Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước tai Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã
chính thức thành lập Cục Khuyến nông và Hợp tác xã (HTX) năm 2001 và đi vào hoạt
động, theo nguyên tắc là lấy điểm xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển của sản xuất
nông nghiệp và có sự tham gia tự nguyện của người dân. Hệ thống tổ chức khuyến nông
Nhà nước Lào đã và đang dần dần đi vào hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức, chức năng và
nhiệm vụ từ Trung ương đến cơ sở. Hoạt động của hệ thống tổ chức khuyến nông đã đóng vai
trò nòng cốt trong công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân để họ không ngừng phát triển sản
xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, từng bước đóng
vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Lào.
Tuy nhiên, hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước Lào còn đang gặp rất nhiều
những khó khăn, hạn chế bất cập cần sớm được nghiên cứu khắc phục giải quyết từ trung
ương (TW) đến tỉnh, huyện và bản. Những khó khăn, bất cập thường xẩy ra dó là: Hệ thống
tổ chức khuyến nông đã được tổ chức từ trung ương (TW) đến địa phương nhưng cán bộ
khuyến nông các cấp chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ. Nguyên nhân chủ yếu
trình độ của cán bộ khuyến nông chưa cao. Cán bộ khuyến nông còn thực hiện nhiều nhiệm
vụ kiêm nhiệm trong lĩnh vực khuyến nông và nhiệm vụ của HTX. Khuyến nông cấp bản
không có cán bộ chuyên trách mà là cán bộ kiêm nhiệm nên hạn chế hoạt động, hiệu quả
hoạt động chưa cao.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHAMTHIENG PHOMSAVATH
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG
NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Phạm Bảo Dương
2. TS. Đinh Văn Đãn
Phản biện 1: GS.TS. Phạm Vân Đình
Hội Kinh tế nông lâm
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Tuấn Sơn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: TS. Đào Duy Tâm
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng Đánh giá luận án cấp Học viện
họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thư viện Quốc gia Lào
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước tai Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã
chính thức thành lập Cục Khuyến nông và Hợp tác xã (HTX) năm 2001 và đi vào hoạt
động, theo nguyên tắc là lấy điểm xuất phát từ nhu cầu thực tiễn phát triển của sản xuất
nông nghiệp và có sự tham gia tự nguyện của người dân. Hệ thống tổ chức khuyến nông
Nhà nước Lào đã và đang dần dần đi vào hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức, chức năng và
nhiệm vụ từ Trung ương đến cơ sở. Hoạt động của hệ thống tổ chức khuyến nông đã đóng vai
trò nòng cốt trong công tác thông tin tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, hướng dẫn,
chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân để họ không ngừng phát triển sản
xuất nông nghiệp, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, từng bước đóng
vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc Lào.
Tuy nhiên, hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước Lào còn đang gặp rất nhiều
những khó khăn, hạn chế bất cập cần sớm được nghiên cứu khắc phục giải quyết từ trung
ương (TW) đến tỉnh, huyện và bản. Những khó khăn, bất cập thường xẩy ra dó là: Hệ thống
tổ chức khuyến nông đã được tổ chức từ trung ương (TW) đến địa phương nhưng cán bộ
khuyến nông các cấp chưa đáp ứng yêu cầu để thực hiện nhiệm vụ. Nguyên nhân chủ yếu
trình độ của cán bộ khuyến nông chưa cao. Cán bộ khuyến nông còn thực hiện nhiều nhiệm
vụ kiêm nhiệm trong lĩnh vực khuyến nông và nhiệm vụ của HTX. Khuyến nông cấp bản
không có cán bộ chuyên trách mà là cán bộ kiêm nhiệm nên hạn chế hoạt động, hiệu quả
hoạt động chưa cao.
Do hệ thống tổ chức chưa mạnh nên ảnh hưởng chất lượng hoạt động khuyến nông.
Hoạt dộng khuyến nông còn phân tán nhất, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới
diễn ra chậm, hiệu quả chưa cao Vấn đề đặt ra cần giải quyết những vấn đề trên là
nghiên cứu phải trả lời rõ các câu hỏi sau đây: Cơ sở khoa khoa học lý luận về hệ thống tổ
chức khuyến nông nhà nước như thế nào? Thực tiễn của các nước trên thế giới và khu vực
Đông Nam Á, nhất là ở Việt Nam hệ thống này tổ chức hoạt động ra sao và có những bài
học kinh nghiệm gì vận dụng cho Lào? Thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà
nước hiện tại của Lào như thế nào? Hoạt động khuyến nông nhà nước của hệ thống
khuyến nông nhà nước đã tác động và đóng góp gì cho phát triển nông nghiệp nông thôn?.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước? Trong những
năm tới hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước cần có những định hướng và giải pháp
nào để hoàn thiện và hoạt động bền vững và đạt được hiệu quả cao?
