Tóm tắt Luận án Nghiên cứu địa mạo - Thổ nhưỡng phục vụ quy hoạch và sử dụng đất bền vững vùng bắc Tây nguyên

Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá mà hầu hết các nguồn thức ăn cung cấp cho con người đều bắt nguồn từ đó. Nhà bác học V.V.Docutraev đã khẳng định, đất là vật thể tự nhiên độc lập, được hình thành do tác động tương hỗ các yếu tố đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật và yếu tố thời gian. Các mối quan hệ này được nghiên cứu chuyên sâu thành các hướng như: địa mạo - thổ nhưỡng (ĐMTN), đá mẹ/mẫu chất - thổ nhưỡng, khí hậu - thổ nhưỡng, sinh vật - thổ nhưỡng. Trong đó, quan hệ ĐM và TN này được coi là quan hệ động và phức tạp nhất. Có thể được giải thích trên cơ sở cân bằng giữa phát sinh hình thái (PSHT) và phát sinh thổ nhưỡng (PSTH). Trong tổ chức sản xuất và sử dụng đất, đặc điểm ĐMTN đóng vai trò quan trọng tới hiệu quả kinh tế và mức độ bền vững bởi vì, khi sử dụng đất dẫn đến kích hoạt các quá trình ngoại sinh (địa mạo) tác động vào lớp phủ thổ nhưỡng, làm cho nó thay đổi. Khi sử dụng đất hợp quy luật PSHT và PSTN thì bền vững và hiệu quả. Sử dụng không hợp quy luật thì không bền vững và kém hiệu quả, dẫn đến đất bị thoái hoá - hoang mạc hoá. Vùng Bắc Tây Nguyên (BTN) chiếm khoảng 50% tổng diện tích Tây Nguyên, gồm 2 tỉnh: Kon Tum và Gia Lai, có lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng và phức tạp về chủng loại. Vùng có đầy đủ các nhóm và loại đất chính của Tây Nguyên. Với đặc điểm ĐMTN mang màu sắc vùng núi, cao nguyên, sơn nguyên luôn tiềm ẩn các quá trình tai biến thiên nhiên như: thoái hoá đất, sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán. Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng phục vụ quy hoạch và sử dụng đất bền vững vùng Bắc Tây Nguyên” nhằm góp phần giải quyết những yêu cầu thực tế và phát triển bền vững vùng Tây Nguyên.

pdf30 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 673 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu địa mạo - Thổ nhưỡng phục vụ quy hoạch và sử dụng đất bền vững vùng bắc Tây nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- NGUYỄN VĂN DŨNG NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO - THỔ NHƯỠNG PHỤC VỤ QUY HOẠCH VÀ SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG VÙNG BẮC TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Địa lý Tài nguyên và Môi trường Mã số: 9 44 02 20 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ Hà Nội - 2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1: TS. NCVCC. Nguyễn Đình Kỳ Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TSKH. Nguyễn Địch Dỹ Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ , ngày tháng năm 201 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Đất là nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá mà hầu hết các nguồn thức ăn cung cấp cho con người đều bắt nguồn từ đó. Nhà bác học V.V.Docutraev đã khẳng định, đất là vật thể tự nhiên độc lập, được hình thành do tác động tương hỗ các yếu tố đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật và yếu tố