Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần chúng ở miền bắc Việt Nam

Tính cấp thiết: Trong sự phát triển chung của thể thao hiện đại hôm nay, thể thao biển đóng vị trí quan trọng khi kết hợp hài hoà với công tác quảng bá du lịch, đất nước, con người. Đó cũng là hướng đi mới trong tương lai gần của thể thao Việt Nam. Nước ta có bờ biển dài 3.260 km với nhiều bãi biển nổi tiếng và danh lam thắng cảnh đẹp, nên có nhiều tiềm năng về du lịch và thể thao biển. Chính vì vậy, ngày 09/02/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó có nhấn mạnh mục tiêu phát triển du lịch biển những năm tới. Đó chính những điều kiện cực kỳ thuận lợi để Thể thao Việt Nam phát triển thể thao biển, một trong những động thái thúc đẩy mạnh mẽ chính là việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đăng cai Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á (ABG) lần thứ 5 năm 2016 tại Việt Nam.

pdf31 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2634 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần chúng ở miền bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH NGUYỄN THỊ THỦY NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO THỂ DỤC THỂ THAO BIỂN QUẦN CHÚNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành : Giáo dục thể chất Mã số : 60 14 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC BẮC NINH – 2016 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Người hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS.TS. Phạm Đình Bẩm Hướng dẫn 2: TS. Đàm Quốc Chính Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ tại: Trường Đại học TDTT Bắc Ninh Vào hồi........giờ........ngày....tháng.... năm 2016 Có thể tìm luận văn tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Trường Đại học TDTT Bắc Ninh DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thủy (2015), Đặc điểm thời tiết và sóng biển hàng năm của các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ và việc phát triển các môn thể thao biển; Tạp chí khoa học: Đào tạo và Huấn luyện thể thao số 4/2015. 2. Nguyễn Thị Thủy (2015), Thực trạng các chỉ tiêu phát triển phong trào Thể dục thể thao biển quần chúng vùng Duyên hải Bắc bộ; Tạp chí khoa học: Đào tạo và Huấn luyện thể thao số 5/2015. 1 GIỚI THIỆU LUẬN ÁN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết: Trong sự phát triển chung của thể thao hiện đại hôm nay, thể thao biển đóng vị trí quan trọng khi kết hợp hài hoà với công tác quảng bá du lịch, đất nước, con người. Đó cũng là hướng đi mới trong tương lai gần của thể thao Việt Nam. Nước ta có bờ biển dài 3.260 km với nhiều bãi biển nổi tiếng và danh lam thắng cảnh đẹp, nên có nhiều tiềm năng về du lịch và thể thao biển. Chính vì vậy, ngày 09/02/2007, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 09/NQ-TW về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, trong đó có nhấn mạnh mục tiêu phát triển du lịch biển những năm tới. Đó chính những điều kiện cực kỳ thuận lợi để Thể thao Việt Nam phát triển thể thao biển, một trong những động thái thúc đẩy mạnh mẽ chính là việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đăng cai Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á (ABG) lần thứ 5 năm 2016 tại Việt Nam. Qua khảo sát sơ bộ cho thấy, việc tập trung đầu tư phát triển các môn thể thao biển kết hợp du lịch tại các địa phương miền Bắc còn mang tính tự phát, thiếu sự đầu tư phát