Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải phẫu hệ thống ống bán khuyên ứng dụng trong phẫu thuật

Các ống bán khuyên (OBK) nằm trong khối xương đặc cứng gọi là bao tai, trong bao tai có chứa các OBK xương, trong OBK xương có OBK màng. OBK màng phức tạp hơn vì kích thước nhỏ hơn nhiều so với OBK xương; có bóng riêng; trụ màng chung và có trụ màng đơn cho từng ống. Hệ thống OBK có cấu trúc và kích thước rất nhỏ, nằm sâu trong xương thái dương, liền kề với những cấu trúc quan trọng của cơ thể như soan nang, cầu nang, thần kinh mặt, màng não, chuỗi xương con, có nhiều lớp thông bào bao xung quanh và những thành phần khác có thể che khuất như sàn hố sọ giữa, xoang tĩnh mạch bên, Những đặc điểm này làm cho việc tiếp cận các OBK đã khó và nhận biết các thành phần của OBK càng khó hơn, vậy OBK người Việt Nam có đặc điểm về giải phẫu và liên quan như thế nào? vẫn còn nhiều vướng mắc. Do đó, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu giải phẫu hệ thống ống bán khuyên ứng dụng trong phẫu thuật” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm giải phẫu hệ thống OBK ở xác người Việt trưởng thành. 2. Xác định mối liên quan giữa các OBK và các cấu trúc lân cận.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu giải phẫu hệ thống ống bán khuyên ứng dụng trong phẫu thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y NGUYỄN THANH VINH NGHIÊN CỨU GIẢI PHẪU HỆ THỐNG ỐNG BÁN KHUYÊN ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT Chuyên ngành: Khoa học Y Sinh Mã số: 9 72 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội, Năm 2019 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Phạm Ngọc Chất 2. GS.TS. Lê Gia Vinh Phản biện 1: GS.TS. Lê Văn Cường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Phản biện 2: TS. Nguyễn Phi Long Học Viện Quân Y Phản biện 3: PGS.TS. Phạm Tuấn Cảnh Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường Vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc Gia 2. Thư viện Học viện Quân Y 3. .. 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Các ống bán khuyên (OBK) nằm trong khối xương đặc cứng gọi là bao tai, trong bao tai có chứa các OBK xương, trong OBK xương có OBK màng. OBK màng phức tạp hơn vì kích thước nhỏ hơn nhiều so với OBK xương; có bóng riêng; trụ màng chung và có trụ màng đơn cho từng ống. Hệ thống OBK có cấu trúc và kích thước rất nhỏ, nằm sâu trong xương thái dương, liền kề với những cấu trúc quan trọng của cơ thể như soan nang, cầu nang, thần kinh mặt, màng não, chuỗi xương con, có nhiều lớp thông bào bao xung quanh và những thành phần khác có thể che khuất như sàn hố sọ giữa, xoang tĩnh mạch bên, Những đặc điểm này làm cho việc tiếp cận các OBK đã khó và nhận biết các thành phần của OBK càng khó hơn, vậy OBK người Việt Nam có đặc điểm về giải phẫu và liên quan như thế nào? vẫn còn nhiều vướng mắc. Do đó, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu giải phẫu hệ thống ống bán khuyên ứng dụng trong phẫu thuật” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm giải phẫu hệ thống OBK ở xác người Việt trưởng thành. 