thời gian. Các mối quan hệ này được nghiên cứu chuyên sâu thành các hướng như: địa mạo - thổ nhưỡng (ĐMTN), đá mẹ/mẫu chất - thổ nhưỡng, khí hậu - thổ nhưỡng, sinh vật - thổ nhưỡng. Trong đó, quan hệ ĐM và TN này được coi là quan hệ động và phức tạp nhất. Có thể được giải thích trên cơ sở cân bằng giữa phát sinh hình thái (PSHT) và phát sinh thổ nhưỡng (PSTH). Trong tổ chức sản xuất và sử dụng đất, đặc điểm ĐMTN đóng vai trò quan trọng tới hiệu quả kinh tế và mức độ bền vững bởi vì, khi sử dụng đất dẫn đến kích hoạt các quá trình ngoại sinh (địa mạo) tác động vào lớp phủ thổ nhưỡng, làm cho nó thay đổi. Khi sử dụng đất hợp quy luật PSHT và PSTN thì bền vững và hiệu quả. Sử dụng không hợp quy luật thì không bền vững và kém hiệu quả, dẫn đến đất bị thoái hoá - hoang mạc hoá. Vùng Bắc Tây Nguyên (BTN) chiếm khoảng 50% tổng diện tích Tây Nguyên, gồm 2 tỉnh: Kon Tum và Gia Lai, có lớp phủ thổ nhưỡng đa dạng và phức tạp về chủng loại. Vùng có đầy đủ các nhóm và loại đất chính của Tây Nguyên. Với đặc điểm ĐMTN mang màu sắc vùng núi, cao nguyên, sơn nguyên luôn tiềm ẩn các quá trình tai biến thiên nhiên như: thoái hoá đất, sạt lở đất, lũ lụt, hạn hán... Từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng phục vụ quy hoạch và sử dụng đất bền vững vùng Bắc Tây Nguyên” nhằm góp phần giải quyết những yêu cầu thực tế và phát triển bền vững vùng Tây Nguyên. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Xác lập được các phân vị ĐMTN làm luận cứ khoa học phục vụ quy hoạch và sử dụng đất bền vững vùng Bắc Tây Nguyên. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu ĐMTN trong nước và ngoài nước; - Xác lập cơ sở lý luận nghiên cứu ĐMTN - Phân tích điều kiện thành tạo cảnh quan ĐMTN vùng BTN; - Xây dựng hệ thống phân vị, tiêu chí và thành lập bản đồ địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên tỷ lệ 1/250.000; 2 - Phân tích đặc điểm cảnh quan ĐMTN vùng Bắc Tây Nguyên; - Đánh giá, phân hạng cảnh quan ĐMTN vùng BTN cho sử dụng - Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng đất bền vững trên quan điểm địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên. 4. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu - Khu vực nghiên cứu: bao gồm 2 tỉnh Kon Tum và Gia Lai. - Đối tượng nghiên cứu: địa mạo và thổ nhưỡng vùng BTN. 5. Luận điểm bảo vệ - Tương quan địa mạo và thổ nhưỡng ở vùng Bắc Tây Nguyên được thể hiện rõ trong đặc điểm, cấu trúc hình thái địa hình và đặc điểm, cấu trúc hình thái lớp phủ thổ nhưỡng thông qua quá trình phát sinh hình thái và phát sinh thổ nhưỡng trong cảnh quan ĐMTN - Lãnh thổ vùng Bắc Tây Nguyên được phân hoá thành 12 kiểu và 39 loại cảnh quan ĐMTN đa dạng, phức tạp, vì vậy việc quy hoạch và sử dụng phải tuân theo sự phân hóa này để đạt được mục tiêu sử dụng đất bền vững và phòng tránh thiên tai. 6. Điểm mới của luận án - Luận án là công trình đầu tiên đánh giá quan hệ địa mạo và thổ nhưỡng vùng BTN và được thể hiện trên bản đồ ĐMTN ở tỷ lệ 1/250.000. - Bước đầu đề xuất phương án tổ chức không gian, quy hoạch, sử dụng đất bền vững, đồng thời cảnh báo thiên tai trên cơ sở phân tích đặc điểm, cấu trúc cảnh quan ĐMTN vùng Bắc Tây Nguyên. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Ý nghĩa khoa học: góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ ĐM và TN trong vùng nhiệt đới; và hoàn thiện phương pháp nghiên cứu ĐMTN phục vụ quy hoạch, sử dụng hợp lý tài nguyên đất. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của luận án là cơ sở khoa học cho quy hoạch, tổ chức lãnh thổ, sử dụng hợp lý tài nguyên và phòng ánh thiên tai; đồng thời là dữ liệu quan trọng cho điều tra, đánh giá đất. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu của luận án có thể áp dụng cho toàn vùng Tây Nguyên và vùng khác có điều kiện tương tự. 8. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên Chương 2. Điều kiện thành tạo và đặc trưng cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên 3 Chương 3. Đánh giá cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng phục vụ quy hoạch và sử dụng đất bền vững vùng Bắc Tây nguyên Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỊA MẠO - THỔ NHƯỠNG VÙNG BẮC TÂY NGUYÊN 1.1. Cơ sở lý luận địa mạo - thổ nhưỡng 1.1.1. Khoa học địa mạo - thổ nhưỡng Mỗi bề mặt địa mạo được xác định bởi hình thái, tuổi, mẫu chất/ đá mẹ và quá trình thành tạo địa hình. Địa mạo chiếm ba nhân tố trong năm nhân tố phát sinh đất. Do vậy nghiên cứu ĐMTN chủ yếu tập trung vào nghiên cứu quan hệ của các đặc trưng địa mạo này với đất và các quá trình tạo hình thái với quá trình thổ nhưỡng. Xem xét dưới góc độ ĐM và TN, J. Tricart (1965) theo A.J. Gerrard (1992)..., ĐMTN là nghiên cứu mối quan hệ địa mạo, thổ nhưỡng và các quá trình thành tạo trong phát sinh và phát triển. Dưới góc độ môi trường địa lý, Olson (1989), Wysocki (2000), Goudie (2004) ĐMTN là nghiên cứu quan hệ phát sinh của đất với môi trường thành tạo. Đồng thời, ĐMTN là phương pháp nghiên cứu quan trọng trong việc thiết lập lại môi trường cổ địa lý (Gerrard, 1992; Birkeland, 1999). 1.1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng 1.1.2.1. Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng trên thế giới Mối quan hệ giữa địa hình và thổ nhưỡng được các nhà khoa học Nga nghiên cứu từ rất sớm vào cuối thế kỷ 19, điển hình là nhà khoa học V.V. Docuchaev đã nghiên cứu quy luật xác định sự thay đổi của thổ nhưỡng liên quan đến điều kiện địa hình trên những lãnh thổ nhỏ. N. M. Xibirtxev (1900) đã phát triển ra học thuyết tổ hợp đất và cấu trúc thổ bì, và nhấn mạnh địa hình trong việc tạo nên tổ hợp đất. X.X. Neuxtruev (1910) đã nêu ra qui luật tiến hoá và phát triển các tổ hợp đất tương ứng với các giai đoạn phát triển địa hình và theo sơ đồ phát triển địa hình của V. Davis. Trong khi điều tra, khảo sát ở vùng đông Châu Phi nhà khoa học Milne (1935) phát hiện sự luân phiên có qui luật của đất liên quan với sự thay đổi địa hình, và đưa học thuyết chuỗi đất (Catena). Clarke (1954) đã phân loại chuỗi đất thành 3 loại, bao gồm: chuỗi đất đơn giản chuỗi đất đá mẹ và 3 chuỗi đất phức hợp Trong nghiên cứu mối quan hệ đất và địa hình, Boulaine (1966) và Aubert (1967) đã phân chia thành, các chuỗi đất mà các hợp phần 4 đất có quan hệ mặt phát sinh; các dãy đất mà các hợp phần đất có quan hệ phát sinh rất yếu hoặc không có quan hệ. J. Tricart (1965, 1977) trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa phát sinh hình thái và phát sinh thổ nhưỡng đã phát hiện ra chính sự biến đổi các cân bằng giữa 2 quá trình này là nguyên nhân tạo ra các kiểu chuỗi đất theo địa hình khác nhau. Tác giả đưa ra các khái niệm về các loại " đất cắt cụt", "đất bị chôn vùi", "đất đa pha". Fridland V.M (1972) nghiên cứu và phân chia cấu trúc thổ bì thành 6 kiểu tổ hợp đất: bao gồm kết hợp đất, kết hợp đất đa thời gian, phức hợp đất, hỗn hợp đất, biến hợp đất, điểm hợp đất, tập hợp đất. Phương pháp bản đồ cảnh quan ĐMTN đã được Kilian (1972) đã được xây dựng với các nguyên tắc cơ bản cho nghiên cứu tổng hợp. G. Bourgeon (1989) đã phắc hoạ cảnh quan ĐMTN trực tiếp từ ảnh vệ tinh để thành lập bản đồ đất thăm dò ở tỷ lệ 1:1.000.000 cho một khu vực rộng lớp của peninsular Ấn Độ. R. Poss (1996) đã thành lập bản đồ ĐMTN cho phía bắc Togo. François Bétard, Gérard Bourgeon (2009) đã sử dụng phương pháp bản đồ ĐMTN để phân tích địa mạo và thổ nhưỡng miền Bắc Brazil. 1.1.2.2. Nghiên cứu địa mạo - thổ nhưỡng ở Việt Nam Nghiên cứu Địa mạo - Thổ nhưỡng ở Việt Nam không nhiều, đã được đề cập từ những năm 1990 trở lại đây, chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng điển hình như Đào Đình Bắc (1997, 1998), Nguyễn Đình Kỳ, Vũ Ngọc Quang, Đào Đình Bắc, Bourgeon (1995-1999), Nguyễn Văn Dũng (2014-2016). 1.1.3. Quan điểm về cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng và các thành phần cấu thành Cảnh quan ĐMTN là sự luân phiên có quy luật của các loại đất, nhóm đất trên bề mặt địa hình xác định, được hình thành trên cơ sở cân bằng phát sinh hình thái và phát sinh thổ nhưỡng. Khái niệm cảnh quan ĐMTN này trùng với khái niệm chuỗi đất và tổ hợp đất. Đồng thời, khái niệm cảnh quan ĐMTN khác với khái niệm cảnh quan địa lý mà các nhà địa lý Việt Nam vẫn sử dụng. Các thành phần thổ nhưỡng trong cảnh quan ĐMTN bao gồm đất tàn tích, đất cắt cụt, đất sườn tích, đất dốc tụ sắp xếp có quy luật trên không gian sườn từ đỉnh, sườn trên, sườn dưới và xuống thung lũng, tạo thành các đơn vị địa mạo - thổ nhưỡng tương ứng. 1.1.4. Các nhân tố phát sinh địa mạo - thổ nhưỡng 5 Cảnh quan ĐMTN phản ánh quan hệ giữa địa hình và thổ nhưỡng trong hình thành và phát triển theo không gian và thời gian và trong mối quan hệ với các nhân tố phát sinh mẫu chất/đá mẹ, khí hậu, sinh vật và chịu tác động của hoạt động con người. 1.1.4.1. Đá mẹ/ mẫu chất: cung cấp vật liệu ban đầu thành tạo địa hình và thổ nhưỡng. Đá mẹ/ mẫu chất có nguồn gốc và thành phần thạch học khác nhau sẽ có tốc độ phong hoá ở mức độ khác nhau và cho những dạng địa hình, thổ nhưỡng tương ứng và đặc trưng. 