Thông tin thống kê đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng chính
sách và quản lý, điều hành các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin thống kê ngày càng được
yêu cầu cao hơn cả về số lượng và chất lượng. Trong đó số liệu thống kê, sử
dụng để hình thành thông tin thống kê, cũng được yêu cầu cung cấp với chất
lượng tốt hơn. Tuy nhiên, việc thu thập một số thông tin có tính chất cá nhân
mang tính riêng tư hoặc liên quan đến hình ảnh cá nhân trong xã hội, liên quan
đến pháp luật,. gặp nhiều trở ngại trong việc có được thông tin chính xác về
tình hình thực tế. Lý do là những trả lời thường e ngại hoặc lo sợ người khác sẽ
biết được những vấn đề mang tính riêng tư, cá nhân của họ và sẽ ảnh hưởng đến
hình ảnh cũng như những bất lợi khác họ có thể sẽ gặp phải. Điều này dẫn tới xu
hướng che dấu thông tin bằng cách không trả lời/cung cấp thông tin hoặc trả lời
không đúng thực tế mà thường trả lời theo mong đợi của xã hội. Những thông
tin như vậy gọi chung là thông tin nhạy cảm. Để hạn chế việc che dấu thông tin
nhạy cảm, khuyến khích người có thông tin cung cấp đúng tình hình thực tế, các
nhà thiết kế điều tra cần nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật thu thập thông tin phù
hợp để những người được hỏi sẽ “hợp tác” tốt hơn trong cung cấp thông tin điều
tra. Tại Việt Nam, nghiên cứu, sử dụng và đánh giá tác động của việc sử dụng
các kỹ thuật thu thập thông tin đến chất lượng số liệu về chủ đề nhạy cảm là cần
thiết giúp nâng cao chất lượng số liệu điều tra. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
một nghiên cứu học thuật nào về chủ đề này đã từng được thực hiện tại Việt
Nam. Do vậy, Nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông tin thống kê nhằm nâng
cao chất lượng số liệu điều tra các chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam thực sự là rất
cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông tin thống kê nhằm nâng cao chất lượng số liệu điều tra các chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Thông tin thống kê đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng chính
sách và quản lý, điều hành các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thông tin thống kê ngày càng được
yêu cầu cao hơn cả về số lượng và chất lượng. Trong đó số liệu thống kê, sử
dụng để hình thành thông tin thống kê, cũng được yêu cầu cung cấp với chất
lượng tốt hơn. Tuy nhiên, việc thu thập một số thông tin có tính chất cá nhân
mang tính riêng tư hoặc liên quan đến hình ảnh cá nhân trong xã hội, liên quan
đến pháp luật,... gặp nhiều trở ngại trong việc có được thông tin chính xác về
tình hình thực tế. Lý do là những trả lời thường e ngại hoặc lo sợ người khác sẽ
biết được những vấn đề mang tính riêng tư, cá nhân của họ và sẽ ảnh hưởng đến
hình ảnh cũng như những bất lợi khác họ có thể sẽ gặp phải. Điều này dẫn tới xu
hướng che dấu thông tin bằng cách không trả lời/cung cấp thông tin hoặc trả lời
không đúng thực tế mà thường trả lời theo mong đợi của xã hội. Những thông
tin như vậy gọi chung là thông tin nhạy cảm. Để hạn chế việc che dấu thông tin
nhạy cảm, khuyến khích người có thông tin cung cấp đúng tình hình thực tế, các
nhà thiết kế điều tra cần nghiên cứu áp dụng các kỹ thuật thu thập thông tin phù
hợp để những người được hỏi sẽ “hợp tác” tốt hơn trong cung cấp thông tin điều
tra. Tại Việt Nam, nghiên cứu, sử dụng và đánh giá tác động của việc sử dụng
các kỹ thuật thu thập thông tin đến chất lượng số liệu về chủ đề nhạy cảm là cần
thiết giúp nâng cao chất lượng số liệu điều tra. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có
một nghiên cứu học thuật nào về chủ đề này đã từng được thực hiện tại Việt
Nam. Do vậy, Nghiên cứu kỹ thuật thu thập thông tin thống kê nhằm nâng
cao chất lượng số liệu điều tra các chủ đề nhạy cảm ở Việt Nam thực sự là rất
cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận, nghiên cứu sẽ làm giầu thêm về mối quan hệ giữa kỹ thuật
thu thập thông tin với chất lượng số liệu điều tra về chủ đề nhạy cảm nói chung
và vấn đề nhạy cảm về HIV/AIDS nói riêng ở Việt Nam. Về mặt thực tiễn, kết
quả của nghiên cứu sẽ giúp các cơ quan sản xuất thống kê nghiên cứu và áp
dụng các kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp về chủ đề nhạy cảm nhằm nâng
cao chất lượng số liệu điều tra, phản ánh chính xác hơn những vấn đề mang tính
nhạy cảm trong xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận án là đề xuất sử dụng kỹ thuật điều tra thu thập thông
tin phù hợp giúp nâng cao chất lượng số liệu các cuộc điều tra về chủ đề nhạy
cảm ở Việt Nam.
