Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp

Hoạt động có hiệu quả luôn là mục tiêu hàng đầu của các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của nói riêng. Việc áp dụng các tỷ số tài chính khác nhau để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều bất cập nên nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đề xuất cách tiếp cận hiệu quả kỹ thuật để bổ sung hoặc thay thế (Abrache và ctg., 2013; Feroz và ctg., 2003; Halkos và Tzeremes, 2012; Smith, 1990). Theo đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường dựa vào hiệu suất của mô hình chuyển hóa các nguồn lực đầu vào thành đầu ra dựa trên công nghệ sản xuất xác định. Lợi điểm của cách tiếp cận này là có thể đánh giá được năng lực quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp để tối đa hóa các giá trị đầu ra và đánh giá được mức độ hiệu quả trung bình của ngành công nghiệp. Tại Việt Nam, đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này, tập trung chủ yếu trong các ngành sản xuất công nghiệp khác nhau (Ví dụ: Chu và Kalirajan, 2011; Đào Lê Thanh, 2013; Le và Harvie, 2010a; Nguyễn Khắc Minh, Giang Thanh Long, và Bạch Ngọc Thắng, 2007; Nguyễn Khắc Minh và Trương Trí Vĩnh, 2007; Nguyễn Thắng, Tô Trung Thành, và Vũ Hoàng Đạt, 2002; Pham, Dao, và Reilly, 2010; Phạm Khánh Linh và Nguyễn Khắc Minh, 2014; Trần Thị Bích, Grafton, và Kompas, 2008; Võ Hồng Đức và Lê Hoàng Long, 2014; Vũ Quốc Ngư, 2003.). Ngoài việc đo lường hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp, một số nghiên cứu còn phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ hiệu quả kỹ thuật. Mặc dù vậy, cách tiếp cận này, đến nay, vẫn chưa được áp dụng nhiều vào việc đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trong các nghiên cứu tại Việt Nam. Đối tượng này có thể được xem là những đại diện tốt nhất cho hiệu quả hoạt động của ngành mà họ tham gia. Các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách và cả những nhà quản trị doanh nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, các nghiên cứu trong nước trước đây chỉ mới xác định được các nhân tố về chất lượng đầu vào, đặc điểm của doanh nghiệp và môi trường hoạt động. Việc xem xét tác động của các nhân tố thuộc Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, đặc biệt trong các công ty niêm yết tại Việt Nam vẫn còn đang bị bỏ ngỏ. Các nghiên cứu trên thế giới về chủ đề này cũng hạn chế và phần lớn được thực hiện tại các quốc gia đã phát triển. Trong khi đó, có nhiều bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng Quản trị công ty có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của công ty (Ví dụ: Bhagat và Bolton, 2008; Su và He, 2012; Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy, 2013.). Xuất phát bối cảnh nghiên cứu đã nêu ở trên, đề tài “Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp” được xem là cần thiết để tiếp tục bổ sung khung lý thuyết về hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp và là cơ sở để đề xuất hàm ý giúp các chủ doanh nghiệp quản trị nguồn lực của mình tốt hơn, đồng thời khuyến nghị chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động.

