Hiện nay, hoạt động phân phối bảo hiểm thông qua ngân hàng ở Việt
Nam đã có những bước phát triển và kết quả nhất định. Nhận thấy sự
cần thiết của việc phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng trong
giai đoạn hiện nay nên tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài Nghiên
cứu về hoạt động quản trị bán hàng đối với sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ Manulife tại nơi đang làm việc là Techcombank – chi nhánh Đà
Nẵng với hy vọng sẽ đưa ra được những giải pháp thiết thực cho hoạt
động cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại Techcombank
25 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 791 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu hoạt động quản trị bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Manulife tại ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam – Techcombank - Chi nhánh Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
LÊ THU TRANG
NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN
SẢN PHẨM BẢO HIỂM NHÂN THỌ MANULIFE TẠI
NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM –
TECHCOMBANK - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.02.01
Đà Nẵng - 2019
Công trình được hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. NGUYỄN THỊ THỦY
Phản biện 1: TS. Đặng Hữu Mẫn
Phản biện 2: GS.TS. Dương Thị Bình Minh
Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Tài chính - Ngân hàng họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Đà Nẵng vào ngày 24 tháng 2 năm 2019
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, hoạt động phân phối bảo hiểm thông qua ngân hàng ở Việt
Nam đã có những bước phát triển và kết quả nhất định. Nhận thấy sự
cần thiết của việc phát triển dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng trong
giai đoạn hiện nay nên tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài Nghiên
cứu về hoạt động quản trị bán hàng đối với sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ Manulife tại nơi đang làm việc là Techcombank – chi nhánh Đà
Nẵng với hy vọng sẽ đưa ra được những giải pháp thiết thực cho hoạt
động cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ tại Techcombank.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hiểu rõ quy trình hợp tác bancassurace giữa Manulife và
Techcombank
- Hiểu rõ thực trạng của hoạt động quản trị bán sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ Manulife tại Techcombank nói chung và
Techcombank chi nhánh Đà Nẵng.
- Đề xuất khuyến nghị trong hoạt động quản trị bán hàng nhằm
phát triển doanh số bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Manulife qua
ngân hàng tại Techcombank Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Tác giả nghiên cứu về Hoạt động quản
trị bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Manulife tại TCB Đà Nẵng.
+ Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá thực tế hoạt động quản trị bán
hàng và số liệu về kết quả bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Manulife
tại Techcombank Đà Nẵng trong giai đoạn 2015-2017
4. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Khách hàng của ngân hàng cũng là nguồn khách hàng dồi dào cho
2
các công ty bảo hiểm. Các chuyên viên ngân hàng là những người
lao động chất lượng cao. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng
có kết quả tốt trong việc bán chéo sản phẩm bảo hiểm. Vì vậy, việc
"Nghiên cứu hoạt động quản trị bán hàng đối với sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ Manulife tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam –
Techcombank - chi nhánh Đà Nẵng" sẽ cho thấy một bức tranh hiện
hữu về thực trạng của hoạt động quản trị bán sản phẩm bảo hiểm
nhân thọ hiện nay như thế nào cụ thể với Manulife và tại
Techcombank Đà Nẵng, từ đó đề xuất các khuyến nghị để hoạt động
quản trị bán này đạt hiệu quả tốt nhất và đạt mục tiêu cuối cùng là
Thúc đẩy doanh số bán bảo hiểm Manulife cao nhất tại
Techcombank Đà Nẵng.
4.2 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, Phương
pháp thống kê, tổng hợp, Phương pháp so sánh, Phương pháp điều
tra khảo sát, Kế thừa các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên cứu đã được
thông qua các kỳ báo cáo.
5. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lí luận về quản trị bán hàng và dịch vụ bảo hiểm
thông qua ngân hàng-Bancassurance
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị bán hàng đối với sản
phẩm bảo hiểm nhân thọ Manulife tại NH TMCP Kỹ thương Việt
Nam-Techcombank-Chi nhánh Đà Nẵng
Chương 3: Khuyến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị
bán hàng nhằm thúc đẩy doanh số bán sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Manulife tại Techcombank Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Tác giả đã tham khảo một số công trình nghiên cứu, bài báo,
bài viết để bổ sung thông tin trong quá trình phân tích, đánh giá
3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ BÁN HÀNG VÀ DỊCH VỤ
BẢO HIỂM THÔNG QUA NGÂN HÀNG-BANCASSURANCE
1.1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN
HÀNG
1.1.1. Khái niệm quản trị bán hàng
Quản trị bán hàng là hoạt động quản trị của những người thuộc
lực lượng bán hàng của công ty bao gồm quá trình hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo, điều hành và kiểm soát hoạt động bán hàng nhằm
thực hiện mục tiêu đã xác định của doanh nghiệp. Một cách dễ hiểu
hơn, quản trị bán hàng là một tiến trình kết hợp chặt chẽ từ việc thiết
lập mục tiêu cho nhân viên bán hàng, thiết kế chiến lược cho nhân
viên bán hàng đến việc tuyển dụng, huấn luyện, giám sát và đánh giá
kết quả công việc của nhân viên bán hàng.
1.1.2. Mục tiêu của quản trị bán hàng
a. Mục tiêu về nhân sự:
Mục tiêu này liên quan đến quá trình tuyển chọn nhân sự với
những tiêu chuẩn được xây dựng khá kỹ lưỡng và rõ ràng, quá
trình bồi dưỡng và đào tạo về chuyên môn, kỹ năng và cách thức
quản lý tốt nhất đối với lực lượng bán hàng. Để đạt được mục tiêu
chung của công ty và mục tiêu riêng của bộ phận bán hàng thì cần
phải có lực lượng bán hàng hết sức năng động, nhiệt tình, có năng
lực và trách nhiệm với công việc cũng như sự đóng góp gắn bó tích
cực vào tổ chức và hoạt động chung của toàn tổ chức.
b. Mục tiêu về doanh số, lợi nhuận:
Để đạt được mục tiêu về doanh số thì ngay từ người giám sát bán
hàng ở cấp thấp nhất cũng phải biết đôn đốc nhân viên và có chiến
lược hành động thật cụ thể; bên cạnh đó, người quản lý bán hàng ở
4
cấp cao hơn cần có những cách thức kiểm soát và kích thích người
giám sát bán hàng. Như vậy, mục tiêu chung của công ty về doanh số
và lợi nhuận mới thực sự phát huy và tiến triển tốt qua từng thời kỳ.
1.1.3. Các giai đoạn của quản trị bán hàng
a. Lập kế hoạch bán hàng:
Là việc phác thảo ra những gì doanh nghiệp hay cụ thể hơn là đội
ngũ bán hàng phải làm trong thời gian tới: đó là hoạt động nghiên
cứu thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng, bán cái gì và
bán cho ai, bán như thế nào, các hoạt động hỗ trợ cho công tác bán
hàng nhằm mục tiêu bán được hàng để công ty tồn tại và phát triển....
Các bước cần thiết thực hiện của việc lập kế hoạch gồm:
A1. Xác định mục tiêu kinh doanh:
A2. Phân tích thực trạng:
A3. Thiết kế chƣơng trình hành động
A4. Xây dựng lực lƣợng bán hàng:
b. Lãnh đạo bán hàng và triển khai hoạt động bán hàng:
B1. Lãnh đạo bán hàng:
Lãnh đạo bán hàng là những tác động của nhà quản trị bán hàng
đến lực lượng bán hàng của doanh nghiệp nhằm tạo ra sự sẵn sàng và
nhiệt tình của lực lượng bán này đối với việc hoàn thành nhiệm vụ
bán hàng.
B2. Triển khai hoạt động bán hàng: gồm các nội dung: Thiết
lập kênh bán, Tổ chức lực lượng bán, Tổ chức các lớp học/chương
trình đào tạo sản phẩm, nghiệp vụ, kỹ năng cho nhân viên, Áp dụng
các chính sách thúc đẩy lực lượng bán hàng, Động viên lực lượng
bán, Tổ chức giới thiệu các chương trình khuyến mãi, tri ân..nhằm
thu hút khách hàng
c. Theo dõi, kiểm soát bán hàng
5
Kiểm soát bán hàng là việc nắm bắt các kết quả thực tế của hoạt
động bán hàng và đưa ra các hoạt động điều chỉnh cần thiết nhằm
giúp DN đạt được các mục tiêu đề ra. Là việc nắm bắt tình hình của
các kênh phân phối, tình hình bán ra, thái độ của khách hàng với DN
về sản phẩm của DN. Kiểm soát bán hàng không chỉ đơn thuần là đối
chiếu kết quả bán hàng đạt được với mục tiêu đề ra và điều chỉnh, nó
còn bao gồm việc nắm bắt các thông tin thị trường nhằm giúp DN có
phản ứng nhanh, kịp thời với các thay đổi của thị trường.
