Hatha Yoga là một môn khoa học kiểm soát tâm trí và cơ thể bằng việc chủ trương tập thể dục các tư thế asana và thở pranayama. Hatha Yoga là một khái niệm mới của Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng thế kỷ XI – XII. Từ thế kỷ XV đến nay Hatha Yoga không ngừng được hoàn thiện và phát triển.
Thực hành Hatha Yoga đem lại những lợi ích thiết thực cho sức khỏe cộng đồng nên nó được phát triển rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Thực hành Hatha Yoga không phân biệt lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe người tập; không phân biệt các tầng lớp trong xã hội cũng như không phân biệt tôn giáo; điều kiện để tổ chức tập luyện đơn giản, chi phí thấp, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Vì vậy, các cơ sở giáo dục và đào tạo có thể dễ dàng phổ biến môn Hatha Yoga vào trong trường học.
Khi nghiên cứu về hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên sức khỏe người học, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể, trong khi ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Vì vậy, nghiên cứu sinh đặc biệt quan tâm đến nội dung nghiên cứu này.
Từ một số lý do nêu trên, nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang”.
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang để đưa hệ thống bài tập Hatha Yoga vào chương trình GDTC tại Trường Đại học Văn Lang.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang.
Mục tiêu 2. Lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang.
Mục tiêu 3. Đánh giá hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang.
41 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 748 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1. Mở đầu
Hatha Yoga là một môn khoa học kiểm soát tâm trí và cơ thể bằng việc chủ trương tập thể dục các tư thế asana và thở pranayama. Hatha Yoga là một khái niệm mới của Yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng thế kỷ XI – XII. Từ thế kỷ XV đến nay Hatha Yoga không ngừng được hoàn thiện và phát triển.
Thực hành Hatha Yoga đem lại những lợi ích thiết thực cho sức khỏe cộng đồng nên nó được phát triển rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Thực hành Hatha Yoga không phân biệt lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe người tập; không phân biệt các tầng lớp trong xã hội cũng như không phân biệt tôn giáo; điều kiện để tổ chức tập luyện đơn giản, chi phí thấp, ít bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết. Vì vậy, các cơ sở giáo dục và đào tạo có thể dễ dàng phổ biến môn Hatha Yoga vào trong trường học.
Khi nghiên cứu về hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên sức khỏe người học, trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể, trong khi ở Việt Nam còn rất mới mẻ. Vì vậy, nghiên cứu sinh đặc biệt quan tâm đến nội dung nghiên cứu này.
Từ một số lý do nêu trên, nghiên cứu sinh tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang”.
Mục đích nghiên cứu:
Đánh giá được hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang để đưa hệ thống bài tập Hatha Yoga vào chương trình GDTC tại Trường Đại học Văn Lang.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang.
Mục tiêu 2. Lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang.
Mục tiêu 3. Đánh giá hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang.
2. Những đóng góp mới của luận án
Xuất phát từ thực trạng thể chất và tâm lý của sinh viên Trường Đại học Văn Lang năm thứ nhất, khóa 2015 được đánh giá hầu hết các chỉ số hình thái, chức năng và test thể lực không có sự khác biệt so với thể chất thanh niên Việt Nam cùng lứa tuổi, giới tính; số lượng sinh viên có biểu hiện trầm cảm ở mức đáng báo động; thể lực của sinh viên được xếp loại theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT ở mức Chưa đạt chiếm đa số, trong đó nam sinh viên còn yếu ở sức mạnh nhóm cơ chi dưới và sức bền chung, nữ sinh viên còn yếu ở sức bền chung và sức mạnh bền nhóm cơ bụng.
Từ kết quả lựa chọn được 32 bài tập, bao gồm 04 bài thở, 05 bài khởi động, 20 tư thế asana và 03 tư thế thư giãn làm hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang.