2
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu sẽ tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau đây:
Câu hỏi 1: Sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin khác nhau ảnh hưởng
như thế nào đến cách trả lời câu hỏi điều tra, đến thông tin thu
thập được về chủ đề nhạy cảm? Mức độ ảnh hưởng của kỹ
thuật thu thập thông tin đến chất lượng số liệu điều tra về chủ
đề nhạy cảm như thế nào?
Câu hỏi 2: Sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin điều tra nào là tốt hơn
trong điều tra các chủ đề nhạy cảm tại Việt Nam: xét về khía
cạnh ảnh hưởng của kỹ thuật thu thập thông tin đến chất lượng
số liệu?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các kỹ thuật thu thập thông tin điều
tra và ảnh hưởng của nó đến chất lượng số liệu điều tra về chủ đề nhạy cảm.
Phạm vi nghiên cứu là các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra về chủ đề
nhạy cảm HIV/AIDS lồng ghép trong “Điều tra Kiến thức và hành vi về
HIV/AIDS” năm 2013. Đối tượng cung cấp thông tin phục vụ nghiên cứu là
những người từ 15 đến 49 tuổi tại thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, nghiên cứu sử dụng các cách tiếp cận và phương
pháp nghiên cứu sau:
* Tiếp cận định tính: Phân tích tài liệu sẵn có để thực hiện các tổng quan về sử dụng
các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra và đánh giá chất lượng thông tin điều tra; Kế
thừa có chọn lọc trong xây dựng, thử nghiệm các kỹ thuật thu thập thông tin trong điều
tra về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV.
* Tiếp cận định lượng: Phương pháp thống kê mô tả, so sánh; Ước lượng tham số
tổng thể dựa trên xác suất và thống kê. Kiểm định các giả thuyết thống kê trong so
sánh ước lượng tham số tổng thể phục vụ đánh giá chất lượng thông tin; Phương pháp
phân tích đa nhân tố đánh giá tác động của việc sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin
điều tra đối với chất lượng thông tin về hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV sử dụng mô
hình hồi quy logistic.
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án được thực hiện đã mang lại một số đóng góp mới như sau:
(1) Đóng góp cho cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa sử dụng kỹ thuật thu thập
thông tin với chất lượng số liệu điều tra về chủ đề nhạy cảm HIV/AIDS ở Việt Nam.
Các yêu cầu và điều kiện áp dụng các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy
3
cảm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và trình độ phát triển xã hội hiện tại ở Việt
Nam.
(2) Đóng góp vào cơ sở thực tiễn trong việc thiết kế sử dụng các kỹ thuật thu
thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm lồng ghép trong một cuộc điều tra quy mô
quốc gia tại Việt Nam, bao gồm:
- Thiết kế và thử nghiệm sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề
nhạy cảm trong một cuộc điều tra “thực” về “Điều tra Kiến thức và hành vi về
HIV/AIDS” tại Việt Nam. Áp dụng phương pháp điều tra theo mẫu cố và đánh giá tác
động của việc sử dụng các kỹ thuật thu thập tin tới chất lượng số liệu điều tra về chủ
đề nhạy cảm.
- Ba kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm về HIV/AIDS đã được
sử dụng để thu thập thông tin và đánh giá tác động đến chất lượng số liệu là: phỏng
vấn trực tiếp, phỏng vấn tự điền và kỹ thuật trả lời ngẫu nhiên (RRT). Trong đó, RRT
lần đầu tiên thực hiện thử nghiệm trong các điều kiện và hoàn cảnh thực tế của Việt
Nam.
