Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Thuộc vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển quốc tế Langbiang, Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi còn lưu giữ được diện tích rừng nguyên sinh liên tục lớn nhất cả nước. Thảm thực vật rừng (TTVR) kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim VQG Bidoup - Núi Bà, bao gồm các quần xã thực vật rừng hỗn giao giữa cây lá rộng với các loài cây lá kim quý hiếm luôn được coi như di sản thiên nhiên của khu vực, có giá trị nổi bật về sinh thái cảnh quan và khoa học bảo tồn. Ở đó, các loài cây lá kim, có vai trò hình thành nhóm thực vật ưu thế sinh thái, là thành phần chính kiến tạo nên tầng trội, đơn trội của kiểu rừng. TTVR được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao không chỉ với thực vật thân gỗ mà các loài thực vật thân thảo, thực vật ngoại tầng. Tuy vậy, đến nay, những kết quả nghiên cứu về phân bố, cấu trúc quần xã thực vật rừng hỗn giao còn hạn chế, công tác bảo tồn, phát triển loài và sinh cảnh quý hiếm gặp nhiều khó khăn. Vì những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng” đã được thực hiện.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM TRẦN THỊ THANH HƯƠNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ TÁI SINH TỰ NHIÊN CÁC QUẦN XÃ THỰC VẬT RỪNG HỖN GIAO LÁ RỘNG, LÁ KIM VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ, TỈNH LÂM ĐỒNG Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 9620205 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Đăng Hội 2. PGS.TS. Triệu Văn Hùng TS. Phí Hồng Hải Chủ tịch hội đồng: Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Vào hồi ....... giờ, ngày ....... tháng ....... năm .............. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Thư viện Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Kuznetsov A.N, Đặng Hùng Cường (2017), Phân loại thảm thực vật rừng Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2, tr.20-28. 2. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Triệu Văn Hùng (2017), Đặc điểm phân hóa thảm thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, số 14, tr. 76-86. 3. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Triệu Văn Hùng (2018), Đặc điểm cấu trúc tầng cây cao của một số quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, Lâm Đồng, Tạp chí NN&PTNT, số 10/2018, tr. 133-138. 4. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Triệu Văn Hùng (2018), Một số đặc điểm tái sinh dưới tán rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim tại Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 2/2018, tr. 59-67. 5. Trần Thị Thanh Hương, Nguyễn Đăng Hội, Triệu Văn Hùng, Lê Xuân Đắc, Đặng Ngọc Huyền (2019), Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài Du sam núi đất (Keteeleria everyliana Mast.) tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, Tạp Chí NN&PTNT, số 6/2019, tr.96-102. 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuộc vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển quốc tế Langbiang, Vườn Quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà được đánh giá là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của Việt Nam, nơi còn lưu giữ được diện tích rừng nguyên sinh liên tục lớn nhất cả nước. Thảm thực vật rừng (TTVR) kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim VQG Bidoup - Núi Bà, bao gồm các quần xã thực vật rừng hỗn giao giữa cây lá rộng với các loài cây lá kim quý hiếm luôn được coi như di sản thiên nhiên của khu