Luận án tiến hành tổ chức thực nghiệm chặt chẽ, làm sáng tỏ hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang. Kết quả nghiên cứu của luận án có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực hành Hatha Yoga đã giúp sinh viên nâng cao sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Phải kể đến sự biến đổi tích cực về hình thái cơ thể, đặc biệt là tỷ lệ mỡ giảm đáng kể. Những biến đổi tích cực về chức năng hệ hô hấp, chức năng hệ tim mạch và sự ổn định huyết áp. Thể lực của sinh viên được nâng cao đáng kể, đầu tiên là sức dẻo có sự tăng trưởng mạnh nhất, tiếp theo là khả năng thăng bằng, sức mạnh cơ bụng, sức bền chung, sức mạnh tay và cuối cùng là sức mạnh chân. Vấn đề biểu hiện trầm cảm của sinh viên hiện nay đang ở mức báo động, cần có biện pháp can thiệp thì thực hành Hatha Yoga như một biện pháp phù hợp giúp sinh viên có suy nghĩ tích cực hơn, loại bỏ dần suy nghĩ tiêu cực và tỷ lệ sinh viên có biểu hiện trầm cảm giảm đi đáng kể.
3. Cấu trúc của luận án
Luận án được trình bày trong 149 trang giấy khổ A4, bao gồm: Đặt vấn đề: 3 trang; Chương 1-Tổng quan các vấn đề nghiên cứu: 45 trang; Chương 2-Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu: 22 trang; Chương 3-Kết quả nghiên cứu và bàn luận: 77 trang; Kết luận và kiến nghị: 2 trang. Trong luận án có 53 bảng, 24 biểu đồ và 28 hình. Luận án sử dụng 112 tài liệu tham khảo, trong đó có 53 tài liệu tiếng Việt, 30 tài liệu tiếng Anh, một tài liệu tiếng Tây Ban Nha và 28 website. Phần cuối cùng của luận án là Phụ lục.
B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Để có nền tảng và cơ sở nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang”, luận án đã xây dựng được cơ sở lý thuyết và khoa học của Hatha Yoga đối với sức khỏe, tiếp theo là nêu rõ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên, trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan đến sức khỏe, giáo dục thể chất cuối cùng là tổng hợp một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang.
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
2.1.2.1. Khách thể nghiên cứu tham gia đánh giá thực trạng thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang
423 sinh viên năm thứ nhất, 18 tuổi, khóa học 2015, chưa học môn GDTC, được phân bổ đều theo giới tính nam, nữ; nhóm ngành học xã hội, kỹ thuật và kinh tế. Trong đó có 208 (49,2%) sinh viên nam, 215 (50,8%) sinh viên nữ; có 141 (33,3%) sinh viên nhóm ngành xã hội, 139 (32,9%) sinh viên nhóm ngành kỹ thuất và 143 (33,8%) sinh viên nhóm ngành kinh tế.
2.1.2.2. Khách thể nghiên cứu tham gia thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang
Nhóm thực nghiệm thực hành Hatha Yoga ngoại khóa gồm có 20 nam và 20 nữ; sinh viên nhóm đối chứng không thực hành Hatha Yoga ngoại khóa gồm có 20 nam và 20 nữ.
2.1.2.3. Khách thể nghiên cứu tham gia phỏng vấn
- Phỏng vấn về việc lựa chọn các chỉ số/test/thang đo đánh giá thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang gồm có 62 người, trong đó có 38 chuyên gia và nhà khoa học, 23 huấn luyện viên và giáo viên Yoga và 1 bác sĩ.
- Phỏng vấn về việc xác định hệ thống Yoga làm nền tảng lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang gồm có 62 người, hoàn toàn là huấn luyện viên và giáo viên Yoga, trong đó có 17 người dạy Yoga truyền thống, 17 người dạy Sivananda Yoga, 16 người dạy Ashtanga Yoga, 2 người dạy Bikram Yoga, 5 người dạy Yin Yoga, 5 người dạy Iyengar Yoga.
- Phỏng vấn về việc lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang gồm có 34 người, hoàn toàn là huấn luyện viên và giáo viên chuyên dạy theo hệ thống Sivananda Yoga.
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Trường Đại học Văn Lang và Trường Đại học TDTT Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2018.