- Luận án là nghiên cứu đầu tiên đánh giá tác động của việc sử dụng các kỹ
thuật thu thập thông tin khác nhau đối với chất lượng số liệu điều tra nhạy cảm về
HIV/AIDS, đặc biệt đã lượng hóa mức độ tác động của việc sử dụng các kỹ thuật thu
thập thông tin tới chất lượng số liệu. Kết quả nghiên cứu có thể suy rộng áp dụng cho
các điều tra chủ đề nhạy cảm khác tại Việt Nam.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 2 Phần và 3 Chương: Phần mở đầu; Chương 1: “Tổng quan
nghiên cứu về kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm”.Chương 2:
“Thiết kế thử nghiệm các kỹ thuật thu thập thông tin chủ đề nhạy cảm về
HIV/AIDS”. Chương 3: “Kết quả điều tra, đánh giá tác động của kỹ thuật thu
thập thông tin đối với chất lượng số liệu điều tra chủ đề nhạy cảm về
HIV/AIDS”. Kết luận và khuyến nghị.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ KỸ THUẬT THU THẬP
THÔNG TIN ĐIỀU TRA CHỦ ĐỀ NHẠY CẢM
1.1. Các vấn đề lý luận về kỹ thuật thu thập thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm
1.1.1. Một số khái niệm sử dụng trong luận án
Một số thuật ngữ được sử dụng trong luận án là những thuật ngữ đã được
sử dụng thông dụng trong các tài liệu thống kê trên thế giới và Việt Nam như
Bảng hỏi câu hỏi điều tra; Thu thập thông tin điều tra; Đánh giá tác động. Bên
cạnh đó, một số thuật ngữ được quy định chi tiết hơn trong luận án này, gồm:
Kỹ thuật thu thập thông tin điều tra là cách thức sử dụng bảng câu hỏi để
điều tra viên và đối tượng điều tra “giao tiếp” và “trao đổi” thông tin về vấn đề
4
nghiên cứu được đề cập trong một “cuộc phỏng vấn”. Chủ đề nhạy cảm trong
điều tra thống kê là những vấn đề mang tính riêng tư, điều cấm kỵ hoặc những
điều không phù hợp trong giao tiếp/trao đổi hàng ngày mà người có thông tin
không muốn nói ra. Đó là những điều mà mọi người thường muốn giữ bí mật
hoặc lo sợ thông tin cung cấp sẽ bị tiết lộ cho người khác (Tourangeau. R. và
Yan. T., 2007). Một đặc điểm chung của thông tin nhạy cảm là người được hỏi
thường che dấu thông tin bằng cách không trả lời hoặc nếu có trả lời thì theo
mong đợi của xã hội hoặc theo chuẩn mực của xã hội. Một số nội dung điều tra
thống kê được coi là chủ đề nhạy cảm như thu nhập, trốn thuế, tham nhũng, bầu
cử, bạo lực gia đình, hành vi tình dục, sử dụng ma túy, nạo phá thai
(Tourangeau. R. và Yan. T., 2007; Peter, S.M.các cộng sự, 2006; Lensvelt-
Mulders và các cộng sự, 2005). Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV là những hành
động của con người có thể làm vi rút HIV lây truyền từ người này sang người
khác như: quan hệ tình dục với hơn một người, mại dâm, tiêm chích ma túy hoặc
quan hệ tình dục đồng giới. Chất lượng số liệu, hiểu một cách đơn giản, là số
liệu “phù hợp để sử dụng”: ở mức chính xác nhất định để đạt được mục đích
điều tra, đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian và có thể tiếp cận được số liệu
(Biemer và Lyberg, 2003). Trong khuôn khổ luận án này, chất lượng số liệu
được phân tích thuần túy dựa trên tính chính xác của số liệu.
1.1.2. Kỹ thuật thu thập thông tin
Trong các cuộc điều tra thống kê, phỏng vấn là kỹ thuật thu thập thông tin
được sử dụng thông dụng nhất, gồm: (1) Phỏng vấn trực tiếp có tỷ lệ trả lời cao,
hỗ trợ trực tiếp trong việc giải thích các câu hỏi do vậy chất lượng số liệu tốt.
Tuy nhiên, đối với điều tra các chủ đề nhạy cảm, phỏng vấn trực tiếp thường dẫn
đến số liệu chệch theo mong đợi của xã hội (Biemer và Lyberg, 2003; Ghanem.
