Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm nhóm beta-Agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) trong chăn nuôi lợn

Việc lạm dụng và sử dụng bất hợp pháp hormone, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Để quản lý và kiểm soát, các nước đều ban hành các qui định pháp lý. nước ta, quản lý chất cấm trong chăn nuôi đã được qui định tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNNPTNT (nay thay thế bằng Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT). Tuy nhiên, sau khi văn được ban hành một, vẫn phát hiện hiện tượng sử dụng chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi lợn. Đặc biệt, do một số điểm qui định chưa rõ ràng đã gây khó khăn trong quá trình thực thi kiểm soát chất cấm. Do đó, năm 2010 Bộ NN& PTNT đã ban hành Thông tư 54/2010/TT-BNNPTNT (nay được thay bằng Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT) bổ sung những quy định về thử nghiệm và xử lý vi phạm. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra những bất cập về phương pháp thử nghiệm dẫn đến tình trạng tranh chấp trong xử lý các vi phạm về kết quả kiểm tra. Do đó, để có cơ sở cho việc xây dựng quy định quản lý nhà nước về chất cấm betaagonist trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng những nội dung nghiên cứu trong luận án này là rất cần thiết.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 470 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp kiểm soát chất cấm nhóm beta-Agonist (clenbuterol, salbutamol, ractopamine) trong chăn nuôi lợn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM NGUYỄN XUÂN DƢƠNG NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CHẤT CẤM NHÓM BETA-AGONIST (CLENBUTEROL, SALBUTAMOL, RACTOPAMINE) TRONG CHĂN NUÔI LỢN Ngành : Dinh dƣỡng và Thức ăn chăn nuôi Mă số : 9620107 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2018 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. VŨ DUY GIẢNG PGS.TS. PHẠM KIM ĐĂNG Phản biện 1: PGS.TS. HOÀNG KIM GIAO Hội Chăn nuôi Phản biện 2: TS. TRẦN HIỆP Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC Viện Chăn nuôi Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việc lạm dụng và sử dụng bất hợp pháp hormone, kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Để quản lý và kiểm soát, các nước đều ban hành các qui định pháp lý. nước ta, quản lý chất cấm trong chăn nuôi đã được qui định tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNNPTNT (nay thay thế bằng Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT). Tuy nhiên, sau khi văn được ban hành một, vẫn phát hiện hiện tượng sử dụng chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi lợn. Đặc biệt, do một số điểm qui định chưa rõ ràng đã gây khó khăn trong quá trình thực thi kiểm soát chất cấm. Do đó, năm 2010 Bộ NN& PTNT đã ban hành Thông tư 54/2010/TT-BNNPTNT (nay được thay bằng Thông tư 57/2012/TT-BNNPTNT) bổ sung những quy định về thử nghiệm và xử lý vi phạm. Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra những bất cập về phương pháp thử nghiệm dẫn đến tình trạng tranh chấp trong xử lý các vi phạm về kết quả kiểm tra. Do đó, để có cơ sở cho việc xây dựng quy định quản lý nhà nước về chất cấm beta- agonist trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng những nội dung nghiên cứu trong luận án này là rất cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu xây dựng được các giải pháp kiểm soát và quản lý chất cấm thuộc nhóm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thích hợp với điều kiện thực tiễn ở nước ta và đáp ứng thông lệ quốc tế. