Một trong những vấn đề bức xúc về vệ sinh an toàn thực phẩm ở
nước ta hiện nay là dư lượng kháng sinh trong vật nuôi, dư lượng kháng
sinh trong thực phẩm vượt quá mức cho phép ảnh hưởng tới sức khỏe của
người tiêu dùng và uy tín hàng xuất khẩu của chúng ta. Do tính chất kháng
khuẩn mạnh của erythromycin từ lâu nó đã được dùng để phòng và trị bệnh
trên tôm cá. Do nông dân trong quá trình nuôi tôm càng xanh và cá rô phi
có sử dụng erythromycin và không tuân thủ thời gian ngưng thuốc trước
thu hoạch nên để lại sản phẩm có dư lượng vượt mức cho phép.
Theo quy định của Codex, WHO/FAO, EU, Mỹ, Canada, Australia,
v.v thì dư lượng erythromycin trong sản phẩm thủy sản nhìn chung phải
nhỏ hơn 30 ppb. Theo thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 15/03/2009 của
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, erythromycin thuộc
nhóm kháng sinh hạn chế sử dụng, với mức dư lượng tối đa cho phép là
200 ppb. Hiện nay đã có nhiều phương pháp xác định dư lượng kháng sinh
này trong các sản phẩm thủy sản như ELISA, LC-MS/MS. Mục tiêu và nội
dung thứ nhất đặt ra là phải tìm được phương pháp phân tích dư lượng
kháng sinh trong sản phẩm thủy sản với chi phí thấp, nhanh, độ tin cậy và
tính chính xác cao, có khả năng tái khẳng định erythromycin.
Xét thấy chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được công bố về quá trình
đào thải, chuyển hóa, thời gian ngưng kháng sinh erythromycin trước thu
hoạch trên đối tượng tôm càng xanh, cá rô phi. Vậy nên trong đề tài này em
sẽ tiến hành nghiên cứu thời gian đào thải, chuyển hóa của erythromycin
trong cơ thịt tôm càng xanh và cá rô phi nhằm rút ra quy luật và ước lượng
được thời gian ngưng thuốc trước thu hoạch an toàn.
27 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu định lượng kháng sinh Erythromycin trong tôm, cá bằng kỹ thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm và khả năng đào thải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NGUYỄN PHƯỚC MINH
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG KHÁNG SINH
ERYTHROMYCIN TRONG TÔM, CÁ BẰNG KỸ
THUẬT SÓNG VUÔNG QUÉT NHANH TRÊN CỰC
GIỌT CHẬM VÀ KHẢ NĂNG ĐÀO THẢI
Chuyên ngành: Chế Biến Thực Phẩm và Đồ Uống
Mã số chuyên ngành: 62.54.02.01
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT
Tp. Hồ Chí Minh năm 2012
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa -
ĐHQG-HCM
Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Trần Bích Lam
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Trọng Giao
Phản biện độc lập 1:
Phản biện độc lập 2:
Phản biện 1:.
Phản biện 2:.
Phản biện 3:.
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại:
.....................
.................
vào lúc giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Khoa học tổng hợp Tp. HCM
- Thư viện Trường Đại Học Bách Khoa - ĐHQG-HCM
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyen Phuoc Minh et al., “Simultaneous determination of
erythromycin A in giant prawn and tilapia in Mekong region by
stripping square wave voltammetry,” European Journal of Food
Research and Review, vol. 1, no. 1, pp. 01-14, 2011.
2. Nguyen Phuoc Minh et al., “Accumulation and clearance of orally
administered erythromycin in adult Nile tilapia (Oreochromis
niloticus),” International Food Research Journal, vol. 18, no. 1,
pp. 95-100, 2011.
3. Nguyen Phuoc Minh et al., “Tissue distribution and elimination of
erythromycin in giant freshwater prawn (Macrobrachium
rosenbergii) depletion,” African Journal of Food Science, vol. 4,
no. 9, pp. 578-584, 2010.
4. Nguyễn Phước Minh và cộng sự. “Quá trình tích tụ và đào thải
kháng sinh erythromycin trên cá rô phi (Oreochromis niloticus),”
Kỷ Yếu Hội Nghị Khoa Học: Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững
Thích Ứng Với Sự Biến Đổi Khí Hậu, Cần Thơ, 2010, trang 430-
437.