1.1.4.2. Thời gian: quyết định đến mức độ phát triển của địa hình, thổ nhưỡng và mối quan hệ này, do vậy ảnh hưởng tới đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng. 1.1.4.3. Khí hậu, thuỷ văn: Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến địa hình và thổ nhưỡng thông qua các quá trình phong hóa đá, quá trình tạo hình thái địa hình, quá trình thổ nhưỡng hoặc ảnh hưởng gián tiếp thông qua ảnh hưởng lên các hệ động thực vật. Đồng thời, đặc điểm, hình dạng mạng lưới thuỷ văn phản ánh đặc điểm cấu trúc địa chất và chia cắt ngang của địa hình và đặc điểm lớp phủ thổ nhưỡng. 1.1.4.4. Sinh vật: Động thực vật có vai trò lớn trong việc chuyển hoá vỏ phong hoá thành lớp phủ thổ nhưỡng và tạo độ phì thông qua cung cấp tàn tích hữu cơ, mùn; quyết định đến việc di trì điều kiện nhiệt ẩm ổn định và khả năng giữ nước; duy trì cân bằng phát sinh hình thái và phát sinh thổ nhưỡng. Đồng thời kiểu thảm thực vật và tốc độ tăng trưởng là chỉ thị cho lớp phủ thổ nhưỡng và là thước đo năng suất sinh học của đất. 1.1.4.5. Hoạt động nhân tác: Con người có ảnh hưởng sâu sắc đến quan hệ ĐMTN thông qua việc thay đổi thảm thực vật, tác động cơ học tới địa hình và thổ nhưỡng bằng các biện pháp canh tác, sử dụng đất; hay như hoạt động xây dựng các công trình dân sinh.. 1.1.5. Quan hệ giữa địa mạo và thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên Trên không gian sườn địa hình, hình thành mô hình chuỗi đất địa hình, phản ánh sự luân phiên có quy luật của đất tàn tích, đất cắt cụt, đất sườn tích, đất dốc tụ tương ứng từ bề mặt đỉnh, sườn dốc, chân sườn, trũng tụ thuỷ. Quan hệ ĐM và TN thể hiện ở quá trình tạo thổ nhưỡng và quá trình tạo hình thái và được thể hiện: 1) Nơi có quá trình phát sinh hình thái mạnh, điển hình cảnh quan đất núi có quá trình bóc mòn mạnh với ưu thế là đất cắt cụt và đất sườn tích tầng mỏng. 2) Nơi có quá trình phát sinh hình thái yếu thì vỏ phong hoá, tầng đất dày điển 6 hình cảnh quan đất cao nguyên bazan có quá bóc mòn yếu với ưu thế là đất tàn tích tầng dày. 3) Nơi có quá trình phát sinh hình thái khá cân bằng với quá trình thổ nhưỡng, điển hình là cảnh quan đất đồi và cảnh quan đất bình sơn có với ưu thế là đất tàn tích, á tàn tích tầng dày... Trong vùng đồng bằng, thung lũng, sự hình thành và phát triển của lớp phủ thổ nhưỡng gắn liền cân bằng giữa quá trình bồi lắng trầm tích và các quá trình thổ nhưỡng feralit, và podzol trong đất, cơ sở hình thành chuỗi đất đồng bằng, phản ánh trình tự có quy luật của đất nâu vàng hoặc đất xám, đất phù sa loang lổ, đất phù sa không được bồi, đất phù sa được bồi trên các bậc thềm sông cao nhất đến bậc thềm thấp nhất và bãi bồi sông. Địa hình phân phối điều kiện nhiệt ẩm thông qua ảnh hưởng của độ cao địa hình, hình thành quy luật đai cao cho các thành phần địa lý trong đó có lớp phủ thổ nhưỡng. Độ cao địa hình và thế địa hình phân phối lại các nguyên tố địa hoá thông sự di chuyển dòng chảy mặt và di chuyển của các mạch, mực nước ngầm dẫn đến ảnh hưởng đặc điểm tính chất của đất. Ngoài ra hướng địa hình ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các nhân tố phát sinh. 1.1.6. Các quá trình thành tạo cảnh quan ĐMTN vùng BTN 1.1.6.1. Quá trình phát sinh thổ nhưỡng: bao gồm quá trình feralit, quá trình laterit, quá trình sialit, quá trình hình thành