2. Xác định mối liên quan giữa các OBK và các cấu trúc lân cận. 2. Tính cấp thiết của đề tài Trong thực tiễn điều trị, những bệnh lý Tai ảnh hưởng đến các OBK gây ra chóng mặt như: chóng mặt tư thế lành tính kịch phát, viêm tai giữa mạn cholesteatoma, chấn thương tai, u xương thái dương, cần can thiệp phẫu thuật, để tìm ra một OBK xương mà không làm tổn thương chính nó đã là khó, xác định được OBK màng 2 và không làm tổn thương đến các OBK lân cận hay các cấu trúc quan trọng xung quanh như sàn sọ giữa, xoang tĩnh mạch bên, , lại càng khó hơn. Mặt khác, trong phẫu thuật điều trị những bệnh lý thường gặp của tai, đường mổ thường đi sát các OBK nên dễ phạm vào chúng. 3. Những đóng góp của luận án Luận án cung cấp những số đo cụ thể của bao xương OBK, OBK xương cũng như các OBK màng. Qua đó, ghi nhận những thay đổi về mặt hình thái của bao xương, OBK xương và OBK màng; Đồng thời giới thiệu đường vi phẫu tích tiếp cận các ống bán khuyên và cách mở ống bán khuyên theo kỹ thuật “bổ dọc đôi múi cam”. Luận án xác định mối liên quan giữa các OBK với một số cấu trúc lân cận. Có những cấu trúc ảnh hưởng trực tiếp đến vi phẫu tích mở các ống bán khuyên như hệ thống các thông bào xương chũm lấn vào các ống bán khuyên; Có những cấu trúc ảnh hưởng đến đường vi phẫu tích tiếp cận các ống bán khuyên như: xoang tĩnh mạch bên, sàn hố sọ giữa,; Và những cấu trúc giúp xác định hay né tránh đụng chạm vào như: chuỗi xương con, đoạn 3 thần kinh VII, Các kết quả này giúp cho phẫu thuật điều trị bệnh lý liên quan đến các OBK an toàn, hiệu quả và ít tai biến hơn. 4. Bố cục của luận án Luận án gồm 124 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương: tổng quan 29 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 23 trang; Kết quả 33 trang; Bàn luận 33 trang. Có 45 bảng, 73 hình ảnh và 136 tài liệu tham khảo (16 tiếng Việt, 120 tiếng Anh). 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Tai trong nằm trong phần đá của xương thái dương, được bao bọc trong khối xương gọi là mê nhĩ xương; Hệ thống OBK nằm trong tai trong, là những ống rỗng, hình tròn, uốn cong hình bán nguyệt, xếp theo hình 3 mặt phẳng vuông góc nhau, có 3 OBK: trước, ngoài và sau; mỗi OBK có 2 đầu tận, đầu tận của mỗi OBK to hơn đường kính OBK, gọi là trụ bóng, đầu tận còn lại gọi là trụ đơn. OBK ngoài tạo thành mặt phẳng 30º so với mặt phẳng ngang của đầu; 2 ống còn lại: một ống thẳng đứng và một ống nằm ngang vuông góc với nhau. Ở người, OBK trước của tai bên này có vị trí mặt phẳng song song với mặt phẳng OBK sau của tai bên kia và ngược lại; OBK cùng tên của 2 bên tai (OBK trước và sau) có mặt phẳng vuông góc nhau. Các OBK cùng bên, mỗi ống định hướng theo một mặt phẳng khác nhau, và 2 điểm, một gồ lên trong mặt phẳng ngang (soan nang) và một trong mặt phẳng thẳng đứng (cầu nang). Có 2 OBK thẳng đứng: OBK trước và OBK sau cùng một ống nằm ngang là OBK ngoài. Những