Tuy ngành công nghiệp chăn nuôi gà đang ngày càng phát triển nhưng vẫn còn gặp
không ít khó khăn nhất là vấn đề dịch bệnh trong đó phải kể đến bệnh viêm phế quản
truyền nhiễm ở gà. Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và gây thiệt
hại kinh tế nặng nề, không những vậy do tính chất phức tạp của mầm bệnh, virus gây
bệnh có nhiều serotype, dễ biến đổi nên bệnh rất khó kiểm soát. Những vụ dịch vẫn
xảy ra thường là kết quả của sự lây nhiễm với các chủng khác về serotype so với các
chủng vacxin. Vacxin sống đã được phát triển để chống lại một số serotype mới của
IBV. Tuy nhiên, do ngày càng có nhiều biến chủng IBV mới xuất hiện khiến cho việc
khống chế bệnh vẫn còn là một vấn đề nan giải. Vì vậy việc điều tra dịch tễ học IB,
nghiên cứu và tìm ra những serotype IBV phổ biến lưu hành trong mỗi khu vực là rất
quan trọng trong công tác kiểm soát bệnh. Tuy nhiên từ trước tới nay, câu hỏi về đặc
điểm dịch tễ học IB, các serotype IBV lưu hành ra sao ở Việt Nam vẫn còn chưa có
câu trả lời cụ thể và thỏa đáng.
Để có thêm thông tin về các chủng IBV đang lưu hành, sự phân bố của IB ở Việt
Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc nơi các đàn gà tập trung chủ yếu (chiếm tới 75%
đàn gà cả nước), nghiên cứu các đặc tính sinh học cũng như sinh học phân tử của mầm
bệnh, tìm ra các yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch IB nhằm kiểm soát bệnh, nâng cao
hiệu quả chăn nuôi, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu dịch tễ học bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious bronchitis - IB) ở gà nuôi tại một số tỉnh phía bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ LOAN
NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC BỆNH VIÊM PHẾ QUẢN
TRUYỀN NHIỄM (INFECTIOUS BRONCHITIS - IB) Ở GÀ
NUÔI TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA BẮC VIỆT NAM
Chuyên ngành: Dịch tễ học thú y
Mã số: 9.64.01.08
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018
2
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Lê Văn Phan
2. TS. Huỳnh Thanh Phương
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Viết Không
Viện Thú y
Phản biện 2: PGS.TS. Tô Long Thành
Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương
Phản biện 3: TS. Phan Quang Minh
Cục Thú y
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ phút, ngày tháng năm 2018
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tuy ngành công nghiệp chăn nuôi gà đang ngày càng phát triển nhưng vẫn còn gặp
không ít khó khăn nhất là vấn đề dịch bệnh trong đó phải kể đến bệnh viêm phế quản
truyền nhiễm ở gà. Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và gây thiệt
hại kinh tế nặng nề, không những vậy do tính chất phức tạp của mầm bệnh, virus gây
bệnh có nhiều serotype, dễ biến đổi nên bệnh rất khó kiểm soát. Những vụ dịch vẫn
xảy ra thường là kết quả của sự lây nhiễm với các chủng khác về serotype so với các
chủng vacxin. Vacxin sống đã được phát triển để chống lại một số serotype mới của
IBV. Tuy nhiên, do ngày càng có nhiều biến chủng IBV mới xuất hiện khiến cho việc
khống chế bệnh vẫn còn là một vấn đề nan giải. Vì vậy việc điều tra dịch tễ học IB,
nghiên cứu và tìm ra những serotype IBV phổ biến lưu hành trong mỗi khu vực là rất
quan trọng trong công tác kiểm soát bệnh. Tuy nhiên từ trước tới nay, câu hỏi về đặc
điểm dịch tễ học IB, các serotype IBV lưu hành ra sao ở Việt Nam vẫn còn chưa có
câu trả lời cụ thể và thỏa đáng.