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được thực trạng và năng lực trong công tác quản lý chất cấm nói chung và beta-agonist nói riêng. - Xác định được phương pháp định lượng các chất cấm nhóm beta-agonist (CLEN, SAL, RAC) trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu lợn phù hợp với điều kiện thực tiễn, đồng thời đảm bảo độ chính xác và thống nhất giữa các phòng thử nghiệm. - Xây dựng được quy trình kiểm soát chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt và đề xuất sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đánh giá tình hình kiểm tra, giám sát sử dụng chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn của 63 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 2011- 2016, đồng thời đánh giá thực trạng sử dụng chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt tại 4 tỉnh có ngành chăn nuôi lợn phát triển, đại diện cho phía Bắc, phía Nam tại thời điểm tháng 9 năm 2016. - Đề xuất phương pháp phân tích định lượng các chất cấm thuộc nhóm beta- 2 agonist (RAC, SAL, CLEN) trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu vật nuôi có độ chính xác cao và phù hợp với năng lực phân tích của 15 phòng thử nghiệm chỉ định trong nước. - Đánh giá sự đào thải các chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thông qua thí nghiệm trên 45 lợn thịt tại Viện Chăn nuôi và phòng thử nghiệm Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định Vinacert. - Đề xuất quy trình kiểm tra, kiểm soát sử dụng chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt và đề xuất sửa đổi một số quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Xác định được phương pháp phân tích định lượng chất cấm nhóm beta-agonist trong TACN và nước tiểu bằng thiết bị phân tích LC-MS/MS có giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) phù hợp, tương thích với năng lực các phòng phân tích trong nước. - Xác định được tốc độ và thời gian đào thải chất cấm nhóm beta-agonist trong các mô: thịt, gan và thận của lợn, cũng như mối quan hệ giữa tốc độ và thời gian đào thải các chất cấm trong các mô này với tốc độ và thời gian đào thải của chất cấm trong nước tiểu. Nghiên cứu đầu tiên, công phu và khoa học cung cấp kết quả tin cậy là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng các qui định quản lý chất cấm beta - agonist tại Việt Nam. - Các phát hiện mới là những cơ sở khoa học và thực tiễn quan trọng cho việc xây dựng quy trình kiểm tra, kiểm soát sử dụng chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn. Đưa ra được một số kiến nghị cụ thể trong điều chỉnh các văn bản pháp quy hiện hành liên quan đến hoạt động quản lý, kiểm soát chất cấm nhóm beta- agonist trong chăn nuôi lợn thịt, hiện nay đã có kiến nghị được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn quản lý. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp căn cứ khoa học cho việc đề xuất các giải pháp quản lý nhà nước về chất lượng và an toàn thức ăn cũng như các sản phẩm chăn nuôi. - Đề xuất xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia về phương pháp phân tích định lượng các chất CLEN, RAC, SAL trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu vật nuôi bằng kỹ thuật sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MS-MS). - Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm tư liệu cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học về mức độ đào thải và tồn dư beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được ứng dụng trực tiếp tại các cơ quan quản lý nhà nước về thức ăn