ống thẳng đứng tạo thành góc 45º so với mặt phẳng dọc giữa; ống ngang hơi chếch lên trên ở phía trước, tạo thành góc 30º so với mặt phẳng ngang. Hệ thống OBK sắp xếp theo 3 mặt phẳng vuông góc nhau, mỗi ống gần vuông góc với các ống khác, và rất nhạy cảm với động tác xoay trong mặt phẳng của nó. Kết quả của sự sắp xếp này là 3 ống theo 3 hướng khác nhau nhưng tương ứng với bất kỳ chuyển động nào của đầu. Các ống hoạt động như là một máy đo gia tốc đồng nhất; mỗi kích thích đối với từng ống chính là gia tốc góc, nhưng những thông tin được mã hóa và kích thích thần kinh hướng 4 tâm liên quan đến góc. Những ống này sắp xếp thành từng cặp, và nằm trên cùng một mặt phẳng. Bất kỳ hoạt động xoay, kích thích một ống nào trong một cặp sẽ ức chế ống còn lại. Cùng hệ thống ngang, 2 ống ngang tạo nên một cặp vị trí chức năng phức tạp hơn so với hệ thống thẳng đứng. Ở người, OBK trước của bên này sẽ song song và đồng diện với OBK sau bên kia, ví dụ: OBK trước bên phải với OBK sau bên trái sẽ tạo thành một cặp chức năng. Hai OBK còn lại ở vị trí gần như vuông góc với OBK ngoài, OBK sau nằm ngay phía sau OBK ngoài, bờ sau OBK ngoài là điểm giữa của OBK sau, OBK sau đi gần như song song với tầng sọ sau. Bóng OBK sau ở đầu của trụ bóng, phía trong đoạn chũm của thần kinh VII, trụ đơn của OBK sau nối với trụ đơn của OBK trên tạo thành trụ chung. OBK trước tạo nên phần lồi vào nền sọ giữa gọi là lồi cung; đây là một mốc xương quan trọng để xác định OBK trước và ống tai trong qua đường hố sọ giữa. Trong khi OBK ngoài lồi vào thành trong của hang chũm (sào bào), cũng là một mốc quan trọng trong phẫu thuật xương chũm. Về hình thái, mỗi OBK xương có đường kính trung bình khoảng 1 mm; cung bán nguyệt (khoảng cách giữa 2 trụ) trung bình khoảng 6,5 mm. OBK ngoài nối với soan nang ở cả 2 đầu trụ; Trụ xương của OBK trước và sau nối với nhau tạo thành trụ chung, trong khi trụ bóng tách riêng biệt nhau, cùng đổ vào soan nang. Như vậy, thực tế chỉ có 5/6 lỗ OBK thông với tiền đình. OBK màng được treo trong OBK xương bằng ngoại dịch và mô liên kết; OBK màng có thành rất mỏng (đường kính ngang ≈ 0,4 mm), nằm trong OBK xương, ở vị trí lệch tâm, được giữ bằng những dải mô liên kết. Bên ngoài OBK màng chứa đầy ngoại dịch, bên trong là nội dịch và liên tục với soan nang. Kế cận với lỗ mở của trụ bóng OBK 5 màng ngoài và trước cũng như lỗ mở trụ bóng của OBK màng sau, mỗi ống phình to ra tạo thành bóng. Giới hạn phía trước-trên của các OBK là thượng nhĩ của tai giữa; phía trước-dưới là soan nang, cầu nang và ốc tai; phía trong là xương thái dương; phía sau là đoạn 3 thần kinh VII, hệ thống thông bào của xương chũm; phía trên là nền sọ giữa; phía dưới-sau là nền sọ sau, phía dưới-trước là ống tai trong. Liên quan với tầng sọ giữa: đa số OBK trước đội nền sọ giữa lên trên, lồi vào đáy sọ giữa, vị trí lồi lên trong hố sọ giữa gọi là lồi cung; một số ít trường hợp do thông bào quanh tiền đình phát triển nhiều, nhất là nhóm trên tiền đình phía trước, sẽ chen