vực, có giá trị nổi bật về sinh thái cảnh quan và khoa học bảo tồn. Ở đó, các loài cây lá kim, có vai trò hình thành nhóm thực vật ưu thế sinh thái, là thành phần chính kiến tạo nên tầng trội, đơn trội của kiểu rừng. TTVR được đánh giá có tính đa dạng sinh học cao không chỉ với thực vật thân gỗ mà các loài thực vật thân thảo, thực vật ngoại tầng. Tuy vậy, đến nay, những kết quả nghiên cứu về phân bố, cấu trúc quần xã thực vật rừng hỗn giao còn hạn chế, công tác bảo tồn, phát triển loài và sinh cảnh quý hiếm gặp nhiều khó khăn. Vì những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh tự nhiên các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng” đã được thực hiện. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Về lý luận Xác lập được một số cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim tại VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. 2.2. Về thực tiễn Xác định được đặc điểm phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên (TSTN) các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn và phát triển các quần xã và một số loài cây lá kim quý hiếm tại VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. 3. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu - Giới hạn, phạm vi về nội dung: Tập trung nghiên cứu về đặc điểm phân loại, phân bố, cấu trúc và TSTN các quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim (với sự tham gia của ít nhất một trong các loài lá kim: Pơ mu (Fokienia hodginsii), Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana), Thông lá dẹt, Thông năm lá) và sau đây trong luận án được ký hiệu là QXRK. - Giới hạn về không gian: khu vực VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. 2 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Ý nghĩa khoa học Bổ sung cơ sở dữ liệu về đặc điểm phân loại, phân bố, cấu trúc và tái sinh tự nhiên các QXRK tại VQG Bidoup - Núi Bà trong điều kiện khí hậu á nhiệt đới cao nguyên của Việt Nam nói riêng và các kiểu rừng kín thường xanh hỗn giao lá rộng, lá kim của Việt Nam nói chung. 4.2. Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn, phát triển các QXRK trong đó bao gồm một số loài cây lá kim quý hiếm; góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đa dạng sinh học VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, cũng như làm tài liệu tham khảo cho công tác đào tạo và các nghiên cứu thuộc lĩnh vực liên quan. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN - Đã xác định và phân tích định lượng được một số đặc điểm phân bố, cấu trúc hình thái cơ bản các quần xã thực vật rừng hỗn giao cây lá rộng, lá kim và đặc điểm cấu trúc, TSTN của QXRK điển hình cùng với đặc điểm TSTN của một số loài cây lá kim quý hiếm tại VQG Bidoup - Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. - Xác định được phân bố và định hướng không gian ưu tiên bảo tồn, phát triển các QXRK cùng các nhóm giải pháp phù hợp cho những ưu tiên này. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án dài 142 trang, gồm có: Mở đầu (4 trang); Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu (35 trang); Chương 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu (27 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (73 trang); Kết luận tồn tại và khuyến nghị (3 trang) và Luận án gồm có 36 bảng biểu, 20 hình ảnh, biểu đồ. Luận án có 145 tài liệu tham khảo chính (103 tiếng Việt, 40 tiếng nước ngoài và 2 Website). CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Phân loại thảm thực vật Hệ thống phân