mùn và khoáng hoá trong đất, quá trình podzol hoá và quá trình glây hoá. 1.1.6.2. Quá trình phát sinh hình thái địa hình: bao gồm quá trình bóc mòn bề mặt, quá trình xâm thực của dòng chảy và quá trình bồi tụ. 1.2. Cơ sở lý luận thành lập bản đồ địa mạo - thổ nhưỡng 1.2.1. Tổng quan khái quát hệ thống phân loại ĐMTN Điển hình là hệ thống phân loại của các nhà khoa học Pháp của tổ chức ORSTOM và hệ thống phân loại của các nhà khoa Úc. 1.2.2. Hệ thống phân loại cảnh quan ĐMTN cho vùng BTN Hệ thống phân loại ĐMTN dựa trên nguyên tắc nguồn gốc phát sinh, đặc biệt động lực thành tạo và trật tự sắp xếp của các thành phần thổ nhưỡng có quy luật trên không gian sườn. Trong nghiên cứu này, tác giả lựa chọn hệ thống phân loại 3 cấp bao gồm cấp kiểu, phụ kiểu và loại cảnh quan ĐMTN phù hợp với tỷ lệ nghiên cứu là 1/250.000, trong đó: 1) Cấp kiểu cảnh quan ĐMTN được hình thành trên cơ sở tương quan giữa kiểu địa hình với lớp phủ thổ nhưỡng; 2) Cấp phụ kiểu cảnh quan ĐMTN là cấp dưới của cấp kiểu, được hình 7 thành trên cơ sở tương quan giữa quá trình ĐM với lớp phủ TN; 3) Cấp loại cảnh quan ĐMTN là được hình thành trên cơ sở tương quan giữa mẫu chất/ đá mẹ thành tạo với lớp phủ thổ nhưỡng trong mối tương quan với cấp kiểu và phụ kiểu. 1.2.3. Tiêu chí phân chia cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng Phân chia ĐMTN ở cấp kiểu CQ ĐMTN trên cơ sở tương quan giữa kiểu hình thái địa hình với lớp phủ thổ nhưỡng. Việc phân chia hình thái địa hình, thể hiện ở bảng 1.8. Bảng 1.1. Tiêu chí phân chia hình thái địa hình vùng BTN TT Kiểu hình thái Trắc lượng hình thái Độ dốc Độ cao tương đối (m) Độ cao tuyệt đối (m) 1 Đồng bằng < 30 < 10 < 500 2 Đồng bằng đồi < 50 10 - 25 < 500 3 Đồi thấp 5-150 25 - 100 < 100 5 Đồi cao 5-150 100 - 150 < 500 6 Cao nguyên thấp < 50 < 50 500 - 1000 7 Cao nguyên trung bình < 5 0 < 50 1000 - 2000 8 Cao nguyên cao 2000 9 Bình sơn thấp 5-150 50 - 150 500 -1000 10 Bình sơn trung bình 5-150 50 - 150 1000 - 2000 11 Bình sơn cao 5-150 50 - 150 > 2000 m 12 Núi thấp 5-150 > 150 500 - 1000 13 Núi trung bình > 150 > 150 1000 - 2000 14 Núi cao > 150 > 150 > 2000 16 Thung lũng < 30 < 10 Đồng thời, việc phân chia kiểu cảnh quan đất núi, bình sơn, đồi và đồng bằng bán khô hạn dựa vào đặc điểm khí hậu và sự xuất hiện của nhóm đất đại diện cho khí hậu này như nhóm đất xám, đất xám nâu, đất nâu thẫm đạt chuẩn Lixisols, Luvisols hoặc Phaeozems. Phân chia phụ kiểu cảnh quan ĐMTN dựa vào sự phân hoá của lớp phủ thổ nhưỡng với mức độ chia cắt địa hình và tỷ trọng đất đọng ở khe trũng . 1.2.4. Quy trình thành lập bản đồ địa mạo - thổ nhưỡng 8 Thành lập bản đồ địa mạo - thổ nhưỡng vùng Bắc Tây Nguyên được thực hiện theo quy trình hình 1.4. Hình 1.4. Quy trình thành lập bản đồ cảnh quan ĐMTN 1.3. Cơ sở lý luận địa mạo - thổ nhưỡng phục quy hoạch và sử dụng đất bền vững 1.3.1. Quan hệ cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng với quy hoạch và sử dụng đất bền vững: Loại hình sử dụng đất, thảm thực vật đóng vai trò quan trọng mang tính quyết định trong việc duy trì trạng thái cân bằng