Giống khoai môn Bắc Kạn được du nhập và trồng trọt từ lâu đời tại tỉnh Bắc Kạn, đã trở
thành giống khoai đặc sản của địa phương, thuộc nhóm giống khoai môn (Colocasis esculenta
var. esculenta (L.) Schott). Mặc dù cho giá trị kinh tế cao ( có thể đạt 140 triệu đồng/ha), nhưng
việc phát triển mở rộng sản xuất cây khoai môn gặp một số khó khăn, đó là thiếu nguồn giống vì
hệ số nhân giống của khoai môn thấp, củ có nhược điểm mẫn cảm với bệnh thối củ và số củ con
nhỏ làm giống rất ít, thời gian ngủ nghỉ của củ giống ngắn, biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến
trong nhân nhanh giống và sản xuất tăng năng suất củ thương phẩm làm hàng hóa vẫn chưa
được áp dụng nhiều. Đây cũng là hạn chế cơ bản của sản xuất giống khoai môn cho các tỉnh
miền núi, trong đó có Bắc Kạn.
Chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tế của sản xuất cần có lượng củ giống lớn tại chỗ,
đồng đều về chất lượng cũng như từ định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, góp
phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp và tăng cường khai thác sử dụng hiệu quả nguồn
gen cây khoai môn đặc sản có giá trị cao tại tỉnh Bắc Kạn, một tỉnh nghèo của vùng Đông bắc,
chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác để phát triển
giống khoai môn Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá đúng thực trạng sản xuất và xác định được những hạn chế trong sản xuất và
phát triển cây khoai môn Bắc Kạn.
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất củ giống G1 từ cây
khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy mô và bảo quản củ giống khoai môn, góp phần nhân nhanh giống
phục vụ mở rộng diện tích trồng khoai môn ở Bắc Kạn.
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong sản xuất thương phẩm
khoai môn Bắc Kạn, nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác để phát triển giống khoai môn Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------------------------------------------------------
TRỊNH THỊ THANH HƢƠNG
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
CANH TÁC ĐỂ PHÁT TRIỂN GIỐNG KHOAI MÔN BẮC KẠN
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9. 62. 01.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Hà Nội - 2018
Công trình đƣợc công bố tại:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ
2. GS.TS. Đỗ Năng Vinh
Phản biện 1: ... ......................................................................................
Phản biện 2: ....... ..................................................................................
Phản biện 3: ..................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện:
Họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờphút, ngày . tháng.. năm ..
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giống khoai môn Bắc Kạn được du nhập và trồng trọt từ lâu đời tại tỉnh Bắc Kạn, đã trở
thành giống khoai đặc sản của địa phương, thuộc nhóm giống khoai môn (Colocasis esculenta
var. esculenta (L.) Schott). Mặc dù cho giá trị kinh tế cao ( có thể đạt 140 triệu đồng/ha), nhưng
việc phát triển mở rộng sản xuất cây khoai môn gặp một số khó khăn, đó là thiếu nguồn giống vì
hệ số nhân giống của khoai môn thấp, củ có nhược điểm mẫn cảm với bệnh thối củ và số củ con
nhỏ làm giống rất ít, thời gian ngủ nghỉ của củ giống ngắn, biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến
trong nhân nhanh giống và sản xuất tăng năng suất củ thương phẩm làm hàng hóa vẫn chưa
được áp dụng nhiều. Đây cũng là hạn chế cơ bản của sản xuất giống khoai môn cho các tỉnh
miền núi, trong đó có Bắc Kạn.
Chính vì vậy, xuất phát từ yêu cầu thực tế của sản xuất cần có lượng củ giống lớn tại chỗ,
đồng đều về chất lượng cũng như từ định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, góp
phần đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp và tăng cường khai thác sử dụng hiệu quả nguồn
gen cây khoai môn đặc sản có giá trị cao tại tỉnh Bắc Kạn, một tỉnh nghèo của vùng Đông bắc,
chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác để phát triển
giống khoai môn Bắc Kạn”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá đúng thực trạng sản xuất và xác định được những hạn chế trong sản xuất và
phát triển cây khoai môn Bắc Kạn.
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật phù hợp trong sản xuất củ giống G1 từ cây
khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy mô và bảo quản củ giống khoai môn, góp phần nhân nhanh giống
phục vụ mở rộng diện tích trồng khoai môn ở Bắc Kạn.