loại thảm thực vật đầu tiên, tiêu biểu cho quan điểm coi khí hậu là yếu tố chủ đạo của Schimper (1898), tác giả đã chia thảm thực vật thành 3 quần hệ: quần hệ khí hậu, quần hệ thổ nhưỡng và quần hệ vùng núi. Năm 1903, Tanfilev đã dựa theo hệ thống phân loại này để nghiên cứu thảm thực vật và xây dựng bản đồ thảm thực vật ở Nga. Champion (1936) dựa vào nhiệt độ để chia rừng ở Ấn Độ - Miến Điện thành 4 kiểu: rừng nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và núi cao. Beard (1938) 3 đã nghiên cứu về rừng nhiệt đới và cho rằng: rừng nhiệt đới gồm 5 loạt quần hệ: loạt quần hệ rừng xanh theo mùa, loạt quần hệ khô thường xanh, loạt quần hệ miền núi, loạt quần hệ ngập từng mùa và loạt quần hệ ngập quanh năm. Khung phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) đã dựa trên nguyên tắc ngoại mạo và cấu trúc, hệ thống đã chia thảm thực vật thế giới thành 5 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín, lớp quần hệ rừng thưa, lớp quần hệ cây bụi, lớp quần hệ cây bụi lùn, lớp quần hệ cây thảo. Bên cạnh đó, nhiều tác giả trên thế giới đã dựa theo đai độ cao để phân loại thảm thực vật, như: Hajra, Rao (1990), Michael A. và Avi Shmida (1993), Hegazy và cộng sự (1998), Fabio R.S (2002), Jon C.L (2006), Rainer W.B (2006), Zhang J.T, Zhang F. (2007)... Các nghiên cứu đều cho rằng, theo đai độ cao, thảm thực vật có sự thay đổi cấu trúc, thành phần loài, nhóm loài ưu thế và mật độ quần xã... 1.1.2. Cấu trúc rừng Nghiên cứu định tính: điển hình như Richards (1952), Catinot (1965), các tác giả đã đi sâu vào mô tả cấu trúc hình thái rừng bằng phẫu diện đồ, các yếu tố cấu trúc được phân tích theo khái niệm về dạng sống, tầng tán Theo Chevalier (1917), Mildbraed (1922), Booberg (1932) cho rằng, sự phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới không rõ ràng, phương pháp dựa vào chiều cao cây để phân tầng là thiếu cơ sở khoa học. Ngược lại, nhiều nghiên cứu cho rằng rừng mưa nhiệt đới có sự phân tầng rõ rệt. Richards (1952) khẳng định rừng hỗn giao nguyên sinh ở gần sông Moraballi có cấu trúc gồm 3 tầng rõ rệt: tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng mặt đất. Catinot (1965) cũng cho rằng, quần thụ trong rừng mưa ẩm nhiệt đới có sự phân hóa khá rõ về chiều cao. Stevenson (1940) đã chia rừng rậm ở Honduras thành 4 tầng. Ngoài ra, khi nghiên cứu rừng ở Kinshara - Conggo, Malaysia, Taylor (1960), Gerad (1906), Myatt Sonith (1963) cũng chia rừng ở đây thành 3 - 5 tầng. Cấu trúc rừng còn được mô tả theo phổ dạng sống, điển hình là hệ thống mô tả của Raunkiaer (1934). Tác giả đã dựa vào dấu hiệu thích nghi khác nhau của thực vật theo thời gian bất lợi trong năm mà cụ thể là vị trí của chồi trên mặt đất để mô tả. Nghiên cứu định lượng: Những chỉ tiêu cấu trúc được lượng hóa đầu tiên phải kể đến như: Curtis và cộng sự (1951) đã dùng chỉ số IV% để xác định tổ thành loài, chỉ số đa dạng sinh học loài của Shannon - Wiener (1988), Simpson (1949), mức độ thường gặp Margalef (1958), sinh khối, trữ lượng... Nhiều tác giả còn vận dụng triệt để các hàm toán học để mô hình hóa cấu trúc, mô phỏng các quy luật phân bố số cây theo cỡ kính (N/D1.3), số cây theo cỡ chiều cao (N/Hvn)... Điển hình như các công trình của Bertram (1972), hay công trình của Prodan (1968), Snedecor (1956)... 