Để có thêm thông tin về các chủng IBV đang lưu hành, sự phân bố của IB ở Việt
Nam, đặc biệt là ở các tỉnh miền Bắc nơi các đàn gà tập trung chủ yếu (chiếm tới 75%
đàn gà cả nước), nghiên cứu các đặc tính sinh học cũng như sinh học phân tử của mầm
bệnh, tìm ra các yếu tố nguy cơ liên quan đến dịch IB nhằm kiểm soát bệnh, nâng cao
hiệu quả chăn nuôi, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xác định được các đặc điểm dịch tễ, sự phân bố của các chủng IBV để làm
cơ sở đề xuất các biện pháp phòng chống IB (tiêm phòng vacxin) nhằm tạo điều
kiện cho chăn nuôi phát triển bền vững.
- Chẩn đoán, phân lập và khảo sát được đặc tính sinh học của IBV gây bệnh
tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam, giai đoạn 2014–2017.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ IB ở gà tại 5 tỉnh miền Bắc Việt Nam gồm: Bắc
Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Nguyên giai đoạn 2014-2017.
- Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ lây lan dịch trên địa bàn nghiên cứu trong thời
gian từ 2014–2017.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý IB ở gà trên địa bàn nghiên cứu; đặc tính sinh học
và sinh học phân tử của các chủng IBV lưu hành trên địa bàn nghiên cứu trong khoảng
thời gian từ 2014–2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Khảo sát dịch bệnh IB tại 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam trên cơ sở xác định lâm sàng,
giám định bệnh lý và phân tử, khẳng định IBV thường xuyên lưu hành và có tỷ lệ mắc
2
và chết đáng quan tâm trong đàn gà nuôi hướng trứng.
- Đã phân lập được 10 chủng IBV, xác định được đầy đủ các đặc tính sinh học,
virus học của 3 chủng cường độc là VNUA-HN01, VNUA-TN08 và VNUA-HP11.
Xác định 3 chủng này thuộc 3 nhóm di truyền là Q1-like, QX-like và TC07-2-like, có
quan hệ gần gũi nguồn gốc và dịch tễ học với Trung Quốc.
- Khẳng định dịch bệnh IB vẫn xảy ra ở đàn có vacxin nếu không có kháng nguyên
tương đồng giữa chủng vacxin và chủng cường độc lưu hành.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Luận án đã phân tích, đánh giá và chỉ ra một số đặc điểm dịch tễ học mô tả của
bệnh IB tại một số tỉnh phía Bắc Việt Nam: tỷ lệ lưu hành bệnh, đặc điểm lưu hành
bệnh theo độ tuổi gà và theo mùa vụ. Xác định được một số yếu tố có liên quan đến sự
lưu hành bệnh IB trên gà.
- Xác định được 10 chủng IBV lưu hành trên địa bàn nghiên cứu; khi phân tích,
đánh giá chuyên sâu về mặt di truyền cho thấy 3 chủng IBV phân lập được thuộc 3
kiểu di truyền khác nhau, các chủng này đều có mức tương đồng thấp với các chủng
vacxin IB hiện đang lưu hành trên thị trường
- Luận án là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho những nghiên cứu khoa học tiếp
theo về IB, IBV và là tư liệu tham khảo cho giảng dạy trong chuyên ngành thú y.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Khẳng định dịch bệnh IB vẫn xảy ra ở đàn có vacxin nếu không có kháng nguyên
tương đồng giữa chủng vacxin và chủng cường độc lưu hành.
- Phân lập thành công 10 chủng IBV và khảo sát đặc tính virus học qua nuôi cấy
trên phôi gà 10 ngày tuổi, trong đó có chủng có thể phát triển thành chủng vacxin ứng
dụng trong thực tế.
- Kết quả của luận án là cơ sở khoa học cần thiết và sát với thực tế để người chăn
nuôi, cũng như các nhà quản lý hiểu rõ hơn và đề ra các giải pháp phòng, chống IB
hiệu quả hơn.
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA IBV
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious bronchitis - IB) là một bệnh truyền
nhiễm cấp tính của gà, do virus viêm phế quản truyền nhiễm (Infectious bronchitis
virus - IBV), thuộc giống Coronavirus, họ Coronaviridae, bộ Nidovirales gây ra.