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong sản xuất thương phẩm
khoai môn Bắc Kạn, nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là những dẫn liệu khoa học mới có giá trị, chứng minh khả
năng sử dụng và sản xuất thương mại củ con nhân giống bằng nuôi cấy mô đối với giống khoai
môn Bắc Kạn, góp phần giải quyết khó khăn trong công tác nhân giống và sản xuất bền vững
cây khoai môn đặc sản tại tỉnh Bắc Kạn.
Luận án là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho công tác nghiên cứu, đào tạo, và phát triển
cây khoai môn ở Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc xác định được những yếu tố hạn chế trong sản xuất cây khoai môn Bắc Kạn, đã
giúp định hướng đúng công tác nghiên cứu và phát triển một loại cây trồng có giá trị hàng hóa
tại tỉnh Bắc Kạn.
Một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất củ giống từ cây nuôi cấy mô và
phương pháp bảo quản củ giống, một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất thương phẩm
giống khoai môn Bắc Kạn được áp dụng vào sản xuất, đã tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cho
người sản xuất khoai môn tại Bắc Kạn, góp phần bảo tồn và phát triển cây trồng đặc sản ở địa
phương.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài đã xác định được một số yếu tố hạn chế chính trong sản xuất và phát triển khoai
môn ở Bắc Kạn là: Thiếu nguồn giống chất lượng; giống bị thoái hóa; thiếu kỹ thuật canh tác
mới trong sản xuất giống và sản xuất thương phẩm khoai môn cho hiệu quả kinh tế cao; và
chưa có mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ. Đây là cơ sở lý luận để đưa ra những vấn đề cần
nghiên cứu, góp phần phát triển giống khoai môn Bắc Kạn.
2
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp trong sản xuất và bảo quản
củ giống G1 khoai môn Bắc Kạn từ cây nuôi cấy mô, như: thời điểm ra cây nuôi cấy mô là 15/1
và 15/11; Giá thể vườn ươm cho sự thích nghi của cây nuôi cấy mô ngoài điều kiện tự nhiên
gồm đất phù sa và xơ dừa, tỷ lệ 8:2; giá thể đóng bầu gồm cát đen, đất phù sa và xơ dừa, tỷ lệ
5:3:2; thời vụ trồng từ 20-23/2; mật độ trồng 33.000 cây/ha; lượng phân đạm là 100kgN trên nền
1,5 tấn HCVS+60kgP2O5+80kgK2O+4.155ml phân bón lá Bloom & Fruit USA cho 1ha; bảo
quản củ giống bằng phun chế phẩm sinh học WCA-T6, nồng độ 5g/l sản phẩm, liều lượng
80g/100kg củ giống. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật này cho hệ số nhân giống tăng 1,04 - 1,74
lần so với nhân giống truyền thống bằng củ thông thường, chất lượng củ giống đảm bảo tốt, tỷ lệ
thối hỏng sau 90 ngày bảo quản thấp chỉ là 10,7%, giảm được từ 1,7 - 2,3 lần so với biện pháp
bảo quản trong cát ẩm và trên giàn, góp phần nhân nhanh giống khoai môn chất lượng cho phát
triển sản xuất khoai môn hàng hóa ở tỉnh Bắc Kạn.
Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp trong sản xuất khoai môn Bắc
Kạn thương phẩm bằng củ giống G1 từ cây nuôi cấy mô, như : thời vụ từ 21-22/2 hàng năm; mật
độ trồng 30.000 cây/ha; lượng phân kali là 150kgK2O trên nền 1,5 tấn HCVS+120kgN +
60kgP2O5+4.155ml phân bón lá Bloom & Fruit USA cho 1ha. Các biện pháp kỹ thuật mới làm
tăng năng suất củ 15,5% so với sản xuất bình thường đại trà; mô hình sản xuất thực nghiệm cho
lãi thuần cao hơn mô hình đối chứng 30,1% và tỷ số giá trị lợi nhuận biên đạt 5,41, được thực tế
sản xuất chấp nhận, góp phần bảo tồn và phát triển giống khoai môn đặc sản ở tỉnh Bắc Kạn
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Giống khoai môn đặc sản đang được trồng phổ biến tại tỉnh Bắc Kạn; Thực trạng sản
xuất giống khoai môn tại Bắc Kạn; Một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây khoai môn Bắc Kạn
từ cây nuôi cấy mô.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài luận án được thực hiện từ 2012 - 2016, tập trung vào một số vấn đề chính sau:
Đánh giá thực trạng sản xuất cây khoai môn, xác định những nhân tố hạn chế sản xuất khoai
môn tại Bắc Kạn; Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất giống khoai
môn Bắc Kạn từ cây nuôi cấy mô, sản xuất củ thương phẩm từ củ giống G1 cây nuôi cấy mô;
một số phương pháp bảo quản củ giống khoai môn Bắc Kạn.