K.G. và các cộng sự, 2004, De Leeuw và Van der Zouwen, 2002), chi phí điều
tra cao, ảnh hưởng của điều tra viên đối với câu trả lời của đối tượng điều tra
(Yehuda et al, 2010). (2) Phỏng vấn tự điền dễ tổ chức, không sử dụng hoặc sử
dụng rất ít điều tra viên, điều tra trong thời gian ngắn. Đặc biệt đối với các
câu hỏi nhạy cảm thì phỏng vấn tự điền có nhiều khả năng thu thập được thông
tin trung thực hơn so với phỏng vấn trực tiếp do không bị tác động của điều tra
viên và không bị ảnh hưởng bởi mong đợi của xã hội (Dillman, 2000). Tuy
nhiên, phỏng vấn tự điền lại yêu cầu tính chặt chẽ trong thiết kế câu hỏi, đối
tượng điều tra phải có trình độ nhất định để đọc hiểu bảng câu hỏi. (3) Phỏng
vấn qua điện thoại ít tốn kém, tiết kiệm thời gian, thông tin khách quan, thông
tin trả lời không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của điều tra viên (Statistics
Canada, 2010; Biemer và Lyberg, 2003). Tuy vậy, phỏng vấn qua điện thoại
5
thường bị sai lệch theo mong đợi của xã hội, tính đại diện của mẫu không cao,
thời gian phỏng vấn thường ngắn nên nội dung thu thập không nhiều và không
đầy đủ cho nghiên cứu, hỗ trợ trực quan cho quá trình phỏng vấn không thể thực
hiện được (De Leeuw, Joop J. Hox, Don A. Dillman, 2007; Statistics Canada,
2010; Biemer và Lyberg, 2003). (4) Kết hợp các kỹ thuật thu thập thông tin
sử dụng đồng thời các kỹ thuật phỏng vấn khác nhau ví dụ như kỹ thuật trả lời
ngẫu nhiên (RRT) nhằm tận dụng những ưu điểm và khắc phục những hạn chế
của các kỹ thuật thu thập thông tin được lựa chọn. Việc sử dụng kết hợp các kỹ
thuật thu thập thông tin khác nhau là xu hướng phổ biến hiện nay.
1.1.3. Thiết kế điều tra chủ đề nhạy cảm
Một số yêu cầu quan trọng trong thiết kế điều tra chủ đề nhạy cảm như:
(1) Nhấn mạnh tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu và sự tham gia
của đối tượng điều tra nhằm tạo cho đối tượng điều tra sự tin tưởng vào cơ
quan thực hiện điều tra và điều tra viên; giúp đối tượng điều tra “hợp tác” tốt
hơn và cung cấp thông tin “thật” hơn trong trả lời câu hỏi. Một số hình thức thực
hiện như gửi thư mời tham gia điều tra, điều tra viên giới thiệu, người dẫn
đường giới thiệu...; (2) Đảm bảo tính riêng tư và bảo mật thông tin là một
trong những vấn đề cốt yếu đảm bảo tính khả thi và đồng thời nâng cao chất
lượng số liệu điều tra chủ đề nhạy cảm. Khi tính riêng tư và bảo mật thông tin
được đảm bảo, đối tượng điều tra sẽ cung cấp thông tin “thật” hơn những câu
hỏi nhạy cảm mang tính cá nhân; (3) Thiết kế bảng câu hỏi và cách đặt câu hỏi
giúp giảm bớt tính “nhạy cảm” của chủ đề nghiên cứu để đối tượng điều tra dễ
hiểu và dễ trả lời thông tin hơn và khuyến khích đối tượng điều tra trả lời câu
hỏi. (4) Lựa chọn kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp. Đối với điều tra chủ đề
nhạy cảm, kỹ thuật thu thập thông tin nào đảm bảo tính riêng tư và bảo mật
thông tin thì đối tượng điều tra sẽ báo cáo thông tin chính xác hơn và do vậy kỹ
thuật thu thập thông tin đó được coi là tốt hơn. Như đã trình bày ở mục 1.1.2,
một số kỹ thuật đặc biệt kết hợp của phỏng vấn tự điền và phỏng vấn trực tiếp
được phát triển phục vụ điều tra chủ đề nhạy cảm như: RRT; kỹ thuật đếm
không cân xứng; kỹ thuật mở rộng mạng lưới; kỹ thuật điều tra lặp lại. RRT
được phát triển bởi Warner (1965) và tiếp tục được phát triển bởi các nhà khoa
học khác, giúp giảm độ chệch do không trả lời và tác động của mong đợi xã hội
đối với câu trả lời về chủ đề nhạy cảm. RRT gồm 4 thiết kế: thiết kế cặp câu hỏi
đối nghĩa; Thiết kế câu trả lời bắt buộc; Thiết kế câu trả lời ngụy trang; Thiết kế
cặp câu hỏi không liên quan. Trong đó, cặp câu hỏi đối nghĩa và câu trả lời bắt
buộc là hai thiết kế đơn giản nhất và dễ thực hiện nhất mặc dù có một số hạn chế
6
về mức độ hoàn toàn tin tưởng của đối tượng điều tra và quy trình thực hiện
RRT.