Phạm vi nội dung:
- Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả của thực hành Hatha Yoga theo quan điểm nâng cao sức khỏe cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang về mặt thể chất và tâm lý. Riêng về tâm lý, đề tài tập trung nghiên cứu biểu hiện trầm cảm của sinh viên Trường Đại học Văn Lang để đánh giá sức khỏe tâm thần.
- Đề tài tập trung nghiên cứu trên khách thể là sinh viên năm thứ nhất, 18 tuổi, khóa học 2015, chưa học môn Giáo dục thể chất.
- Đề tài nghiên cứu không đi sâu vào nội dung chương trình GDTC nói chung và cũng không đi sâu vào đánh giá trình độ tập luyện.
2.2. Tổ chức nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2014 đến tháng 12/2018 tại Trường Đại học Văn Lang và Trường Đại học TDTT Thành phố Hồ Chí Minh.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1) Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, 2) Phương pháp chọn mẫu, 3) Phương pháp phỏng vấn, 4) Phương pháp kiểm tra y sinh học, 5) Phương pháp kiểm tra sư phạm, 6) Phương pháp trắc nghiệm tâm lý, 7) Phương pháp thực nghiệm sư phạm và 8) Phương pháp toán thống kê.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đánh giá thực trạng thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang
Để có cơ sở xác định nội dung đánh giá thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang, luận án tiến hành theo ba bước sau:
Bước 1: Hệ thống hóa các chỉ số, test và thang đo đã được sử dụng trong đánh giá thể chất và tâm lý sinh viên.
Bước 2: Trên cơ sở các chỉ số, test và thang đo đã có, luận án tiến hành lựa chọn các chỉ số, test và thang đo phù hợp với việc đánh giá thể chất và tâm lý sinh viên.
Bước 3: Xác định các chỉ số, test và thang đo thông qua kết quả phỏng vấn.
Qua 03 bước lựa chọn, đảm bảo tính logic, tính khoa học, từ 21 chỉ số, test và thang đo được kiểm định Wilcoxon luận án đã xác định được 20 chỉ số, test và thang đo, trong đó có: 04 chỉ số hình thái, 07 chỉ số chức năng, 08 test thể lực, 01 thang đo tâm lý.
- Chỉ số hình thái: chiều cao đứng (cm), cân nặng (kg), BMI (kg/m2), tỷ lệ mỡ (F%).
- Chỉ số chức năng: tần số mạch yên tĩnh (lần/phút), tần số hô hấp yên tĩnh (lần/phút), huyết áp tâm thu (mmHg), huyết áp tâm trương (mmHg), công năng tim, dung tích sống (lít) và hệ số phổi Demeny (lít/kg).
- Test thể lực: lực bóp tay thuận (kg), nằm ngửa gập bụng (lần/30s), bật xa tại chỗ (cm), chạy con thoi 4x10m (s), chạy tùy sức 5 phút (m), dẻo gập thân (cm), độ dẻo khớp gối (độ), thăng bằng tĩnh (s).
- Thang đo tâm lý: thang đánh giá trầm cảm thanh thiếu niên RADS 10 – 20.
Đánh giá thực trạng thể chất sinh viên Trường Đại học Văn Lang
Về hình thái, các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng và BMI của sinh viên Trường Đại học Văn Lang không khác biệt so với thanh niên Việt Nam cùng lứa tuổi, giới tính (P>0,05). Còn tỷ lệ mỡ nằm trong giới hạn người bình thường.
Về chức năng, các chỉ số tần số mạch yên tĩnh, huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và công năng tim của sinh viên Trường Đại học Văn Lang so với thanh niên Việt Nam cùng lứa tuổi, giới tính đều không có sự khác biệt (P>0,05) và nằm trong giới hạn người bình thường. Còn lại, tần số hô hấp yên tĩnh, dung tích sống, hệ số phổi Demeny nằm trong giới hạn người bình thường.
Về thể lực, lực bóp tay thuận, nằm ngửa gập bụng, bật xa tại chỗ, chạy con thoi 4x10m, chạy tùy sức 5 phút và dẻo gập thân của sinh viên Trường Đại học Văn Lang so với thanh niên Việt Nam cùng lứa tuổi, giới tính đều không có sự khác biệt (P>0,05). Còn độ dẻo khớp gối nằm trong giới hạn người bình thường và thăng bằng tĩnh nằm trong khoảng điểm yếu theo bảng điểm đánh giá khả năng thăng bằng tĩnh của người nước ngoài.
