Ớt cay (Capsicum annuum L.) là một trong các loại rau gia vị có giá trị kinh tế cao được sử dụng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với hình thức sử dụng đa dạng như ăn tươi, phơi khô xay làm bột ớt, chế biến tương ớt, các loại sốt đặc biệt của một số nước, ngâm dấm, trái đóng hộp, nên cây ớt có tiềm năng phát triển rất lớn. Trên thế giới, tổng diện tích ớt tươi và khô tăng từ 2,94 triệu ha năm 1994 lên 3,63 triệu ha năm 2014, sản lượng tăng từ 14,88 triệu tấn năm 1994 lên 36,14 triệu tấn năm 2014 và giá trị sản xuất đạt 1,93 tỷ USD năm 1994 lên 30,60 tỷ USD năm 2014 (Faostat, 2017). Ở Việt Nam, cây ớt được đưa vào trồng trọt từ rất lâu đời, do thích hợp được nhiều vùng đất khác nhau nên khả năng mở rộng diện tích rất lớn, đặc biệt những năm gần đây, nhiều địa phương đã triển khai thành công mô hình trồng ớt xuất khẩu nên đã mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đem lại thu nhập cao. Năm 2013, nước ta xuất khẩu khoảng 3.563 tấn ớt khô, ớt bột với giá trị 4,665 triệu USD (Faostat, 2017). Tại Bình Định, ớt cay là cây rau gia vị quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở một số địa phương bởi ngoài việc đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh thì nó còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc một số địa phương mở rộng nhanh diện tích trồng ớt để xuất khẩu đã bộc lộ nhiều hạn chế như: Bộ giống quá nhiều (khoảng trên dưới 20 giống) và các giống chưa có tính ổn định bởi giống mới xuất hiện thường xuyên hàng năm mà chưa được đánh giá tính thích nghi hoặc đánh giá chưa kỹ, thị trường hạt giống thất thường; Bón thiếu phân hữu cơ, vôi bột và dư thừa phân vô cơ so với khuyến cáo, tỷ lệ phân bón chưa cân đối so với nhu cầu sinh lý của cây ớt, sử dụng thuốc BVTV chưa đúng và chưa quan tâm đến biện pháp quản lý dịch hại theo IPM; Do phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu nên phần lớn người dân tập trung vào sản xuất vụ ớt Thu đông và Đông xuân (tháng 9 – tháng 4 năm sau). Trong khoảng thời gian này, điều kiện thời tiết ở tỉnh Bình Định có 2 tháng mưa nhiều (tháng 10 và 11) nên ẩm độ đất và không khí cao, nhiệt độ và số giờ chiếu sáng thấp là những nguyên nhân làm cho sâu bệnh phát sinh và gây hại nặng, đặc biệt là bệnh thán thư vào giai đoạn thu hoạch đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất ớt tại địa phương; Việc sản xuất không theo quy hoạch và không dự tính dự báo được thị trường đã dẫn đến tình trạng giá ớt luôn có biến động lớn và chưa có thị trường ổn định.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và chất lượng ớt cay (capsicum annuum l.) ở tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-------------------------------
VŨ VĂN KHUÊ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG
CAO NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ỚT CAY
(CAPSICUM ANNUUM L.) Ở TỈNH BÌNH ĐỊNH
Chuyên ngành:
Khoa học cây trồng
Mã số:
9 62 01 10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Hà Nội - 2018
Công trình được hoàn thành tại:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Trần Khắc Thi
2. TS. Hoàng Minh Tâm
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp cơ sở họp tại:
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Quốc gia Việt Nam;
2. Thư viện Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam;
3. Thư viện Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ;ang
25-30.