chăn nuôi từ Trung ương đến các tỉnh và thành phố trong cả nước. Vì vậy hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về thức ăn chăn 3 nuôi nói riêng và chăn nuôi nói chung sẽ được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng và an toàn các sản phẩm chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, cũng như làm tăng năng lực cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi tại thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu. Từ đó, nâng cao chuỗi giá trị cho người chăn nuôi nói riêng và cho ngành nông nghiệp nói chung. Góp phần thực hiện thành công Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10 tháng 6 năm 2013 về việc phê duyệt đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU Beta-agonist thuộc nhóm hormone đồng hóa (hormone analogue), bao gồm nhiều chất như ractopamine, clenbuterol, salbuterol, cimaterol, fenoterol, mabuterol... được sử dụng như một phụ gia nhằm kích thích sinh trưởng của cơ xương nhưng không ảnh hưởng đến hormone tự nhiên (Beermann (2002), dẫn theo Centner et al. (2014)). Paylean (Sản phẩm chứa ractopamine hydrochloride) bổ sung vào thức ăn của lợn vỗ béo đã cải thiện được hiệu quả sử dụng thức ăn 13%, tốc độ tăng trọng 10%, lượng thịt nạc tăng 25-37%, mỗi một đầu lợn người nuôi có thể thu thêm 5-10 USD (Wood et al., 2010). Các beta- agonist khác như SAL, CLEN cũng có tác dụng tương tự, tuy nhiên tồn dư beta- agonist trong thịt và sản phẩm thịt gây tác hại tới sức khỏe của người tiêu dùng. Trên thế giới hầu hết các chất thuộc nhóm beta-agonist đều bị cấm sử dụng trong chăn nuôi. Riêng RAC được phép sử dụng ở Mỹ và 25 nước khác. Tổ chức Codex sau nhiều kỳ họp và tranh cãi không thống nhất về việc cho phép sử dụng chất này, cuối cùng cũng đã thông qua mức tồn dư tối đa (MRLs: Maximum Residue Levels) của RAC trong sản phẩm động vật. Các lý do khác cho việc cấm sử dụng RAC cũng như tất cả các chất thuộc nhóm beta-agonist khác là vấn đề quản lý. một số nước RAC được phép sử dụng như một phụ gia TACN, người ta cũng đã phát hiện ra việc sử dụng bất hợp pháp những thuốc khác không được phép như CLEN hay SAL. Việc kiểm tra, xác định để phân biệt các thuốc được phép và không được phép sử dụng trong TACN hay trong các sản phẩm thịt đòi hỏi những phân tích hiện đại và tốn kém cả về thời gian và tiền của. Những người sản xuất thức ăn hay chăn nuôi có thể lợi dụng khó khăn này để đánh tráo thuốc được phép (RAC) bằng các thuốc không được phép (CLEN hay SAL), vì các thuốc không được phép rẻ hơn nhiều so với thuốc được phép. Còn ở những nước cấm tất cả các chất thuộc nhóm beta-agonist, cơ quan kiểm soát an toàn thực phẩm của nước đó cũng chỉ phát hiện thấy thịt hay sản phẩm thịt bị dây nhiễm thuốc không được phép sau khi các vụ ngộ độc đã xẩy ra. Tình trạng này đã xảy ra ở Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam Như vậy, việc quản lý và kiểm soát việc sử dụng các chất thuộc nhóm beta-agonist như RAC, CLEN, SALtrong TACN và trong các sản phẩm của động vật thực phẩm 4 là cần thiết. Những công việc cần làm cho việc quản lý và kiểm soát này là: - Áp dụng những phương pháp phân tích chuẩn trong việc đánh giá một số chất thuộc nhóm beta-agonist trong TACN và nước tiểu vật nuôi. - Đánh giá tồn dư của RAC, CLEN và SAL trong nước tiểu sau thời gian ngừng thuốc để có cơ sở quản lý việc lưu giữ con vật khi kiểm soát việc sử dụng bất hợp pháp những chất này trong chăn nuôi - Đánh giá tồn dư của các chất thuộc nhóm beta-agonist nêu trên trong một số mô cơ, mỡ, gan, thận của lợn để đánh giá sự dây nhiễm các chất này ở cả sản phẩm trong nước và nhập khẩu. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG 3.1.1. Xác định phương pháp phân tích định lượng chất cấm nhóm beta-agonist để đề xuất phương pháp phân tích tiêu chuẩn cho các phòng thử nghiệm trong nước - Đánh giá thực trạng năng lực phân tích các chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi tại Việt Nam. - Xác định phương pháp phân tích định lượng phù hợp nhất để khuyến cáo áp dụng tại Việt Nam. - Đánh giá năng lực và khả năng áp dụng của các phòng thử nghiệm đối với phương pháp đề xuất. 3.1.2. Đánh giá thực trạng sử dụng chất cấm và công tác kiểm soát chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi tại Việt Nam - Khảo sát và đánh giá tình hình sử dụng, năng lực quản lý và kiểm soát chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi ở Việt Nam trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016. - Khảo sát đánh giá thực trạng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi tại thời điểm điều tra tháng 9 năm 2016. 3.1.3. Nghiên cứu xác định mức độ tồn dƣ và thời gian đào thải của các chất cấm nhóm beta-agonist (SAL và RAC) trong chăn nuôi lợn - Nghiên cứu mức độ đào thải chất cấm SAL và RAC trong nước tiểu. - Nghiên cứu mức độ tồn dư và thời gian đào thải chất cấm SAL và RAC trong các sản phẩm chăn nuôi (thịt nạc, mỡ, gan, thận) - Đánh giá chất lượng thịt, các chỉ số hóa học, màu sắc của thịt lợn khi ăn thức ăn có bổ sung SAL và RAC. 3.1.4. Đề xuất xây dựng quy trình kiểm soát beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt và đề xuất sửa đổi một số nội dung quản lý trong chăn nuôi - Đề xuất xây dựng quy trình kiểm tra, giám sát sử dụng chất cấm beta- agonist trong chăn nuôi lợn thịt. - Đề xuất một số nội dung sửa đổi trong các văn bản quy phạm pháp luật 5 hiện hành có liên quan đến kiểm soát chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi. 3.2. PHƢƠNG PHÁP 3.2.1. Xác định phương pháp phân tích định lượng chất cấm nhóm beta-agonist để đề xuất phương pháp phân tích tiêu chuẩn cho các phòng thử nghiệm trong nước 3.2.1.1. Đánh giá năng lực thử nghiệm chất cấm beta-agonist trong thức ăn chăn nuôi và nước tiểu vật nuôi - Điều tra gián tiếp bằng cách gửi phiếu điều tra đã thiết kế sẵn các nội dung thông tin cần điều tra đến các phòng thử nghiệm. - Để lựa chọn được phương pháp phân tích phù hợp, 01 Hội đồng chuyên môn được thành lập để đánh giá và lựa chọn ra phương pháp phân tích phù hợp nhất đối với nhóm beta-agonist trong TACN và nước tiểu. - Hội đồng chuyên môn đánh giá dựa trên các tiêu chí: Có sự tương đương về quy trình thực hiện giữa các phòng thử nghiệm; thiết bị, hóa chất sử dụng và LOD, LOQ gần nhau nhất và số lượng phòng thử nghiệm đáp ứng các tiêu chí này nhiều nhất. Số lượng phòng thử nghiệm điều tra là 15 đơn vị. - Thời gian điều tra được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2016. 3.2.1.2. Tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo đánh giá năng lực của các phòng thử nghiệm theo phương pháp đề xuất và theo phương pháp nội bộ - Trước khi tổ chức chương trình thử nghiệm thành thạo, PPĐX được chuyển giao tới các PTN. Việc tổ chức thử nghiệm thành thạo (Preficiency Testing-PT) theo quy định về TCVN ISO/IEC 17043:2011. Nguyên tắc chung của chương trình là chuẩn bị mẫu chuẩn ở các nồng độ định sẵn để gửi đến các PTN. - Phương pháp tạo mẫu chuẩn TACN: Mẫu chuẩn TACN bao gồm mẫu dương tính và mẫu âm tính (mẫu trắng). Mẫu âm tính là mẫu TACN hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn được tự phối trộn từ các