triển, phong trào tập luyện trong quần chúng nhân dân phát triển chủ yếu mang tính tự phát, thiếu sự quản lý và định hướng của Nhà nước. Việc định hướng phát triển các môn thể thao biển phù hợp với đặc điểm, điều kiện, truyền thống văn hóa của mỗi địa phương, cũng như đầu tư cho phong trào thể thao quần chúng biển phát triển chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì vậy, việc tiến hành "Nghiên cứu giải pháp bản nhằm phát triển phong trào thể TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam" được xác định là vấn đề mang tính cấp thiết. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về việc phát triển phong trào TDTT, đề tài lựa chọn và đề xuất những giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần chúng ở miền Bắc, góp phần đẩy mạnh phong trào TDTT quần chúng ở các tỉnh, thành trên cả nước. Đồng thời làm căn cứ cho việc thực hiện hoạch định chính sách của cơ quan quản lý TDTT ở Việt Nam. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam. - Nhiệm vụ 2. Lựa chọn và đề xuất giải pháp phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Quá trình nghiên cứu luận án đã khái quát hệ thống lý luận về phát triển phong biển quần chúng, đồng thời cung cấp những luận cứ khoa học để hình thành các giải pháp phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam. 2. Luận án đã đánh giá được thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam trên cơ sở khảo sát thực trạng các yếu tố văn hoá, xã hội, đặc điểm điều kiện tự nhiên vùng miền ảnh hưởng đến phong trào TDTT biển quần chúng. 3. Bằng phương pháp SWOT luận án đã xác định, mặc dù có những điểm yếu và thách thức, song phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam có triển vọng phát triển cao. Triển vọng phát triển TDTT biển cho mọi người nằm ở chính tiềm năng nhu cầu của xã hội và của các cá nhân (người dân) ngày càng gia tăng về tập luyện, rèn luyện sức khỏe thông qua các môn thể thao biển. 4. Quá trình nghiên cứu đã lựa chọn, đề xuất được 10 giải pháp khả thi trong việc phát triển phong trào thể dục thể thao biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam. Qua kiểm chứng khoa học, 9 giải pháp đã thể hiện tính hiệu quả sau 1 năm áp dụng thông các chỉ số phát triển phong trào TDTT biển quần chúng như: Số người tập TDTT biển thường xuyên; 2 Số gia đình thể thao biển; Số câu lạc bộ TDTT biển; Số môn TDTT biển quần chúng; Số hướng dẫn viên TDTT biển; Số trọng tài TDTT biển quần chúng. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận văn gồm 143 trang A4: Gồm các phần: Mở đầu; Chương 1 - Tổng quan vấn đề nghiên cứu (53 trang); Chương 2 - Phương pháp tổ chức nghiên cứu (9 trang); Chương 3 – Kết quả nghiên cứu và bàn luận (60 trang); Kết luận và kiến nghị. Luận án sử dụng 121 tài liệu tham khảo, trong đó có 84 tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt, 6 tài liệu tiếng Anh, 15 tài liệu tiếng Nga, 16 Website; 3 phụ lục, 22 bảng số liệu, 4 biểu đồ, 1 sơ đồ và 1 hình. A. NỘI DUNG LUẬN VĂN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát về biển Việt Nam Nước ta có bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam. Những cơ sở khoa học để xác định chủ quyền và diện tích biển của Việt Nam là: Nội thủy, đường cơ sở, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Biển có tiềm năng to lớn về tài nguyên, chiếm vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quản lý, sử