Về tâm lý, có 54,1% sinh viên có biểu hiện trầm cảm, còn lại là bình thường. Trong số sinh viên có biểu hiện trầm cảm, có 5,7% sinh viên có biểu hiện nặng, 12,5% có biểu hiện vừa và 35,9% có biểu hiện nhẹ. biểu hiện trầm cảm của sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam, sự khác biệt có nghĩa thống kê (P0,05); biểu hiện trầm cảm của sinh viên có hộ khẩu thành phố trực thuộc trung ương và hộ khẩu tỉnh là như nhau, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Khi xếp loại thể lực sinh viên Trường Đại học Văn Lang năm thứ nhất Theo Quyết định 53/2008/QĐ-BGDĐT, có đến 71,15% nam sinh viên xếp loại Chưa đạt và 96,28% nữ sinh viên xếp loại Chưa đạt. Giải thích có kết quả này, nghiên cứu sinh cho rằng: Do có đa số sinh viên không đạt tiêu chuẩn ở nội dung chạy tùy sức 5 phút (nam có 56,25%, nữ có 94,42% chưa đạt), Trường Đại học Văn Lang tổ chức cho sinh viên học môn GDTC bắt đầu tứ năm thứ hai, cho nên sinh viên năm thứ nhất chưa được học môn GDTC, hơn nữa thời điểm kiểm tra thể chất để đánh giá thực trạng thể chất sinh viên vào đầu năm học nên hoạt động TDTT ngoại khóa chưa tác động nhiều vào thể lực của sinh viên.
Tại Hội thảo “Sức khỏe tâm thần, bằng chứng từ các nghiên cứu ở cộng đồng người Việt Nam” tổ chức tại Trường Đại học Y Dược Huế ngày 9, 10/1/2015, nhóm nghiên cứu của Michael P. Dunne, Trần Quỳnh Anh và Lưu Ngọc Hoạt đã đưa ra nhiều kết luận mới chính xác mang tính cảnh báo cao từ việc nghiên cứu sức khỏe và sự khỏe mạnh tinh thần của sinh viên Y khoa tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 43% trong số 2099 sinh viên có dấu hiệu trầm cảm. So sánh với kết quả nghiên cứu nêu trên, tỷ lệ sinh viên Trường Đại học Văn Lang có biểu hiện trầm cảm (54,1%) là cao hơn 10%. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến những biểu hiện trầm cảm của sinh viên, các chuyên gia về tâm lý cho biết, sinh viên năm thứ nhất vừa mới thoát khỏi tuổi vị thành niên nên có những thay đổi sâu sắc trong các mối quan hệ xã hội lẫn tính cách, suy nghĩ, nên dễ bị tác động. Nghiên cứu sinh cho rằng: Vì sinh viên năm thứ nhất mới bước qua bậc trung học phổ thông, được nhà trường và cha mẹ chăm sóc chu đáo và sống thụ động, nhưng lên đến bậc đại học sinh viên phải sống chủ động, bắt đầu tự lập, phải thích nghi với môi trường sống mới, xa gia đình, thay đổi phương pháp học tập, tiếp cận và xử lý nhiều thông tin hơn từ nhà trường và xã hội nên dễ có biểu hiện trầm cảm.
3.2. Lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang
Lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang là mục tiêu quan trọng của đề tài, để giải quyết mục tiêu này, việc đầu tiên luận án phải xác định được hệ thống Yoga làm nền tảng phù hợp với sinh viên Trường Đại học Văn Lang.
Sau khi lựa chọn được hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang, luận án tiếp tục xây dựng chương trình thực nghiệm, tiến trình thực nghiệm để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm.