pdf31 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------------------------- Vũ Thịnh Trƣờng NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA DOANH NGHIỆP Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62 34 01 02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2018 Công trình này đƣợc hoàn thành tại: Trường Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh. Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: Tiến sĩ Võ Hồng Đức, Tiến sĩ Lê Thị Thanh Loan. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc hội đồng chấm điểm luận án cấp trƣờng họp tại: Trƣờng Đại học Mở Tp. Hồ Chí Minh vào hồi:giờ..ngàytháng năm 2018. Có thể tham khảo luận án tại thƣ viện: - Thư viện quốc gia Việt Nam. - Thư viện trường Đại học Mở Tp. HCM. 1 Chƣơng 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Cơ sở hình thành luận án Hoạt động có hiệu quả luôn là mục tiêu hàng đầu của các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động sản xuất kinh doanh của nói riêng. Việc áp dụng các tỷ số tài chính khác nhau để đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp còn nhiều bất cập nên nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đề xuất cách tiếp cận hiệu quả kỹ thuật để bổ sung hoặc thay thế (Abrache và ctg., 2013; Feroz và ctg., 2003; Halkos và Tzeremes, 2012; Smith, 1990). Theo đó, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đo lường dựa vào hiệu suất của mô hình chuyển hóa các nguồn lực đầu vào thành đầu ra dựa trên công nghệ sản xuất xác định. Lợi điểm của cách tiếp cận này là có thể đánh giá được năng lực quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp để tối đa hóa các giá trị đầu ra và đánh giá được mức độ hiệu quả trung bình của ngành công nghiệp. Tại Việt Nam, đến nay, đã có nhiều nghiên cứu đã áp dụng phương pháp này, tập trung chủ yếu trong các ngành sản xuất công nghiệp khác nhau (Ví dụ: Chu và Kalirajan, 2011; Đào Lê Thanh, 2013; Le và Harvie, 2010a; Nguyễn Khắc Minh, Giang Thanh Long, và Bạch Ngọc Thắng, 2007; Nguyễn Khắc Minh và Trương Trí Vĩnh, 2007; Nguyễn Thắng, Tô Trung Thành, và Vũ Hoàng Đạt, 2002; Pham, Dao, và Reilly, 2010; Phạm Khánh Linh và Nguyễn Khắc Minh, 2014; Trần Thị Bích, Grafton, và Kompas, 2008; Võ Hồng Đức và Lê Hoàng Long, 2014; Vũ Quốc Ngư, 2003...). Ngoài việc đo lường hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp, một số nghiên cứu còn phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ hiệu quả kỹ thuật. Mặc dù vậy, cách tiếp cận này, đến nay, vẫn chưa được áp dụng nhiều vào việc đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết trong các nghiên cứu tại Việt Nam. Đối tượng này có thể được xem là những đại diện tốt nhất cho hiệu quả hoạt động của ngành mà họ tham gia. Các nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách và cả những nhà quản trị doanh nghiệp vẫn chủ yếu sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động. Ngoài ra, các nghiên cứu trong nước trước đây chỉ mới xác định được các nhân tố về chất lượng đầu vào, đặc điểm của doanh nghiệp và môi trường hoạt động. Việc xem xét tác động của các nhân tố thuộc Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, đặc biệt trong các công ty niêm yết tại Việt Nam vẫn còn đang bị bỏ ngỏ. Các nghiên cứu trên thế giới về chủ đề này cũng hạn chế và phần lớn được thực hiện tại các quốc gia đã phát triển. Trong khi đó, có nhiều bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng Quản trị công ty có mối quan hệ với hiệu quả hoạt động của công ty (Ví dụ: Bhagat và Bolton, 2008; Su và He, 2012; Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy, 2013...). Xuất phát bối cảnh nghiên cứu đã nêu ở trên, đề tài “Nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp” được xem là cần thiết để tiếp tục bổ sung khung lý thuyết về hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp và là cơ sở để đề xuất hàm ý giúp các chủ doanh nghiệp quản trị nguồn lực của