5. Nguyễn Phước Minh và cộng sự. “Chuyển hóa sinh học và đào
thải kháng sinh erythromycin trong tế bào tôm càng xanh trưởng
thành (Macrobrachium rosenbergii),” Kỷ Yếu Hội Nghị Khoa Học:
Phát Triển Nông Nghiệp Bền Vững Thích Ứng Với Sự Biến Đổi
Khí Hậu, Cần Thơ, 2010, trang 472-479.
1TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Một trong những vấn đề bức xúc về vệ sinh an toàn thực phẩm ở
nước ta hiện nay là dư lượng kháng sinh trong vật nuôi, dư lượng kháng
sinh trong thực phẩm vượt quá mức cho phép ảnh hưởng tới sức khỏe của
người tiêu dùng và uy tín hàng xuất khẩu của chúng ta. Do tính chất kháng
khuẩn mạnh của erythromycin từ lâu nó đã được dùng để phòng và trị bệnh
trên tôm cá. Do nông dân trong quá trình nuôi tôm càng xanh và cá rô phi
có sử dụng erythromycin và không tuân thủ thời gian ngưng thuốc trước
thu hoạch nên để lại sản phẩm có dư lượng vượt mức cho phép.
Theo quy định của Codex, WHO/FAO, EU, Mỹ, Canada, Australia,
v.v thì dư lượng erythromycin trong sản phẩm thủy sản nhìn chung phải
nhỏ hơn 30 ppb. Theo thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 15/03/2009 của
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, erythromycin thuộc
nhóm kháng sinh hạn chế sử dụng, với mức dư lượng tối đa cho phép là
200 ppb. Hiện nay đã có nhiều phương pháp xác định dư lượng kháng sinh
này trong các sản phẩm thủy sản như ELISA, LC-MS/MS. Mục tiêu và nội
dung thứ nhất đặt ra là phải tìm được phương pháp phân tích dư lượng
kháng sinh trong sản phẩm thủy sản với chi phí thấp, nhanh, độ tin cậy và
tính chính xác cao, có khả năng tái khẳng định erythromycin.
Xét thấy chưa có bất kỳ nghiên cứu nào được công bố về quá trình
đào thải, chuyển hóa, thời gian ngưng kháng sinh erythromycin trước thu
hoạch trên đối tượng tôm càng xanh, cá rô phi. Vậy nên trong đề tài này em
sẽ tiến hành nghiên cứu thời gian đào thải, chuyển hóa của erythromycin
trong cơ thịt tôm càng xanh và cá rô phi nhằm rút ra quy luật và ước lượng
được thời gian ngưng thuốc trước thu hoạch an toàn.
Từ hai yêu cầu trên, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu định lượng
kháng sinh Erythromycin trong tôm, cá bằng kỹ thuật sóng vuông quét
nhanh trên cực giọt chậm và khả năng đào thải”.
2MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Một là, trên thiết bị ANALYZER SQF 505 do Việt Nam sản xuất
xây dựng được phương pháp phân tích erythromycin bằng kỹ thuật sóng
vuông quét nhanh trên cực giọt chậm đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm
quốc tế đồng thời đạt yêu cầu phân tích nhanh, đơn giản và giảm chi phí
phân tích.
Hai là, nghiên cứu đào thải, chuyển hóa của erythromycin trong cơ
thịt thủy sản (tôm càng xanh, cá rô phi), từ đó xác định được quy luật về
thời gian thu hoạch an toàn khi sử dụng erythromycin.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học:
1. Lần đầu tiên ở Việt nam và trên thế giới tiến hành nghiên cứu sử dụng
kỹ thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm để phân tích định
tính và định lượng kháng sinh eythromycin trong mẫu thủy sản.
2. Sự xuất hiện của sóng khử vùng thế khoảng -1,4 V là do sự khử của
nhóm C = O thứ hai trong phân tử erythromycin liên kết với nhóm ái
điện tử chứa nguyên tử oxi bên cạnh. Quá trình khử là không hoàn toàn
thuận nghịch với sự trao đổi hai điện tử.