dụng khai thác các vùng biển luôn là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia. 1.2. Một số khái niệm liên quan vấn đề nghiên cứu Trên cơ sở phân tính các các khái niệm: thể dục thể thao quần chúng (hay thể thao cho mọi người), phong trào TDTT quần chúng, thể thao biển, thể dục thể thao giải trí, chúng tôi nhận thấy mặc dù nội hàm và ngoại diên của những khái niệm này là không đồng nhất, song chúng giúp hiểu rõ phong trào TDTT biển quần chúng. Đồng thời, những cơ sở lý luận chung về giải pháp cũng đã chỉ ra những quan điểm và những hình mẫu để phát triển rõ phong trào TDTT biển quần chúng ở nước ta. 1.3. Quan điểm phát triển TDTT quần chúng của Đảng và Nhà nước đến năm 2020 Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác TDTT. Đặc biệt, công tác phát triển TDTT quần chúng của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 08-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020 và Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020. Những quan điểm, mục tiêu và các giải pháp phát triển phát triển TDTT quần chúng của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển TDTT quần chúng nói chung và TDTT biển quần chúng nói riêng. 1.4. Đặc điểm vùng Duyên hải và những chiến lược phát triển vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 tầm nhìn đến 2050 Vùng Duyên hải Bắc Bộ là vùng lãnh thổ Việt Nam ven vịnh Bắc Bộ. Vùng này bao gồm các tỉnh ven biển là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, và Ninh Bình. Theo Quyết định số 865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành năm 2008. Vùng Duyên hải Bắc Bộ được định hướng sẽ trở thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế. Mục tiêu là phát huy mọi tiềm năng lợi thế để phát triển vùng duyên hải Bắc Bộ thành vùng kinh tế tổng hợp có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. 1.5. Vai trò của biển đối với sức khỏe con người và sự phát triển xã hội Khoa học và thực tiễn chứng minh biển có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế - xã hội - an ninh - quốc phòng. Đặc biệt là vai trò của 3 biển trong việc tăng cường hồi phục, thư giãn phát triển thể lực thông qua việc luyện các môn thể thao quần chúng biển. Khai thác triệt để các tiềm năng của biển sẽ phục vụ tích cực cho phát triển cho TDTT quần chúng nói chung và TDTT biển quần chúng nói riêng. 1.6. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của hệ thống thi đấu thành tích cao và phong trào quần chúng các môn thể thao biển Thể thao biển Việt Nam hiện nay mới chỉ phát triển mang tính tự phát. Sự tham gia của thể thao Việt Nam vào phong trào thể thao biển khu vực mới chỉ mang tính học hỏi và chủ yếu tập trung vào các môn thể thao trên bãi biển, cũng như chưa xác định những môn thể thao biển mang tính mũi nhọn. Đặc biệt các môn thể thao biển quần chúng chưa được quy hoạch phát triển phù hợp với đặc điểm điều kiện của địa phương. Việc đầu tư cơ sở vật chất và nguồn nhân lực cho thể thao biển quần chúng còn hạn nhiều chế. Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng Chiến lược về phát triển thể thao biển và thể thao biển quần chúng ở Việt Nam, coi đó là phương tiện hữu hiệu để năng cao thể chất cho nhân dân, nhanh chóng thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch biển. 1.7. Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến thể thao biển quần chúng Đề tài đã khảo sát được một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến thể thao biển quần chúng, kết quả cho thấy những công trình nghiên cứu này đã đi sâu nghiên cứu tác động của biển đến con người trong lĩnh vực y học, hoạt động du lịch và TDTT, cũng như khai thác các tài nguyên biển. Tuy nhiên, việc nghiên cứu giải pháp pháp triển phong trào thể thao biển quần chúng tại Việt Nam lại chưa được quan tâm nghiên cứu đứng mức. Đặc biệt là việc phát triển phong trào thể thao biển quần chúng, cũng như việc kết hợp nó với du lịch chưa tương xứng với những tiềm năng sẵn có của nước ta. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: Phương pháp phỏng vấn, tọa đàm: Phương pháp quan sát: Phương pháp điều tra xã hội học: Phương pháp quan trắc (gián tiếp: Phương pháp dự báo: Phương pháp phân tích SWOT; Phương pháp kiểm chứng giải pháp; Phương pháp toán học thống kê. 2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Phong trào thể TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các giải pháp phát triển phong trào thể TDTT biển quần chúng thuộc 5 tỉnh vùng Duyên hải Bắc bộ: Quảng Ninh, Hải phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Khách thể nghiên cứu của đề tài gồm 50 chuyên gia chuyên TDTT, các cán bộ quản lý TDTT, đại diện các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ TDTT biển (trên địa bàn các tỉnh miền Bắc) và 1663 người dân các tỉnh Duyên hải miền Bắc Việt Nam trong độ tuổi lao động. Các địa bàn điều tra, khảo sát của đề tài gồm: - Tỉnh Quảng Ninh gồm: Thành phố Cẩm Phả, thành phố Hạ Long, thành phố Móng Cái, các huyện: Hải Hà, Đầm Hà, Cô Tô, Tiên Yên, Vân Đồn, thị xã Quảng yên, thị trấn Trới - Hoành Bồ, xã Hoàng Tân - Thị xã Quảng Yên. 4 - Thành phố Hải Phòng gồm: Huyện Cát Hải, quận Hải An - Phù Liễn, Quận Dương Kinh, Quận Đồ Sơn - Hòn Dấu, Quận Kiến Thụy, Quận Tiên Lãng), xã Đông Hưng, xã Tây Hưng - huyện Yên Lãng, thị trấn Cát Bà - huyện Cát Hải; xã Tân Trào - huyện Kiến Thụy. - Tỉnh Thái Bình gồm: Huyện Thái Thụy, huyện Tiền Hải. - Nam Định gồm: Huyện Giao Thủy. - Ninh Bình gồm: Huyện Kim Sơn. 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh và 5 tỉnh vùng Duyên hải Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải phòng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình). 2.2.4. Cơ quan phối hợp nghiên cứu Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Cục Khí tượng Thủy văn quốc gia; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Phòng; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nam Định; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình. 2.2.5. Kế hoạch và thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 12/2011 đến tháng 12/2015 và được chia làm 4 giai đoạn. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam 3.1.1. Khảo sát thời tiết và sóng biển hàng năm của vùng Duyên hải Bắc Bộ Để khảo sát thời tiết và sóng biển hàng năm của vùng Duyên hải Bắc Bộ, đề tài sử dụng số liệu thống kê của Trung tâm mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường - Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia. Các số liệu thống kê được trình bày ở bảng 3.1 đến 3.5. Về độ sâu của biển: Độ sâu của biển đa phần ở các điểm khảo sát là 20m, cá biệt có biển Thái Thụy (Thái Bình) có độ sâu 200 m. Về độ cao của sóng biển: Độ cao trung bình của sóng biển ở các điểm khảo sát giao động từ 0,21 m đến 0,41 m Cô Tô (Quảng Ninh), Bãi Cháy (Hạ Long), Hòn Dấu (Đồ Sơn - Hải Phòng). Theo Luật lướt ván quốc tế thì sóng cao từ 0,2 m đến 5,6 m có thể tổ chức thi đấu môn thể thao này. Như vậy, với mức sóng biển này có thể phát triển được các môn lướt ván, lướt sóng và nhiều môn thể thao thể thao biển khác. Về số ngày nắng, mưa/năm: Số lượng ngày nắng chiếm tỷ lệ khá cao từ 64,6 % đến 75,6%. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân và khách du lịch tham gia các hoạt động thể thao biển quần chúng tại địa phương. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong năm: Nhiệt độ cao nhất ở các điểm khảo sát giao động từ 34,50 - 39,70, thường rơi vào các tháng 5, 6 và 9. Nhiệt độ thấp nhất giao động từ 4,30 đến 10,20, thường rơi vào tháng 1 và tháng 12. Như vậy, ngoài những tháng mùa hè có nhiệt độ cao thuận lợi cho các môn thể thao dưới nước (đặc biệt là tháng 5, 6 và 9), thì những tháng mùa đông (đặc biệt là tháng 1 và 12) là những tháng không thích hợp đối với những môn thể thao trên mặt biển và dưới nước biển Như vậy, qua khảo sát đặc trưng các yếu tố khí tượng hải văn vùng Duyên hải Bắc Bộ cho thấy, có nhiều tiềm năng để phát triển các môn thể thao biển quần chúng. Đặc biệt vùng này có số ngày nắng cao, hướng gió cố định, tốc độ gió cao và dòng hải lưu hết sức thuận lợi để phát triển các môn: Lướt ván, Thuyền rồng, Dù nước, Dù lượn, Thả diều... Đây là những yếu tố hải văn quan trọng cần được quan tâm khai thác nhằm thúc đẩy phong trào TDTT biển quần chúng vùng Duyên hải Bắc Bộ. 5 3.1.2. Thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam (Bảng 3.6) Bảng 3.6. Thực trạng các chỉ tiêu phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Năm 2013 Năm 2014 STT Chỉ tiêu SL % SL % W (%) 1 Hải Phòng 1.1 Số người tập TDTT thường xuyên 536.042 28,20 547.447 28,80 2,10 1.2 Số người tập TDTT biển thường xuyên 9.888 0,52 10.264 0,54 3,73 1.3 Số gia đình thể thao 61612 12,00 74.447 14,50 18,86 1.4 Số gia đình thể thao biển 2310 0,45 2567 0,50 10,53 1.5 Số câu lạc bộ TDTT 2216 4,90 2355 4,70 6,08 1.6 Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng 235 0,52 250 0,5 6,18 2 Nam Định 2.1 Số người tập TDTT thường xuyên 586062 29,0 592.124 29,3 1,02 2.2 Số người tập TDTT biển thường xuyên 8.891 0,44 9.700 0,48 8,70 2.3 Số gia đình thể thao 93.522 18,3 94.544 18,5 1,08 2.4 Số gia đình thể thao biển 1.635 0,32 1.686 0,33 3,07 2.5 Số câu lạc bộ TDTT 682 1,51 739 1,4 8,02 2.6 Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng 176 0,39 190 0,38 7,50 3 Ninh Bình 3.1 Số người tập TDTT thường xuyên 341851 27,0 348.181 27,5 1,83 3.2 Số người tập TDTT biển thường xuyên 4.431 0,35 4.684 0,37 5,55 3.3 Số gia đình thể thao 56.559 22,0 59.130 23,0 4,44 3.4 Số gia đình thể thao biển 1.054 0,41 1.156 0,45 9,23 3.5 Số câu lạc bộ TDTT 504 1,10 552 1,10 9,09 3.6 Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng 113 0,25 120 0,24 6,00 4 Quảng Ninh 4.1 Số người tập TDTT thường xuyên 295000 26,0 304.076 26,8 3,03 4.2 Số người tập TDTT biển thường xuyên 17.019 1,50 17.586 1,55 3,27 4.3 Số gia đình thể thao 175000 15,0 198.333 17,0 12,49 4.4 Số gia đình thể thao biển 4083 0,35 4.433 0,38 8,21 4.5 Số câu lạc bộ TDTT 1246 2,7 1300 2,6 4,24 4.6 Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng 366 0,81 402 0,80 9,37 5 Thái Bình 5.1 Số người tập TDTT thường xuyên 500.725 28,0 528.184 29,7 5,3 5.2 Số người tập TDTT biển thường xuyên 6.616 0,37 7.322 0,41 10,3 5.3 Số gia đình thể