Thực hiện điều tra thông tin, thu thập mẫu giống khoai môn tại 02 huyện: huyện Chợ
Đồn, huyện Bạch Thông của tỉnh Bắc Kạn. Các thí nghiệm về các biện pháp kỹ thuật canh tác và
thực nghiệm mô hình đều được thực hiện tại huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn. Thí nghiệm về biện
pháp bảo quản củ giống thực hiện tại Viện Di truyền Nông nghiệp.
6. Cấu trúc của Luận án
Luận án được trình bày trong 152 trang (không kể phần Phụ lục) gồm phần Mở đầu (5
trang); Chương 1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu (38 trang); Chương 2. Vật liệu, nội dung và
phương pháp nghiên cứu (17 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (75 trang); Kết
luận và đề nghị (2 trang); Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án (1 trang);
Tài liệu tham khảo (14 trang). Đã sử dụng 144 tài liệu trong đó có 56 tài liệu tiếng Việt, 88 tài
liệu tiếng nước ngoài. Luận án có 52 bảng số liệu, 2 hình, 6 phụ lục, 03 công trình đã công bố.
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Luận án đã tham khảo và tổng quan 56 tài liệu tiếng Việt, 88 tài liệu tiếng nước ngoài
với các nội dung liên quan bao gồm: 1. Nguồn gốc, phân bố và phân loại khoai môn, sọ; 2. Yêu
cầu sinh thái của cây khoai môn, sọ; 3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai môn, sọ trên thế giới
và ở Việt Nam; 4. Tình hình nghiên cứu về cây khoai môn, sọ trên thế giới và ở Việt Nam; 5.
Khái quát chung về tỉnh Bắc Kạn - địa bàn nghiên cứu. Qua phân tích đánh giá tổng quan tài liệu
về cây khoai môn sọ thấy rằng:
3
Khoai môn - sọ là loài thực vật một lá mầm thuộc họ Ráy (Araceae), có tên khoa học là
Colocasia esculenta (L). Schott, một trong những loài cây trồng lấy củ lâu đời nhất. Ngày nay
khoai môn - sọ là cây có củ quan trọng đứng thứ tư trên thế giới sau khoai lang, khoai tây và cây
sắn được trồng phổ biến ở khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm, kéo dài sự phân bố từ
Đông Nam Ấn Độ sang Đông Nam Á tới Papua New Guinea và Melanesia (Macharia et al.,
2014). Ở Châu Á, khoai sọ được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philippin và Thái Lan. Ở
Châu Đại Dương, các nước có truyền thống sản xuất khoai môn - sọ là Papua New Guinea,
Samoa, quần đảo Salamon, Tonga và Fiii (Lebot et al., 2010). Tính đến năm 2013, diện tích
trồng khoai môn, sọ trên thế giới đạt khoảng 1,39 triệu ha, năng suất bình quân 7,50 tấn/ha, sản
lượng đạt khoảng 10,45 triệu tấn (FAO, 2015). Cây khoai môn, sọ là loài cây đa dụng, nó có thể
được trồng như cây lương thực, cây thực phẩm, cây cảnh và cây dược liệu tại tất cả các vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nó cũng là cây đảm bảo an ninh lương thực và nguồn thu nhập chính
của nhiều nông dân nghèo tại châu Phi và châu Đại Dương (Tumuhimbise et al., 2016; Ubalua
et al., 2016).
