Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa

Giáo dục thể chất trong các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra lớp người mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe, đó là lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Mục tiêu chiến lược này thể hiện rõ những yêu cầu bức bách về sức khỏe và thể chất của lớp người lao động mới phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù, giáo dục thể chất (GDTC) là một môn học bắt buộc trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao sức khỏe thể chất của sinh viên (SV), nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, bộ môn này chưa thực sự được SV chú trọng và còn tồn tại một bộ phận không nhỏ có tư tưởng cho rằng TDTT chỉ là một môn phụ nên có tâm lý xem nhẹ. Trong chương trình GDTC, thì hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên là hết sức cần thiết trong việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên. Vấn đề quan trọng nhất để hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa được tổ chức có hiệu quả, đó là hoạt động này phải có nội dung và hình thức phù hợp nhằm lôi cuốn được đông đảo sinh viên tham gia. Trong đó, việc thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng các vấn đề đang tồn tại trong công tác thể dục thể thao ngoại khóa, để đưa ra ra các biện pháp, giải pháp khắc phục là một trong những vấn đề cần được quan tâm thực hiện trong công tác đào tạo của nhà trường. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, cũng như xuất phát từ những đòi hỏi của thực, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa”. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển thể chất và công tác thể dục thao ngoại khóa, luận án nghiên cứu lựa chọn một số môn thể thao phù hợp và các giải pháp đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, nhằm đẩy mạnh phong trào hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa cho SV Trường Đại học (ĐH) Nha Trang, góp phần nâng cao thể lực và kết quả học tập cho đối tượng nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa và thể chất của sinh viên Trường ĐH Nha Trang. Mục tiêu 2: Xây dựng giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên Trường ĐH Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả thực nghiệm giải pháp ngắn hạn nâng cao thể chất cho SV Trường ĐH Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa

doc33 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục thể chất trong các trường đại học, cao đẳng là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào tạo, đồng thời là một mặt giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra lớp người mới, có năng lực, phẩm chất, có sức khỏe, đó là lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”. Mục tiêu chiến lược này thể hiện rõ những yêu cầu bức bách về sức khỏe và thể chất của lớp người lao động mới phục vụ phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặc dù, giáo dục thể chất (GDTC) là một môn học bắt buộc trong nhà trường nhằm góp phần nâng cao sức khỏe thể chất của sinh viên (SV), nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, bộ môn này chưa thực sự được SV chú trọng và còn tồn tại một bộ phận không nhỏ có tư tưởng cho rằng TDTT chỉ là một môn phụ nên có tâm lý xem nhẹ. Trong chương trình GDTC, thì hoạt động thể thao ngoại khóa cho sinh viên là hết sức cần thiết trong việc nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên. Vấn đề quan trọng nhất để hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa được tổ chức có hiệu quả, đó là hoạt động này phải có nội dung và hình thức phù hợp nhằm lôi cuốn được đông đảo sinh viên tham gia. Trong đó, việc thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng các vấn đề đang tồn tại trong công tác thể dục thể thao ngoại khóa, để đưa ra ra các biện pháp, giải pháp khắc phục là một trong những vấn đề cần được quan tâm thực hiện trong công tác đào tạo của nhà trường. Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, cũng như xuất phát từ những đòi hỏi của thực, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên Trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa”. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển thể chất và công tác thể dục thao ngoại khóa, luận án nghiên cứu lựa chọn một số môn thể thao phù hợp và các giải pháp đảm bảo tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn nhà trường, nhằm đẩy mạnh phong trào hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa cho SV Trường Đại học (ĐH) Nha Trang, góp phần nâng cao thể lực và kết quả học tập cho đối tượng nghiên cứu. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa và thể chất của sinh viên Trường ĐH Nha Trang. Mục tiêu 2: Xây dựng giải pháp nâng cao thể chất cho sinh viên Trường ĐH Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả thực nghiệm giải pháp ngắn hạn nâng cao thể chất cho SV Trường ĐH Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa. Giả thuyết khoa học: Nếu thông qua kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và vai trò của công tác tổ chức hoạt động thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa đối với việc rèn luyện và phát triển sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần cho SV Trường ĐH Nha Trang, sẽ giúp việc tìm ra các giải pháp có đủ cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học, được kiểm chứng trong thực tế phù hợp với điều kiện hoạt động TDTT ngoại khóa của SV Trường ĐH Nha Trang. Thành công của luận án sẽ là nhân tố quan trọng phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế hiện nay trong công tác thể dục thể thao ngoại khóa, sẽ thu hút đông đảo SV tham gia tập luyện, góp p©hần nâng cao được thể lực cũng như kết quả học tập của SV trong thời gian học tập tại nhà trường. 2.NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Đã đánh giá được thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của SV Trường ĐH Nha Trang hiện nay đang gặp phải nhiều khó khăn về số lượng, chất lượng giảng viên (GV), kinh phí, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ... Về nội dung, hình thức và hình thức tổ chức tập luyện TDTT ngoại khóa cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng cũng như nhu cầu (NC) của SV. Tính chuyên cần tập luyện ngoại khóa chưa cao, chưa trở thành thói quen thường xuyên trong SV. Thực trạng thể lực SV đánh giá theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT thì tỷ lệ xếp loại tốt còn rất ít, phần lớn là loại đạt và chưa đạt. Chỉ số dung tích sống đạt loại trung bình ở cả nam và nữ. Chỉ số công năng tim ở cả SV nam và nữ đạt loại kém. Chất lượng cuộc sống của SV đang học tại Trường ĐH Nha Trang có 20% SV được xếp loại “Cao” (điểm SF36 >80 điểm), 48% SV ở mức “Trung bình” (điểm SF36 >30 điểm), còn lại có đến 32% SV ở mức “Thấp” (điểm SF36 ≤30 điểm). 2. Đã lựa chọn và xây dựng được 05 giải pháp giải pháp nâng cao thể chất cho SV Trường ĐH Nha Trang bằng các hoạt động TDTT ngoại khóa bao gồm: Xây dựng nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động tập luyện TDTT ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của SV cũng như các điều kiện thực tế trong Nhà trường; Tổ chức thường xuyên các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa, vai trò của các hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV trong Nhà trường; Đầu tư, nâng cấp hệ thống nâng cấp cơ sở vật chất, dụng cụ, sân bãi của nhà trường phục vụ cho hoạt động TDTT ngoại khóa cho SV; Phát triển đội ngũ cộng tác viên, hướng dẫn viên phục vụ cho công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường cho SV và Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ cho công tác TDTT ngoại khóa trong nhà trường. 