thao 95.701 18,5 100.356 19,4 4,4 5.4 Số gia đình thể thao biển 1551 0,30 1655 0,32 6,8 5.5 Số câu lạc bộ TDTT 1005 2,2 1057 2,3 5,4 5.6 Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng 135 0,30 146 0,29 7,82 Qua bảng 3.6 cho thấy: - Số người tập TDTT biển thường xuyên năm 2013 chiếm tỷ lệ từ 0,35% đến 1,50%. Số người tập TDTT biển thường xuyên năm 2014 cao hơn năm 2013 - chiếm tỷ lệ từ 0,37% đến 1,55%. Trong khi đó số người tập TDTT thường xuyên năm 2013 chiếm tỷ lệ từ 26% 6 đến 29% và năm 2014 chiếm tỷ lệ từ 26,8% đến 29,7%. Như vậy, số người tập luyện các môn thể thao biển thường xuyên chỉ chiếm tỷ lệ từ 1,42 % đến 5,21% so với tổng số người tập TDTT thường xuyên. - Số gia đình thể thao biển năm 2013 chiếm tỷ lệ từ 0,22% đến 0,45%. Số gia đình thể thao biển năm 2014 chiếm tỷ lệ từ 0,32% đến 0,50%. Tỷ lệ này cũng thấp hơn nhiều so với tỷ lệ gia đình thể thao năm 2013 và 2014. Số gia đình thể thao năm 2013 chiếm tỷ lệ từ 12% đến 22%. Số gia đình thể thao năm 2014 chiếm tỷ lệ từ 14% đến 23%. Từ đó cho thấy, số gia đình thể thao biển chỉ chiếm tỷ lệ từ 1,83% đến 2,12% so với tổng số gia đình thể thao. - Số câu lạc bộ TDTT biển năm 2013 chiếm tỷ lệ từ 0,25 đến 0,81 so với tổng số câu lạc bộ TDTT toàn quốc (45.000 CLB). Số câu lạc bộ TDTT biển năm 2014 chiếm tỷ lệ từ 0,24 đến 0,8 so với tổng số câu lạc bộ TDTT toàn quốc (50.000 CLB). Số câu lạc bộ TDTT biển chỉ chiếm từ 9,2% đến 16,5% so với tổng số câu lạc bộ TDTT. Như vậy, nhìn chung các chỉ số của phong trào TDTT biển quần chúng miền Bắc năm 2014 so với năm 2013 có sự tăng trưởng cùng với phong trào TDTT nói chung, cụ thể là: Số người tập TDTT biển thường xuyên tăng từ 3,27% đến 10,3%; Số gia đình thể thao biển tăng từ 3,7% đến 10,53%; Số câu lạc bộ TDTT biển quần chúng tăng từ 0,6% đến 9,37%. Tuy nhiên, nhịp tăng trưởng các chỉ số này đa phần cao hơn hơn so với các chỉ số của phong trào TDTT nói chung. Duy chỉ có số gia đình thể thao biển ở Hải phòng và Quảng Ninh là thấp hơn so với số gia đình thể thao. Với mục đích khảo sát thực trạng sự phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam, đề tài tiến hành điều tra tại 10 địa phương có biển thuộc 5 tỉnh Duyên hải Bắc Bộ, cụ thể là ở các xã: Đông Hưng, Tây Hưng (Yên lãng, Hải Phòng); Cát Bà (Cát Hải, Hải Phòng); Tân Trào (Kiến Thụy, Hải Phòng); Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định); Kim Hải (Kim Sơn Ninh Bình); Đại Bình (Đầm Hà Quảng Ninh); Thị trấn Trới (Hoành bồ Quảng Ninh); Hoàng Tân (Thị xã Quảng Yên Quảng Ninh), Đông Minh (Tiền Hải Thái Bình). Quá trình khảo sát được tiến hành từ tháng từ 11/2012 đến 8/2013. Kết quả điều tra thực trạng phát triển phong trào TDTT biển quần chúng ở miền Bắc Việt Nam được trình bày từ bảng 3.7 đến bảng 3.17. Kết quả điều tra những môn thể thao biển tại các bãi biển vùng Duyên hải Bắc Bộ ở bảng 3.7 cho thấy: - Ở nhóm các môn thể thao trên bãi biển - có 10 môn thể thao phục vụ giải trí và thi đấu phong trào. Tuy nhiên, số lượng các giải đấu ở các địa điểm ít hơn so với các môn phong trào. Các môn tổ chức trên cả 10 địa điểm khảo sát gồm: Bóng chuyền bãi biển; Bóng đá bãi biển; Cầu mây bãi biển; Đi bộ bãi biển (kayaking); Thả diều bãi biển. Các môn còn lại được tổ chức ở 4 đến 8 địa điểm khảo sát là: Vật bài biển; Bóng ném bãi biển; Pencakcilat bãi biển; Bóng rổ 3 người ; Trượt patanh (Roller skating); Kabaddi bãi biển. - Ở nhóm
Luận văn liên quan