3. Phát hiện trong điều kiện thích hợp có sự hấp phụ của erythromycin
trên bề mặt giọt thủy ngân. Có thể dùng hiệu ứng này để tiến hành
phân tích erythromycin ở các nồng độ rất thấp bằng kỹ thuật stripping
hấp phụ trên cực giọt chậm hay cực ngồi, cực treo.
4. Đã nghiên cứu và chọn được dung dịch nền thích hợp, các thông số
chạy máy tối ưu, quy trình chuẩn bị mẫu đo hợp lý để phân tích
erythromycin trong các mẫu tôm càng xanh, cá rô phi có kết quả tin
cậy. Các số liệu đã được so sánh với kỹ thuật phân tích truyền thống
LC-MS là có sự tương đồng.
35. Chứng minh rằng các dẫn xuất erythromycin không chỉ được chuyển
hoá bởi Sacchropolyspora erythrea bằng con đường lên men mà còn
chứng minh được erythromycin A khi vào cơ thể tôm cá còn có sự
chuyển hoá sinh học sang các dẫn xuất erythromycin C, E, F.
Ý nghĩa thực tiễn:
1. Đã nghiên cứu xây dựng thành công quy trình phân tích định tính và
định lượng erythromycin trong tôm càng xanh và cá rô phi bằng kỹ
thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm với máy ANALYZER
SQF-505 do Việt Nam sản xuất với chi phí phân tích rẻ hơn, thao tác
dễ dàng hơn các kỹ thuật khác của nước ngoài. Các số liệu đã được
kiểm chứng với các kết quả phân tích bằng các phương pháp hiện đại
khác.
2. Kết quả này có thể giúp các nhà sản xuất kinh doanh ở các địa phương
có phương tiện để kiểm soát kháng sinh từ gốc (thức ăn, môi trường,
hóa chất, tôm cá trong quá trình thu mua, chế biến,) nhằm tạo ra các
sản phẩm có uy tín quốc tế.
3. Sự thành công bước đầu này có thể mở ra một hướng nghiên cứu mới
sử dụng kỹ thuật sóng vuông quét nhanh đơn giản, không quá tốn kém
để phân tích nhiều kháng sinh khác trong các đối tượng thủy sản khác
nhau nhằm giúp các địa phương tự giám sát tốt vấn đề này.
4. Rút ra được quy luật đào thải, chuyển hóa của erythromycin trong cơ
thịt tôm càng xanh và cá rô phi sau khi ăn thức ăn có trộn
erythromycin, từ đó ước lượng thời gian ngưng thuốc an toàn, góp
phần có được một nền công nghiệp chế biến thực phẩm chủ động, an
toàn và bền vững.
4CHƯƠNG I TỔNG QUAN
Erythromycin là nhóm kháng sinh macrolide gồm erythromycin A, B,
C, D, E, F. Tất cả được tạo ra từ Sacchropolyspora erythrea bằng con
đường lên men. Sản phẩm chính của quá trình lên men này là erythromycin
A, còn lại là các erythromycin khác (≤ 5%). Erythromycin gồm 2 phân tử
đường gồm desosamin và cladinose gắn vào Erythronolide. Nó dễ dàng hút
ẩm và tan ít trong nước (0,2%). Erythromycin hoạt hóa ở pH kiềm hơn là
pH trung tính và không bền ở pH acid.
Erythromycin có tác dụng diệt khuẩn tốt ở các loài vi khuẩn Gram [+]
và hiệu quả trong việc chữa trị nhiễm khuẩn Staphylococcus mà đã kháng
lại Penicillin. Mycoplasma, Staphylococcus, Streptococcus, Neisseria,
Haemophylus, Corynebacterium, Listeria, Pasteurella multocida, Brucella,
Rickettsia, Treponema rất nhạy cảm với erythromycin. Erythromycin được
sử dụng rộng rãi để chữa nhiễm khuẩn ở người và động vật.