3. Kết quả ứng dụng 5 giải pháp đã lựa chọn cho thấy: Các chỉ tiêu thể lực ở nam và nữ SV nhóm thực nghiệm (TN) đều tốt hơn nhóm đối chứng (ĐC). Sau TN thể lực của cả SV nam và SV nữ nhóm TN đã có tiến bộ rõ rệt so với trước TN, cụ thể nam SV có 4 test được đánh giá ở mức tốt, 2 test ở mức đạt; ở SV nữ nhóm TN có 3 test ở mức tốt và 3 test ở mức đạt. Điểm trung bình chất lượng cuộc sống của SV sau TN đánh giá theo SF-36 là 81,25±5,55 xếp loại “Tốt”. Trong đó, tỷ lệ điểm chất lượng cuộc sống đạt loại tốt đã tăng lên 30.5%, tiếp theo là loại TB tăng lên 13.5%. Đã được giảm tối đa tỷ lệ SV có phân loại điểm chất lượng cuộc sống đạt loại kém so với trước TN. 3.CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 216 trang giấy khổ A4 (trong đó có 150 trang được đánh số), bao gồm: Đặt vấn đề: 03 trang; Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu: 56 trang; Chương 2: Đối tượng, Phương pháp và tổ chức nghiên cứu: 1 trang; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 77 trang; Kết luận và kiến nghị: 2 trang và Phần Phụ lục. Luận án có 38 bảng, 22 biểu đồ, 02 sơ đồ và 01 hình. Luận án sử dụng 77 tài liệu tham khảo, trong đó có 62 tài liệu tiếng Việt, 08 tài liệu tiếng Anh, 07 websites. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm liên quan sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đã làm rõ các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án: sinh viên, nhận thức, thái độ, nhu cầu, biện pháp, giải pháp...những khái niệm này sẽ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến học tập và TDTT ngoại khóa của SV, cũng như tìm kiếm các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này của sinh viên. 1.2. Khái quát về giáo dục thể chất. 1.2.1. Quan điểm, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với thể dục thể thao trường học. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng vai trò của TDTT trường học. TDTT trường học bao gồm GDTC nội khóa và hoạt động TDTT ngoại khóa, là một bộ phận quan trọng cấu thành nền TDTT và cũng là một mặt không thể thiếu của nền giáo dục, là nền tảng của TDTT toàn dân. 1.2.2. Công tác giáo dục thể chất trong trường học. Đã làm rõ nội hàm các khái niệm: thể chất, giáo dục thể chất, thể dục thể thao nội khóa và ngoại khóa. Đã trình bày rõ Mục đích, nội dung, hình thức, đặc điểm... của tập luyện TDTT ngoại khóa. 1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 18-22. Bước sang lứa tuổi này, hình thái và các chức năng sinh lý phát triển tương đối ổn định và các chỉ số chức năng như tim mạch hô hấp, hệ vận động, hệ thần kinh gần như người trưởng thành. Chức năng tâm lý của con người cũng có nhiều thay đổi, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển trí tuệ, khả năng tư duy. Các nghiên cứu tâm lý học cho thấy rằng hoạt động tư duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh.Thanh niên có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề. Sự phát triển mạnh của tư duy lý luận liên quan chặt chẽ với khả năng sáng tạo. Quá trình này đòi hỏi các em phải có tính tích cực và tính tự lập cao. 1.4. Khái quát về Trường Đại học Nha Trang 1.4.1. Giới thiệu Trường Đại học Nha Trang. Tiền thân của Trường Đại học Nha Trang là Khoa Thủy sản, thành lập năm 1959 tại Học viện Nông Lâm. Trải qua hơn hơn 55 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một trong những cơ sở đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực quy mô lớn; là cơ sở nghiên cứu chủ đạo, triển khai ứng dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt trong lĩnh vực thủy sản phục vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và phạm vi cả nước. 1.4.2. Khái quát về bộ môn Giáo dục thể chất của Trường Đại học Nha Trang. Bộ môn Giáo Dục Thể Chất là bắt nguồn từ bộ môn Thể dục Thể thao. Từ năm 1977 - 1984, Bộ môn trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Ban Giám hiệu. Từ tháng 9/2011 đến nay, Bộ môn Giáo dục Thể chất trực thuộc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh. 1.5. Các công trình nghiên cứu liên quan. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã phân tích về vai trò tích cực của hoạt động TDTT ngoại khóa đối với mặt thể chất và tinh thần của người tập, đặc biệt tác giả đã đưa ra được một số biện pháp nhằm thu hút người tập, phát huy được tính tự giác tích cực và chủ động của của người tập, từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác GDTC. Tuy nhiên chưa có công trình nào đề cập một cách cụ thể, khoa học đến khách thể nghiên cứu của đề tài với những đặc thù của Trường Đại học Nha Trang. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là giải pháp nâng cao thể chất cho SV Trường ĐH Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa. Khách thể nghiên cứu của luận án bao gồm: 400 SV của Trường ĐH Nha Trang, và khảo sát 40 chuyên gia là các nhà khoa học, cán bộ (CB) quản lý, GV phụ trách công tác TDTT tại các trường ĐH. 2.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng 7 phương pháp nghiên cứu, đó là: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp điều tra xã hội học; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm xã hội học; Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp thực nghiệm sư phạm và Phương pháp toán thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: công tác hoạt động ngoại khóa của SV tại Trường ĐH Nha Trang. Địa điểm nghiên cứu: Trường ĐH Nha Trang một số trường đại học trên địa bàn thành phố Nha Trang, Trường ĐH TDTT TPHCM. Kế hoạch tổ chức và thời gian thực hiện: luận án được thực hiện trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019 bao gồm 4 giai đoạn. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa và thể chất của sinh viên Trường Đại học Nha Trang 3.1.1. Thực trạng tham gia tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Nha Trang -Thực trạng tập luyện các môn TDTT ngoại khóa của SV qua kết quả thống kê tại bảng 3.2 cho thấy, có đến 11 môn TDTT ngoại khóa được SV quan tâm và có tham gia tập luyện. Trong đó, có 05 môn TDTT ngoại khóa được SV tập luyện nhiều nhất bao gồm: “Bóng đá” (chiếm 48% ), tiếp theo lần lượt là các môn “Võ thuật” (chiếm 43.5 %), “Cầu lông” (chiếm 37.5 %), “Bóng chuyền” (chiếm 34%) , và xếp vị trí thứ 5 là môn “Bơi lội” (chiếm 32,.3%). Bảng 3.2: Kết quả thống kê các môn TDTT ngoại khóa sinh viên Trường ĐH Nha Trang đang tập luyện (n=400) TT Môn TDTT ngoại khóa Số lượng Tỷ lệ % Xếp hạng 1 Bóng đá 192 48 1 2 Võ thuật 174 43.5 2 3 Cầu lông 150 37.5 3 4 Bóng chuyền 136 34 4 5 Bơi lội 129 32.3 5 6 Đi bộ/chạy bộ 124 31 6 7 Thể dục thể hình 101 25.3 7 8 Bóng rổ 82 20.5 8 9 Bóng bàn 56 14 9 10 Aerobic 53 13.3 10 11 Cờ (cờ vua, cờ tướng, cờ vay) 25 6.3 11 Bảng 3.3: Kết quả thống kê về mức độ tham gia tập luyện các môn TDTT ngoại khóa của SV trường ĐH Nha Trang TT Môn TDTT ngoại khóa Mức độ tham gia tập luyện Số lượng Tỷ lệ % 1 Bóng đá Từ 1-2 lần/tuần 133 69,3 Từ 3-4 lần/tuần 38 19,8 Từ 5-6 lần/tuần 13 6,8 Từ 7 lần/tuần trở lên 8 4,2 Tổng 192 100 2 Võ thuật Từ 1-2 lần/tuần 106 60,9 Từ 3-4 lần/tuần 49 28,2 Từ 5-6 lần/tuần 17 9,8 Từ 7 lần/tuần trở lên 2 1,1 Tổng 174 100 3 Cầu lông Từ 1-2 lần/tuần 99 66,0 Từ 3-4 lần/tuần 31 20,7 Từ 5-6 lần/tuần 11 7,3 Từ 7 lần/tuần trở lên 9 6,0 Tổng 150 100 4 Bóng chuyền Từ 1-2 lần/tuần 64 47.1 Từ 