Hầu hết các chủng IBV đều bị vô hoạt sau 15 phút ở 56oC và sau 90 phút ở 45oC,
cho thấy bản chất dễ vỡ của virus. IBV mẫn cảm với các chất sát trùng thông thường
3
và bị bất hoạt bởi chloroform và các dung môi lipid, vì vậy có thể dùng dung dịch β –
propiolactone 0,05% hoặc 0,1% (BPL), formalin 0,1% để tiêu diệt căn bệnh.
IBV rất dễ lây lan, thời kỳ ủ bệnh tương đối ngắn (18-36 giờ). IBV lan truyền theo
đường ngang qua không khí, dụng cụ chăn nuôi, thức ăn, nước uống. Bệnh lây chủ yếu
qua đường hô hấp.
Dù xâm nhập vào cơ thể bằng con đường nào thì IBV cũng đến ký sinh và sinh sản
trong các tế bào biểu mô hô hấp làm các tế bào này bị thoái hóa và chết. Trong thể bệnh
kéo dài, IBV xâm nhập và tác động vào cơ quan sinh dịch, ống dẫn trứng, các mô
đường tiêu hoá và thận.
IBV gây nên sự trì trệ hoạt động mao khí quản, gây giảm sản lượng và chất lượng
trứng, ảnh hưởng đến ống dẫn trứng. Ngoài ra, IBV còn gây nên các tổn thương thận,
mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào từng chủng, gây bệnh về ruột và đường tiêu hoá
của gà. Tính gây bệnh của IBV phụ thuộc chủng virus, ngoài ra còn có sự ảnh hưởng
của các mầm bệnh thứ sinh, lứa tuổi, chế độ ăn của gà, thời tiết
IBV thích nghi với hầu hết các biểu mô trên gà. Và thích ứng khi nuôi cấy trên phôi
gà 9-11 ngày tuổi; trên môi trường tế bào như tế bào thận phôi gà, tế bào thận gà, tế
bào gan phôi gà, ngoài ra một số chủng còn nhân lên được trên tế bào VERO của động
vật có vú, tế bào BHK-21; và trên môi trường nuôi cấy tổ chức khí quản.
2.2. ĐẶC ĐIỂM PHÂN TỬ CỦA IBV
IBV là một RNA virus, sợi đơn dương với bộ gen dài khoảng 27 kb. Tổ chức bộ
gen điển hình của virus theo thứ tự 5’-Pol-S-3a-3b-E-M-5a-5b-N-UTR-3’. Sự tái tổ
hợp di truyền được biết đến như một đặc điểm của IBV. Nhưng phạm vi của các sự
kiện tái tổ hợp giữa các dòng phân lập thực địa IBV vẫn chưa được hiểu rõ.
IBV hiện nay có rất nhiều biến chủng với các serotype khác nhau. Sự khác biệt
giữa các serotype chủ yếu là ở gen protein S1. Khi so sánh toàn bộ trình tự protein S,
hầu hết các serotype của IBV đều có 80 đến 90% tương đồng giữa các serotype khác
nhau. Trong S2, độ tương đồng amino acid thường là ≥90%. Hầu hết các serotype IBV
khác nhau từ 20-25% trình tự amino acid S1, mặc dù với một số chủng khác biệt lên
đến 50% và những chủng khác sự khác biệt chỉ nhỏ bằng 2-3%.
Những nghiên cứu đột biến đối với các kháng thể đơn dòng đã cho thấy nhiều
amino acid liên quan đến sự hình thành của các epitope VN được đặt trong khu vực
thứ nhất và thứ ba của chiều dài polipeptide S1. Phân tích trình tự của các biến thể có
di truyền rất giống nhau (>95% axit amin tương đồng trong S1) cho thấy phần lớn sự
khác biệt nằm trong hai vùng này. Việc tạo ra các biến thể di truyền được cho là kết
quả từ sự thay đổi vài amino acid trong glycoprotein spike (S) của IBV. Hầu hết các
nghiên cứu trên IBV tập trung trên gen glycoprotein S.