Hình 1.1: Công thức cấu tạo của erythromycin
Nguyên lý của cực phổ sóng vuông quét nhanh trên cực giọt
chậm và stripping sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm: Nhúng
vào dung dịch nền có chứa chất cần phân tích 3 điện cực: Cực làm việc: là
cực giọt thủy ngân có tốc độ chảy ổn định khoảng 7 giây một giọt. Nếu áp
dụng kỹ thuật stripping nhanh ta dùng cực giọt thủy ngân có tốc độ chảy
trên 10 giây một giọt. Cực so sánh: Ag/AgCl/KCl bão hòa có thế không
đổi. Cực hỗ trợ: dùng cực Platin. Đặt lên cực làm việc 2 thành phần: Thế
một chiều tăng dần theo thời gian dạng hình bậc thang với các bước thế 2,
54, 6, 8, 10 mV. Thế xoay chiều là các xung vuông góc có giá trị biên độ
xung: 10, 20, 30, 40 mV và tần số vài trăm Hz. Để triệt tiêu dòng tụ điện
gây nhiễu cho tín hiệu cần đo, ta tiến hành ghi cường độ dòng Faraday xoay
chiều ở đầu xung và cuối xung. Phần mềm SQF-505 cho phép hiển thị sự
biến đổi của cường độ dòng Faraday xoay chiều theo thế một chiều. Đường
thu được gọi là phổ sóng vuông quét nhanh. Phổ thường chứa nhiều đỉnh.
Mỗi đỉnh ứng với một chất hay một giai đoạn phản ứng điện hóa của một
chất. Thế bán sóng (E1/2) với một dung dịch nền nào đó là một giá trị đặc
trưng cho mỗi chất và thường dùng cho mục đích phân tích định tính.
Chiều cao của đỉnh (cường độ dòng Faraday xoay chiều) hay diện tích đỉnh
(công suất tạo sóng) tỷ lệ với nồng độ chất tham gia phản ứng điện hóa trên
cực làm việc nên được dùng cho mục đích định lượng.
Stripping sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm: Dùng một
cực giọt thủy ngân chạy rất chậm, khoảng 10 giây một giọt, làm cực làm
việc. Phần mềm PSA-F cho phép đặt một giá trị thế một chiều tùy ý để tích
góp chất cần phân tích lên bề mặt của một giọt thủy ngân đang lớn dần lên.
Sau quá trình này, máy sẽ tự động tiến hành quét phổ theo chế độ sóng
vuông quét nhanh.
Các nghiên cứu định lượng erythromycin: Nghiên cứu ở trong
nước, chưa thấy có nghiên cứu nào về quá trình định lượng erythromycin,
ngay cả các nghiên cứu ở nước ngoài cũng có rất ít nghiên cứu về phương
pháp Von-ampe để định lượng erythromycin mà chủ yếu là các phương
pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ. Đặc biệt chưa thấy một công trình nghiên
cứu nào dùng kỹ thuật sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm dùng để
định lượng erythromycin trên nền mẫu tôm càng xanh và cá rô phi.
Một số công trình nghiên cứu về khả năng đào thải, chuyển hóa
erythromycin trên một số loài thủy sản như: Esposito cùng cộng sự
(2006) nghiên cứu quá trình đào thải erythromycin trên cá hồi vân dòng
Oncorhynchus mykiss. Moffitt cùng cộng sự (1988) đã nghiên cứu sự tích
6lũy và đào thải của erythromycin thiocyanate trên cá hồi Oncorhynchus
tshawytscha. Moffitt cùng cộng sự (1999) tiến hành nghiên cứu độc tính,
khả năng gây đột biến và hiệu quả của việc tiêm 10, 20, hoặc 40 mg
erythromycin/kg thể trọng cá hồi Oncorhynchus tshawytscha, cách 20 ngày
tiêm 1 lần và tiêm 6 lần, trước khi cá hồi phát dục. Moffitt và cộng sự
(2001) kiểm tra tính độc cấp tính và độc mãn tính của erythromycin trên cá
hồi Oncorhynchus tshawytscha ở 2 nhiệt độ nước khác nhau. Haukenes và
cộng sự (2002) tiêm erythromycin phosphate vào cá hồi cái Oncorhynchus
tshawytscha trước khi đẻ trứng. Fairgrieve và cộng sự (2005) cho cá hồi
Oncorhynchus tshawytscha ăn thức ăn có chứa azithromycin (30 mg/kg cá
trong 14 ngày) hoặc erythromycin (100 mg/kg cá trong 28 ngày).