mình tốt hơn, đồng thời khuyến nghị chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động. 1.2 Vấn đề nghiên cứu 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là đánh giá mức độ hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam, đồng thời điều tra mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp niêm yết nhằm bổ sung cơ sở lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tổng quát trên, luận án cần thực hiện và đạt được bốn mục tiêu cụ thể sau đây: (i) Đo lường hiệu quả kỹ thuật các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (ii) Xác định và lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố thuộc Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (iii) Kiểm định sự khác biệt về mức độ hiệu quả kỹ thuật giữa doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại Việt Nam. (iv) Cung cấp các hàm ý cho nhà quản trị doanh nghiệp hướng đến việc cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu 1.5 Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa.  Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: Nghiên cứu này sử dụng đơn vị phân tích là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam. Cơ sở của sự lựa chọn này có thể được thể hiện như sau: (i) đây là ngành có số lượng doanh nghiệp chiếm nhiều nhất trong các ngành sản xuất công nghiệp (Tổng cục Thống kê, 2014), đồng thời số lượng doanh nghiệp của ngành cũng chiếm đông đảo nhất trong tổng số các doanh nghiệp niêm yết trên hai sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam với gần 220 doanh nghiệp1, (ii) hàng năm đóng góp từ 12% - 13% vào Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và (iii) Khả năng tiếp cận được nguồn dữ liệu để phân tích. - Phạm vi thời gian: Xuất phát từ việc các thông tin liên quan đến quản trị công ty được công bố chưa đầy đủ nên để đảm bảo cỡ mẫu nghiên cứu đủ lớn, nghiên cứu này quyết định nghiên cứu hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến 2014. Riêng nghiên cứu về kiểm định sự khác biệt giữa doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện từ năm 2008 – 2012 do đến thời điểm mà nghiên cứu này thực hiện, dữ liệu điều tra các doanh nghiệp nhỏ và vừa được cập nhật đến năm 2012. 1 Theo Danh sách các doanh nghiệp niêm yết được phân theo ngành của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (năm 2012) và Thành phố Hồ Chí minh (năm 2013). 3 1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu 1.7 Ý nghĩa của nghiên cứu 1.8 Điểm mới của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu về hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp, nghiên cứu này có các điểm mới như sau: Thứ nhất, nghiên cứu này đã tổng quan có hệ thống lý thuyết về đo lường hiệu quả kỹ thuật, đồng thời chỉ ra được những ưu điểm và hạn chế của từng phương pháp mà từ đó có cơ sở lựa chọn, áp dụng hai phương pháp: (i) Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) và (ii) Phương pháp bao dữ liệu (DEA) cho việc đo lường Hiệu quả kỹ thuật các doanh nghiệp và xác định các nhân tố tác động đến Hiệu quả kỹ thuật. Ngoài ra, kết quả từ việc lược khảo lý thuyết cũng chỉ ra rằng các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng SFA được hiểu thêm là có khả năng thay đổi mức độ đạt được sản lượng đầu ra tiềm năng của doanh nghiệp, riêng với DEA, đó là năng lực cạnh tranh của cá nhân doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Thứ hai, nghiên cứu của luận án đã làm rõ vấn đề có hay không sự ảnh hưởng của Quản trị công ty đến Hiệu quả kỹ thuật, chỉ tiêu thể hiện cho năng lực quản trị nguồn lực của doanh nghiệp hay khả năng chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra. Các nhân tố thuộc Quản trị công ty tác động có ý nghĩa thống kê đến Hiệu quả kỹ thuật được đo bằng SFA là Quyền kiêm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc (tác động âm) và Hiệu quả kỹ thuật tương đối bằng DEA là Tỷ lệ thành viên độc lập Hội đồng quản trị (tác động dương). Ngoài ra, nghiên cứu này còn tìm thấy mối quan hệ giữa Tỷ lệ nợ và Hiệu quả kỹ thuật (SFA) là âm, trong khi Quy mô doanh nghiệp có tác động dương lên chỉ tiêu này. Cuối cùng, Mức độ tập trung vốn, nhân tố biểu thị mức độ đầu tư trang thiết bị, máy móc tính trên đầu người lao động, được xác định có ảnh hưởng khác nhau lên Hiệu quả kỹ thuật ở cả hai mô hình nghiên cứu. Thứ ba, thông qua việc so sánh sự khác biệt về mức độ hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa, kết quả của nghiên cứu này cho thấy các doanh nghiệp lớn niêm yết có mức hiệu quả kỹ thuật trung bình cao hơn các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong cùng ngành hoạt động. Kiểm định T-test cũng chỉ ra rằng có bằng chứng thống kê cho thấy các doanh nghiệp niêm yết hoạt động hiệu quả hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa trong phạm vi nghiên cứu. Do vậy, kết quả của nghiên cứu này ủng hộ luận điểm cho rằng việc trở thành các công ty đại chúng niêm yết trên sàn chứng khoán là hướng phát triển của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn. 1.9 Kết cấu của luận án nghiên cứu Luận án gồm 5 chương: Chương 1 – Phần mở đầu, Chương 2 – Chương 2: Khung lý thuyết và các mô hình nghiên cứu, Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu, Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và Chương 5: Kết luận – Đề xuất hàm ý quản trị. 4 Chƣơng 2: KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Khung lý thuyết 2.1.1 Doanh nghiệp niêm yết và doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.1.1 Doanh nghiệp niêm yết 2.1.1.2 Doanh nghiệp nhỏ và vừa 2.1.2 Đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 2.1.3 Lý thuyết đo lường Hiệu quả kỹ thuật 2.1.3.1 Cách tiếp cận ƣớc lƣợng tham số a. Phương pháp Phân tích (đường) biên xác định – DFA b. Phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên –SFA D. Aigner và cộng sự. (1977) và Meeusen và Van den Broeck (1977) nghiên cứu độc lập và cùng đồng thời đề xuất mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có dạng như sau: Ln(qi) = xiβ + vi – ui (2.4) Giả sử để sản xuất qi sản lượng đầu ra, doanh nghiệp cần xi sản lượng đầu vào, dùng hàm sản xuất Cobb - Douglas hoặc Translog để ước lượng biên sản xuất ngẫu nhiên, ta có phương trình sau: qi = exp(βo + β1Lnxi + vi – ui) (2.5) hay qi = exp(βo + β1Lnxi) + exp(vi) + exp(-ui). Trong đó: Theo Kalirajan và Shand (1999), hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp thứ i được đo lường bởi tỷ số giữa sản lượng thực tế đạt được và sản lượng tối đa có thể đạt được: suy ra, exp(β0 + β1LnXi + vi- ui) exp(β0 + β1LnXi + vi) hay TE = exp(-,ui) (2.6) Trong đó: Trong đó:  qi sản lượng đầu ra của doanh nghiệp thứ I;  Xi véc-tơ (K x 1) bao gồm logarit sản lượng đầu vào;  β tham số cần được xác định;  ui biến ngẫu nhiên không âm, đại diện cho phần phi hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp;  vi phần nhiễu hay sai số thống kê của hàm ước lượng có thể âm hoặc dương liên quan đến việc bỏ sót biến độc lập trong mô hình, sai số đo lường hoặc do lựa chọn hàm ước lượng không phù hợp.  exp(βo + β1Lnxi) phần năng suất thực tế xác định (deterministic component);  exp(vi) nhiễu, phần dư, hay sai số ngẫu nhiên (noise);  exp(-ui) tổng hợp các nhân tố gây ra hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp bị giảm đi (inefficiency). 