1.2. LÍ LUẬN CHUNG VỀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM QUA NGÂN
HÀNG-BANCASSURANCE
1.2.1. Khái niệm Bancassurance
Bancassurance (banca + assurance) là một thuật ngữ tiếng Pháp
dùng để chỉ việc bán sản phẩm bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng cho
cùng một cơ sở khách hàng.
1.2.2. Những nhân tố thúc đẩy sự hình thành Bancassurance
Do nhu cầu về dịch vụ tài chính “một cửa”. Do sự thay đổi “khẩu vị”
của khách hàng. Do yêu cầu tiết kiệm chi phí hoạt động. Thông qua
Bancassurance, có thể sử dụng uy tín, thương hiệu và nguồn lực (cơ sở
dữ liệu, văn phòng, nhân viên) của cả ngân hàng và công ty bảo hiểm.
Do tác động của cạnh tranh đòi hỏi ngân hàng và công ty bảo hiểm
phải đa dạng hóa kênh phân phối, đa dạng hóa sản phẩm nhằm tạo
thêm lợi nhuận, năng suất, tạo ưu thế cạnh tranh.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp cho việc lưu trữ, khai thác
cơ sở dữ liệu khách hàng, cung cấp dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm
được nhanh chóng, thuận tiện.
Xu hướng phi trung gian hoá trong hoạt động NH và bảo hiểm .
Chính sách tự do hoá hoạt động tài chính cho phép sự thâm nhập
lẫn nhau giữa hoạt động ngân hàng và bảo hiểm.
6
1.2.3. Các kênh phân phối bảo hiểm nhân thọ chủ yếu
Truyền thống trực tiếp Kênh mới
Đại lý
Môi giới
Đại diện TM
Qua điện thoại
Qua thư, Internet
Qua tuyển dụng
Ngân hàng
Các tổ chức tài chính
phi ngân hàng
1.2.4. Các hình thức của Bancassurance
Xét về mức độ kết hợp giữa ngân hàng và bảo hiểm,
Bancassurance có thể được phân chia thành các hình thức cơ bản sau
: Thoả thuận phân phối, Đồng minh chiến lược, Liên doanh và Tập
đoàn dịch vụ tài chính.
1.2.6. Mục đích và lợi ích của bảo hiểm nhân thọ
1.2.5. Mục đích và lợi ích của bancassurance
1.2.7. Những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai
Bancassurance tại Việt Nam hiện nay
a/ Điểm thuận lợi (xét trên giác độ ngân hàng)
Thứ nhất, có thể tận dụng mạng lưới chi nhánh/Phòng giao dịch
rộng khắp của các NH thương mại.
Thứ hai, nhu cầu thụ hưởng nhiều dịch vụ tài chính tại một tổ
chức của khách hàng ngày càng cao.
Thứ ba, ngân hàng đang có sẵn cơ sở khách hàng truyền thống và
không ngừng được mở rộng có nhu cầu mua bảo hiểm cao.
Thứ tư, kênh phân phối bảo hiểm qua hệ thống ngân hàng ở Việt
Nam vẫn còn ở dạng tiềm năng, đây là cơ hội lớn cho các ngân hàng
khai thác.
Thứ năm, các ngân hàng có cơ hội bán chéo sản phẩm.
Thứ sáu, Bancassurance mở ra cho các ngân hàng một phương
thức gia tăng lợi nhuận ngoài lãi suất.
7
Thứ bảy, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng
khá đồng bộ và có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phân phối sản phẩm
bảo hiểm qua ngân hàng.
Thứ tám, các ngân hàng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh
nhanh chóng, không phải tập trung quá nhiều các nguồn lực, với chi
phí cơ hội cao vào việc thành lập doanh nghiệp bảo hiểm trực thuộc
b/ Một số khó khăn cần tìm giải pháp khắc phục.
Một là, khách hàng vẫn chưa quen với việc mua bảo hiểm tại
ngân hàng.
Hai là, tập quán chưa quen mua bảo hiểm và một phần do thiếu
những chính sách khuyến khích mảng dịch vụ này phát triển.
Ba là, kiến thức chung về bảo hiểm và các kỹ năng bán sản phẩm
bảo hiểm của cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế.