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước tại Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống tổ
chức khuyến nông nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong những năm tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ chức
khuyến nông Nhà nước.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến
nông nhà nước ở Lào.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Lào
trong những năm tới.
2
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở
nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào:
1) Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào gồm 4 cấp: TW, tỉnh, huyện, bản
cụ thể: Hệ thống tổ chức khuyến nông ở cấp Trung ương: Cục khuyến nông và hợp tác xã
(HTX). Phòng khuyến nông và HTX tỉnh; Phòng khuyến nông và HTX huyện. Trạm
khuyến nông huyện và khuyến nông viên. Các tổ chức kinh tế - xã hội có liên quan đến hệ
thống tổ chức khuyến từ trung ương đến tỉnh, huyện, bản. Về nguồn lực (Nhân lực, tài
chính, cơ sở vật chất kỹ thuật) để tổ chức hệ thống khuyến nông Nhà nước.
2) Tổ chức hoạt động khuyến nông bao gồm: Hoạt động chuyển giao/xây dựng
mô hình; Đào tạo tập huấn; Thông tin tuyên truyền; Tư vấn dịch vụ; Hợp tác quốc tế.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian
Nghiên cứu các vấn đề hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Lào: Hệ thống tổ
chức khuyến nông từ trung ương đến cấp tỉnh, cấp huyện, cấp bản: nghiên cứu điều tra tập
trung chủ yếu ở 3 tỉnh đại diện cho 3 vùng của Lào; Mỗi tỉnh chọn 3 huyện mỗi huyện
chọn 3 bản bao gồm: hộ nông dân, một số cán bộ và khuyến nông viên (bảng 3.1).
* Phạm vi về thời gian
Thời gian thu thập những thông tin, số liệu thu thập, sử dụng để phân tích trong
nghiên cứu chủ yếu trong 3 năm gần đây từ năm 2012 - 2014. Số liệu điều tra ở 3 tỉnh,
huyện, bản chủ yếu năm 2014 - 2015.
* Phạm vi về nội dung
Nội dung nghiên cứu đề tài tập trung giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:
1) Cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước.
2) Thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào (từ Trung ương đến tỉnh, huyện, bản).
3) Tổ chức hoạt động khuyến nông ở Lào.
4) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
Lào.
5) Định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông
nhà nước ở Lào cho những năm tiếp theo.
6) Luận án không tập trung nghiên cứu vào các hệ thống tổ chức khuyến nông khác
bao gồm: Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức nghề
nghiệp, tổ chức khoa học, giáo dục đào tạo, hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác
tham gia hoạt động khuyến nông tại Lào.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
1.4.1. Về mặt lý luận
Luận án đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hệ thống tổ
chức khuyến nông nhà nước như: Khái niệm về khuyến nông, hệ thống tổ chức khuyến
nông Nhà nước; Đặc điểm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức
khuyến nông Nhà nước; Phương pháp tiếp cận nghiên cứu về hệ thống tổ chức khuyến
nông nhà nước. Tình hình và những bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới nhất
là bài học của Việt Nam về hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước vận dụng
vào hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào.
1.4.2. Về mặt thực tiễn
Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ,
3
quyền hạn của hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào từ Trung ương đến tỉnh,
huyện, bản. Đánh giá nội dung tổ chức hoạt động khuyến nông của hệ thống tổ chức
khuyến nông nhà nước Lào.
Phân tích yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
và hoạt động khuyến nông ở Lào. Đánh giá của lãnh đạo các cấp từ trung ương, tỉnh,
huyện, cán bộ khuyến nông và người dân về những đóng góp của hệ thống tổ chức
khuyến nông nhà nước Lào.
Luận án đã đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện hệ thống
tổ chức khuyến nông nhà nước trong những năm tới.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng ở khu vực kinh tế nông thôn Lào.
Tuy nhiên, phần lớn nông dân Lào vẫn sản xuất nông nghiệp dựa trên kỹ thuật canh tác
lạc hậu và thiếu thông tin về giá cả, thị trường nên kết quả, hiệu quả đạt được chưa cao.