2. Vũ Văn Khuê (20
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ớt cay (Capsicum annuum L.) là một trong các loại rau gia vị có giá trị
kinh tế cao được sử dụng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với hình thức
sử dụng đa dạng như ăn tươi, phơi khô xay làm bột ớt, chế biến tương ớt, các loại
sốt đặc biệt của một số nước, ngâm dấm, trái đóng hộp, nên cây ớt có tiềm
năng phát triển rất lớn. Trên thế giới, tổng diện tích ớt tươi và khô tăng từ 2,94
triệu ha năm 1994 lên 3,63 triệu ha năm 2014, sản lượng tăng từ 14,88 triệu tấn
năm 1994 lên 36,14 triệu tấn năm 2014 và giá trị sản xuất đạt 1,93 tỷ USD năm
1994 lên 30,60 tỷ USD năm 2014 (Faostat, 2017).
Ở Việt Nam, cây ớt được đưa vào trồng trọt từ rất lâu đời, do thích hợp
được nhiều vùng đất khác nhau nên khả năng mở rộng diện tích rất lớn, đặc biệt
những năm gần đây, nhiều địa phương đã triển khai thành công mô hình trồng
ớt xuất khẩu nên đã mở ra hướng đi mới cho bà con nông dân trong việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng để sản xuất ra sản phẩm hàng hoá đem lại thu nhập cao.
Năm 2013, nước ta xuất khẩu khoảng 3.563 tấn ớt khô, ớt bột với giá trị 4,665
triệu USD (Faostat, 2017).
Tại Bình Định, ớt cay là cây rau gia vị quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở một
số địa phương bởi ngoài việc đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh thì nó còn là
mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây,
việc một số địa phương mở rộng nhanh diện tích trồng ớt để xuất khẩu đã bộc lộ
nhiều hạn chế như: Bộ giống quá nhiều (khoảng trên dưới 20 giống) và các giống
chưa có tính ổn định bởi giống mới xuất hiện thường xuyên hàng năm mà chưa
được đánh giá tính thích nghi hoặc đánh giá chưa kỹ, thị trường hạt giống thất
thường; Bón thiếu phân hữu cơ, vôi bột và dư thừa phân vô cơ so với khuyến cáo,
tỷ lệ phân bón chưa cân đối so với nhu cầu sinh lý của cây ớt, sử dụng thuốc BVTV
chưa đúng và chưa quan tâm đến biện pháp quản lý dịch hại theo IPM; Do phụ
thuộc vào thị trường xuất khẩu nên phần lớn người dân tập trung vào sản xuất vụ ớt
Thu đông và Đông xuân (tháng 9 – tháng 4 năm sau). Trong khoảng thời gian này,
điều kiện thời tiết ở tỉnh Bình Định có 2 tháng mưa nhiều (tháng 10 và 11) nên ẩm
độ đất và không khí cao, nhiệt độ và số giờ chiếu sáng thấp là những nguyên nhân
làm cho sâu bệnh phát sinh và gây hại nặng, đặc biệt là bệnh thán thư vào giai đoạn
thu hoạch đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất ớt tại địa phương;
Việc sản xuất không theo quy hoạch và không dự tính dự báo được thị trường đã
dẫn đến tình trạng giá ớt luôn có biến động lớn và chưa có thị trường ổn định.
Những yếu tố hạn chế nêu trên là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến năng
suất và hiệu quả sản xuất ớt cay của tỉnh Bình Định. Chính vì vậy, để cây ớt cay
phát triển bền vững trong giai đoạn tới rất cần có sự đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ
tầng, nghiên cứu tuyển chọn các giống ớt có năng suất cao, phẩm chất tốt và
nghiên cứu đề xuất được các biện pháp canh tác hợp lý.
Xuất phát từ thực trạng nêu trên, việc triển khai đề tài "Nghiên cứu một
số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lƣợng ớt cay
(Capsicum Annuum L.) ở tỉnh Bình Định" là yêu cầu cấp thiết đối với sản
xuất ớt cay ở địa phương.