Bốn là Rào cản về tư duy hầu hết người Việt Nam vẫn chưa quen
nói đến rủi ro.
Năm là, khách hàng không sẵn lòng cho việc nghe tư vấn về sản
phẩm bảo hiểm tại ngân hàng thậm chí có cảm giác bị làm phiền
8
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ BÁN SẢN PHẨM
BẢO HIỂM NHÂN THỌ MANULIFE TẠI NGÂN HÀNG
TMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƢƠNG
VIỆT NAM - TECHCOMBANK
2.1.1 Giới thiệu về Techcombank
Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập: ~ 20.000.000.000 đồng
Vốn điều lệ tại ngày 31/12/2017: 11.655.307.200.000 đồng
Hội sở chính tại: 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại
ngày 31/12/2017 ngân hàng có 1 Hội sở chính, 2 văn phòng đại
diện, 312 điểm giao dịch trên cả nước và 4 công ty con.
Techcombank có mặt tại 45 tỉnh thành trên cả nước.
2.1.2. Giới thiệu về Techcombank chi nhánh Đà Nẵng
Techcombank Đà Nẵng khai trương và chính thức đi vào hoạt
động từ ngày 28/09/1998 có trụ sở chính đặt tại 244-248 Nguyễn
Văn Linh thành phố Đà Nẵng (hiện tại là 304 Nguyễn Văn Linh).
2.2 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ
MANULIFE VIỆT NAM
Manulife Việt Nam là thành viên của Manulife Financial, doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài đầu tiên có mặt tại Việt Nam
từ năm 1999 và sở hữu tòa nhà trụ sở riêng có với giá trị đầu tư hơn
10 triệu USD. Với bề dày kinh nghiệm và uy tín toàn cầu, Manulife
hiện là Công ty Bảo hiểm Nhân thọ lớn nhất Việt Nam, tính theo vốn
điều lệ (Cập nhật đến tháng 05/2018).
2.3. MÔ HÌNH BANCASSURANCE TẠI TECHCOMBANK ĐÃ
VÀ ĐANG TRIỂN KHAI
9
2.3.1 Nhóm sản phẩm bảo hiểm gắn kết với sản phẩm/dịch vụ
của Ngân hàng
2.3.2 Nhóm sản phẩm bảo hiểm bán độc lập
1. Mô hình Manulife/Generali Life cung cấp BH nhân thọ cho các
KH cá nhân tại các chi nhánh/phòng giao dịch của Techcombank.
2. Mô hình Bảo Việt cung cấp BH Sức khỏe cho KH ưu tiên qua
kênh bán PRM/ SRM (chuyên viên dịch vụ cá nhân ưu tiên/chuyên
viên khách hàng doanh nghiệp cao cấp)
2.4. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH HỢP TÁC GIỮA MANULIFE
VÀ TECHCOMBANK
Hình 2.1 Mô hình phối hợp giữa nhân viên Techcombank và Manulife
10
2.5. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUẢN TRỊ BÁN HÀNG ĐỐI
VỚI SẢN PHẨM BẢO HIỂM NHÂN THỌ MANULIFE TẠI
TECHCOMBANK ĐÀ NẴNG
2.5.1 Lập kế hoạch bán hàng
a. Công tác lập kế hoạch từ Hội sở
Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng và các chi nhánh trên toàn quốc nói
chung là đơn vị kinh doanh. Vì vậy bộ phận sản phẩm và các bộ
phận liên quan từ Hội sở sẽ đảm nhận vai trò chính trong công tác
Lập kế hoạch bán hàng cho toàn hàng
A1. Hội sở xây dựng bộ chỉ tiêu cho các đơn vị kinh doanh
A2. Xác định lực lƣợng bán:
Lực lượng bán được gắn chỉ tiêu trực tiếp là toàn bộ đội ngũ nhân
viên mảng bán lẻ thuộc khối S&D (Khối bán hàng và kênh phân
phối) có chức danh từ chuyên viên cho đến trưởng nhóm.