Ở Việt Nam khoai môn - sọ, đặc biệt là khoai môn nước được thuần hoá sớm trước cả
cây lúa nước. Nguồn gen khoai môn - sọ Việt Nam gồm 3 biến dạng thực vật là khoai môn
(Dasheen type) với 2n=2x = 28, khoai sọ (Eddoe type) với 2n=3x = 42 và nhóm trung gian
(Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Nguyễn Văn Viết 2004). Trong đó khoai môn được trồng chủ yếu ở
vùng trung du và miền núi, khoai sọ chủ yếu được trồng ở đồng bằng (Nguyễn Phùng Hà và cs.,
2015). Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, (2015), tổng diện tích cây có củ (trong
đó có khoai môn- sọ) ở Việt Nam đến năm 2014 khoảng 708.000 ha với sản lượng đạt khoảng
11,61 triệu tấn củ tươi. Tại một số địa phương trồng nhiều khoai môn - sọ như huyện Bảo Yên -
Lào Cai, Thuận Châu - Sơn La và huyện Chợ Đồn, Bạch Thông thuộc tỉnh Bắc Kạn năm 2012
có diện tích tương ứng là 170 ha, 65 ha và 297 ha, giảm nhẹ so với những năm trước. Năng suất
củ tại các địa phương này đều thấp, từ 6 tấn/ha (Yên Bái) đến 11 tấn/ha (Sơn La). Tại Bắc Kạn
tuy có diện tích trồng lớn nhất nhưng năng suất chỉ đạt 8,5 tấn/ha/năm (Chi cục Thống kê huyện
Bảo Yên, 2013; Thuận Châu, 2013; Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2013).
Phân tích những tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến cây khoai môn sọ,
rút ra được 4 vấn đề sau:
1. Cây khoai môn - sọ có sự phân bố rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới, được người sản
xuất quan tâm và trồng trọt làm lương thực, thực phẩm, làm thuốc từ rất lâu đời. Ở Việt Nam nói
chúng và tỉnh Bắc Kạn nói riêng, cây khoai môn - sọ hiện nay tuy không còn giữ vai trò chính
trong sản xuất, vì đã được thay bằng cây lúa và các cây trồng khác có giá trị kinh tế hơn, nhưng
trước bối cảnh biến đổi khí hậu, với đặc tính dễ thích nghi với điều kiện che bóng, ngập úng,
mặn, và đa dạng nguồn gen cao, cây khoai môn - sọ chắc chắn vẫn có vị thế nhất định và phát
triển bền vững, góp phần quan trọng vào cơ cấu cây trồng của sản xuất nông nghiệp bền vững.
2. Nghiên cứu về cây khoai môn - sọ trên thế giới được cộng đồng quốc tế quan tâm
nghiên cứu từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, tập trung vào nghiên cứu thu thập, phân loại và bảo
tồn cũng đã đạt những kết quả nhất định. Tại Việt Nam, những nghiên cứu về chọn tạo giống và
biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây khoai môn - sọ còn rất ít, chủ yếu là điều tra thu thập, lưu
giữ bảo quản trên đồng ruộng, đánh giá nguồn gen. Những nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật
nhân giống sử dụng công nghệ nuôi cấy mô và sản xuất hàng hóa mới thực hiện khiêm tốn với
một số giống khoai môn sọ địa phương, đặc sản.
3. Bắc Kạn là một trong những tỉnh miền núi với nền kinh tế chưa thật phát huy hết tiềm
năng, nhưng có lợi thế trong việc phát triển các loài cây bản địa, bao gồm cây khoai môn. Với
quỹ đất dồi dào, điều kiện tự nhiên cơ bản thuận lợi cho cây khoai môn và người dân có kinh
nghiệm trồng khá lâu đời, tiềm năng phát triển cây khoai môn ở tỉnh Bắc Kạn còn rất to lớn, sẽ
đóng góp đáng kể cho nền kinh tế địa phương và cải thiện đời sống nhân dân, cải thiện môi
trường theo hướng bền vững có lợi cho đời sống xã hội con người.
4
4. Công tác nghiên cứu cây khoai môn tại tỉnh Bắc Kạn tuy đã thu được một số kết quả
bước đầu, như: đã phục tráng được giống khoai môn Bắc Kạn, xây dựng được qui trình nhân
giống in vitro, bước đầu thử nghiệm sản xuất cây giống in vitro ở qui mô mỏ, tuy nhiên đến nay
vẫn chưa có hệ thống nhân nhanh giống chất lượng từ cây nuôi cấy mô để có đủ lượng giống lớn
cung cấp cho sản xuất thương phẩm, chưa có qui trình thâm canh phù hợp đạt năng suất cao cho
giống khoai môn Bắc Kạn. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện đề tài nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật canh tác trong nhân giống và sản xuất thương phẩm phù hợp để tăng năng suất, bảo
đảm được chất lượng cây khoai môn ở Bắc Kạn là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu sản xuất hiện
nay của tỉnh Bắc Kạn.