Nước CHDCND Lào đang chuyển đổi nền nông nghiệp sang kinh tế thị trường, việc cung
cấp thông tin cũng như khuyến cáo cho nông dân biết áp dụng các kỹ thuật phù hợp là rất
cần thiết.
Hệ thống khuyến nông nhà nước của Lào ra đời năm 2001 đã đáp ứng đòi hỏi khách
quan của sản xuất nông nghiệp. Mặc dù vậy, hệ thống khuyến nông nhà nước trong quá trình
hoạt động còn bộc lộ nhiều bất cập như: chưa ổn định hệ thống tổ chức, hoạt động khuyến
nông còn phân tán, cán bộ khuyến nông kiêm nhiệm nhiều, sự phối hợp trong chỉ đạo hoạt
động khuyến nông các cấp chưa thống nhất. Chính vì vậy, nghiên cứu nhằm góp phần làm
sáng tỏ cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn; phân tích thực trạng hệ thống tổ chức và
những hoạt động chủ yếu của hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào. Đề xuất ra giải
pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước Lào trong những thập kỷ tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, nhà
quản lý có liên quan ở nước CHDCND Lào. Nó còn làm cơ sở để đề ra chính sách xây
dựng các dự án, đề án quy hoạch, kế hoạch chỉ đạo phát triển hoạt động khuyến nông các
tỉnh, các huyện, bản ở Lào và góp phần tăng trưởng kinh tế nói chung và nông nghiệp,
nông thôn nói riêng.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC KHUYẾN NÔNG NHÀ NƯỚC
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước
2.1.1.1. Khái niệm về khuyến nông
Khuyến nông (Agricultural exteltion) là một thuật ngữ khó xác định thống nhất bởi
khuyến nông: tổ chức bằng nhiều cách; Phục vụ cho nhiều mục đích; Mỗi tầng lớp nông
dân khác nhau hiểu nghĩa khuyến nông khác nhau.
Theo chúng tôi có thể hiểu khuyến nông như sau: Khuyến nông là cách đào tạo và
rèn luyện tay nghề cho nông dân đồng thời giúp họ hiểu được những chủ trương, chính
sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý, những thông tin
thị trường, để có khả năng tự giải quyết được các vấn đề của gia đình và cộng đồng nhằm
đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, góp phần xây dựng và phát triển
nông thôn.
2.1.1.2. Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
Khuyến nông Nhà nước là các tổ chức khuyến nông đại diện của Nhà nước ở các
4
cấp từ Trung ương tới cơ sở (xã), có liên quan mật thiết lẫn nhau, thực hiện chức năng và
nhiệm vụ khuyến nông. Khuyến nông Nhà nước thể hiện sự hỗ trợ của Nhà nước tới
nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Các cán bộ tham gia vào tổ chức khuyến nông
Nhà nước thường là các cán bộ, công chức, viên chức được Nhà nước trả lương và
thực hiện các nhiệm vụ của khuyến nông Nhà nước tại các cấp, các địa phương mà họ
tham gia.
Khuyến nông Nhà nước thực hiện công tác khuyến nông theo hệ thống luật
pháp của Nhà nước quy định về khuyến nông.
Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước: là quá trình hình thành ra tổ chức khuyến
nông ở các cấp, gắn với việc xác định mục tiêu, chức năng nhiệm vụ và tổ chức nhân lực, tài
chính, vật chất và đất đai để thực hiện nhiệm vụ khuyến nông theo qui định..
Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước: được tổ chức từ Trung ương tới tỉnh,
huyện, xã/bản.
Ở cấp Trung ương có Cục khuyến nông/Trung tâm khuyến nông quốc gia.
Ở địa phương Cấp tỉnh có Trung tâm khuyến nông tỉnh. Ở cấp huyện có Trạm
khuyến nông. Ở cấp xã có khuyến nông viên.
Ở mỗi cấp, cơ quan khuyến nông được tổ chức gắn liền với nhân lực, với chức
năng nhiệm vụ nhất định và gồm các nguồn lực vật chất, tài chính để thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ. Trong phạm vi nghiên cứu Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
chúng tôi tập trung nghiên cứu Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước ở Trung ương; và
địa phương đó là: Cấp tỉnh là Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cấp huyện là Trạm khuyến
nông. Cấp xã/bản là khuyến nông viên và cấp thôn, xóm là cộng tác viên khuyến nông .