vào giữa bao xương OBK trước và sàn sọ giữa, tách rời 2 thành phần này ra, như vậy lồi cung sẽ thấp hoặc không lồi vào nền sọ giữa. Liên quan với hố sọ sau: xương nền hố sọ sau có thể liên tục hay tách rời với OBK sau, tùy thuộc vào nhóm thông bào dưới tiền đình; nếu thông bào phát triển nhiều, sẽ tách rời nền hố sọ sau ra khỏi bao xương OBK sau, trường hợp thông bào phát triển ít hay không phát triển, bao xương OBK sau tiếp xúc trực tiếp với xương nền hố sọ sau. Giới hạn sau của xương chũm là xoang tĩnh mạch bên (xoang ngoài, xoang bên); xoang tĩnh mạch bên nằm dưới nền hố sọ sau, thường nhô cao vào xương chũm và chia nền hố sọ sau thành: trước xoang và sau xoang. Xoang tĩnh mạch bên ít liên quan đến hệ thống OBK, nhưng chính sự nhô cao hay thấp của xoang tĩnh mạch bên ảnh hưởng trực tiếp đến đường vào để tiếp cận với các OBK, nhất là OBK sau. Liên quan OBK với thần kinh VII: đoạn 2 thần kinh mặt, từ hạch gối đi liên tục về phía sau, dài khoảng 10-12 mm, nằm ngang, còn gọi là đoạn nhĩ. Ở vị trí này, thần kinh mặt đi 70º ở phía ngoài và 10º ở phía dưới, sát gần trụ bóng OBK ngoài và trên cửa sổ bầu dục, rồi uốn cong xuống dưới, đi vào gối 2 của thần kinh mặt. 6 Tại gối 2, thần kinh mặt uốn cong một góc khoảng 125º và đi sát bao xương OBK ngoài, một số trường hợp bao xương cống Fallop lấn sâu vào bao xương OBK ngoài. Sau đó, thần kinh mặt đi thẳng đứng, gọi là đoạn 3 hay đoạn chũm của thần kinh mặt, hướng về lỗ trâm-chũm. Đoạn 3 thần kinh VII bắt đầu từ gối 2, nằm sát trụ đơn của OBK ngoài và trước trụ bóng của OBK sau, tạo thành thành trong của ngách mặt, không có cấu trúc nào khác nằm dưới OBK sau. Liên quan OBK với hệ thống thông bào quanh mê nhĩ: gồm đường thông bào trước mê nhĩ phía trên: phía trên bóng của OBK trên và ngoài, nhưng phía dưới hạch gối và cống Fallop. Những thông bào này lan rộng vào phía trong, đi qua OBK trước đến những thông bào trên mê nhĩ có vị trí ở trên ống tai trong, đó là những thông bào quanh mê nhĩ phía trên. Những thông bào xuyên hay thông bào trong mê nhĩ có nguồn gốc từ hang chũm, nằm trong một “tam giác” hình thành từ 3 OBK. Nó đi qua đường thông bào dưới cung với động mạch dưới cung, qua mê nhĩ đến mặt trong của OBK trên, trước khi tiến đến những thông bào trên mê nhĩ và những thông bào phía trên ống tai trong. Những thông bào này có thể xuyên qua toàn bộ xương thái dương trong khoảng 2-3% trường hợp, nhưng trên bề mặt hang chũm, những thông bào trong mê nhĩ thường thấy giữa các OBK. Những thông bào trên mê nhĩ: nhóm thông bào này là sự kéo dài của các thông bào quanh hang chũm, mở rộng ra dọc theo hố não giữa, phía trên OBK trước và phía trên chỗ nối giữa OBK trước và OBK sau, và chấm dứt ở phía trên ống tai trong như là thông bào trên ống tai trong. Thông bào sau mê nhĩ phía trên (thông bào sau mê nhĩ) mở rộng từ thông bào quanh hang chũm, phía sau OBK sau, lấn vào khoảng giữa xương hố não sau và OBK sau. Các thông bào này ở trên cống tiền đình; Nó đi vòng quanh phía sau của trụ chung