5 TEi : Hiệu quả kỹ thuật của doanh nhiệp thứ i. Yi : Sản lượng thực tế mà doanh nghiệp thứ i sản xuất. : Sản lượng tối đa mà doanh nghiệp thứ i có thể sản xuất. Giá trị này dao động trong phạm vi 0 cho đến 1, phản ánh sản lượng đầu ra thực tế so với sản lượng được tạo ra bởi doanh nghiệp đạt hiệu quả kỹ thuật toàn diện cùng sử dụng một mức sản lượng đầu vào. Như vậy, để dự tính hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, điều cần làm là phải ước lượng các tham số trong mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên. Để tính toán TEi, D. Aigner và cộng sự. (1977) đề xuất mô hình bán chuẩn tắc (Half –Normal model), trong đó sử dụng phương pháp Maximum Likelihood để ước lượng các tham số trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dưới các giả định như sau:  vi độc lập thống kê, có phân phối chuẩn tắc N(0, )  ui độc lập thống kê, có phân phối bán chuẩn (half-normal) N(0, ) luôn dương. Tuy nhiên, với giả định này, giá trị kỳ vọng E(ui) tiến dần về giá trị 0 nên sẽ khiến cho hiệu quả kỹ thuật có xu hướng tăng cao. Hàm log-likehood cho những giả định này gọi là mô hình bán chuẩn tắc với δ2 = δ2ui + δ 2 vi và λ δ 2 ui/ δ 2 vi ≥ 0. Nếu λ 0 thì không có phi hiệu quả kỹ thuật và chênh lệch so với đường biên sản xuất là do ảnh hưởng nhiễu. Mô hình ước lượng có dạng như sau: Ln L(y/β,δ,λ) const-Ilnδ+∑ ln (- δi ) i - I 2δ 2 ∑ i 2 i (2.7) Trong đó: y là véc-tơ logarit của sản lượng đầu ra, i = vi – ui; là hàm phân phối tích lũy của biến ngẫu nhiên chuẩn tắc tại điểm x; I là doanh nghiệp thứ i. Phần phi hiệu quả được tính toán từ hiệu số giữa Yi – Y*, tuy nhiên ước lượng phi hiệu quả kỹ thuật - ui này thường khó được tách khỏi những tác động của nhiễu vi, Battese và Coelli (1988) đã sử dụng hàm số sau để ước lượng điểm hiệu quả kỹ thuật cho từng doanh nghiệp: ̂ E(exp(-ui ) qi) ⌊ ( ui * δ * - δ *) / ( ui * δ * )⌋ exp { i 2 2 -ui *} (2.8) Trong đó, ui * -(lnq i -xi β) u 2/ 2; * 2 v 2 u 2/ 2 Theo Coelli và cộng sự. (2005), hiệu quả của ngành công nghiệp (industry efficiency) có thể xem như là trung bình của các mức độ hiệu quả của các doanh nghiệp trong ngành, do vậy giá trị dự báo hiệu quả của ngành là trung bình các mức hiệu quả dự báo (predicted efficiencies) của các doanh nghiệp trong mẫu: ̅̅ ̅̅ ∑ ̂ (2.9) Trong đó, ̂ được tính toán bằng việc dùng hàm số (2.8). Nhìn chung, ưu điểm của phương pháp SFA nằm ở việc phân tách rõ khoảng cách với đường biên được tạo bởi Phi hiệu quả kỹ thuật và những nhân tố ngoại sinh khác (nhiễu). Phương pháp này còn cho phép ước lượng khoảng tin cậy cho các hệ số hồi quy, loại bỏ ảnh hưởng của các quan sát dị biệt và có thể phân tích trên dữ liệu dạng bảng. Mặc dù vậy, hạn chế của phương pháp nằm ở ở việc phải chỉ định dạng hàm sản xuất và giả định hình thức phân phối của phi hiệu quả kỹ thuật. 6 2.1.3.2 Cách tiếp cận phi tham số a. Phương pháp bao dữ liệu – DEA Giả sử có I doanh nghiệp sử dụng K các yếu tố đầu vào xi và M các yếu tố đầu ra qi, chỉ số hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp với u, v lần lượt là các trọng số của các biến đầu ra và biến đầu vào được tính như sau: Hiệu quả kỹ thuật ∑ uiqi ∑ vixj với i 1,2...,m; j 1,2...,n Hiệu quả kỹ thuật đạt mức tối ưu thì ∑ uiqi Max Với điều kiện: ∑uiqi - ∑vjxj ≤ 0 ∑vjxj = 1 ui ≥ 0; vj ≥ 0 Bài toán trên được đưa về bài toán quy hoạch tuyến tính đối ngẫu như sau min, , với điều kiện: -qi + Q  0, xi - X  0,   0, (2.12) Trong đó:   Điểm hiệu quả kỹ thuật chạy từ 0 đến 1,  là I x 1 véc-tơ trọng số.  Q Ma trận M x I sản lượng đầu ra.  X Ma trận K x I các yếu tố đầu vào. Sau đó, với lập luận rằng giả định CRS chỉ phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động tối ưu (optimal scale), tức là vừa đạt hiệu quả kỹ thuật, vừa có năng suất ở mức tối ưu trong khi các yếu tố về cạnh tranh không hoàn hảo, các quy định của chính phủ, ràng buộc về tài chính khiến cho doanh nghiệp khó đạt đến mức độ tối ưu. Nhiều nghiên cứu (Afriat, 1972; Banker và cộng sự., 1984; Färe và cộng sự., 1983) đề nghị điều chỉnh DEA theo hướng hiệu suất thay đổi theo quy mô (VRS - Variable return to scale). Với mô hình DEA hiệu suất thay đổi theo quy mô-VRS, ta thêm ràng buộc I1' 1, tức là tổng các trọng số phải bằng 1 hoặc mô hình hiệu suất giảm dần (tăng dần) theo quy mô-NIRS (Non- increasing return to scale) là I1'  1. b. Phương pháp Đường bao khả dụng tự do – FDH Lựa chọn phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp Mặc dù tồn tại nhiều phương pháp đo lường, song có thể nói rằng