Tóm lại, những nghiên cứu trước về biến đổi của erythromycin trên
cơ thể thủy sản chủ yếu mới tập trung trên đối tượng cá hồi, là cá nước lạnh
và cũng chỉ mới dừng lại ở việc theo dõi sự đào thải erythromycin ở cá.
Chưa có báo cáo về erythromycin trên thủy sản nhiệt đới và cũng chưa có
báo cáo nào cho biết trong cơ thể thủy sản erythromycin sẽ chuyển hóa thế
nào, vì vậy đây sẽ là những nội dung mà đề tài này nghiên cứu.
Vì sao chọn đối tượng thủy sản trong nghiên cứu này là tôm
càng xanh và cá rô phi: Đây là hai loại thủy sản được nuôi rất phổ biến ở
Việt Nam và có sử dụng erythromycin. Rất nhiều vi sinh vật gây bệnh trên
tôm càng xanh bao gồm protozoans như Epistylis, Zoothamnium, và
Vorticella; các vi khuẩn gây bệnh như Vibrio, Aeromonas, Pseudomonas,
Edwardsiella. Trong khi đó các bệnh chủ yếu trên cá rô phi khi nuôi
thường là Streptococcus iniae, Aeromonas hydrophila, Trichodina,
Flexibacter Columnaris, Edwardsiella. Phổ biến nhất là do
Streptococcosis, vi khuẩn gram dương, đã gây thiệt nặng nề mà không có
vacccine nào phòng được, thậm chí trên cá trưởng thành và khỏe mạnh. Vì
vậy, erythromycin cũng là kháng sinh từ lâu được dùng để phòng và trị
bệnh trên cá rô phi do Streptococcus.
7CHƯƠNG II. NGUYÊN VẬT LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU, THIẾT BỊ DỤNG CỤ, HÓA CHẤT
2.1.1 Nguyên vật liệu
- Tôm càng xanh ( 50 g/con), cá rô phi (500550 g/con).
- Erythromycin base 96,5% từ cty Cổ Phần Dược Hậu Giang.
2.1.2 Thiết bị, dụng cụ
- Thiết bị Analyzer SQF-505 của Trung Tâm Nhiệt Đới Việt Nga.
- Bộ chiết pha rắn SPE của Phenomenex, cột HLB của Waters.
- Các dụng cụ phân tích thông thường khác.
2.1.3 Hóa chất
- Erythromycin A, chloramphenicol, florfenicol, furazolidone,
ciprofloxacin, enrofloxacin, danofloxacin chuẩn có độ tinh khiết > 98% của
hãng Sigma Aldrich, Fluka Chemical.
- Các dung môi, hóa chất phân tích khác.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Thuyết minh nghiên cứu
Nội dung thứ I: Nghiên cứu các điều kiện cơ bản của kỹ thuật
stripping sóng vuông quét nhanh trên cực giọt chậm để định lượng
erythromycin. Sau đó tiến hành đánh giá thẩm định hiệu năng phương
pháp. Cuối cùng là lấy mẫu tôm càng xanh, cá rô phi thực tế tại 10 tỉnh
ĐBSCL để đánh giá bức tranh thực trạng nhiễm erythromycin.
Nội dung thứ II: Theo dõi quá trình đào thải và chuyển hoá
erythromycin theo thời gian khi kháng sinh này đi vào cơ thể tôm càng
xanh và cá rô phi bằng con đường thức ăn. Từ đó rút ra quy luật thời gian
ngưng thuốc an toàn trước thu hoạch.
2.2.2 Phương pháp thực nghiệm
2.2.2.1 Khảo sát các điều kiện tối ưu cho việc định lượng erythromycin
trên thiết bị Analyzer SQF - 505
8 Khảo sát và lựa chọn các loại dung dịch nền: Amoni axetat, Natri
axetat, Borax, Tris, Citrat - phosphat
Khảo sát nồng độ dung dịch nền: 0,05 0,25 M.