4
PHẦN 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG
3.1.1. Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR để chẩn đoán phát hiện IBV và nghiên cứu
biến đổi bệnh lý IB
- Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR trong chẩn đoán phát hiện IBV, khảo sát cặp mồi
được sử dụng.
- Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý IB trên gà.
3.1.2. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ IB ở gà tại một số tỉnh miền Bắc Việt
Nam
- Tình hình mắc IB ở gà tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam:
+ Tỉ lệ gà mắc IB ở các lứa tuổi;
+ Tỉ lệ gà mắc IB theo các mùa trong năm.
- Xác định một số yếu tố nguy cơ chủ yếu.
3.1.3. Phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng IBV phân lập
được
- Phân lập IBV trên trứng gà sạch có phôi;
- Xác định tính thích ứng của các IBV trên phôi gà;
- Xác định liều gây nhiễm phôi 50% (EID50/ml) và liều gây chết phôi 50%
(ELD50/ml) của một số chủng IBV phân lập được.
3.1.4. Phân tích trình tự gen và xây dựng cây phả hệ
+ Giải trình tự gen, xác định type IBV phân lập được;
+ Xây dựng cây phả hệ.
3.2. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được thực hiện tại các trang trại và hộ chăn nuôi tại một số tỉnh thành
miền Bắc Việt Nam (Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Nguyên);
- Phòng thí nghiệm Bộ môn Bệnh lý thú y - Học viện Nông nghiệp Việt Nam;
- Phòng thí nghiệm Trung tâm Chẩn đoán Thú y DABACO;
- Phòng thí nghiệm Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam (AVAC);
- Công ty Marcrogen, Hàn Quốc và COSMO (Genetech Co., Ltd, Seoul, Hàn
Quốc).
3.3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3.1. Vật liệu nghiên cứu:
3.3.1.1. Vật liệu nghiên cứu cho nội dung 1
- Các cặp mồi sử dụng:
+ Mồi đặc hiệu antisense : 5’-AGT GGT CTG GTT CAC-3’.
+ Cặp mồi khuếch đại đoạn gen S1:
Mồi xuôi IBF : 5’-TTTTGGTGATGACAAGATGAA-3’;
Mồi ngược IBR : 5’-CGCATTGTTCCTCTCCTC-3’.
- Các chủng virus truyền nhiễm bao gồm: chủng virus vacxin Nobilis IB 4-91,
chủng virus Lasota, chủng Nobilis Gumboro 228E, chủng virus NIBRG-14, chủng
5
Nobilis ILT. Các cặp mồi đặc hiệu dùng trong chẩn đoán của các virus kể trên.
- Gà chết trên địa bàn nghiên cứu đã được chọn;
- Dụng cụ mổ khám, dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm, trang bị bảo hộ;
- Bộ dụng cụ làm tiêu bản;
- Bộ hóa chất tẩm đúc paraffin và nhuộm Haematoxylin – Eosin (HE);
- Bộ kit tách chiết RNA: Trizol® Reagent (Life technologies, USA);
- Bộ kit phiên mã ngược SuperScript®III First-Strand kit (Invitrogen, MA, US);
- Bộ kit PCR AccuPower® PCR PreMix (BIONEER);
- Máy móc thí nghiệm cần thiết: máy RT-PCR, máy đọc gel, máy điện di, máy ly
tâm, tủ lạnh, buồng an toàn sinh học cấp 2.
3.3.1.2. Vật liệu nghiên cứu cho nội dung 2
* Số liệu và phần mềm
- Số liệu các ổ dịch IB, đàn gà, số gà mắc IB và số gà chết do IB tại các trang trại
và hộ chăn nuôi trên địa bàn nghiên cứu;
- Số liệu điều tra trong nghiên cứu xác định các yếu tố liên quan;
- Phần mềm sử dụng trong xử lý số liệu Excel 2007 và Minitab 16.0.
3.3.1.3. Vật liệu nghiên cứu cho nội dung 3
- Trứng gà từ những con gà sạch bệnh, đặc biệt không có kháng thể IB, có phôi 10
ngày tuổi do Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam (AVAC) cung cấp;
- Tủ lạnh, tủ lạnh âm, tủ ấm, máy ấp trứng...;
- Trang bị bảo hộ: găng tay và khẩu trang, áo blouse.