hướng 7 đến những thông bào quanh mê nhĩ phía trên, phía trên ống tai trong, như là thông bào trên ống tai trong. Đường vi phẫu tích tiếp cận hệ thống OBK gồm: Đường vi phẫu tích qua xương thái dương: khoan vỏ xương chũm để bộc lộ xoang tĩnh mạch bên và ngang mức của màng cứng của hố sọ giữa; Mở vào hang chũm (sào bào), có thể thấy được OBK ngoài; Xác định mấu ngắn xương đe ở phía ngoài OBK ngoài. Xác định toàn bộ chiều dài đoạn chũm của dây VII, về phía trên, trụ đe nên giữ nguyên để tránh tổn thương xương đe. Mở ống thông hang (thượng nhĩ), thường bắt đầu từ phía hang chũm (sào bào), khi đến chuỗi xương con, khoan kéo dài ra phía trước để bộc lộ thượng nhĩ trước. Đường vi phẫu tích qua đáy sọ: Dùng khoan mở hộp sọ hình vuông, kích thước 4x5 cm, 2/3 ở trước ống tai ngoài và 1/3 ở sau ống tai ngoài. Sau khi nâng màng cứng, xác định mốc là lồi cung, mở OBK trước ở phía trước lồi cung. Đường xuyên mê nhĩ: khoan bỏ toàn bộ các thông bào xương chũm, bộc lộ bờ dưới OBK sau, mở mê nhĩ bắt đầu bằng mở OBK ngoài với mũi khoan cắt cỡ trung bình, kế tiếp mở OBK sau rồi đến OBK trước theo “phương pháp bổ dọc múi cam”, bộc lộ toàn bộ bao xương OBK, OBK xương và OBK màng. Ứng dụng vào lâm sàng: điều trị chóng mặt lành tính tư thế kịch phát bằng cách mở OBK xương và gây bít tắc OBK màng. Viêm tai giữa mạn cholesteatoma, xâm lấn vào các OBK, phá vỡ bao xương OBK gây ra chóng mặt, cần điều trị lấy bỏ toàn bộ cholesteatoma và bít vết hở OBK xương. Chấn thương xương thái dương, gây vỡ các OBK hay hở OBK trước bẩm sinh, cần phải bít chỗ vỡ. 8 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Là 32 tai của 16 xác ở người Việt trưởng thành, đã qua xử lý tại bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Là nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca. Thực hiện tại bộ môn Giải phẫu, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Với tiêu chuẩn chọn mẫu là: 16 xác người Việt, dân tộc Kinh, trưởng thành, > 18 tuổi; đã được xử lý tại bộ môn Giải phẫu, Đại học Y Dược TP HCM và xương thái dương bình thường trên Giải phẫu bệnh. Ngoại trừ: xác xử lý chưa đủ chuẩn; đã can thiệp phẫu thuật tai; có dị dạng bẩm sinh vùng đầu mặt cổ hay chấn thương vùng đầu, thái dương. 2.2.1. Phương tiện nghiên cứu Gồm bộ dụng cụ phẫu tích xương thái dương, vi phẫu tích ống bán khuyên; khoan điện và các mũi khoan; kính vi phẫu; máy quay phim; dụng cụ đo đạc, đơn vị đo mm (đã kiểm định); máy vi tính. 2.2.2. Tiến hành nghiên cứu Kết hợp 2 đường phẫu tích: đường vi phẫu tích qua đáy sọ để xác định lồi cung, mở phía trước lồi cung để thấy rõ OBK trước; đường vi phẫu tích qua xương thái dương để xác định các OBK và các cấu trúc lân cận như hang chũm, ống thông hang, xoang tĩnh mạch bên; đoạn 3 thần kinh VII; chuỗi xương con, vi phẫu các ống bán khuyên để mở các OBK và đo đạc kích thước. 