Chƣơng 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu giống
Mẫu khoai ban đầu đưa vào nuôi cấy mô được chọn lọc từ giống khoai môn đặc sản, thịt
củ trắng, xơ tím đang trồng phổ biến ở Bắc Kạn.
Cây khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy mô cho ra bầu và được chăm sóc trong vườn ươm từ
40 - 45 ngày sau đó đem trồng ra ruộng. Chiều cao cây con đạt 12 - 15 cm, có từ 3 - 5 lá, không
nhiễm sâu bệnh.
Củ giống G1 của giống khoai môn Bắc Kạn nuôi cấy mô có khối lượng 20-25g
Củ giống thông thường được thu hoạch ở ruộng nhân giống khoai môn đại trà tại xã Bằng
Lũng, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn.
2.1.2. Nguyên, vật liệu khác
Phân bón hóa học: Sử dụng phân bón rõ nguồn gốc, có đơn vị được phép cung ứng rõ
ràng. Phân Urê (46%N); Phân Supe lân (16% P2O5); Phân Kali clorua (60% K2O). Phân bón lá
Bloom&Fruit USA có thành phần: N: 1% - P2O5: 6% - K2O: 6% - Fe: 2,02% - Cu: 0,01% -
Mn: 0,01% - Zn: 0,01% - Mo: 0,0001% - VitaminB1: 0,05% - Vitamin B6: 0,03% - Alginic
acid:1,5% - Mannilol: 0,1% - NAA: 0.012% - IAA: 0,1g/l và phân hữu cơ vi sinh sông Gianh.
Cát đen dùng để bảo quản khoai môn được rửa sạch, phơi khô
Chế phẩm WCA T6 là một chế phẩm sinh học dùng trong bảo quản và giữ tươi lâu cho
các loại rau, củ, trái cây, thịt gia cầm, gia súc và các loại hải sản do có lớp màng bảo vệ chống vi
khuẩn và nấm tấn công. Chế phẩm gồm có các thành phần chính: Citric acid, vitamin C, CaCl2,
NaCl, Gum và tinh bột. Tại Việt Nam, sản phẩm đã được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm cấp
chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm số: 391/2009/YT/CNTC ngày 14/01/2009.
Giàn bảo quản làm bằng tre khô, được rửa sạch và phơi khô trước khi đưa vào xếp khoai
bảo quản. Kích thước giàn rộng 1,2 m x dài 2,0 m, (giàn có 4 tầng, tầng 1 cách mặt đất 50 cm,
khoảng cách chiều cao giữa các tầng là 40 cm.
2.2. Nội dung và Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung 1. Đánh giá thực trạng sản xuất khoai môn Bắc Kạn và xác định yếu tố hạn
chế trong sản xuất khoai môn Bắc Kạn
Điều tra, khảo sát được thực hiện trên địa bàn 02 huyện Chợ Đồn và Bạch Thông thuộc
tỉnh Bắc Kạn, những địa phương có trồng phổ biến cây khoai môn. Phương pháp đánh giá nông
thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory Rural Appraisal - PRA) đã được sử dụng để
điều tra thu thập và phân tích, đánh giá thông tin (Callub, B.M., 2003). Các công cụ như phỏng
vấn nhóm, phỏng vấn người thạo tin đã được sử dụng để tìm hiểu về tình hình sản xuất cây
khoai môn. Điều tra lấy thông tin tổng quát từ tỉnh, huyện, sau đó xuống xã trực tiếp phỏng vấn
nông dân theo Phiếu điều tra. Tổng số 100 hộ nông dân ở 02 huyện: Chợ Đồn và Bạch Thông,
tỉnh Bắc Kạn đã được phỏng vấn.
Để đánh giá mức độ thuần của giống, theo dõi một số đặc điểm hình thái, sâu bệnh hại,
đánh giá độ đồng đều, tỷ lệ cây khác dạng của khoai môn Bắc Kạn tại 05 ruộng của 05 hộ dân
5
tại xã Bằng Lũng và Ngọc Phái thuộc huyện Chợ Đồn, xã Dương Phong huyện Bạch Thông của
tỉnh Bắc Kạn. Mỗi ruộng theo dõi 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm 20 cây.
Độ đồng đều: Đánh giá theo thang 5 điểm: 1 - 9 của IPGRI (1998)
Tỷ lệ cây khác dạng: tính tỷ lệ % cây khác dạng/ tổng số cây theo dõi
Mức độ nhiễm sâu bệnh hại: Theo dõi, đánh giá theo QCVN 01-38:2010/BNNPTNT,
“Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng” .