1.1.4. Đánh giá tác động của kỹ thuật thu thập thông tin đối với chất lượng số
liệu điều tra
Đánh giá chất lượng thông tin thống kê tại Việt Nam dựa trên sáu tiêu
thức, gồm: tính phù hợp, tính chính xác, tính kịp thời, khả năng tiếp cận, khả
năng giải thích và tính chặt chẽ, logic (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2015). Chất
lượng số liệu điều tra trong luận án này được xem xét thuần túy ở khía cạnh tính
chính xác của số liệu.
Đối với điều tra chủ đề nhạy cảm, các tiêu thức được sử dụng phổ biến để
đánh giá chất lượng số liệu là tỷ lệ không trả lời (De Leeuw & van der Zouwen,
1988; Aigul Mavletova, 2013; Laura H. Lind và các cộng sự, 2013) và ước
lượng “nhiều hơn là tốt hơn” (Lensvelt-Mulders et al., 2005; Tourangeau và
Yan, 2007). Nếu sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin không phù hợp, thì việc
báo cáo “Có” tham gia vào vấn đề nhạy cảm (không theo mong đợi của xã hội)
thường thấp hơn thực tế do đối tượng điều tra không muốn người khác biết (do
lo sợ, xấu hổ, sợ người khác đánh giá...), do vậy kỹ thuật thu thập thông tin nào
cho báo cáo cao hơn sẽ là kỹ thuật thu thập thông tin tốt hơn. Để thực hiện đánh
giá tác động, một số phương pháp đã được xây dựng và thực hiện như: Phương
pháp điều tra ngẫu nhiên; Phương pháp bán thực nghiệm; Đánh giá tác động vĩ
mô trong đó có phương pháp điều tra theo mẫu cố định (Haughton Dominique,
Haughton Jonathan, 2011; Paul J. Gertler và các cộng sự, 2011).
Phân tích hồi quy đa nhân tố thường được sử dụng trong đánh giá và đo
lường mối quan hệ giữa yếu tố thử nghiệm (trong trường hợp của luận án là kỹ
thuật thu thập thông tin) với kết quả thu được từ thử nghiệm đó.
1.2. Những vấn đề thực tiễn về nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật thu thập
thông tin chủ đề nhạy cảm nhằm nâng cao chất lượng số liệu điều tra
1.2.1. Gia tăng nhu cầu thông tin thống kê
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thông tin thống kê đóng vai trò
quan trọng trong quá trình ra quyết định dựa trên bằng chứng; việc đo lường
đúng và đầy đủ thông tin theo yêu cầu là yếu tố quan trọng cho quá trình xây
dựng lý thuyết khoa học và thiết lập chính sách tốt (De Leeuw,D., Joop J. Hox,
Don A. Dillman, 2007). Tại Việt Nam, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5
năm, hàng năm, các Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội... được thiết lập dựa
trên cơ sở thực tiễn phản ánh qua thông tin thống kê nhà nước do Tổng cục
Thống kê và các Bộ ngành liên quan cung cấp. Do vậy, người sử dụng tin
ngày càng có nhiều yêu cầu hơn về số lượng các thông tin thống kê với chất
7
lượng tốt hơn đảm bảo phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hợp tác
quốc tế.