3.3.1.4. Vật liệu nghiên cứu cho nội dung 4
* Các cặp mồi được sử dụng:
- Cặp mồi khuếch đại gen S1:Mồi xuôi: 5’- AAGACTGAACAAAARACCGACT
-3’; Mồi ngược: 5’- CAAAACCTRCCATAACTWACATA -3’;
- Cặp mồi khuyếch đại gen S dài đầy đủ: Mồi xuôi 5'-CGG AAC AAA AGA CMG
ACT TAG T-3'; Mồi ngược 5'-CCA TTA AAC AGA CTT TTT AGG TCT G-3';
- Cặp mồi đặc hiệu vector M13F và M13R;
- Các bộ kit được sử dụng như: QIAquick PCR Purification (QIAgen), Plasmid
Miniprep (QIAgen);
- pGEM®-T Easy vector sử dụng enzyme T4 DNA ligase (Promega);
- Trang bị bảo hộ;
- Máy móc thí nghiệm cần thiết;
- Phần mềm sử dụng trong phân tích trình tự gen và xây dựng cây phả hệ: phần
mềm DNASTAR Lasergene và BioEdit 6.0; chương trình PHYLIP suite và phần mềm
MEGA 7.0
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.3.2.1. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 1
- Kiểm tra tính bắt cặp của mồi bằng BLAST, chọn mẫu theo sác xuất;
- Chiết tách RNA virus, tổng hợp cDNA, PCR sử dụng các bộ kit thích hợp. Kiểm
tra sản phẩm bằng điện di trên gel agarose 1-1,5%;
6
- Mẫu bệnh phẩm gà nghi mắc IB được lấy dựa trên TCVN 01-83:2011/BNNPTNT.
Mẫu bệnh phẩm là khí quản, phổi, buồng trứng, thận của gà;
- Mổ khám theo phương pháp của Thomas Carlyle Jones đối với gia cầm;
- Phương pháp làm tiêu bản vi thể tẩm đúc bằng paraffin và nhuộm Haematoxylin
– Eosin (HE) theo quy trình của Bộ môn Bệnh lý, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
3.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 2
Điều tra dịch tễ sử dụng phương pháp dịch tễ học mô tả, thống kê sinh học, phương
pháp hồi cứu, nghiên cứu Bệnh-Chứng.
3.3.2.3. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 3
- Phân lập IBV trên trứng gà sạch có phôi 10 ngày tuổi theo quy trình của OIE
(2018).
- Xác định khả năng thích ứng và ổn định của IBV trên phôi gà: mỗi chủng IBV
phân lập được cấy truyền 3 đợt trên phôi trứng gà sạch 10 ngày tuổi, mỗi đợt 30 phôi
trứng. Theo dõi thí nghiệm trong 6 ngày, đánh giá bệnh tích và tổng hợp số liệu phôi
sống, chết ở từng thời điểm, đánh giá kết quả.
- Xác định EID50/ml và ELD50/ml: pha loãng nối tiếp các IBV phân lập theo thứ tự
10-1, 10-2...đến 10-8. Gây nhiễm liều 0,1ml mỗi nồng độ với 5 phôi trứng gà. Theo dõi
thí nghiệm ở các thời điểm 24, 48, 72, 96 và 120 giờ, tổng hợp số liệu phôi chết, phôi
sống, phôi nhiễm và phôi không nhiễm. Tính EID50/ml và ELD50/ml theo công thức
của Spearman-Karber.
3.3.2.4. Phương pháp nghiên cứu cho nội dung 4
- Sản phẩm PCR được xử lý và gửi ra nước ngoài để giải trình tự. Phân tích bằng
phần mềm DNASTAR Lasergene (DNASTAR®), BioEdit 6.0.