2.1.2. Vai trò của khuyến nông và hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
-Vai trò là cầu nối
Có thể diễn đạt khuyến nông có vai trò cầu nối thông tin 2 chiều giữa nông dân với 9
đầu mối theo sơ đồ 2.1 như sau:
Sơ đồ 2.1. Vai trò cầu nối khuyến nông
- Vai trò trong chuyển đổi nền kinh tế của đất nước
- Vai trò trong huy động lực lượng cán bộ kỹ thuật từ TW đến địa phương. trong xoá
đói giảm nghèo.
- Vai trò liên kết nông dân, tăng cường sự hợp tác, hỗ trợ nhau sản xuất
5
2.1.3. Nội dung nghiên cứu hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào các nội dung:
1) Nguyên tắc tổ chức hệ thống tổ chức khuyến nông
2) Hệ thống tổ chức khuyến nông từ trung ương đến cấp địa phương Bao gồm: cơ
cấu tổ chức bộ máy, chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn.
3) Nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ khuyến nông bao gồm: nguồn nhân lực, cơ sở
vật chất, nguồn lực tài chính
4) Hoạt động khuyến nông của hệ thống tổ chức khuyến nông, gồm cấc nội dung
chính sau: i) Xây dựng mô hình/ chuyển giao. ii) Đào tạo,tập huấn đào tạo cho cán bộ và
nông dân. iii) Thông tin tuyên truyền: Cung cấp thông tin, in ấn tài liệu kỹ thuật cấp phát
cho nông dân. iv) Tư vấn dịch vụ khuyến nông v) Hợp tác quốc tế về khuyến nông.
5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước.
6. Đề xuất định hứng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực của
hệ thống tổ chức KNNC từ trung ương đến địa phương trong những năm tới đạt kết quả cao.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước
- Chính sách khuyến nông của Chính phủ.
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng miền đất nước.
- Trình độ cán bộ khuyến nông các cấp: Trung ương, tỉnh, huyện, xã.
- Sự phối hợp của các cấp và sự tham gia của nông dân.
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông ở một số nước trên thế giới
2.1.1.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông Trung Quốc
Hệ thống khuyến nông được tổ chức đồng bộ từ trung ương đến địa phương và với
quy mô rất lớn (tổng số cán bộ lên đến hơn 1 triệu người). Hơn 70% quân số này là những
cán bộ tốt nghiệp ở các trường cao đẳng chuyên nghiệp hoặc dạy nghề, trong đó, hơn 90%
trong số họ làm việc ở các Trạm khuyến nông cấp xã (là chủ yếu) và cấp huyện. Các nhà
hoạch định chính sách nhận thấy việc cải cách hệ thống khuyến nông là công việc cực kỳ
khó khăn và đến nay vẫn chưa có ý tưởng rõ rệt nào để cải thiện hoạt động của hệ thống
khuyến nông. Có một vài sáng kiến đã được đưa ra và hiện đang làm thí điểm để cải tổ hệ
thống khuyến nông.
2.2.1.2. Hệ thống tổ chức khuyến nông Australia
Hoạt động của hệ thống tổ chức khuyến nông của Australia có nhiều đổi mới:
(i) Thay đổi về cơ chế hoạt động: (ii) Thay đổi về triết lý tiếp cận: Ở Australia, việc
sử dụng Internet và đĩa CD để công bố các kết quả nghiên cứu được nhiều tổ chức thử
nghiệm. Một khối lượng tài liệu nhất định từ các trung tâm thông tin cộng đồng, trung tâm
phát triển nông thôn, phòng nông nghiệp bang và các nhà nghiên cứu khu vực tư nhân
cũng được tải xuống từ Internet, nhờ đó thời gian khuyến nông được rút ngắn và tạo ra
những tác động tích cực (iii) Tăng số lượng nhà cung cấp dịch vụ khuyến nông: (iv) Về
đầu tư và kinh phí: Giống như Trung Quốc, Australia thực hiện cơ chế thúc đẩy tự
trang trải chi phí trong nghiên cứu và chuyển giao TBKT. Các phòng nông nghiệp
bang đang chuyển dần đến tư nhân hóa;
6
2.1.1.3. Hệ thống tổ chức khuyến nông ở Việt Nam
Hệ thống tổ chức khuyến nông hiện nay được chia theo 4 cấp: trung ương,
tỉnh/thành phố, huyện và xã. Ở cấp Trung ương đã thành lập Trung tâm Khuyến nông -
Khuyến ngư Quốc gia. Ở 64 tỉnh/thành phố đều đã thành lập Trung tâm Khuyến nông.