nguyên liệu thông dụng như ngô, cám, khô dầu đỗ tương, bột thịt xương và premix vitamin khoáng. Sau khi phối trộn, mẫu trắng được kiểm tra hàm lượng CLEN, RAC, SAL để khẳng định mẫu hoàn toàn không nhiễm các chất này. Một phần mẫu trắng được thêm chuẩn của mỗi chất CLEN, RAC, SAL với 2 nồng độ như mô tả trong bảng 3.1. Bảng 3.1. Thiết kế mẫu chuẩn của chương trình thử nghiệm thành thạo mẫu thức ăn chăn nuôi Ký hiệu mẫu Nồng độ mỗi chất trong mẫu (ppb)* SAL CLEN RAC Mẫu 01 (Âm tính) 0 0 0 Mẫu 02 (10 ppb) 10 10 10 Mẫu 03 (20 ppb) 20 20 20 * Ngưỡng quy định tại Thông tư 01/2016/TT-BNNPTNT đối với mỗi chất là 10 ppb. - Phương pháp tạo mẫu chuẩn nước tiểu: Việc tạo mẫu âm tính (mẫu trắng) đối với nước tiểu bằng cách nuôi lợn bằng thức ăn không chứa chất beta-agonist. 6 Việc tạo mẫu chuẩn dương tính bằng cách nuôi lợn bằng TACN có bổ sung RAC, SAL. Nguồn cung cấp RAC từ sản phẩm “Palyean Premix” của hãng Elanco (Mỹ) và SAL từ nguyên liệu dược “Salbutamol sulphate”. Riêng đối với CLEN, mẫu nước tiểu dương tính là mẫu trắng được thêm chất chuẩn CLEN. Chương trình thử nghiệm thành thạo yêu cầu các PTN tham gia thử nghiệm cả 02 phương pháp: phương pháp nội bộ PTN (PPPTN) và phương pháp đề xuất (PPĐX). Tổng số phòng thử nghiệm tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo gồm 18 phòng (ngoài 15 phòng đã được chỉ định còn có 03 PTN chưa được chỉ định), trong đó, có 10 phòng thực hiện bằng cả 2 phương pháp (PPĐX và PPPTN), 8 phòng chỉ thực hiện bằng PPPTN. Ngoài ra, còn có 01 phòng thử nghiệm tham gia bằng phương pháp phòng thử nghiệm đối với chỉ tiêu SAL, vì vậy tổng số phòng thử nghiệm trả lời kết quả phân tích SAL là 19. Trong số 15 PTN chỉ định khảo sát được chuyển giao phương pháp chỉ có 10 phòng đáp ứng đầy đủ các điều kiện chạy máy, thiết bị theo yêu cầu của PPĐX nên tại thời điểm tổ chức chương trình chỉ lựa chọn 10 PTN tham gia thử nghiệm PPĐX. Bảng 3.2. Thiết kế mẫu chuẩn của chương trình thử nghiệm thành thạo mẫu nước tiểu Ký hiệu mẫu Nồng độ mỗi chất trong mẫu (ppb)* SAL CLEN RAC Mẫu 01 (Âm tính) 0 0 0 Mẫu 02 (2ppb) 2 2 2 Mẫu 03 (5ppb) 5 5 5 *Ngưỡng quy định mẫu dương tính tại Thông tư 01/2016/TT-BNNPTNT của SAL là 5 ppb, CLEN là 3 ppb, RAC là 2 ppb. Kết quả của các PTN gửi về được phân tích thống kê và so sánh kết quả của từng phòng với giá trị ấn định của chương trình (là kết quả trung bình của các PTN gửi về sau khi đã loại bỏ các kết quả sai). Các kết quả sai gồm các kết quả không báo cáo, không hiệu chỉnh theo giá trị thu hồi, không sử dụng nội chuẩn, không có kết quả độ thu hồi, các báo cáo sai đơn vị tính toán. Đánh giá kết quả tham gia của PTN được dựa trên giá trị Zscore, cụ thể như sau: - Nếu: | Zscore| ≤ 2 kết quả thử nghiệm đạt yêu cầu - Nếu 2 < | Zscore | < 3 kết quả thử nghiệm nghi ngờ. - Nếu | Zscore | ≥ 3 kết quả thử nghiệm là số lạc, PTN có kết quả này cần xem xét nguyên nhân dẫn đến kết quả sai lệch, có hành động khắc phục và phòng ngừa thích hợp. Bên cạnh việc đánh giá kết quả của từng phòng thử nghiệm bằng giá trị Zscore, kết quả thử nghiệm bằng phương pháp PPPTN và PPĐX được so sánh với nhau bằng phần mềm MINITAB 16.0. 