4 1.1.3. Tái sinh rừng Van Steenis (1956) cho rằng, đối với rừng nhiệt đới có hai đặc điểm tái sinh phổ biến là tái sinh phân tán, liên tục và tái sinh vệt (tái sinh lỗ trống). Quan điểm về tái sinh lỗ trống cũng được nhiều tác giả: Yamamoto (2000), Brokaw (1985), Denslow (1995), Sapkota (2009)... nghiên cứu. Ngoài ra, sự tương đồng hay khác biệt giữa lớp cây con và tầng cây cao được nhiều nhà khoa học quan tâm như Richards (1952), Baur (1964)... Obrevin (1938) cho rằng: tổ thành loài cây mẹ ở cây tầng cao và tổ thành cây tái sinh ở tầng dưới khác nhau rất nhiều. Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng là vấn đề rất quan trọng trong nghiên cứu tái sinh rừng. Theo Aubreville (1949), trong các nhóm yếu tố sinh thái phát sinh quần thể thực vật, nhóm yếu tố khí hậu - thủy văn là nhóm yếu tố chủ đạo, quyết định hình thái và cấu trúc của các kiểu thảm thực vật. Andel (1981) chứng minh độ tán che tối ưu cho sự phát triển bình thường của cây gỗ là 0,6 - 0,7. Ghent (1969) cho rằng: thảm mục, chế độ thủy nhiệt, tầng đất mặt và tái sinh rừng luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ. Denslow (1995) khi nghiên cứu tái sinh rừng ở Costa Rica cho rằng, yếu tố địa hình có ảnh hưởng đến mật độ và thành phần loài cây bụi, cây tái sinh nhỏ. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Phân loại thảm thực vật Trần Ngũ Phương (1970) đã dựa vào điều kiện địa hình, tính chất sinh thái và thành phần loài thực vật để phân loại rừng ở miền Bắc Việt Nam theo 3 đai chính: Đai rừng nhiệt đới mưa mùa; Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa, gồm; Đai rừng á nhiệt đới mưa mùa núi cao; Thái Văn Trừng (1972) cũng đã đưa ra hệ thống phân loại TTVR ở Việt Nam với 14 kiểu thảm thực vật thuộc 4 nhóm TTVR chính, gồm: rừng kín vùng thấp, rừng kín vùng cao, rừng thưa, các kiểu quần hệ khô lạnh vùng cao; Phan Kế Lộc (1985) lại dựa theo bảng phân loại thảm thực vật thế giới của UNESCO (1973) để áp dụng phân loại thảm thực vật ở Việt Nam. Theo đó, thảm thực vật Việt Nam được chia thành 5 lớp quần hệ, gồm: lớp quần hệ rừng rậm, lớp quần hệ rừng thưa, trảng cây bụi, trảng cây bụi lùn, trảng cỏ. Hệ thống phân loại này đã được Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) và nhiều tác giả khác sử dụng trong nghiên cứu phân loại thảm thực vật của mình. Trần Đình Lý và cộng sự (2017) đã kế thừa khung phân loại của UNESCO (1973) và các bậc phân loại dưới quần hệ của Thái Văn Trừng (1999), thang phân đai độ cao của Vũ Tự Lập (2003) để vận dụng xây dựng hệ thống phân loại thảm thực vật 5 Việt Nam, gồm 5 lớp quần hệ: lớp quần hệ rừng kín; lớp quần hệ rừng thưa; lớp quần hệ cây bụi; lớp quần hệ cây bụi lùn và các quần xã gần gũi và lớp quần hệ cỏ. 1.2.2. Cấu trúc rừng - Cấu trúc tầng thứ: Thái Văn Trừng (1978) đã chia thành 5 tầng, gồm: tầng vượt tán (A1), tầng ưu thế sinh thái (A2), tầng dưới tán (A3), tầng cây bụi (B) và tầng cỏ quyết (C). - Cấu trúc tổ thành: Thái Văn Trừng (1999), tập hợp nhóm dưới 10 loài, mỗi loài đều có giá trị IV% lớn hơn 5% và tổng IV% của nhóm đạt từ 40% sẽ hình thành nên ưu hợp thực vật mang tên nhóm loài đó. Nguyễn Thành Mến (2005), đã dựa vào chỉ số IV% để phân chia rừng lá rộng thường xanh tại Phú Yên thành 3 ưu hợp, phức hợp thực vật khác nhau cho các trạng thái IV và IIIB... - Nghiên cứu lượng hóa cấu trúc rừng bằng các hàm toán học: Bảo Huy (1988, 1993) thử nghiệm 5 dạng phân bố lý thuyết là Poisson, khoảng cách, hình học, Meyer và Weibull để mô phỏng cấu trúc của rừng Bằng lăng ở Tây Nguyên. Trần Văn Con (2001), Lê Minh Trung (1991) đã nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên ở Đắk Lắk, Tây Nguyên và cho rằng phân bố Weibull thích hợp nhất cho rừng tự nhiên tại khu vực... 1.2.3. Tái sinh rừng Nghiên cứu