2
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá được hiện trạng sản xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định, xác định được
giống ớt cay mới phù hợp với thị trường xuất khẩu và giải pháp kỹ thuật hợp lý
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất loại gia vị này tại
tỉnh Bình Định.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã góp phần vào việc xây dựng cơ sở khoa
học trong việc khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng
như biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả
sản xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định.
- Bổ sung kiến thức về cây ớt ở khu vực miền Trung, là tài liệu tham khảo
cho các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và quản lý tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy, sản xuất kinh doanh và hoạch định chính sách.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đề tài đã xác định được những yếu tố hạn chế cơ bản về kinh tế - xã hội,
sinh học và phi sinh học đối với sản xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định.
- Đã xác định được giống ớt cay Solar 135 có năng suất, chất lượng tốt,
chống chịu với một số sâu bệnh hại chính cùng ngưỡng phân bón phù hợp và
gốc ghép tốt nhất. Kết quả này đáp ứng được nhu cầu cấp bách trong phát triển
sản xuất ớt cay của tỉnh Bình Định.
4. Những đóng góp mới của đề tài.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất ớt cay tại Bình Định, từ đó đưa ra một
số định hướng nghiên cứu nhằm khắc phục hạn chế, góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất ớt cho người dân.
- Tuyển chọn và giới thiệu cho sản xuất được giống ớt Solar 135 có năng
suất cao, phẩm chất tốt và phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Bình Định.
Từ đó góp phần làm phong phú và đa dạng bộ giống ớt cay năng suất cao trong
sản xuất.
- Đề xuất được mức phân bón đạm, kali và canxi hợp lý cho giống ớt mới
Solar 135 trên đất xám phù sa cổ ở Bình Định là: 150 kg N : 150 kg K2O : 500
kg CaO trên nền 20 tấn phân chuồng và 100 kg P2O5/ha.
- Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật triển vọng xác định được trên đất
xám phù sa cổ ở tỉnh Bình Định đã làm tăng năng suất 21,6% (từ 25,7 tấn/ha lên
32,8 tấn/ha), lãi thuần tăng từ 201,8 triệu đồng lên 278,7 triệu đồng và tỷ suất lãi
so với vốn đầu tư tăng từ 1,60 lên 2,40 so với phương thức canh tác truyền thống.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Các dòng, giống ớt cay chỉ địa được thu thập từ các nguồn ở trong và ngoài
nước; Phân bón đa lượng N, K2O (Urê, kali clorua), phân bón trung lượng Ca
(vôi bột).
5.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Điều tra tại 2 huyện có diện tích sản xuất ớt cay lớn của tỉnh Bình Định là
Phù Cát và Phù Mỹ.
3
- Các thí nghiệm được triển khai tại Viện KHKT NN Duyên hải Nam
Trung bộ, TP. Quy Nhơn và huyện Phù Mỹ, Bình Định, từ năm 2012 – 2017.
5.3. Phạm vi giới hạn của đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu trên đất xám phù sa cổ, trong điều kiện vụ
Đông xuân, các giải pháp kỹ thuật về giống; liều lượng và tỷ lệ phân đạm, kali,
canxi; và nghiên cứu thăm dò biện pháp ghép ớt.
6. Cấu trúc của luận án.
Luận án chính có 161 trang đánh máy vi tính khổ A4 với 39 bảng số liệu ,
7 hình. Luận án gồm 5 phần; Mở đầu (5 trang), Chương I: Tổng quan tài liệu
nghiên cứu (4 trang). Chương II. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
(12 trang). Chương III: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (84 trang), Kết luận và
đề nghị (2 trang), tài liệu tham khảo (10 trang).
CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Luận án đã tham khảo và tổng quan 45 tài liệu tiếng Việt và 60 tài liệu
tiếng Anh, 7 tin bài từ các website với các nội dung liên quan bao gồm: 1.