Khảo sát dung môi hòa tan erythromycin: Methanol, Ethyl axetat,
Acetonitril.
Nghiên cứu kỹ thuật đo Stripping SWV: chiều quét, Vstart, Vstep, Vpulse,
Tdrop, Velectrolise, Telectrolise
Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu: các ion vô cơ.
Xây dựng đường chuẩn trong khoảng 50 900 ppb.
Lựa chọn quy trình trích ly mẫu: sử dụng cột chiết pha rắn để tách loại
tạp và làm giàu erythromycin.
Độ chính xác, độ đúng, hiệu suất thu hồi
Khả năng nhận danh erythromycin A với các kháng sinh khác: Khảo
sát sự hiện diện của lần lượt các kháng sinh chloramphenicol, florfenicol,
furazolidone, ciprofloxacin, enrofloxacin, danofloxacin xem có tách biệt và
nhận danh rõ so với erythromycin A.
So sánh đối chứng kết quả Stripping SWV với LC-MS/MS: Tôm càng
xanh (cá rô phi) được nuôi đến trọng lượng thương phẩm, được lấy 3 mẫu
và phân tích tại trung tâm kiểm định Intertek Việt Nam để dùng làm mẫu
trắng “blank”. Sau đó tôm (cá) nuôi được gây nhiễm erythromycin bằng
con đường thức ăn; liều gây nhiễm 100 mg erythromycin/kg thể trọng/
ngày; thời gian gây nhiễm 7 ngày liên tiếp và tiến hành lấy mẫu sau ngày
thứ 7, 8 và 9 kể từ thời điểm ngưng thuốc. Lúc này ta sẽ có 3 nhóm mẫu
nhiễm erythromycin (cao, trung bình, thấp). Ở mỗi nhóm nồng độ gây
nhiễm (6 mẫu), chia làm 2 phần bằng nhau:
- Phần I: Phân tích bằng Stripping SWV (3 mẫu nồng độ thấp, 3 mẫu nồng
độ trung bình, 3 mẫu nồng độ cao).
9- Phần II: Gửi phân tích đối chứng bằng LC-MS/MS tại trung tâm kiểm
định Intertek Việt Nam (3 mẫu nồng độ thấp, 3 mẫu nồng độ trung bình, 3
mẫu nồng độ cao).
Ứng dụng phân tích erythromycin trên các mẫu thực tế tôm, cá tại các
địa phương: Lấy các mẫu tôm càng xanh, mẫu cá rô phi đại diện ở 10 tỉnh
(mỗi tỉnh lấy mẫu ở 3 huyện) ở đồng bằng sông Cửu Long về phân tích và
xử lý thống kê để đánh giá thực trạng nhiễm erythromycin. Mỗi mẫu được
phân tích 5 lần (n=5) trên máy Analyzer SQF - 505. Kết quả thể hiện: trung
bình ± SD, % RSD.
2.2.2.2 Xác định quy luật chuyển hóa sinh học, đào thải của
erythromycin trong cơ thể thủy sản khi nuôi
Kiểm soát từ giai đoạn thả giống đến khi đạt kích cỡ thương phẩm
như: mật độ thả giống, kích cỡ thả giống nhiệt độ, pH, độ kiềm, hàm lượng
oxy, khí độc, lượng thức ăn cho ăn, kích cỡ tôm khi xử lý kháng sinh,
kháng sinh nguyên liệu, sàng lọc các dạng erythromycin B, C, D, E, F có
trong nguyên liệu erythromycin base này. Thời gian xử lý kháng sinh, con
đường đưa kháng sinh vào cơ thể, liều kháng sinh xử lý, số lần cho ăn thức
ăn trong ngày cũng được giám sát hết sức chặt chẽ. Mẫu được phân tích
khẳng định dư lượng erythromycin A, phân tích sàng lọc các dạng chuyển
hóa của erythromycin như erythromycin B, C, D, E, F theo phương pháp
LC-MS/MS thông qua Cty kiểm nghiệm TUV Rheinland Aimex Vietnam.
2.2.3 Xử lý số liệu
Tất cả số liệu phân tích đều được xử lý thống kê bằng phần mềm
Statgraphics và WT14.