về tái sinh rừng được đặc biệt quan tâm từ những thập niên cuối của thế kỷ XX, điển hình như: Chương trình điều tra tình hình TSTN cho các vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc Việt Nam của Viện Điều tra Quy hoạch rừng, nghiên cứu của Vũ Đình Huề (1975), Phạm Đình Tam (1987), Vũ Tiến Hinh (1991), Trần Đình Lý và cộng sự (1995)... đã tập trung đánh giá đặc điểm mật độ, tổ thành, phân bố... của lớp cây tái sinh dưới tán. Thái Văn Trừng (1999) nhấn mạnh: ánh sáng là yếu tố sinh thái khống chế và điều khiển quá trình TSTN ở cả rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Ở trường hợp khác, Phạm Ngọc Thường (2003) đã kết luận: khoảng cách từ nơi tái sinh đến nguồn cung cấp giống càng xa thì mật độ và số loài cây tái sinh càng thấp... Mô phỏng phân bố số cây theo cấp chiều cao, phân bố theo bề mặt đất rừng điển hình: Ngô Kim Khôi (1999), Phạm Ngọc Thường (2003), Ma Thị Ngọc Mai và cộng sự (2009)... đã dùng tiêu chuẩn U của Clark và Evans để nghiên cứu hình thái phân bố cây tái sinh trên mặt đất rừng, chọn hàm Mayer để mô hình hóa quy luật cấu trúc tần số phân bố số cây, số loài cây tái sinh theo cấp chiều cao. 1.3. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan tại VQG Bidoup - Núi Bà Trong mô tả TTVR tại VQG Bidoup - Núi Bà (2004) có 6 kiểu và kiểu phụ rừng: (i) Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình - kiểu rừng có 6 phân bố từ độ cao 1.700 m trở lên; (ii) Kiểu phụ rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới - xuất hiện ở độ cao 1.700 m trở lên; (iii) Kiểu phụ rừng rêu, rừng lùn đỉnh núi; (iv) Rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp; (v) Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa, tre nứa thuần loài và (vi) Rừng trồng. Nguyễn Đăng Hội và Kuznetsov A.N (2011) cho rằng TTVR ở đây thường gồm 3 tầng, với tầng 1 là thành phần cây gỗ chiếm ưu thế sinh thái có chiều cao vượt trội, tầng 2 là thành phần cây gỗ dưới tán và tầng 3 là thành phần cây bụi Lưu Hồng Trường & cộng sự (2014) có nhận xét rằng, kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim á nhiệt đới núi thấp có tính đa dạng sinh học cao. Nguyễn Trọng Bình (2014) cũng khẳng định kiểu rừng có mức độ đa dạng sinh học cao, với chỉ số Shannon - Wiener đạt 3,62. Theo Đỗ Văn Ngọc (2015), quần xã thực vật rừng hỗn giao lá rộng, lá kim nơi có loài Thông lá dẹt phân bố có tính đa dạng sinh học khá cao với chỉ số He’ là 3,6837 và chỉ số Cd là 0,0357. 1.4. Nhận xét chung Các công trình nghiên cứu về phân loại, cấu trúc và TSTN khá đa dạng và đã đạt được những thành tựu to lớn trong khoa học lâm nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, các nghiên cứu cũng như cơ sở dữ liệu về phân bố, cấu trúc, TSTN kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim chưa nhiều. Tại VQG Bidoup - Núi Bà, các nghiên cứu về cấu trúc, tái sinh tự nhiên hay đặc điểm kiểu rừng hỗn giao lá rộng, lá kim đã đạt được những kết quả nhất định, song còn một số tồn tại sau: - Các kiểu TTVR, VQG Bidoup - Núi Bà (2008) đã và đang được áp dụng trong nhiều tài liệu, báo cáo chưa phản ánh đầy đủ đặc điểm hệ thực vật của Vườn. Bản đồ hiện trạng rừng VQG Bidoup - Núi Bà chưa thể hiện được thực tế phân bố của TTVR hỗn giao lá rộng, lá kim; - Các nghiên cứu hầu như chưa thể hiện tính hệ thống, chưa phản ánh được đặc điểm phân bố, cấu trúc và TSTN của kiểu rừng nói chung, đặc biệt là các quần xã thực vật hỗn giao lá rộng, lá kim đặc trưng cho vùng núi Bidoup nói riêng. - Công tác bảo tồn ngoại vi các loài cây lá