9 2.2.3. Các biến số nghiên cứu Các biến số định tính như giới; tai nghiên cứu. + OBK màng: hình thái chung của 3 OBK; vị trí OBK màng trong OBK xương; bóng OBK màng trong bóng OBK xương; trụ chung OBK màng; OBK màng ngoài ở trụ đơn; vị trí bóng OBK màng trước-bóng OBK màng ngoài; vị trí động mạch dưới cung. Các biến số định lượng như: tuổi của xác; chiều dài trụ chung; khoảng cách động mạch dưới cung-trụ chung. + OBK xương gồm: chiều rộng bao xương OBK; chiều dày bao xương OBK; đường kính bóng OBK xương; đường kính OBK xương; chiều dài OBK xương; khoảng cách động mạch dưới cung- OBK. So sánh điểm giữa OBK xương theo các biến số này. + Các biến số liên quan gồm: hang chũm-Ống thông hang; xoang tĩnh mạch bên; xương đáy sọ giữa; khoảng cách từ trụ đe đến giữa các OBK; khoảng cách từ đoạn 3 dây VII đến giữa các OBK; các nhóm thông bào quanh mê nhĩ. 2.2.4. Xử lý số liệu Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0; có sử dụng các phép kiểm t-test độc lập và Mann-Whitney U để kiểm định thống kê. 2.2.5. Vấn đề Y đức Đề tài nghiên cứu thực hiện trên xác tại bộ môn Giải phẫu học, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh; dưới sự hướng dẫn của bộ môn Giải phẫu học, Học viện Quân Y, nên không vi phạm Y Đức. 10 CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tổng số 16 xác với 32 tai nghiên cứu, gồm 8 nam và 8 nữ, có độ tuổi trung bình là 67,69 ± 13,04; 16 tai (P) và 16 tai (T). + Hình thái chung các ống bán khuyên Bảng 3.4. Hình thái chung các ống bán khuyên (n = 32) Hình thái Số ca Tỉ lệ % Rõ 13 40,60 Không rõ 19 59,40 + Vị trí động mạch dưới cung Bảng 3.6. Vị trí động mạch dưới cung (n = 32) Vị trí Số ca Tỉ lệ  Vách OBK trước 32 100 Vách OBK ngoài 0 00 Vách OBK sau 0 00 3.1. Đặc điểm giải phẫu ống bán khuyên màng + Vị trí ống bán khuyên màng trong ống bán khuyên xương Bảng 3.8. Vị trí ống bán khuyên màng trong ống bán khuyên xương Vị trí (n = 32) Số ca Tỉ lệ % Ở giữa 0 00 Sát thành trên 27 84,40 Sát thành ngoài 5 15,60 Sát thành trong 0 00 Sát thành sau 0 00 11 + Bóng ống bán khuyên màng trong bóng ống bán khuyên xương Bảng 3.9. Bóng ống bán khuyên màng trong bóng ống bán khuyên xương (n = 32) Vị trí Số ca Tỉ lệ % Chiếm hết 4 12,50 Chiếm 1 phần 28 87,50 + Liên quan giữa bóng ống bán khuyên màng trước và ngoài Bảng 3.10. Liên quan giữa bóng ống bán khuyên màng trước và ngoài (n = 32) Liên quan Số ca Tỉ lệ  Tiếp xúc 32 100 Không tiếp xúc 0 00 + Chiều dài trụ chung Bảng 3.11. Chiều dài trụ chung (n = 32) Chiều dài Ngắn nhất Dài nhất Trung bình (mm) 1 3 2,13 ± 0,60 + Khoảng cách động mạch dưới cung đến trụ chung Bảng 3.14. Khoảng cách động mạch dưới cung đến trụ chung (n=32) Khoảng cách Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình (mm) 1 3,9 2,61 ± 0,61 3.1.3. Đặc điểm giải phẫu ống bán khuyên xương 3.1.3.1. Chiều rộng bao xương ống bán khuyên (mm) Bảng 3.15. Chiều rộng bao xương ống bán khuyên (n = 30) CR bao xƣơng Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình OBK trước 2,7 5,7 4,26 ± 0,68 OBK ngoài 1,9 5,6 3,19 ± 0,63 OBK sau 2,0 4,0 3,24 ± 0,49 12 3.1.3.2. Chiều dày bao xương ống bán khuyên (mm) Bảng 3.18. Chiều dày bao xương ống bán