3-4 lần/tuần 42 30.9 Từ 5-6 lần/tuần 24 17.6 Từ 7 lần/tuần trở lên 6 4.4 Tổng 136 100 5 Bơi lội Từ 1-2 lần/tuần 49 38.0 Từ 3-4 lần/tuần 26 20.2 Từ 5-6 lần/tuần 35 27.1 Từ 7 lần/tuần trở lên 19 14.7 Tổng 129 100 6 Đi bộ/chạy bộ Từ 1-2 lần/tuần 76 61.3 Từ 3-4 lần/tuần 48 38.7 Từ 5-6 lần/tuần 0 0 Từ 7 lần/tuần trở lên 0 0 Tổng 124 100 7 Thể dục thể hình Từ 1-2 lần/tuần 37 36.6 Từ 3-4 lần/tuần 52 51.5 Từ 5-6 lần/tuần 12 11.9 Từ 7 lần/tuần trở lên 0 0 Tổng 101 100 8 Bóng rổ Từ 1-2 lần/tuần 50 61,0 Từ 3-4 lần/tuần 23 28,0 Từ 5-6 lần/tuần 7 8,5 Từ 7 lần/tuần trở lên 2 2,4 Tổng 82 100 9 Bóng bàn Từ 1-2 lần/tuần 47 83.9 Từ 3-4 lần/tuần 7 12.5 Từ 5-6 lần/tuần 0 0 Từ 7 lần/tuần trở lên 2 3.6 xTổng 56 100 10 Aerobic Từ 1-2 lần/tuần 39 73,6 Từ 3-4 lần/tuần 11 20,8 Từ 5-6 lần/tuần 3 5,7 Từ 7 lần/tuần trở lên 0 0,0 Tổng 53 100 11 Cờ (cờ vua, cờ tướng, cờ vay) Từ 1-2 lần/tuần 12 48,0 Từ 3-4 lần/tuần 6 24,0 Từ 5-6 lần/tuần 6 24,0 Từ 7 lần/tuần trở lên 1 4,0 Tổng 25 100 -Thực trạng về địa điểm tập luyện. Địa điểm tập luyện TDTT ngoại khóa của SV tập trung chủ yếu là ở các nơi khác ngoài trường (65%). Kết quả chi được trình bày trong biểu đồ 3.8 dưới đây. Biểu đồ 3.8: Kết quả thống kê thực trạng về địa điểm tập luyện TDTT ngoại khóa của SV -Thực trạng về những khó khăn, trở ngại khi tham gia tập luyện thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên. Chất lượng của hoạt động TDTT ngoại khóa ra sao phần nhiều còn phụ thuộc vào các điều kiện như: cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện, sân bãi, nhà thi đấu, cán bộ hướng dẫn, thời gian, kinh phí hoạt động Kết quả khảo sát (biểu đồ 3.9) cho thấy, có 10 nguyên nhân gây ra khó khăn, trở ngại khi tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của SV. Trong đó, vấn đề điều kiện sân bãi, hạn chế về sức khỏe và thiếu dụng cụ tập luyện vẫn là những yếu tố gây ra khó khăn, trở ngại hàng đầu hiện nay ở các Trường ĐH Nha Trang cần quan tâm giải quyết. Kết quả thống kê chi tiết được trình bày tại biểu đồ 3.9. Biểu đồ 3.9: Kết quả thống kê thực trạng về những khó khăn, trở ngại khi tham gia tập luyện TDTD ngoại khóa của SV -Thực trạng nhận thức của SV. Đánh giá nhận thức của SV Trường ĐH Nha Trang đối với hoạt động TDTT ngoại khóa bằng cách tính giá trị trung bình của các nhóm nhân tố (biểu đồ 3.10). Trong đó, SV nhận thức cao nhất là “Lợi ích của hoạt động TDTT ngoại khóa” (TB=4.2), xếp thứ hai là “Chương trình hoạt động TDTT ngoại khóa” (TB=3.8) và cuối cùng thấp nhất là “Kiến thức chung hoạt động TDTT ngoại khóa (TB= 3,1). Biểu đồ 3.10: Kết quả thống kê Nhận thức chung của SV về hoạt động TDTT ngoại khóa tại Trường ĐH Nha Trang -Thực trạng NC tập luyện: Kết quả thống kê cho thấy, NC khi tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa của SV khá đang dạng. Trong đó, SV có NC cao nhất là “NC về khẳng định” (TB=4.6), và cuối cùng là “NC tự tin” (TB=3.5) (Xem biểu đồ 3.19). Biểu đồ 3.19: Thống kê NC tập luyện TDTT ngoại khóa của SV Trường ĐH Nha Trang 3.1.2. Đánh giá thực trạng thể chất của SV Trường ĐH Nha Trang Thực trạng về hình thái của SV Trường ĐH Nha Trang. Các chỉ tiêu về hình thái cơ thể là một trong những dữ liệu quan trọng cơ bản để đánh giá thực trạng sức khỏe và mức độ phát triển thể chất của SV. Kết quả nghiên cứu thể hiện tại biểu đồ 3.20. Ở nội dung chiều cao, trung bình của SV nam là 169.1 cm với cân nặng trung bình 63.0 kg. Như vậy, SV nam Trường ĐH Nha Trang có chiều cao và cân nặng cao hơn so với kết quả khảo sát về hình thái của người Việt Nam cùng lứa tuổi. Đối với SV nữ, chiều cao trung bình là 160.3 với cân nặng trung bình là 51.3 kg. Chỉ tiêu này cũng cao hơn so với kết quả khảo sát về hình thái của người Việt Nam ở cùng lứa tuổi. Biểu đồ 3.20: Kết quả thống kê hình