3.2.1. Xác định hệ thống Yoga làm nền tảng lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang
Qua hai lần phỏng vấn hệ thống Sivananda Yoga được đối tượng phỏng vấn lựa chọn trên 75% tổng điểm. Khi kiểm định Wilcoxon qua hai lần phỏng vấn, hệ thống Sivananda Yoga được đối tượng phỏng vấn lựa chọn có tính trùng hợp và ổn định, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Luận án xác định được hệ thống Yoga làm nền tảng lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang là hệ thống Sivananda Yoga. Số liệu cụ thể được trình bày ở bảng 3.17 và 3.18.
Bảng 3.17: Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên sử dụng hệ thống Yoga làm nền tảng lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang
TT
Một số hệ thống Yoga
Lần 1
Lần 2
Trung bình
cộng qua 2 lần
Ưu tiên
3
Ưu tiên
2
Ưu tiên
1
Tổng
điểm
n
%
Ưu tiên
3
Ưu tiên
2
Ưu tiên
1
Tổng
điểm
n
%
Hatha Yoga truyền thống
20
17
22
120
59
67,80
17
34
8
109
59
61,58
64,69
Sivananda Yoga của Vishnu Devananda
2
11
46
162
59
91,53
3
10
46
161
59
90,96
91,24
Ashtanga Yoga của Sri Pattabhi Jois
9
39
11
120
59
67,80
7
38
14
125
59
70,62
69,21
Bikram Yoga của Bikram Choudhury
27
28
4
95
59
53,67
29
27
3
92
59
51,98
52,82
Yin Yoga của Paul Grilley
28
30
1
91
59
51,41
28
30
1
91
59
51,41
51,41
Iyengar Yoga của BKS Iyengar
19
35
5
104
59
58,76
18
36
5
105
59
59,32
59,04
Bảng 3.18: Kết quả kiểm định theo phương pháp Wilcoxon
qua hai lần phỏng vấn
TT
Hệ thống Yoga
Lần 1 (n= 59)
Lần 2 (n=59)
Test Statistics
Tổng
điểm
Tỷ lệ
%
Tổng
điểm
Tỷ lệ
%
Z
P
1.
Sivananda Yoga của Vishnu Devananda
162
91,53
161
90,96
-1,000
0,317
3.2.2. Lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang
Từ thực trạng thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang cùng với kết quả xác định hệ thống bài tập Hatha Yoga của hệ thống Sivananda Yoga làm nền tảng, luận án tiến hành lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên dựa trên một số tài liệu, như: Minh Quang, Thanh Châu (2009), Swami Sitaramananda (2011), Swami Vishnu Devananda, Swami Sitaramananda dịch (2015), Swami Vishnu Devananda, Hàn Thị Thu Vân dịch (2014), Sivananda Yoga Vedanta Center (2009), Sri Swami Sivananda (2009) và Alejandra Araiza Díaz (2009). Việc lựa chọn này được thực hiện theo hai bước:
- Bước 1: Tổng hợp hệ thống bài tập Hatha Yoga trong hệ thống Sivananda Yoga.
- Bước 2: Lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang qua kết quả phỏng vấn.
Qua hai bước lựa chọn, đảm bảo tính logic, tính khoa học luận án lựa chọn được hệ thống bài tập Hatha Yoga cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang bao gồm 04 bài thở, 05 bài khởi động, 20 tư thế asana, 03 tư thế thư giãn. Nội dung cụ thể được trình bày ở bảng 3.23.