Nguồn gốc, phân bố và phân loại cây ớt cay; 2. Giá trị dinh dưỡng và giá trị
kinh tế của cây ớt cay; 3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây ớt; 4. Tình hình
sản xuất ớt cay trên thế giới và ở Việt Nam; 5. Tình hình nghiên cứu ớt cay trên
thế giới và ở Việt Nam.
Với các dẫn liệu thu thập được cho thấy:
- Điều kiện đất đai, khí hậu ở tỉnh Bình Định cơ bản thuận lợi cho sản xuất
các cây trồng ngắn ngày nói chung và cây ớt nói riêng, sản xuất nông nghiệp
đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế và an sinh xã hội ở tỉnh Bình
Định và giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp chiếm từ 32,8 - 39,0% so với
tổng sản phẩm trên địa bàn của tỉnh.
- Cây ớt là một trong những cây rau chủ lực đóng góp vào tổng giá trị sản
xuất trong nhóm rau, đậu, hoa và cây cảnh.
- Ớt là cây rau gia vị có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn vitamin quan trọng
cho dân số trên toàn thế giới. Các chất chống oxy hóa như vitamin C, E và tiền
vitamin A tập trung ở rất nhiều các loại ớt khác nhau. Ớt còn là nguồn
Carotenoids, Xanthophylls và chứa một lượng lớn vitamin P (Citrin), B1
(Thiamin), B2 (Riboflavin) và B (niacin). Ớt giàu vitamin C và A hơn các nguồn
thực phẩm được khuyến cáo thông thường.
- Theo FAO (2017), thì diện tích, năng suất và sản lượng của các nước
thuộc châu Á đang chiếm ưu thế và Trung Quốc là nước đứng đầu về diện tích
và sản lượng ớt tươi, trong khi đó Ấn Độ là nước đứng đầu về diện tích và sản
lượng ớt khô, ớt bột.
- Ở Việt Nam, ớt là cây trồng truyền thống nhưng diện tích manh mún,
năng suất thấp. Đầu tư cho nghiên cứu ớt chưa được chú trọng nên các kết quả
đạt được còn hạn chế. Những năm gần đây một số nghiên cứu về kỹ thuật canh
4
tác ớt như: thời vụ, phân bón, mật độ trồng, tưới nước... đã được quan tâm
nghiên cứu song tăng trưởng về diện tích, năng suất chưa xứng với tiềm năng.
- Nhiều giống ớt cay mới có năng suất cao, chống chịu tốt với với điều kiện
bất lợi của môi trường, kháng bệnh (thán thư, héo xanh, virus ...), có chất lượng
quả đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu (màu sắc quả, kích thước quả, độ cay ...) đã
được các nhà khoa học trong và ngoài nước lai tạo thành công. Các giống này
chính là nguồn vật liệu vô cùng phong phú và quý giá để đưa vào sử dụng cho
các nghiên cứu tuyển chọn giống ớt cay thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng,
khí hậu và kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Định.
- Các BPKT phòng trừ sâu bệnh tổng hợp được áp dụng trên cây ớt đã làm
giảm đáng kể thiệt hại do các bệnh thán thư, thối gốc rễ và HXVK.
- Các nghiên cứu về gốc ghép ở trong và ngoài nước đều tập trung chủ yếu
tìm gốc ghép kháng bệnh nấm Phytophthora (Phytophthora capsici) và HXVK
(Ralstonia solanacearum). Việc nghiên cứu thành công gốc ghép kháng hai
bệnh trên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro, thiệt hại kinh tế cho người trồng ớt do bệnh
gây ra.
- Cây ớt mẫn cảm với phân hữu cơ và phân khoáng. Sử dụng phân bón
thích hợp sẽ nâng cao chất lượng sản phẩm ớt. Lượng phân đạm, kali cũng như
canxi được khuyến cáo ở các nghiên cứu cho các vùng khác nhau có sự dao
động lớn: 75-300 kg N/ha, 60-150 kg K2O/ha, canxi 500-800 kg vôi bột/ha. Do
đó, cần có những nghiên cứu cụ thể để có cơ sở khuyến cáo lượng phân bón hợp
lý cho tỉnh Bình Định.