việc có số lượng lớn các nghiên cứu ứng dụng trong vòng bốn thập kỷ gần đây với hai phương pháp SFA và DEA trong nhiều lĩnh vực khác nhau (Xem: Lampe và Hilgers, 2015) cho thấy đây là hai đại diện tiêu biểu nhất lần lượt cho hai cách tiếp cận: ước lượng tham số và phi tham số để đo lường hiệu quả kỹ thuật. Nhiều nghiên cứu đã sử dụng đồng thời cả hai phương pháp để đo lường và phân tích hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp. Xét trên khía cạnh ứng dụng để 7 đo lường và đánh giá hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp, theo Kalirajan và Shand (1999), SFA mang đến tín hiệu chỉ ra việc có hay không doanh nghiệp có mức thành quả tương xứng với tiềm năng của mình. Trong khi đó, DEA cho phép thực hiện việc so sánh giữa cá nhân doanh nghiệp với các doanh nghiệp hoạt động tốt nhất trong mẫu quan sát cho trước, hay nói cách khác, từng cá nhân doanh nghiệp xác định được vị trí của mình trong bảng xếp hạng mức độ hiệu quả trong nhóm doanh nghiệp được quan sát, từ đó cho thấy năng lực cạnh tranh trong mối tương quan với mẫu hoặc tập dữ liệu nghiên cứu. Mỗi phương pháp đều có những ưu, nhược điểm khác nhau. Do vậy, một số các nghiên cứu đề nghị sử dụng nhiều hơn một phương pháp để ước lượng nhằm trách việc sai sót trong việc chỉ định mô hình (Cummins và Zi, 1998) và hạn chế điểm yếu, cũng như tận dụng các điểm mạnh của hai phương pháp (Murillo-Zamorano và Vega-Cervera, 2001). Phương pháp SFA và DEA nên được cân nhắc sử dụng đồng thời để đo lường và đánh giá mức độ hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả phân tích mà nhà nghiên cứu đề xuất những hàm ý quản trị để cải thiện hoặc tăng năng lực quản trị nguồn lực, đồng thời gia tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở các phân tích ở trên, nghiên cứu này tiếp tục thừa kế phương pháp SFA và DEA để đo lường và phân tích các nhân tố tác động đến Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp. 2.1.4 Vấn đề xác định yếu tố đầu vào, đầu ra trong đo lường Hiệu quả kỹ thuật 2.1.5 Quản trị công ty 2.1.5.1 Định nghĩa 2.1.5.2 Lý thuyết về Quản trị công ty a. Lý thuyết người đại diện b. Lý thuyết nhà quản trị c. Lý thuyết ràng buộc nguồn lực d. Lý thuyết các bên liên quan 2.2 Các nghiên cứu trƣớc đây 2.2.1 Các nghiên cứu ở trong nước 2.2.2 Các nghiên cứu ở ngoài nước 2.3 Các mô hình nghiên cứu lý thuyết và mô hình nghiên cứu các giả thuyết nghiên cứu 2.3.1 Mô hình các yếu tố đầu vào, đầu ra 2.3.1.1 Đầu ra (Outputs) 2.3.1.2 Đầu vào (Inputs) Nghiên cứu này với mục tiêu đo lường hiệu quả kỹ thuật đã lựa chọn một yếu tố đầu ra là Doanh thu thuần và ba yếu tố đầu vào, gồm: Số lượng lao động làm toàn thời gian, Giá trị tài sản cố định và Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Hình 2.3 bên dưới mô tả quá trình chuyển hóa nguồn lực đầu vào thành đầu ra của doanh nghiệp được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp. 8 2.3.2 Mô hình nghiên cứu các giả thuyết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết Nghiên cứu này dựa vào Lý thuyết người đại diện làm nền tảng chính, Lý thuyết ràng buộc nguồn lực và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm liên quan, để xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố chính ảnh hưởng đến Hiệu quả kỹ thuật, bao gồm: nhóm các nhân tố Quản trị công ty và Tỷ lệ nợ. Trong đó, các nhân tố thuộc Quản trị công ty gồm có: Quy mô HĐQT, Tỷ lệ thành viên độc lập HĐQT, Số lần họp của HĐQT và Quyền kiêm nhiệm. Nói một cách khác, các nhân tố này được giả thuyết ảnh hưởng đến năng lực quản trị nguồn lực các yếu tố đầu vào để tối đa hóa giá trị các yếu tố đầu ra của doanh nghiệp. Giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp niêm yết được trình bày như sau: 2.3.2.1 Mối quan hệ giữa Quy mô Hội đồng quản trị và Hiệu quả kỹ thuật Giả thuyết H1: Quy mô của HĐQT có mối quan hệ âm với Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp niêm yết. 2.
Luận văn liên quan