A3. Xây dựng quy trình mẫu giới thiệu Khách hàng hỗ trợ
đơn vị kinh doanh triển khai
A4. Xây dựng tiêu chí nhận diện khách hàng tiềm năng nhƣ:
Thu nhập trung bình khá trở lên và trong độ tuổi từ 25-50, Có khả
năng tiết kiệm tối đa 10-15% từ thu nhập hàng tháng cho kế hoạch
tài chính trung/dài hạn, KH có sổ tiết kiệm tại TCB với số dư tối
thiểu từ 50 triệu VND, kỳ hạn gửi từ 6-12 tháng, KH có tiền nhàn rỗi
trong tài khoản thanh toán tại TCB với số dư trung bình 3 triệu
VNĐ/tháng trở lên, KH Đã lập gia đình, KH hiện hữu của TCB,
Chưa là KH của TCB nhưng được xác định qua nhiều kênh thông tin
là KH tiềm năng, Người quen, người thân, bạn bè
A5. Thiết kế các mẫu biểu chuẩn trong quá trình giao dịch
KH:
A6. Xây dựng và hoàn thiện công cụ hỗ trợ bán: Tài liệu đào
11
tạo sản phẩm và kỹ năng bán, Hướng dẫn tác nghiệp và các biểu mẫu
liên quan, Tờ chào Sản phẩm, Slides thuyết trình/đào tạo nội bộ sản
phẩm, Q & A sản phẩm (bộ câu hỏi và trả lời mẫu về sản phẩm)
A7. Thiết kế các chƣơng trình thúc đẩy bán.
Các chương trình thúc đẩy bảo hiểm theo 2 hình thức:
Tác động trực tiếp đến quyền lợi của CBNV/đơn vị kinh doanh:
Đó là các chương trình quick-win nhằm thúc đẩy phong trào thi đua
thường diễn ra từ 3 tháng hoặc dưới 6 tháng.
Tác động trực tiếp đến quyền lợi của khách hàng: Các chiến dịch
nhằm thu hút khách hàng quan tâm và mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ
Manulife tại Techcombank
A8. Xây dựng cơ chế thƣởng cho chuyên viên, chi nhánh
Techombank quy định tỉ lệ được tính vào thu nhập phí thuần cho
chi nhánh trên doanh số APE (doanh thu phí bảo hiểm quy theo năm)
mà chi nhánh đạt được là 37%. Các chương trình thi đua và thưởng
nóng dành cho các mô hình Bancassurance được tài trợ bởi ngân
sách từ Đối tác Bảo hiểm hoặc từ bộ phận Marketting của khối bán lẻ
b. Công tác lập kế hoạch tại chi nhánh.
Căn cứ vào định hướng chiến lược của chương trình hợp tác giữa
Techcombank và Manulife, căn cứ chỉ tiêu kế hoạch do Hội sở giao
và các quy trình, hướng dẫn, chính sách do hội sở ban hành. Chi
nhánh Đà Nẵng xây dựng kế hoạch hành động cho công tác bán hàng
đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Manulife theo các nội dung sau:
B1. Xác định mục tiêu bán hàng:
- Mục tiêu về định lƣợng: đó chính là chỉ tiêu mà CN cần đạt
- Mục tiêu về định tính như cần phải đảm bảo chất lượng dịch
vụ, Tạo thói quen bán hàng hàng ngày cho CBNV, nhân viên có
động lực và hăng say trong công tác bán hàng. Toàn thể CBNV đạt
12
được sự hài lòng trong quá trình triển khai bán thông qua việc được
đáp ứng kịp thời nhu cầu về đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng, chế độ đãi
ngộ (lương, thưởng), sự hỗ trợ phối hợp từ đồng nghiệp,Nâng cao
hình ảnh, thương hiệu Techcombank chi nhánh Đà Nẵng nói riêng và
Techcombank nói chung.
B2. Phân tích thực trạng:
- Phân tích kết quả kinh doanh trong quá khứ và Phân tích dữ
liệu khách hàng:
- Phân tích về dữ liệu khách hàng
B3. Phân tích về tổng quan thị trƣờng và đối thủ cạnh tranh
B4. Phân tích về nhân sự
+ Nhân sự đông đảo và năng động:
+ Nhân sự ở các vị trí khác nhau sẽ đóng góp doanh số với mức
độ khác nhau
+ Sự ảnh hưởng của lực lượng bán trẻ tuổi/ chưa có gia đình
B5. Xác định lực lƣợng bán:
+ Lực lượng bán chính: Toàn bộ đội ngũ CBNV thuộc bộ phận
dịch vụ khách hàng, dịch vụ KH cá nhân, phòng tín dụng cá nhân và
bộ trả trả lương.