Bảng 3.23: Kết quả lựa chọn hệ thống bài tập Hatha Yoga
cho sinh viên Trường Đại học Văn Lang
Mã hóa
Nội dung hệ thống bài tập
I. Bài thở
T01
Thở bụng
T02
Thở sâu kiểu Yoga
T03
Thở vệ sinh – Kapalabhati
T04
Thở luân phiên bằng mũi - Anuloma Viloma – Sukha Purvak
II. Bài khởi động
K01
Khởi động cổ
K02
Chào mặt trời – Surya Namaskar
K03
Nằm ngửa nâng từng chân – Supta Padangusthasana A
K04
Nằm ngửa xoay cột sống – Supta Padangusthasana
K05
Nằm ngửa nâng hai chân – Uttanpadasana
III. Tư thế asana
A01
Con cá heo – Makarasana (Bổ trợ cho tư thế đứng trên đầu)
A02
Con thỏ – Sasangasana (Bổ trợ cho tư thế đứng trên đầu)
A03
Đứng trên đầu – Sirshasana
A04
Đứng trên vai – Sarvangasana
A05
Cái cày – Halasana
A06
Cái cầu – Sethu Bandhasana
A07
Bánh xe – Charkrasana
A08
Con cá – Matsyasana
A09
Ngồi gập người phía trước – Paschimothanasana
A10
Cái ván ngược – Purvottanasana
A11
Rắn hổ mang - Bhujangasana
A12
Con châu chấu – Salabhasana
A13
Cây cung – Dhanurasana
A14
Con bồ câu – Kapothasana
A15
Vặn cột sống – Ardha Matsyendrasana
A16
Con quạ - Kakasana
A17
Con công – Mayurasana
A18
Cái cây - Vriksasana
A19
Đứng gập người phía trước – Pada Hasthasana
A20
Tam giác – Trikonasana
IV. Tư thế thư giãn
N01*
Nằm ngửa thư giãn – Savasana
N02*
Nằm sấp thư giãn
N03*
Em bé – Balasana
* Tư thế N01 thư giãn đầu, cuối buổi tập, sau các bài tập thở, khởi động và sau các tư thế A04-A08; tư thế N02 thư giãn sau các tư thế A10-A13; tư thế N03 thư giãn sau các tư thế A01-A03 và A13 hoặc A14
3.3. Đánh giá hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất và tâm lý sinh viên Trường Đại học Văn Lang
3.3.1. Đánh giá hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên thể chất sinh viên Trường Đại học Văn Lang
3.3.1.1. Đánh giá hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên một số chỉ số hình thái sinh viên Trường Đại học Văn Lang
Để đánh giá được hiệu quả của thực hành Hatha Yoga lên một số chỉ số hình thái sinh viên Trường Đại học Văn Lang, luận án thu thập số liệu về hình thái trước và sau thực nghiệm của từng nhóm. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 3.26, 3.27 và biểu đồ 3.1.
Số liệu ở bảng 3.28, 3.29 và biểu đồ 3.1 cho thấy:
Cả trước và sau thực nghiệm giá trị trung bình của các chỉ số hình thái của sinh viên nhóm thực nghiệm với sinh viên nhóm đối chứng không có sự khác biệt đáng kể nào (P>0,05).
Khi đánh giá riêng từng nhóm, ở nhóm đối chứng sau thực nghiệm các chỉ số chiều cao, cân nặng, BMI và tỷ lệ mỡ của nam và nữ sinh viên không có biến đổi đáng kể nào so với thời điểm trước thực nghiệm (P>0,05). Ở nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm, đối với nam sinh viên các chỉ số chiều cao đứng, cân nặng và BMI tăng nhưng không đáng kể so với thời điểm trước thực nghiệm (P>0,05), ngược lại tỷ lệ mỡ giảm đi đáng kể so với thời điểm trước thực nghiệm (P0,05), các chỉ số cân nặng, BMI tăng đáng kể so với thời điểm trước thực nghiệm (P<0,05), tỷ lệ mỡ cũng giảm đi đáng kể giống nam sinh viên so với thời điểm trước thực nghiệm (P<0,05). Đây là kết quả tốt cho sức khỏe thể chất, tỷ lệ mỡ giảm nhưng chiều cao, cân nặng tăng. Chứng tỏ rằng thực hành Hatha Yoga đã làm cho thành phần cơ, xương của cơ thể người tập là sinh viên tăng lên.
Biểu đồ 3.1: So sánh nhịp tăng trưởng kết quả kiểm tra một số chỉ số hình thái của sinh viên Trường Đại học Văn Lang giữa nhóm TN và ĐC trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.26: So sánh kết quả kiểm tra một số chỉ số hình thái của nam sinh viên Trường Đại học Văn Lang giữa nhóm TN và ĐC tại các thời điểm trước và sau thực nghiệm
Chỉ số
Nhóm
n
Trước thực
nghiệm (a)
Sau thực
nghiệm (b)
W (%)
|t|a-b
Pa-b
S
S
t0