Hiện nay 585/648 huyện trên cả nước có Trạm khuyến nông huyện (chiếm 90,3%) trực
thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh/thành phố hoặc Uỷ ban Nhân dân huyện. Ở cấp xã có
cán bộ khuyến nông xã và khuyến nông viên cơ sở do UBND xã quản lý.
Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến công tác khuyến
nông. Mức đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khuyến nông đã tăng
liên tục. Từ năm 2000, kinh phí khuyến nông tăng bình quân 12%/năm. Kinh phí chủ yếu
được dành cho xây dựng mô hình (chiếm 80,7%). Từ năm 2001, cơ cấu đầu tư cho các
hoạt động khuyến nông đã được điều chỉnh theo hướng tăng cường cho công tác đào tạo
huấn luyện và thông tin tuyên truyền. Nguồn kinh phí trung ương phân bổ cho các địa
phương được tăng dần thông qua Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư quốc gia được
phân theo các chương trình: Chương trình khuyến nông trồng trọt; Chương trình khuyến
nông chăn nuôi; Chương trình khuyến lâm; Chương trình tập huấn đào tạo; Chương trình
thông tin thị trường; Chương trình khuyến công; Hoạt động tăng cường năng lực. Hệ
thống khuyến nông đã có những bước phát triển đáng kể những năm qua, đã đóng góp vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp. Bên cạnh những tác động tích cực
do hoạt động khuyến nông mang lại, một số hạn chế, bất cập cần được cải tiến, đổi mới
nhằm nâng cao hơn nữa hoạt động của hệ thống
2.2.2. Những bài học kinh nghiệm về Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước rút ra
vận dụng cho hệ thống khuyến nông Nhà nước Lào
1) Tăng cường sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của cấp uỷ đảng, chính quyền và
sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban, ngành, các đoàn thể chính trị xã hội nhằm phát sức
mạnh tổng hợp trong hệ thống tổ chức khuyến nông. 2) Xác định rõ vai trò và chức năng,
nhiệm vụ ở các cấp khác nhau, đặc biệt trong bối cảnh hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân
cấp công tác khuyến nông. 3) Phải xây dựng được bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ
khuyến nông từ Trung ương xuống địa phương có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật, có
năng lực tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động khuyến nông. 4) Cần phân loại đối
tượng nông dân, lĩnh vực tổ chức sản xuất để hỗ trợ bằng nguồn ngân sách nhà nước và sử
dụng hướng tiếp cận có sự tham gia, thông tin nhiều chiều để đáp ứng nhu cầu của nông
dân trong các bước triển khai công tác khuyến nông. Chú trọng tăng cường năng lực cho
các tổ chức nông dân để họ thực sự tham gia chủ động và hiệu quả vào công tác khuyến
nông và phát huy vai trò của các hiệp hội trong việc hoạch định chính sách khuyến nông,
bảo vệ quyền lợi người nông dân.5) Cán bộ khuyến nông luôn đi sát, nắm bắt nhu cầu và
nguyện vọng của nông dân để từ đó xây dựng các chương trình, phương pháp tiếp cận
phù hợp theo từng Mô hình đối tượng, trong từng giai đoạn, ở từng vùng/miền dựa trên
phân tích hoàn cảnh và điều kiện thực tế. 6) Hoạt động khuyến nông - khuyến ngư phải
chuyển đổi dần từ bao cấp của Nhà nước sang nông dân/khách hàng chi trả từng phần các
7
dịch vụ khuyến nông. Quá trình và mức độ chi trả phụ thuộc vào từng nội dung và đối
tượng hưởng lợi cụ thể. Luôn luôn nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông.
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Lào
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Nước CHDCND Lào là một quốc gia nằm sâu trong lục địa, trên bán đảo Đông
Dương và nằm ở khu vực trung tâm của tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng, có biên giới
giáp với 5 nước trong khu vực: Phía Bắc giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài
505 km; phía Đông giáp với Cộng hòa XHCN Việt Nam có đường biên giới là 2.069km;
phía Nam giáp với Campuchia có đường biên giới là 535km; phía Tây Nam giáp với
Thái Lan có đường biên giới dài 1.835 km và phía Tây Bắc giáp với Myanma có đường
biên dài 236km (xem bản đồ 3.1). Diện tích đất tự nhiên 236.800km2, trong đó núi và cao
nguyên chiếm tới 3/4 diện tích. Căn cứ theo địa hình có thể chia thành hai vùng địa hình
lớn: Thượng Lào và Trung - Hạ Lào.
Khí hậu ở Lào chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Mùa mưa từ giữa
tháng 4 đến tháng