- Cây phả hệ được xây dựng dựa vào thuật toán Neighbor-joining algorithms của
chương trình PHYLIP suite và phần mềm MEGA 7.0. Cấu trúc hình học của cây phả
hệ được đánh giá dựa vào phương pháp Bootstrap re-sampling 1.000 lần dữ liệu
Neighbor-joining từ SEQBOOT and CONSENSE của chương trình PHYLIP suite.
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT RT-PCR ĐỂ CHẨN ĐOÁN PHÁT HIỆN IBV VÀ
NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ IB
4.1.1. Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR trong chẩn đoán phát hiện IBV
Kiểm tra tính bắt cặp nucleotide của cặp mồi IBF/IBR (Feng et al., 2012) cho kết
quả bắt cặp tốt với hơn 100 dữ liệu gen S và hệ gen đầy đủ của IBV trong GenBank.
Thử nghiệm bằng RT-PCR cho kết quả nhạy và đặc hiệu. Kết quả chẩn đoán có 126/260
(48,46%) mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với IBV (Bảng 4.1).
7
Bảng 4.1. Kết quả chẩn đoán IB bằng phương pháp RT-PCR
Nơi
lấy mẫu
Số mẫu xét nghiệm
(n)
Số mẫu dương tính
(n)
Tỷ lệ (%) dương tính
Bắc Ninh 68 36 52,94
Hà Nội 32 15 46,88
Hải Phòng 54 24 44,44
Hưng Yên 56 26 46,43
Thái Nguyên 50 25 50,00
Tính chung 260 126 48,46
4.1.2. Kết quả nghiên cứu một số biến đổi bệnh lý IB ở gà
4.1.2.1. Triệu chứng lâm sàng của gà mắc IB
Nghiên cứu về những biểu hiện lâm sàng của gà nhiễm IB có ý nghĩa quan trọng
trong chẩn đoán lâm sàng khi có dịch bệnh xảy ra. Kết quả quan sát trực tiếp trên những
đàn, trại có mẫu bệnh phẩm cho kết quả RT-PCR dương tính với IBV cho thấy 100%
gà bệnh có hiện tượng hô hấp khó khăn như hắt hơi, thở khó, dịch mũi tiết ra nhiều và
kèm theo là các biểu hiện sưng đầu, viêm kết mạc, đây cũng là những biểu hiện đặc
trưng của bệnh (Bảng 4.2). Ngoài ra, gà mắc IB còn có thêm triệu chứng tích dịch trong
tử cung, đặc biệt có ở gà mắc IB. Thêm nữa, gà còn bị tiêu chảy phân loãng, nhiều
nước và có mùi hôi thối (Bảng 4.2).
Bảng 4.2. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng chủ yếu của gà mắc IB
Nơi
lấy mẫu
Triệu chứng lâm sàng
Sốt, ủ rũ,
ăn kém
Hô hấp
khó
khăn*
Sưng
đầu
Viêm
kết
mạc
Tích dịch
trong tử
cung
Phân tiêu
chảy nhiều
nước
Trại A (Bắc Ninh) ++ +++ ++ + + +
Trại B (Hà Nội) +++ +++ ++ ++ + ++
Trại C (Hải Phòng) ++ +++ ++ + + +
Trại D (Hưng Yên) +++ +++ ++ + + +
Trại E (Thái Nguyên) ++ ++ ++ + + +
Chú thích: +++: Nặng; ++: Trung bình; +: Nhẹ; * Hô hấp khó khăn, bao gồm: Hắt hơi, thở khó, dịch mũi tiết ra
nhiều
4.1.2.2. Một số biến đổi bệnh lý đại thể của gà mắc IB
Bệnh tích của gà mắc IB rất đa dạng, trong đó chiếm tỷ lệ cao gồm thận sưng
(90,48%), viêm kết mạc mắt (76,98%), tích dịch trong tử cung (66,67%); ngoài ra chủ
yếu là các bệnh tích đường hô hấp như xuất huyết khí quản (76,98%), phổi tụ huyết,
xuất huyết (63,49%), viêm túi khí (60,32%) và viêm xoang mũi (57,94%) (Bảng 4.3).
Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu biến đổi bệnh lý đại thể của gà mắc IB
8
Bệnh tích
Số gà nghiên cứu
(n)
Số gà có bệnh tích
(n)
Tỷ lệ (%)
Viêm kết mạc 126 50 39,68
Viêm xoang mũi 126 73 57,94
Xuất huyết khí quản 126 97 76,98
Phổi tụ huyết, xuất huyết 126 80 63,49
Viêm túi khí 126 76 60,32
Báng nước xoang bụng 126 84 66,67
Buồng trứng viêm, teo 126 34 26,98
Ống dẫn trứng teo 126 20 15,87
Ống dẫn trứng tích nước 126 10 7,94
Thận sưng 126 114 90,48
Thận sưng tích urat 126 2 1,59
Ngoài tế bào niêm mạc đường hô hấp và thận bị tác động, IBV còn tác động vào
cơ quan sinh dục làm biến đổi tổ chức của cơ quan này hậu quả là sản lượng trứng
thương phẩm của gà đẻ giảm nghiêm trọng và đây được coi là một trong những thiệt
hại kinh tế nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi gà đẻ. Kết quả đánh giá tỷ lệ đẻ trứng
của gà đẻ được thể hiên ở Bảng 4.4.
Bảng 4.4. Sản lượng trứng của gà đẻ mắc IB
Địa điểm
Tuổi của
gà
(tuần tuổi)
Số gà
quan sát
(con)
Số
trứng
(quả)
Tỷ lệ đẻ thực
tế (%)
(95% CI)
Tỷ lệ đẻ
tiêu
chuẩn
(%)
Tỷ lệ trứng
tụt giảm (%)
(95% CI)
Trại F
(Bắc Ninh)
32 4500 23124
73,41
(72,12-74,70)
94,20
20,79a
(19,60-21,98)
Trại G
(Hà Nội)
23 5000 12950
37,00
(35,66-38,34)
80,00
43,00a
(41,63-44,37)
Trại H
(Hải Phòng)
25 3000 11260
53,62
(51,84-55,40)
92,50
38,88a
(37,14-40,63)
Trại I
(Hưng Yên)
27 4000 16268
58,10
(56,57-59,63)
94,00
35,90a
(34,41-37,39)
Trại J
(Thái Nguyên)
29 3500 15325
62,55
(60,95-64,15)
94,50
31,95a
(30,41-33,49)
Chú thích: Ký tự a thể hiện số liệu sai khác có ý nghĩa thống kê P < 0,05
Tỷ lệ tụt giảm sản lượng trứng cũng khác nhau ở các lứa tuổi gà đẻ khác nhau
(Bảng 4.4). Cụ thể gà đẻ 23 tuần tuổi mắc IB có tỷ lệ (%) tụt giảm sản lượng trứng là
cao nhất 43,00% (95% CI 41,63 - 44,37) và gà đẻ 32 tuần tuổi mắc IB có tỷ lệ (%) tụt
giảm sản lượng trứng là thấp nhất 20,79% (95% CI 19,60-21,98). Sự chênh lệch giữa
9
tỷ lệ (%) trứng tụt giảm cao nhất và thấp nhất là 22,21% (95% CI 20,40 – 24,02) (ɀ =
24,00; <0,001). Kết quả cho thấy tỷ lệ (%) trứng tụt giảm của gà đẻ mắc IB cao hơn
khi số tuần tuổi của gà mắc càng nhỏ.
4.1.2.3. Một số biến đổi bệnh lý vi thể của gà mắc IB
Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể của 10 con gà mắc IB (kiểm tra dương tính với
IBV bằng phản ứng RT-PCR) có các biển đổi bệnh lý đại thể đặc trưng cho thấy hầu
hết các cơ quan trong cơ thể gà mắc bệnh đều có biến đổi bệnh lý vi thể. Tiêu biểu là
thâm nhiễm tế bào viêm có ở 100% số mẫu nghiên cứu và tất cả các cơ quan trong cơ
thể (Bảng 4.5). Các bệnh tích vi thể bao gồm: biểu mô khí quản xuất huyết, sung huyết
và bong tróc; niêm mạc hạ khí quản phù nề, biểu mô bong tróc kết hợp với d