+ Lực lượng bán chéo: CBNV thuộc phòng doanh nghiệp.
+ Lực lượng hỗ trợ: 5 chuyên viên tư vấn của Manulife (IO) được
bố trí đều cho các bộ phận bán chính
+ Lực lượng bổ sung: Là toàn bộ CBNV thuộc biên chế hội sở
nhưng đang công tác tại cùng tòa nhà với chi nhánh Đà nẵng.
2.5.2 Lãnh đạo bán hàng và triển khai hoạt động bán
a. Lãnh đạo bán hàng:
Phong cách của người lãnh đạo và hành vi lãnh đạo của người
đứng đầu một tổ chức là yếu tố quyết định rất lớn. Tại chi nhánh Đà
13
Nẵng, người lãnh đạo cao nhất có vai trò định hướng, dẫn dắt và ra
quyết định là Giám đốc chi nhánh. Trong 4 loại hành vi của lãnh đạo
bán hàng thì vị lãnh đạo này đang áp dụng 2 loại chính, đó là: Lãnh
đạo trực tiếp và Lãnh đạo thành tích:
b. Triển khai hoạt động bán hàng
B1. Giao chỉ tiêu:
Chỉ tiêu giao đến từng bộ phận và từng cá nhân trong lực lượng
bán chính và bán chéo với con số cụ thể và thời gian theo tháng.
B2. Giao phễu bán hàng:
Ngoài bộ chỉ tiêu cho từng cá nhân, từng bộ phận và danh sách
khách hàng đã được chuẩn bị làm nguồn dữ liệu tiếp cận thì mỗi cá
nhân phải thực hiện công tác bán hàng theo chỉ tiêu của phễu bán
theo nguyên tắc: 10:3:1 tức là trong 10 cuộc gọi phải đạt được tối
thiểu 3 đề nghị từ khách hàng và 1 khách hàng chốt hợp đồng thành
công.
B3. Tiếp cận khách hàng
Do chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban tại chi nhánh Đà Nẵng
và đặc điểm khách hàng của mỗi phòng ban là khác nhau, vì vậy dựa
trên dữ liệu khách hàng và chỉ tiêu từng bộ phận sẽ có cách tiếp cận KH
khác nhau như sau:
- Phòng dịch vụ khách hàng: Sử dụng nhiều nguồn dữ liệu
trong đó ưu tiên 3 nguồn dữ liệu chính:
+ KH đến giao dịch trực tiếp tại quầy:
+ Nguồn KH hiện hữu:
+ Nguồn khách hàng do Hội sở phân bổ về:
- Phòng dịch vụ KH cá nhân ƣu tiên. là những KH được chấm
điểm, xếp hạng theo các tiêu chí định danh Priority của TCB.
- Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân
14
Một lợi thế là Phòng dịch vụ KH cá nhân (PFS) quản lý và được
phân công bán trên toàn bộ dữ liệu khách hàng cá nhân có nghĩa vụ
tín dụng (ngoại trừ các KH cá nhân trong danh sách trả lương qua
TCB được phân bổ cho bộ phận Payroll).
Bộ phận pay roll (trả lƣơng) thuộc phòng dịch vụ KHCN
Riêng mảng Payroll-công tác bán hàng thực hiện theo kênh tư vấn
trực tiếp trong danh sách KH trả lương qua tài khoản TCB và bán
theo lô cho các doanh nghiệp đã thực hiện trả lương/các doanh
nghiệp chưa thực hiện trả lương qua TCB.
B4. Triển khai đào tạo và huấn luyện
Công tác đào tạo và huấn luyện được triển khai thường xuyên và
định kỳ. Bao gồm đào tạo về quy trình, sản phẩm bảo hiểm và cả về
kỹ năng bán hàng. Việc đào tạo là bắt buộc đối với lực lượng bán
chính. Việc đào tạo được triển khai với 4 cấp độ gồm:
+ Coaching (huấn luyện)
+ Đào tạo theo phòng
+ Đào tạo chi nhánh:
+ Đào tạo theo theo cấp vùng:
2.5.3 Công tác kiểm soát bán hàng.
Chi nhánh Đà Nẵng đang thực hiện việc kiểm soát thông qua hệ
thống các báo cáo theo các hình thức sau:
a. Trực tiếp với lực lượng bán:
+ Huddle (hội ý/họp nhóm)
Hoạt động Huddle được cấp