thái của SV Trường ĐH Nha Trang Thực trạng thể lực chung của sinh viên Trường ĐH Nha Trang. Việc đánh giá xếp loại thể lực sinh viên dựa trên sáu nội dung cụ thể là: Lực kế tay thuận (kg), nằm ngửa gập bụng (lần/30giây), bật xa tại chỗ (cm), chạy 30m XPC (giây), chạy con thoi 4 x 10m (giây), chạy tùy sức 5 phút (m). Sinh viên được xếp loại thể lực theo 3 mức: Tốt, Đạt, Chưa đạt. -Tố chất thể lực chung của nam SV Trường ĐH Nha Trang được trình bày trên bảng 3.9. và nữ SV ở bảng 3.10. Bảng 3.9: Thực trạng thể lực của nam SV Trường ĐH Nha Trang (n= 200) STT CHỈ TIÊU Cv% 1 Lực bóp tay thuận (kg) 39.0 7.9 20.2 2 Nằm ngửa gập bụng/30s (số lần) 20.2 3.8 18.9 3 Bật xa tại chỗ (cm) 207.0 23.9 11.6 4 Chạy 30m XPC (s) 4.7 0.7 14.0 5 Chạy con thoi 4x10m (s) 11.3 0.8 7.2 6 Chạy 5 phút tùy sức (m) 862.0 128.2 14.9 Bảng 3.10: Kết quả thực trạng thể lực của nữ SV Trường ĐH Nha Trang (n= 200) STT CHỈ TIÊU Cv% 1 Lực bóp tay P (kg) 25.1 5.2 20.7 2 Nằm ngửa gập bụng/30s (số lần) 15.4 3.7 23.9 3 Bật xa tại chỗ (cm) 156.9 17.0 10.9 4 Chạy 30m XPC (s) 6.1 0.7 11.5 5 Chạy con thoi 4x10m (s) 12.8 1.0 7.7 6 Chạy 5 phút tùy sức (m) 654.8 98.0 15.0 -Thực trạng thể lực cho thấy: Theo thang đánh giá ở QĐ 53 của Bộ GD&ĐT, SV nam trường được xếp loại tốt ở 1 test (chạy con thoi 4 x 10m), 2 test ở mức đạt (Nằm ngửa gập bụng/30s, Chạy 30m XPC) và 3 test chưa đạt (Lực bóp tay thuận, Bật xa tại chỗ, Chạy 5 phút tùy sức). Thể lực chung của SV nữ trường có 3 test ở mức đạt (chạy con thoi 4 x 10m, Bật xa tại chỗ, Chạy 30m XPC) và 3 test chưa đạt (Nằm ngửa gập bụng/30s, Lực bóp tay thuận, , Chạy 5 phút tùy sức). -Kết quả nghiên cứu cho thấy công năng tim của SV nam TB là 11.3±1.7 KW và SV nữ TB là 12.36±1.5 KW thuộc loại “Kém”. Tiêu chí dung tích sống của SV nam trung bình là 3.3 lít và của SV nữa trung bình là 2.25 lít nằm ở mức độ trung bình của người Việt Nam. -Phân loại chất lượng cuộc sống của SV theo tổng điểm của thang đo SF36 Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, Chất lượng cuộc sống của 400 SV tham gia nghiên cứu đang học tại Trường ĐH Nha Trang thuộc loại “Trung bình” (tổng điểm SF36 là 55,18±4,09). Kết quả thống kê chi tiết được trình bày trong bảng 3.14 Bảng 3.14: Kết quả thống kê phân loại chất lượng cuộc sống của SV theo tổng điểm của thang đo SF36 Điểm chất lượng cuộc sống theo SF - 36 Số lượng Tỷ lệ % Thấp (≤30 điểm) 128 32 Trung bình (từ 30 -80 điểm) 192 48 Cao (từ 80 – 100 điểm) 80 20 Tổng 400 100 Trung bình 55,18 ± 4,09 3.2. Xây dựng giải pháp nâng cao thể chất cho SV Trường Đại học Nha Trang bằng các hoạt động ngoại khóa. 3.2.1. Cơ sở và nguyên tắc xây dựng giải pháp: - Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn để xây dựng giải pháp. -Nguyên tắc xây dựng giải pháp: Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu; Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi; Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và phát triển 3.2.2. Phân tích SWOT về thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Nha Trang Công cụ phân tích SWOT là công cụ rất phổ biến được sử dụng trong việc lập kế hoạch chiến lược và giải quyết các vấn đề của tổ chức. Mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định được các điểm mạnh và điểm yếu của một lĩnh vực và các cơ hội cũng như thách thức của lĩnh vực đó trong môi trườnghoạt động. Qua việc xác định các vấn đề đó, các nhà quản lý sẽ đưa ra được các giải pháp để phát triển hơn nữa các điểm mạnh, loại bỏ hay giảm thiểu các điểm yếu, khai thác các cơ hội có được và phản ứng tích cực với các thách thức. Cho đến nay, công cụ SWOT đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong nghiên cứu này, tác giả đã dựa vào công cụ SWOT để đưa ra được các điểm mạnh, đi
Luận văn liên quan