khánh,
Khánh Sơn - tỉnh Khánh Hòa. Qua đó thấy rằng, Bình Định là tỉnh có
mức độ dễ bị tổn thương ngành dịch vụ do BĐKH nhiều nhất trong
toàn khu vực NTB, ngược lại, Khánh Hòa là tỉnh ít bị tổn thương
ngành dịch vụ nhất.
Với tất cả các ngành, phần lớn các địa phương của khu vực
NTB đều có tính dễ bị tổn thương ở mức trung bình, không có
huyện/thị nào ở mức rất cao và rất thấp. Với ngành công nghiệp và
xây dựng, có tới 60% huyện/thị ở mức thấp và 40% ở mức trung
bình. Với ngành dịch vụ, 82% huyện/thị đạt mức trung bình, chỉ 2%
đạt mức cao và 16% đạt mức thấp. Ngành nông, lâm, thủy sản có tới
91% huyện/thị đạt mức trung bình, 7% ở mức thấp và 2% đạt mức dễ
bị tổn thương cao.
CHƢƠNG 4. ĐỀ XUẤT BỘ TIÊU CHÍ LỒNG GHÉP VẤN
ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO QUÁ TRÌNH CHUYỂN
ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CHO KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
Dựa trên các phân tích ở trên hai nội dung chủ đạo của bộ
tiêu chí là hành động (thực trạng, xu hướng); lồng ghép và hiệu quả
(kết quả, hiệu quả) của việc lồng ghép BĐKH vào quá trình chuyển
đổi cơ cấu kinh tế địa phương. Trên cơ sở cách tiếp cận trên, luận án
lựa chọn 7 nhóm vấn đề (7 nhóm tiêu chí cấp I) với 43 tiêu chí cụ thể
12
(cấp II) để xây dựng bộ tiêu chí lồng ghép BĐKH vào quá trình
CĐCCKT Nam Trung Bộ.
Đối với Nhóm (1) Tiêu chí về thông tin, dữ liệu BĐKH, để
đánh giá, đã đề xuất đánh giá dựa trên 03 tiêu chí (1) Cập nhật kịch
bản BĐKH và kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH; (2) Cập nhật
thông tin về rủi ro thiên tai cho người dân và (3) Cập nhật thông tin
về thiệt hại của người dân do BĐKH.
Đối với Nhóm (2) Tiêu chí lồng ghép BĐKH vào quá trình
xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KTXH Nam
Trung Bộ, có 09 tiêu chí cơ bản để đánh giá đó là (1) Quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh, vùng được tích hợp các kịch bản
BĐKH và nước biển dâng; (2) Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi tỉnh, vùng được tích hợp các nhiệm vụ, giải pháp giảm phát
thải khí nhà kính; (3) Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được cân nhắc
đầy đủ các yếu tố BĐKH và giải pháp ứng phó với BĐKH; (4) Kế
hoạch phòng chống thiên tai; (5) Kế hoạch triển khai Thỏa thuận
Paris; (6) Số lượng kế hoạch phát triển các ngành dễ bị tổn thương có
tính đến BĐKH/tổ