1.2.2. Ứng dụng các kỹ thuật thu thập thông tin chủ đề nhạy cảm
Nghiên cứu và ứng dụng các kỹ thuật thu thập thông tin nói chung và
thông tin về chủ đề nhạy cảm nói riêng tại Việt Nam đã và đang được thực
hiện, cải tiến nhằm nâng cao chất lượng số liệu điều tra. Tuy nhiên một số tồn
tại cần được khắc phục: (1) Phương pháp điều tra thống kê hiện nay còn chậm
được cải tiến, đặc biệt là các kỹ thuật thu thập thông tin. Trong khoảng 50 cuộc
điều tra thống kê quốc gia thì kỹ thuật thu thập thông tin phỏng vấn trực tiếp
vẫn chiếm chủ yếu. Ngoài ra, phỏng vấn tự điền được thực hiện hạn chế trên
đối tượng điều tra là các doanh nghiệp. Một số kỹ thuật thu thập thống kê tiên
tiến chưa được áp dụng hoặc áp dụng chưa thống nhất và thường xuyên như kỹ
thuật thu thập thông tin trực tuyến (online survey); cơ sở dữ liệu lớn, khai thác
dữ liệu hành chính và hồ sơ đăng ký...; (2) Ứng dụng công nghệ thông tin trong
phát triển các kỹ thuật thu thập thông tin còn hạn chế. Tổng cục Thống kê đã
thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập số liệu từ cuối những
năm 2009, nhưng chỉ mang tính tạm thời ở một số cuộc điều tra quy mô nhỏ,
không thường xuyên như sử dụng thiết bị hỗ trợ cá nhân (PDA) và máy tính
bảng trong một số cuộc điều tra xã hội và giá cả. Kết quả của các điều tra này
được sử dụng cho công tác phân tích số liệu mà chưa đánh giá tác động của các
kỹ thuật thu thập thông tin cho việc mở rộng mô hình ứng dụng phổ biến tại Việt
Nam; (3) Ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển các kỹ thuật thu thập
thông tin giúp nâng cao chất lượng số liệu còn chưa tương xứng với trình độ
phát triển công nghệ thông tin trong nước. Đến thời điểm hiện nay tại Việt Nam,
chưa có cuộc điều tra thường xuyên quy mô cấp quốc gia nào trong 30 cuộc điều
tra quốc gia sử dụng thiết bị điện tử di động trong công tác thu thập thông tin;
(4) Một số kỹ thuật thu thập thông tin điều tra về chủ đề nhạy cảm chưa được
nghiên cứu và ứng dụng phổ biến đối với điều tra quy mô cấp quốc gia.
1.2.3. Tổng quan nghiên cứu quốc tế và trong nước về kỹ thuật thu thập
thông tin điều tra chủ đề nhạy cảm và tác động tới chất lượng số liệu
(1) Các nghiên cứu quốc tế. Trên thế giới đã thực hiện nhiều nghiên cứu
đánh giá tác động của việc sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin đối với chất
lượng số liệu điều tra về chủ đề nhạy cảm. Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy
phỏng vấn tự điền là kỹ thuật thu thập thông tin tốt hơn phỏng vấn trực tiếp hoặc
8
phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn tự tự điền sử dụng thiết bị điện tử di
động như phỏng vấn tự điền ghi chép bằng máy tính (CASI), phỏng vấn tự điền
bằng tai nghe và ghi chép bằng máy tính (ACASI) tốt hơn sử dụng các bảng câu
hỏi giấy in sẵn. Luận án đã tổng quan các nghiên cứu của Anne, I. Christensen và
các cộng sự (2013) về hành vi y tế, quan hệ xã hội, sức khỏe - chất lượng cuộc sống;
Tourangeau (1996) về hành vi quan hệ tình dục, số bạn tình và tiêm chích ma túy;
Laura, H. Lind và các cộng sự (2013); Aquilino, W. S., 1994; Schober, S., và các
cộng sự (1992); Ghanem, K. G., và các cộng sự (2004) về hành vi nguy cơ lây nhiễm
bệnh lây truyền qua đường tình dục, ....
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sử dụng RRT trong thu thập thông tin
nhạy cảm nhận được sự “hợp tác” cao hơn của đối tượng điều tra, kết quả điều tra
cũng tốt hơn phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn tự điền. RRT đảm bảo tính riêng tư
và bảo mật thông tin hơn so với các kỹ thuật thu thập thông tin khác và được coi
là một kỹ thuật thu thập thông tin phù hợp với điều tra về chủ đề nhạy cảm. RRT
cho các kết quả ước lượng thông tin về chủ đề nhạy cảm tốt hơn các kỹ thuật thu
thập thông tin khác ở hầu hết các nghiên cứu. Tuy nhiên, việc tuân thủ quy trình
và thực hiện đúng hướng dẫn là một trong những thách thức của RRT. Luận án
đã tổng quan các nghiên cứu của Warner S. L. (1965); Greenberg, và các cộng
sự (1969); Raghavarao, D. và W. T. Federer (1979); Mangat và R. Singh (1990);
Kuk (1990); Mangat (1994); Boruch (1971); Fox, J. A. & Tracy, P. E (1984);
Van de Heijden, P. G., và các cộng sự (2000); Greenberg, B. G.