Phân tích hệ thống, phân tích SWOT được sử dụng để xác định những thách thức trong
sản xuất cũng như khả năng xây dựng mô hình bảo tồn tại chỗ cây khoai môn trên đồng ruộng
nông dân tại vùng trung du miền núi phía Bắc.
2.2.2. Nội dung 2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác trong sản xuất củ giống
khoai môn Bắc Kạn từ cây nuôi cấy mô và phương pháp bảo quản củ giống thích hợp
* Thí nghiệm 1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời điểm (TĐ) ra cây đến tỉ lệ sống và sự
sinh trưởng, phát triển trong giai đoạn đầu của cây giống nuôi cấy mô.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, ký hiệu từ TĐ1-TĐ4, với TĐ1: Ra cây vào 15/1; TĐ2: Ra
cây vào 15/7; TĐ3: Ra cây vào 15/11; TĐ4: Ra cây vào 15/12 (ĐC).
Thí nghiệm được bố trí trong vườn ươm với 4 công thức, 3 lần nhắc (200 cây/ công thức/
1 lần nhắc lại), bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB); từ tháng 01/ 2012 đến tháng 02 năm
2013 tại thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - tỉnh Bắc Kạn.
* Thí nghiệm 2. Nghiên cứu xác định loại giá thể vườn ươm (GT) thích hợp cho sự thích
nghi cây nuôi cấy mô ngoài điều kiện tự nhiên.
Thí nghiệm gồm 4 công thức, ký hiệu từ GT1- GT4 với GT1: Cát đen ; GT2: Đất phù sa
(Đ/C); GT3: Đất phù sa: Xơ dừa (8: 2); GT4: Đất phù sa: Xơ dừa : Cát đen (6: 2: 2)
Thí nghiệm được bố trí trong vườn ươm với 4 công thức, 3 lần nhắc, 100 cây/ công thức/
1 lần nhắc lại. Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB); tiến hành từ tháng 10 đến tháng 11
năm 2012 tại thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn
* Thí nghiệm 3. Nghiên cứu xác định loại giá thể đóng bầu (GTB) thích hợp cho cây
con nuôi cấy mô.
Công thức thí nghiệm gồm 03 công thức, ký hiệu từ GTB1 - GTB3 với GTB1 : Đất phù
sa : Cát đen : Phân chuồng (5 : 3 : 2) (Đối chứng); GTB2 : Đất phù sa : Trấu hun : Phân chuồng
(6 : 3 : 1); GTB3 : Đất phù sa : Xơ dừa : Phân chuồng (5 : 3 : 2)
Thí nghiệm được bố trí trong vườn ươm với 3 công thức, 3 lần nhắc, 100 cây/ công thức/
1 lần nhắc lại. Bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB); tiến hành từ tháng 10 đến tháng 11
năm 2012 tại thị trấn Bằng Lũng - huyện Chợ Đồn - Tỉnh Bắc Kạn
Biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm 1, 2, 3 ( Đặng Trọng Lương và cs.,2011)
Khi cây con có 2 -3 lá và 3- 4 rễ lấy ra khỏi bình cấy mô, rửa sạch rễ, trồng vào luống có
giá thể thích hợp trong vườn ươm từ 10 - 15 ngày (giá thể là đất đối với thí nghiệm 1, 3 còn thí
nghiệm 2 giá thể theo từng công thức thí nghiệm) tưới nước 1 - 2 lần/ngày để giữ ẩm.
Sau 10 - 15 ngày giâm trên luống có giá thể trong vườn ươm, nhổ cây trên luống trồng
vào từng bầu riêng rẽ, giá thể trong bầu được trộn theo từng công thức thí nghiệm, sau đó xếp
các bầu thành luống trong vườn ươm. Thời gian đầu tưới nước 1 lần/ ngày sau đó 2 -3 ngày/ lần
tùy theo độ ẩm của bầu cây.
* Thí nghiệm 4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ (TV) và nguồn giống đến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của cây khoai môn Bắc Kạn trong sản xuất củ giống.
Thí nghiệm được bố trí ngoài đồng ruộng gồm 2 nhân tố:
Nhân tố chính: thời vụ (TV), gồm 3 khung TV: TV1: trồng vào 20/01/2012; 23/01/2013;
21/01/