- Để cải tạo đất, tăng lượng mùn và số lượng vi sinh vật có lợi trong canh
tác ớt có thể sử dụng phân hữu cơ với lượng từ 8-25 tấn/ha và các dung dịch
chiết xuất từ phân gia cầm, phân chim.
Các thành tựu trên chính là cơ sở khoa học để ứng dụng vào thực tiễn sản
xuất, hoặc kế thừa để nghiên cứu xác định biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý
nhằm nâng cao năng suất ớt cay ở tỉnh Bình Định.
CHƢƠNG II
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
- Các giống sử dụng ở nội dung xác định giống gồm: 18 dòng, giống ớt cay
chỉ địa được thu thập từ các nguồn khác nhau ở trong và ngoài nước.
- Các giống sử dụng ở nội dung nghiên cứu thăm dò ghép ớt: 05 giống
được thu thập từ các địa phương: Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Định, Thừa
Thiên Huế và Nghệ An.
- Phân bón các loại: Phân chuồng hoai (phân bò), phân đạm urê, phân lân
super, phân kali clorua, Canxi (vôi bột).
- Tài liệu tham khảo trong và ngoài nước có liên quan đến luận án.
5
- Đất bố trí các thí nghiệm là đất xám phù sa cổ có pHKCL từ 4,4 - 4,7, chất
hữu cơ tổng số (OM%) từ 1,14 - 1,24%, đạm tổng số (N%) từ 0,12 - 0,14%, lân
tổng số (P2O5%) từ 0,08 - 0,09%, kali tổng số (K2O%) từ 0,20 - 0,27% và Ca
2+
từ 3,25 - 5,15 (me/100g).
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định.
2.2.2. Xác định giống ớt cay thích nghi với điều kiện đất đai và khí hậu ở tỉnh
Bình Định.
2.2.3. Xác định liều lượng và tỷ lệ phân đạm, kali và canxi đối với cây ớt cay
trên đất xám phù sa cổ ở tỉnh Bình Định.
2.2.4. Nghiên cứu thăm dò ảnh hưởng của gốc ghép khác nhau đến sinh trưởng,
năng suất và khả năng chống chịu bệnh hại của giống ớt solar 135.
2.2.5. Đánh giá việc áp dụng thử nghiệm các kết quả nghiên cứu đến năng suất
và phẩm chất ớt cay trên đất xám phù sa cổ ở tỉnh Bình Định.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin để đánh giá hiện trạng sản
xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định
- Kế thừa các thông tin thứ cấp có liên quan được thu thập từ Sở Nông
nghiệp và PTNT Bình Định, các phòng Nông nghiệp và PNTN huyện Phù Cát
và huyện Phù Mỹ, UBND xã Cát Lâm, huyện Phù Cát và UBND xã Mỹ Hiệp,
huyện Phù Mỹ và Cục Thống kê Bình Định;
- Điều tra, khảo sát được thực hiện trên địa bàn huyện Phù Cát và huyện
Phù Mỹ thông qua mẫu Phiếu điều tra. Các thông tin liên quan được thu thập từ
120 hộ gia đình (60 hộ thuộc xã Cát Lâm, huyện Phù Cát và 60 hộ thuộc xã Mỹ
Hiệp, huyện Phù Mỹ);
- Sử dụng phương pháp PRA để thu thập thông tin; phỏng vấn người am
hiểu (KIP) và phỏng vấn nhóm (Group Interview) để rà soát, bổ sung thông tin;
Phân tích SWOT để đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
trong canh tác;
- Xử lý thống kê số liệu điều tra bằng phần mềm Microsoft Excel 2010.
- Thời gian thực hiện: Năm 2013.