3.2.2. Đánh giá thực trạng sử dụng và kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi - Thực trạng sử dụng và kiểm soát chất cấm gia đoạn 2011-2016 được đánh giá bằng một nghiên cứu cắt ngang (cross - sectional) trên cơ sở thu thập thông 7 tin gián tiếp bằng cách gửi phiếu điều tra thiết kế sẵn tới 63 Sở NN& PTNT. Nội dung điều tra tập trung đánh giá sự cập nhật và hiểu biết văn bản pháp luật quản lý beta-agonist trong chăn nuôi, biện pháp tổ chức triển khai, thực hiện kiểm soát, biện pháp ngăn chặn, khó khăn, vướng mắc tại địa phương. Thực trạng sử dụng chất cấm tại thời điểm điều tra được đánh giá thông qua kiểm tra thực tế và lấy mẫu phân tích mẫu thức ăn và mẫu nước tiểu tại 4 tỉnh chăn nuôi lợn phát triển đại diện gồm Bình Dương, Đồng Nai (đại diện các tỉnh phía Nam); Hải Dương, Hưng Yên (đại diện các tỉnh phía Bắc). Mỗi tỉnh lựa chọn 01 huyện điển hình trong công tác kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi của địa phương. Cụ thể huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương, huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên. Tám mươi mẫu thức ăn được lấy tại một số cơ sở sản xuất và đại lý kinh doanh TACN và 80 mẫu nước tiểu được lấy tại một số cơ sở chăn nuôi lợn thịt (4 tỉnh, 20 mẫu/tỉnh/loại mẫu). Mẫu thức ăn chủ yếu là mẫu thức ăn cho lợn thịt giai đoạn vỗ béo và thức ăn bổ sung cho lợn thịt. Tất cả các mẫu được phân tích các chỉ tiêu CLEN, SAL, RAC bằng hệ thống LC-MS/MS. Thông tin từ các phiếu điều tra sau khi loại bỏ các phiếu có thông tin không phù hợp hoặc được đính chính từ đơn vị được điều tra khi số liệu điều tra chưa rõ ràng được xử lý bằng phần mềm Micosorft Excell 2010. 3.2.3. Nghiên cứu xác định mức độ tồn dư và thời gian đào thải của các chất cấm nhóm beta-agonist trong chăn nuôi lợn - Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn với 45 lợn, phân làm 3 lô, mỗi lô 15 con, được nuôi trong 3 ô chuồng (5 con/ô, đồng đều tính biệt), mỗi ô được coi như một lần lặp lại. Lô 1 (lô đối chứng): Lợn được ăn khẩu phần cơ sở không bổ sung chất beta-agonist. Lô 2 (lô RAC): Lợn được ăn khẩu phần cơ sở bổ sung RAC với liều 10 ppm. Lô 3 (lô SAL): Lợn được ăn khẩu phần cơ sở có bổ sung SAL với liều 8 ppm. Thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thuộc thôn Hoàng Kim, xã Hoàng Kim, huyện Mê Linh, Hà Nội kéo dài 60 ngày từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2016. Trong giai đoạn 1 (30 ngày đầu) lợn ở các lô được ăn thức ăn thí nghiệm; giai đoạn 2 (30 ngày cuối), lợn ở cả ba lô được nuôi bằng thức ăn không bổ sung beta-agonist. - Ngày đầu tiên của giai đoạn 2 (ngày 0) và các ngày tiếp theo (1, 3, 5, 7 và 10) tiến hành lấy mẫu nước tiểu của cả ba lô (mỗi ô thí nghiệm chọn ngẫu nhiên 3 lợn để lấy mẫu nước tiểu) để phân tích RAC và SAL. Tại thời điểm khi không phát hiện thấy sự hiện diện của RAC và SAL trong nước tiểu, lợn được mổ khảo sát, lấy mẫu thịt, mỡ, gan và thận để phân tích xác định lượng tồn dư. Trong trường hợp mẫu vẫn còn tồn dư, thì lợn ở lô đó tiếp tục được nuôi thêm 3 ngày, sau đó được giết mổ để khảo sát mức tồn dư của RAC và SAL trong các mô như trên. 8 - Một số chỉ tiêu năng suất, chất lượng thịt được đánh giá tại thời điểm mổ khảo sát đầu tiên (3 con/lô). Màu của thịt được đánh giá bằng phương pháp so màu theo tiêu chuẩn của Ủy ban đánh giá chất lượng thịt Hoa Kỳ (NPPC, 2000). Việc định tính nhanh RAC và SAL trong mẫu nước tiểu được thực hiện bằng 2 loại Kit thử nhanh của hãng Taiwan Advance Bio-pharmaceutical. Hàm lượng RAC và SAL trong các mẫu nước tiểu và mẫu mô động vật được định lượng bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép 2 lần khối phổ (LC-MS/MS) - Các số liệu thí nghiệm được xử lý bằng phần mềm Minitab 16.0. 3.2.4. Đề xuất quy trình kiểm soát chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt và đề xuất sửa đổi một số quy định quản lý trong chăn nuôi - Đề xuất quy trình kiểm soát chất cấm beta-agonist trong chăn nuôi lợn thịt
Luận văn liên quan