kim quý hiếm chưa đạt được nhiều kết quả khả quan. Thêm vào đó, biện pháp bảo tồn nguyên vị sinh cảnh và các loài quý hiếm chủ yếu còn mang tính khoanh vi và quản lý bảo vệ, chưa chú trọng đến các biện pháp phục hồi tự nhiên tại những khu vực có triển vọng trong vùng bảo vệ nghiệm ngặt và vùng phục hồi sinh thái. 1.5. Một số quan điểm, khái niệm được sử dụng trong luận án - Quan điểm về rừng hỗn giao lá rộng, lá kim 7 Khái niệm rừng hỗn giao lá rộng, lá kim được sử dụng trong luận án, ngoài những diện tích theo quy định tại Thông tư 34/2009/TT-BNN&PTNT còn là khu phân bố của các loài cây lá kim quý hiếm như: Thông lá dẹt, Thông năm lá, Pơ mu, Du sam núi đất... mà tại đó, số lượng cá thể cây lá kim chưa đạt 25% tổng số cá thể của quần xã. - Quan điểm về đai cao địa hình trên quan điểm phân chia đai cao địa hình của Vũ Tự Lập (2003): vùng thấp < 500 m, núi thấp: 500 - 1.500 m, núi trung bình: 1.500 - 2.500 m, núi cao > 2.500 m. Ngoài ra trong quá trình phân tích, tổng hợp số liệu, đai núi trung bình được chia thành các đai phụ 1.500-1.700 m, > 1.700 m. - Khái niệm QXRK, QXRK điển hình + QXRK được ký hiệu và sử dụng trong luận án là các quần xã thực vật rừng hỗn giao cây lá rộng, cây lá kim với sự tham gia của ít nhất một trong 4 loài cây lá kim quý, hiếm, gồm: Pơ mu, Du sam núi đất, Thông năm lá, Thông lá dẹt. + QXRK điển hình là những QXRK mà mỗi loài hay nhóm trong các loài Pơ mu, Thông lá dẹt, Thông năm lá, Du sam núi đất chiếm ưu thế về giá trị IV% trên một khoảng diện tích nhất định (2.500 m2). Kết quả nghiên cứu tài liệu thứ cấp, phỏng vấn và khảo sát thực địa cho thấy có 6 kiểu QXRK điển hình, gồm: QXRK điển hình với sự tham gia của loài Pơ mu (Pm); QXRK điển hình với sự tham gia của loài Pơ mu và Thông lá dẹt (Pm+Tld); QXRK điển hình với sự tham gia của loài Thông lá dẹt và Thông năm lá (Tld+Tnl); QXRK điển hình với sự tham gia của loài Thông lá dẹt (Tld); QXRK điển hình với sự tham gia của loài Thông năm lá (Tnl); QXRK điển hình với sự tham gia của loài Du sam núi đất (Ds). Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm thảm thực vật rừng VQG Bidoup - Núi Bà - Đặc điểm phân bố các QXRK - Một số đặc điểm cấu trúc các QXRK điển hình - Một số đặc điểm tái sinh tự nhiên các QXRK điển hình - Định hướng giải pháp bảo tồn loài và các QXRK 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp kế thừa Kế thừa có chọn lọc số liệu khí tượng, thổ nhưỡng, địa hình, khung phân loại TTVR, kết quả của các công trình nghiên cứu về TTVR (đa dạng, cấu trúc, tái sinh...), về cây lá kim (thông tin chỉ dẫn địa lý, đặc điểm sinh thái...); kết quả nghiên cứu đề tài mã số E1.2 của Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và số liệu điều tra tầng cây cao 2 ÔTC 8 2.500 m2 tại QXRK điển hình với sự tham gia của loài Pơ mu và Thông lá dẹt, thuộc tiểu khu 127B của Lê Cảnh Nam (2010). Và các tư liệu về bản đồ, ảnh viễn thám như: bản đồ địa hình; bản đồ thổ nhưỡng; bản đồ hiện trạng rừng năm 2015, bản đồ kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng năm 2016; Ảnh vệ tinh SPOT 5 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn Đối tượng phỏng vấn chủ yếu là người dân, cán bộ địa phương, cán bộ chuyên trách thuộc đơn vị quản lý, bảo vệ rừng. Nội dung phỏng vấn là sử dụng câu hỏi mở về khu phân bố của các loài: Pơ mu, Du sam núi đất, Thông lá dẹt, Thông năm lá... 2.2.3. Nhóm các phương pháp điều tra thực địa - Phương pháp xác định tuyến khảo sát và lựa chọn vị trí lập ô điều tra - Phương pháp mô t
Luận văn liên quan