2.3.2. Phương pháp đánh giá xác định giống ớt cay thích nghi điều kiện đất
đai và khí hậu ở tỉnh Bình Định
2.3.2.1. Thí nghiệm phân lập tập đoàn giống:
- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên đủ tăng cường
(Augmented RCB Design), chia làm 2 khối, có 2 giống đối chứng và 16 giống
khảo nghiệm, trong mỗi khối đều bố trí 2 giống đối chứng, các giống khảo
nghiệm bố trí tuần tự không lặp lại, diện tích ô thí nghiệm là 14m2 (10m x 1,4m).
- Thí nghiệm được tiến hành trong vụ Đông xuân 2012 – 2013 tại nhà lưới
thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ - KV8
phường Nhơn Phú, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
6
2.3.2.2. Thí nghiệm đánh giá các dòng, giống ớt triển vọng:
- Thí nghiệm được bố trí kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), lặp lại 3
lần, diện tích ô thí nghiệm là 14m2 (10m x 1,4m), mỗi ô theo dõi 5 cây.
- Thí nghiệm tiến hành trong các vụ Đông xuân 2013 – 2014 và Đông xuân
2014 - 2015 tại Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trên đất xám phù sa cổ.
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu xác định liều lượng và tỷ lệ phân đạm, kali
và canxi hợp lý
2.3.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và tỷ lệ phân đạm
và kali đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ớt Solar 135.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô chính - ô phụ (split-plot), trong đó nhân
tố chính là phân kali và nhân tố phụ là phân đạm, lặp lại 3 lần, diện tích ô thí
nghiệm là 14m2 kể cả rãnh luống (10m x 1,4m), mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 cây.
- Thí nghiệm tiến hành trong các vụ Đông xuân 2015 - 2016 và Đông xuân
2016 – 2017 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
- Phân bón sử dụng cho thí nghiệm quy ra trên 1,0 ha là:
+ Nền: 20 tấn phân chuồng + 100 kg P2O5 + 500 kg vôi bột.
+ Nhân tố đạm: N1 = 360 kg N (Bón theo lượng của người dân - Đ/c); N2
= 200 kg N; N3 = 150 kg N.
+ Nhân tố kali: K1= 350 kg K2O (Bón theo lượng của người dân - Đ/c) ;
K2 = 200 kg K2O; K3 = 150 kg K2O.
- Các công thức thí nghiệm: N1K1, N1K2, N1K3, N2K1, N2K2, N2K3,
N3K1, N3K2, N3K3 (Công thức Đ/c là: N1K1).
2.3.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân đạm và can
xi đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống ớt Solar 135.
- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô chính - ô phụ (split-plot), trong đó nhân
tố chính là can xi và nhân tố phụ là phân đạm, lặp lại 3 lần, diện tích ô thí nghiệm
là 14m
2
kể cả rãnh luống (10m x 1,4m), mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 cây.
- Thí nghiệm tiến hành trong các vụ Đông xuân 2015 - 2016 và Đông xuân
2016 – 2017 tại xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
- Phân bón sử dụng cho thí nghiệm quy ra trên 1,0 ha là:
+ Nền: 20 tấn phân chuồng + 100 kg P2O5 + 160 kg K2O.
+ Nhân tố phân đạm: N1 = 360 kg N (Đ/c); N2 = 200 kg N; N3 = 150 kg N.
+ Nhân tố can xi: C1= 350 kg CaO (Đ/c) ; C2 = 500 kg CaO; C3 = 800 kg CaO.
- Các công thức thí nghiệm: N1C1, N1C2, N1C3, N2C1, N2C2, N2C3,
N3C1, N3C2, N3C3 (Công thức Đ/c là: N1C1).