10
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 NGHIÊN CỨU CÁC ĐIỀU KIỆN TỐI ƯU CHO VIỆC ĐỊNH
LƯỢNG ERYTHROMYCIN
3.1.1 Nghiên cứu thăm dò định hướng, chọn vùng quét thế và chiều
quét thế
Erythromycin khá dễ tan trong nước nên các dung dịch nền dùng
cho người cứu chủ yếu là dung dịch nước với các chất điện ly khác nhau.
Trong công thức cấu tạo của erythromycin có nhóm C=O liên kết với một
nguyên tử oxy khác, ngoài ra có một số dị vòng chứa oxy được liên kết một
nguyên tử oxy nữa nên có thể dự đoán sẽ xuất hiện những sóng khử trong
khoảng thế từ -1,0 V đến -1,7 V. Vì thế em sẽ tập trung nghiên cứu ở vùng
thế này.
Qua thăm dò sơ bộ em thấy có một vài sóng trong khoảng thế này,
nhưng sóng ở thế vùng khoảng -1,4 V là tốt nhất đối với mục đích phân tích
định lượng, nên các khảo sát tiếp theo em tập trung để tìm điều kiện tối ưu
cho sóng này.
3.1.2 Nghiên cứu tìm dung dịch nền và pH phù hợp
Cường độ dòng của erythromycin bị ảnh hưởng bởi loại dung dịch
nền. Trong số các dung dịch nền khảo sát như Natri axetat, Amoni axetat,
Citrat-Phosphat, Borax, đệm Tris thì dung dịch nền amoni axetat cho giá trị
cường độ dòng erythromycin cao nhất và hình dạng đỉnh peak đẹp nhất.
Khoảng pH của dung dịch amoni axetat được khảo sát trong
khoảng 7,0 đến 10,0. Erythromycin có cường độ dòng cao nhất ở pH 8,0
(E1/2 = -1.430 mV, I = 351,7 ± 5,7 nA). Vì thế dung dịch nền amoni axetat
(pH 8,0) được chọn để khảo sát tiếp theo.
3.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ dung dịch nền
Nồng độ dung dịch nền amoni axetat pH 8,0 được khảo sát trong
khoảng 0,05 0,25 M. Erythromycin có cường độ dòng cao nhất ở amoni
axetat 0,1 M (E1/2= -1.430 mV, I = 254,8 ± 10,2 nA).
11
Hình 3.9: Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch nền amoni axetat đến cường độ dòng
của erythromycin A
3.1.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi hòa tan erythromycin
Tiến hành ghi phổ của erythromycin trong dung dịch nền amoni
axetate 0,1 M pH 8,0 với sự có mặt của ba dung môi methanol, acetonitril,
ethyl axetate để hòa tan chuẩn erythromycin. Kết quả thu được thấy khi có
mặt của các dung môi trên vẫn không ảnh hưởng nhiều tới tính chất của
phổ eythromycin, chúng ta vẫn ghi được các phổ rõ ràng ở vùng thế như cũ.
Qua đó, ta thấy trong quá trình chuẩn bị mẫu đo có thể dùng các dung môi
trên.
3.1.5 Nghiên cứu các điều kiện chạy máy thích hợp
3.1.5.1 Nghiên cứu chiều quét
Chiều quét xuôi (0 đến -1.800 mV) và chiều quét ngược (-1.800
mV đến 0) lên tín hiệu của cường độ dòng đã được khảo sát. Chiều quét
xuôi (0 đến -1.800 mV) cho đỉnh peak cao và đẹp. Trong khi đó, chiều quét
ngược (-1.800 mV đến 0) không thể hiện đỉnh peak. Chiều quét xuôi (0 đến
-1.800 mV) được chọn để khảo sát các thông số tiếp theo. Điều này nói lên
rằng tính chất không thuận nghịch của erythromycin khi quét.
3.1.5.2 Nghiên cứu chọn thế bắt đầu ghi phổ Vstart
Tiến hành ghi phổ erythromycin nồng độ 100 ppb trong dung dịch
nền amoni axetat 0,1 M; pH 8,0