phát sinh hình thái và phát sinh thổ nhưỡng. Cân bằng này nghiêng về phát sinh hình thái, tai biến thiên nhiên gia tăng gây thoái hoá đất và hệ sinh thái kém bền vững. Cân bằng này nghiêng về phát sinh thổ nhưỡng thì tai biến thiên nhiên giảm thiểu, lớp phủ thổ nhưỡng, độ phì ổn định cho năng suất sinh học cao, hệ sinh thái bền vững 1.3.2. Đánh giá, phân hạng cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng phục vụ quy hoạch và sử dụng đất bền vững Việc đánh giá cảnh quan ĐMTN là việc xem xét đặc điểm, tính chất của cảnh quan ĐMTN có phù hợp với nhu cầu sinh thái của loại hình sử dụng đất đai nào đó không; và xem xét việc sử dụng hiện tại đã thích hợp hay chưa để có hướng điều chuyển trong quy hoạch để đạt được mục tiêu phát triển bền vững. Trong phân hạng mức độ thích hợp vùng BTN, NCS sử dụng nguyên tắc yếu tố hạn chế lớn nhất, tức nếu yếu tố trội ở mức giới hạn lớn nhất thì xếp hạng theo mức của yếu tố hạn chế đó. 1.3.3. Giới hạn xói mòn đất cho phép: trong nghiên cứu này tác giả lấy giá trị 5 tấn/ha/năm làm giới hạn lượng xói mòn đất cho phép 9 1.3.4. Mô hình nông lâm kết hợp: là mô hình tổ chức không gian sản xuất bền vững cho vùng đồi núi và cao nguyên. 1.3.5. Tổ chức không gian lãnh thổ: dựa trên các cảnh quan địa mạo - thổ nhưỡng cơ sở. Nó thể hiện mối liên kết giữa địa hình, thổ nhưỡng với các nhân tố phát sinh trong không gian. Việc bố trí, sắp xếp các loại hình sử dụng đất trên quy mô khác nhau dựa vào các cấp phân vị địa mạo - thổ nhưỡng từ cao đến thấp một cách hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. 1.3.6. Quy hoạch sử dụng đất: Trong tiếp cận ĐMTN, quy hoạch sử dụng đất là một tiến trình đánh giá tiềm năng cảnh quan ĐMTN, xây dựng những quyết định, và đưa đến những hành động trong việc phân chia cảnh quan ĐMTN cho nhu cầu sử dụng để cung cấp những cái có lợi nhất, nhưng vẫn đảm bảo nhu cầu trong tương lai. 1.4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Quan điểm nghiên cứu: quan điểm tổng hợp và hệ thống, quan điểm lịch sử, quan điểm sinh thái, quan điểm phát triển bền vững và quan điểm về thoái hoá đất 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp địa mạo - thổ nhưỡng, phương pháp khảo sát thực địa, phương pháp bản đồ, viễn thám và GIS, phương pháp định lượng xói mòn đất và phương pháp phân tích mẫu. 1.5. Các bước tiến hành nghiên cứu của luận án Hình 1.5. Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu đề tài 10 Chương 2. ĐIỀU KIỆN THÀNH TẠO VÀ ĐẶC TRƯNG CẢNH QUAN ĐMTN VÙNG BẮC TÂY NGUYÊN 2.1. Điều kiện thành tạo cảnh quan ĐMTN vùng BTN 2.1.1. Vị trí địa lý Vùng Bắc Tây nguyên nằm trong tọa độ địa lý từ 13055'10" đến 14°36'30" VB và từ 107°27'23" đến 108°54'40" KĐ. Vùng Bắc Tây Nguyên với diện tích 2.522.653 ha gồm 2 tỉnh: Kon Tum và Gia Lai. Vùng Bắc Tây Nguyên trải dài theo hướng Bắc Nam, hẹp ở phía Bắc. Địa hình núi cao án ngữ ở phía đông gây ra hiện tượng phơn, tạo ra sự khác biệt giữa khí hậu của vùng với Duyên Hải Nam Trung Bộ. 2.1.2. Điều kiện địa chất Vùng BTN có nền đá mẹ/mẫu chất đa dạng từ thành tạo trẻ Đệ
Luận văn liên quan