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu thăm dò ảnh hưởng của gốc ghép khác nhau
đến sinh trưởng, năng suất và khả năng chống chịu bệnh hại của giống ớt
solar 135
- Thí nghiệm được bố trí kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD), lặp lại 3
lần, với 5 tổ hợp ghép (gốc ghép là các giống ớt Tím Bình Định, Trắng Khánh
Hòa, Xiêm lai Ninh Thuận, Bom Huế và Catu Nghệ An; ngọn ghép là giống
Solar 135) và 1 giống đối chứng không ghép (Solar 135), diện tích ô thí nghiệm
7
là 14 m
2
kể cả rãnh luống (10m x 1,4m), mỗi ô thí nghiệm theo dõi 5 cây.
- Thí nghiệm tiến hành trong vụ Đông xuân 2015 – 2016 tại xã Mỹ Hiệp,
huyện Phù Mỹ, Bình Định.
2.3.5. Phương pháp đánh giá việc áp dụng thử nghiệm các kết quả nghiên
cứu đến năng suất và phẩm chất ớt cay trên đất xám phù sa cổ ở tỉnh Bình
Định
Thử nghiệm được triển khai trên đất xám phù sa cổ tại xã Mỹ Hiệp, huyện
Phù Mỹ trong vụ Đông xuân 2016 - 2017 với hai phương pháp canh tác là:
Theo truyền thống của người dân và thử nghiệm kết quả của đề tài.
* Canh tác theo truyền thống của người dân: Sử dụng giống và kỹ thuật
canh tác truyền thống.
* Canh tác thử nghiệm theo các kết quả nghiên cứu của đề tài: Dùng
giống mới và kỹ thuật canh tác cải tiến.
2.3.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi được áp dụng theo QCVN 01-
64:2011/BNNPTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ớt.
Bao gồm: Các chỉ tiêu sinh trưởng, đặc điểm hình thái và phẩm chất của quả,
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất và tình hình sâu, bệnh hại.
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu
- Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm Microsoft Office
Excel 2013 và Statistix 8.2 để xử lý thống kê số liệu trong điều tra hiện trạng,
các thí nghiệm xác định giống và kỹ thuật canh tác.
- Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế: Sử dụng phương pháp phân
tích hiệu quả kinh tế của cây trồng để phân tích hiệu quả theo các tiêu chí sau:
Tổng giá trị thu nhập (GR) = Năng suất x Giá bán trung bình; Tổng chi phí lưu
động (TVC) = Chi phí vật tư + Chi phí lao động + Chi phí năng lượng + Lãi
suất vốn đầu tư; Lợi nhuận (RVAC) = GR - TVC; Tỷ suất lãi so với vốn đầu tư
(VCR) = GR/TVC.
CHƢƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá hiện trạng sản xuất ớt cay ở tỉnh Bình Định
3.1.1. Tình hình sản xuất ớt ở tỉnh Bình Định
- Về hiện trạng các yếu tố xã hội:
Phần lớn các hộ có diện tích sản xuất từ 1.000 – 5.000 m2 nên có điều kiện
để đầu tư thâm canh và sản phẩm mang tính hàng hóa. Tuy nhiên, khó khăn
trong khâu tiêu thụ sản phẩm, nông hộ thiếu giống chất lượng để sản xuất, thiếu
thông tin về tiến bộ kỹ thuật và thiếu vốn trong sản xuất là những yếu tố xã hội
hạn chế trong sản xuất ớt ở tỉnh Bình Định.
- Về hiện trạng các yếu tố sinh học:
8
+ Nhóm giống ớt: Các hộ dành 95,8% diện tích để trồng các giống ớt chỉ
địa, còn lại 4,2% diện tích để sản xuất các giống ớt chỉ thiên và ớt địa phương.
+ Năng suất trung bình của nhóm giống ớt chỉ địa đạt 20,4 tấn/ha, trong khi
đó nhóm ớt chỉ thiên đạt 14,8 tấn/ha.
+ 100% các hộ trồng ớt được điều tra đều có mua giống lai F1 từ các đại lý
tại