Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tiêu chảy thành dịch ở lợn (PED) tại miền bắc Việt Nam

Bênh tiêu ch ̣ ảy thành dịch trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea- PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do một loại virus thuộc họ Coronaviridae. Dịch PED xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào năm 1971, sau đó bệnh lây lan ra nhiều Quốc gia khác ở châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Thái Lan. Ở Việt Nam, bênh ̣ tiêu chảy thành dịch ở lợn lần đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 2008, đầu năm 2009. Mặc dù đã lưu hành ở Việt Nam gần 10 năm, đến nay bệnh tiêu chảy thành dịch do PEDV gây ra vẫn là chủ đề mới mẻ. Các nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học của bệnh PED và đặc điểm dịch tễ học phân tử của virus lưu hành ở Việt Nam hiện còn hạn chế. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và lưu hành của PEDV nhóm mới nổi (thuộc genogroup 2) từ 2010 đã làm giảm hiệu lực của vacxin (sản xuất từ chủng PEDV thuộc genogroup 1). Do vậy, việc làm rõ đặc điểm dịch tễ của bệnh cũng như dịch tễ học phân tử của virus là cơ sở quan trọng cho đề xuất các biện pháp phòng (đặc biệt là lựa chọn đúng loại vacxin) và chống phù hợp.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh tiêu chảy thành dịch ở lợn (PED) tại miền bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ NGUYỄN TRUNG TIẾN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH TIÊU CHẢY THÀNH DỊCH Ở LỢN (PED) TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Dịch tễ học thú y Mã số: 9.64.01.08 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên Phản biện 1: PGS.TS. Đinh Duy Kháng Viện Công nghệ sinh học Phản biện 2: PGS.TS. Bùi Trần Anh Đào Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 3: PGS.TS. Trương Văn Dung Viện Thú y Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bêṇh tiêu chảy thành dịch trên lợn (Porcine Epidemic Diarrhea- PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do một loại virus thuộc họ Coronaviridae. Dịch PED xuất hiện lần đầu tiên ở châu Âu vào năm 1971, sau đó bệnh lây lan ra nhiều Quốc gia khác ở châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc và Thái Lan. Ở Việt Nam, bêṇh tiêu chảy thành dịch ở lợn lần đầu tiên được phát hiện vào cuối năm 2008, đầu năm 2009. Mặc dù đã lưu hành ở Việt Nam gần 10 năm, đến nay bệnh tiêu chảy thành dịch do PEDV gây ra vẫn là chủ đề mới mẻ. Các nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm dịch tễ học của bệnh PED và đặc điểm dịch tễ học phân tử của virus lưu hành ở Việt Nam hiện còn hạn chế. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và lưu hành của PEDV nhóm mới nổi (thuộc genogroup 2) từ 2010 đã làm giảm hiệu lực của vacxin (sản xuất từ chủng PEDV thuộc genogroup 1). Do vậy, việc làm rõ đặc điểm dịch tễ của bệnh cũng như dịch tễ học phân tử của virus là cơ sở quan trọng cho đề xuất các biện pháp phòng (đặc biệt là lựa chọn đúng loại vacxin) và chống phù hợp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh PED tại 10 tỉnh/ thành phố khu vực phía Bắc; - Làm rõ được đặc điểm di truyền, đặc điểm dịch tễ học phân tử của các genotype PEDV đang lưu hành ở miền Bắc. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trang trại nuôi lợn tại 10 tỉnh miền Bắc có lợn mắc tiêu chảy nghi do PEDV. Các tỉnh này được chia làm 2 khu vực: đồng bằng châu thổ sông Hồng (Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình và Vĩnh Phúc) và trung du- miền núi (Hòa Bình, Bắc Giang, Thái Nguyên và Lào Cai). 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đây là một nghiên cứu có hệ thống về PED và PEDV ở Việt Nam. - Đã làm rõ đặc điểm dịch tễ học bệnh PED trên địa bàn 10 tỉnh/ thành phố của miền Bắc Việt Nam. Trên cơ sở xác định những biểu hiện bệnh lý của bệnh, đặc điểm dịch tễ học phân tử của căn bệnh, đã khẳng định sự lưu hành phổ biến của PED trong các trang trại chăn nuôi. - Nghiên cứu này đã giải mã được 15 trình tự gen S hoàn chỉnh và 8 trình tự gen ORF3, so sánh và chứng minh được những chủng PEDV đang lưu hành tại thực địa không có cùng nguồn gốc với các chủng vacxin đang sử dụng. - Xác định được một số đặc điểm dịch tễ học