khuyên (n =32) OBK Chiều dày Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Gần trụ bóng 0,4 2,7 1,08 ± 0,46 Trƣớc Giữa ống 0,3 2,1 1,12 ± 0,46 Cuối trụ đơn 0,4 2,6 1,53 ± 0,54 Gần trụ bóng 0,5 2,8 0,88 ± 0,42 Ngoài Giữa ống 0,6 5,5 1,40 ± 1,07 Cuối trụ đơn 0,5 4,9 1,26 ± 0,86 Gần trụ bóng 0,6 5,0 1,75 ± 0,77 Sau Giữa ống 0,6 5,1 1,93 ± 0,93 Cuối trụ đơn 0,6 2,9 1,68 ± 0,64 3.1.3.3. Đường kính bóng ống bán khuyên xương (mm) Bảng 3.21. Đường kính bóng ống bán khuyên xương trước (n =32) Đƣờng kính OBK Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Trước 0,9 2,1 1,52 ± 0,35 Ngoài 1,2 2,1 1,56 ± 0,24 Sau 1,0 1,9 1,47 ± 0,23 13 3.1.3.4. Đường kính ống bán khuyên xương (mm) Bảng 3.24. Đường kính ống bán khuyên xương (n =32) OBK Đƣờng kính Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Gần trụ bóng 0,5 1,8 1,01 ± 0.31 Trƣớc Giữa ống 0,3 1,2 0,73 ± 0,25 Cuối trụ đơn 0,2 2,0 0,75 ± 0,37 Gần trụ bóng 0,8 1,5 1,12 ± 0,19 Ngoài Giữa ống 0,5 1,1 0,82 ± 0,18 Cuối trụ đơn 0,5 1,5 0,84 ± 0,25 Gần trụ bóng 0,1 3,0 0,93 ± 0,51 Sau Giữa ống 0,4 2,0 0,94 ± 0,40 Cuối trụ đơn 0,4 1,2 0,80 ± 0,22 3.1.3.5. Chiều dài ống bán khuyên (mm) Bảng 3.27. Chiều dài ống bán khuyên (n = 32) Chiều dài OBK Ngắn nhất Dài nhất Trung bình Trước 5,3 7,9 6,73 ± 0,66 Ngoài 4,7 6,9 5,74 ± 0,40 Sau 4,4 7,0 5,61 ± 0,73 14 3.1.3.6. Khoảng cách động mạch dưới cung đến ống bán khuyên xương Bảng 3.30. Khoảng cách động mạch dưới cung đến ống bán khuyên xương trước (n=32) (mm) OBK Khoảng cách Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Gần trụ bóng 3,6 5,8 4,65 ± 0,53 Trƣớc Giữa ống 2,6 4,6 3,54 ± 0,45 Cuối trụ đơn 1,4 3,9 2,73 ± 0,61 Gần trụ bóng 4,2 11,1 6,75 ± 1,54 Ngoài Giữa ống 3,2 7,5 5,48 ± 0,89 Cuối trụ đơn 1,5 5,9 3,98 ± 1,02 Gần trụ bóng 6,2 9,0 7,52 ± 0,68 Sau Giữa ống 4,2 7,0 5,46 ± 0,63 Cuối trụ đơn 1,6 4,4 3,09 ± 0,63 3.1.4. Những thay đổi về hình thái của các ống bán khuyên Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận: 1 bao xương OBK sau dạng đôi; 1 OBK ngoài dạng móng ngựa và 1 OBK màng dạng võng. 3.2. Liên quan giữa các ống bán khuyên với các cấu trúc lân cận 3.2.2. Xoang tĩnh mạch bên Bảng 3.34. Liên quan với xoang tĩnh mạch bên (n=32) Xoang tĩnh mạch bên Số ca Tỉ lệ  Độ 0 6 18,75 Độ 1 23 71,88 Độ 2 3 9,37 15 3.2.3. Xương đáy sọ giữa Bảng 3.35. Liên quan ống bán khuyên với xương đáy sọ giữa (n=32) Xƣơng đáy sọ giữa Số ca Tỉ lệ  Độ 0 14 43,75 Độ 1 15 46,88 Độ 2 3 9,37 3.2.4. Khoảng cách giữa trụ đe đến giữa bao xương các ống bán khuyên Bảng 3.36. Khoảng cách giữa trụ đe đến giữa bao xương các ống bán khuyên (n=32) Khoảng cách (mm) Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình OBK trước 7,3 11,2 9,15 ± 0,96 OBK ngoài 1,1 4,8 3,21 ± 0,83 OBK sau 8,0 10,9 9,09 ± 0,76 3.2.5. Khoảng cách đoạn 3 dây VII đến giữa bao xương các ống bán khuyên Bảng 3.39. Khoảng cách từ đoạn 3 dây VII đến giữa bao xương các ống bán khuyên (n =32) Khoảng cách (mm) Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình
Luận văn liên quan