phân tử, từ đó chứng minh được nguồn gốc đa dạng của các chủng PEDV đang lưu hành tại Việt nam. 2 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Luận án đã phân tích và chỉ ra một số đặc điểm dịch tễ học của PED tại 10 tỉnh/ thành phố thuộc miền Bắc Việt Nam và mức độ lưu hành của bệnh, chứng minh được nguồn gốc của các chủng PEDV đang lưu hành tại thực địa. - Là tài liệu tham khảo tốt phục vụ cho nghiên cứu về PED và PEDV; là tư liệu tham khảo cho giảng dạy của chuyên ngành Thú y và Chăn nuôi-Thú y. - Từ kết quả phân tích dịch tễ học phân tử của PEDV đã chỉ rõ mức tương đồng trình tự gen giữa những chủng PEDV phân lập từ thực địa và những chủng vacxin đang sử dụng, từ đó giúp cho việc hoạch định các biện pháp phòng chống bệnh, trong đó có lựa chọn vacxin phòng bệnh phù hợp. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG Dịch tiêu chảy cấp ở lợn (Porcine Epidemic Diarrhea- PED) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do một loại virus thuộc giống Alphacoronavirus, họ Coronaviridae gây ra. Dịch PED thường xảy ra ở lợn con dưới 7 ngày tuổi với tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết có thể lên đến 100%. Dịch PED đã và đang gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với ngành chăn nuôi lợn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dịch PED lần đầu tiên được phát hiện ở Anh vào năm 1971, sau đó các ổ dịch liên tục được phát hiện và xảy ra phổ biến ở các quốc gia châu Âu khác như Bỉ, Đức, Pháp, Hà Lan, Thụy Sỹ, và ở châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Ở Việt Nam, dịch PED lần đầu tiên được phát hiện vào năm 2008 và từ đó đến nay dịch bệnh thường xuyên xảy ra và gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho ngành chăn nuôi lợn trong cả nước. 2.2. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC PHÂN TỬ CỦA PEDV Để xác định mối quan hệ giữa các chủng PEDV, các phân tích về cây phả hệ (phylogenetic tree) và đặc điểm di truyền được tiến hành dựa trên các trình tự gen S, M, và ORF3 đôi khi cả gen E. Nghiên cứu trên một phần của gen S và toàn bộ gen M đã gợi ý chia PEDV thành 3 nhóm (G1, G2, và G3), mỗi nhóm cũng được chia thành các nhóm nhỏ hơn (G1-1, G1-2, và G1-3). Phân tích cây phả hệ dựa trên trình tự gen S và M đều chỉ ra rằng các chủng PEDV phân lập được ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam có độ tương đồng cao và khác biệt với các chủng PEDV phân lập được từ các Quốc gia Châu Âu. Phân tích mối liên hệ gen giữa các chủng PEDV có thể được thực hiện trên cơ sở phân tích toàn bộ hệ gen của virus. Nhiều nghiên cứu cho thấy trình tự của gen mã hóa spike protein hoặc phân đoạn gen mã hóa vùng S1 của spike protein (amino acid 1- 735) là phù hợp để phân tích đặc điểm tiến hóa của virus. Theo tác giả Lee (2015), mặc dù chỉ có 1 serotyp duy nhất, 3 PEDV có thể được chia làm 2 genogroup: nhóm G1 cổ điển (G1, classical) và nhóm G2 (field epidemic/ pandemic). Mỗi nhóm lại được chia thành nhiều dưới nhóm: 1a, 1b và 2a, 2b. Nhóm G1a bao gồm chủng nguyên mẫu CV777, chủng virus vacxin và các chủng virus thích nghi trên tế bào. Nhóm G1b bao gồm một số biến chủng mới được phát hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 2011, sau đó được phát hiện ở Mỹ vào năm 2014, ở Hàn Quốc năm 2013 và một số nước châu Âu. Nhóm G2 được chia thành dưới nhóm 2a (gây ra các vụ dịch PED ở châu Á trước đây) và dưới nhóm 2b (gây ra các vụ dịch ở châu Á và bắc Mỹ gần đây). Nhóm cổ điển G1a lưu hành ở Trung Quốc có thể xuất phát từ việc sử dụng các chủng virus vacxin hoặc do nhập lậu chủng virus vacxin nhược độc từ Hàn Quốc. Nhóm G2a bắt nguồn từ Hàn Quốc, lây lan sang Trung Quốc và sau đó lây sang các nước Đông Nam Á như: Thái Lan, Việt Nam. Nhóm G2a ở các nước Đông Nam Á cũng có thể bắt nguồn trực tiếp từ Hàn Quốc. Nhóm di truyền mới nổi G1b và G2b hình thành ở Trung Quốc có thể là kết quả của quá trình tái tổ hợp giữa virus thuộc nhóm G1a và G2a lưu hành tại nước này. Cả 2 nhóm này sau đó lây lan gần như đồng thời sang Mỹ, và sau đó xuất hiện ở Hàn Quốc, một số nước bắc Mỹ, nam Mỹ và có thể cả Nhật Bản và Đài Loan. Dựa vào hiện tượng thêm – xóa (insertion- deletion) ở gen mã hóa spike protein (S INDEL), có thể chia PEDV làm 2 nhóm: NON- S INDEL và S INDEL. Ở Mỹ, những biến thể thuộc nhóm S INDEL gây ra các ổ dịch có triệu chứng lâm sàng nhẹ. Các chủng PEDV phân lập được ở châu Âu (Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Pháp) vào năm 2014 và 2015 đều thuộc nhóm S INDEL cùng với nhóm lưu hành ở Mỹ. PHẦN 3. NỘI DUNG- NGUYÊN LIỆU- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1.1. Tình hình dịch PED tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam - Điều tra tình hình PED từ năm 2013 – 2015 tại 10 tỉnh miền Bắc, - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc PED 3.1.2. Phân tích đặc điểm về trình tự gen - Giải trình tự gen S và ORF3 của các chủng PEDV lưu hành - Phân tích đặc điểm trình tự gen S và gen ORF3 của các chủng PEDV lưu hành ở Việt Nam. 3.1.3. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học phân tử - Nghiên cứu đặc điểm về sự lưu hành theo nhóm di truyền - Nghiên cứu hiện tượng tái tổ hợp của PEDV lưu hành ở Việt Nam 4 - Nghiên cứu sự phát tán theo không gian và thời gian của các chủng PEDV dựa vào trình tự gen S và gen ORF3 của hai genogroup. 3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU - Mẫu phân hoặc mẫu ruột của lợn nghi mắc tiêu chảy do PEDV. - Bộ kít tổng hợp cDNA, bộ kít PCR. - Trình tự gen S và gen ORF3 của các chủng PEDV lưu hành ở Việt Nam và trên thế giới có đầy đủ thông tin về địa điểm và thời gian phân lập. - Cặp mồi đặc hiệu được thừa hưởng từ các nghiên cứu trước đây 3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.3.1. Phương pháp điều tra một số đặc điểm dịch tễ Thu thập thông tin các đàn lợn có triệu chứng của bệnh PED từ các trại trên địa bàn nghiên cứu thông qua các kỹ thuật viên của trại. 3.3.2. Phương pháp theo dõi lâm sàng Dựa vào quan sát triệu chứng lâm sàng và bệnh tích để bước đầu xác định bệnh. 3.3.3. Phương pháp mổ khám Mổ khám nhằm xác định được các biến đổi đại thể của các cơ quan, tổ chức của lợn mắc PED, cần tiến hành mổ khám những lợn có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh. Lợn bệnh được cố định cẩn thận, tiến hành lấy máu từ vịnh tĩnh mạch cổ. Lột da và bộc lộ xoang ngực, xoang bụng, tách các cơ quan nội tạng khỏi cơ thể để quan sát và chụp ảnh. 3.3.4. Phương pháp lấy mẫu Mẫu được thu thập trên thực địa từ những lợn có biểu hiện lâm sàng tiêu chảy cấp tại các trại chăn nuôi ở một số địa phương thuộc miền Bắc Việt Nam, bao gồm: (i) các đoạn ruột và hạch ruột, (ii) phân. Mẫu được bảo quản lạnh sau khi lấy và trong suốt quá trình vận chuyển. 3.3.5. Phương pháp tách ARN tổng số và tổng hợp cDNA - ARN tổng số được tách bằng TRIzol. - cDNA được tổng hợp từ RNA đã được tách chiết nhờ enzyme phiên mã ngược (reverse transcriptase), sử dụng kit SuperScript (Invitrogen) và oligo dT. 3.3.6. Phương pháp RT-PCR phát hiện PEDV - Các mẫu bệnh phẩm này sau đó được dùng chẩn đoán PED bằng phản ứng RT-PCR với các cặp mồi đặc hiệu của PEDV. 3.3.7. Phương pháp giải trình tự gen Sản phẩm PCR tinh sạch được giải trình tự theo hai chiều (xuôi và ngược) bằng phương pháp Sanger. Trình tự nucleotide tiếp tục được phân tích bằng chương trình tin sinh học BioEdit v7.1.3.0 trên cơ sở đối chiếu so sánh (i) giữa trình tự nucleotide được giải trình tự theo chiều xuôi và chiều ngược, và (ii) với trình tự gen S hoặc ORF3 tham chiếu công bố trên ngân hàng gen. 5 3.3.8. Phương pháp xác định khoảng cách di truyền Phần mềm MEGA7 (Kumar et al., 2016) được dùng để tính khoảng cách di truyền (genetic distance) giữa các chủng PEDV lưu hành ở Việt Nam, dựa vào trình tự gen S (n=38) và gen ORF3 (n=12). Các mô hình mô phỏng sự biến đổi nucleotide được dùng bao gồm: Kimura-2P (K2P), Tajama-Nei, Tamura-3P và Tamura-Nei. Khoảng cách di truyền giữa các chủng virus sau đó được sắp xếp biểu diễn dưới dạng đồ thị tần suất. 3.3.9. Phương pháp xây dựng cây phả hệ Cây phả hệ (dựa vào trình tự gen S hoặc gen ORF3) được xây dựng như sau: (i) Lập cơ sở dữ liệu bao gồm các chủng PEDV thu nhận từ ngân hàng gen và các chủng đã biết genogroup (Lin et al., 2016). (ii) Sắp xếp (alignment) trình tự nucleotide theo cột trên cơ sở bộ ba mã hóa (codon- based alignment) bằng phần mềm MAFFT (Katoh and Standley, 2013) và PAL2NAL (Suyama et al., 2006). (iii) Xây dựng cây phả hệ bằng thuật toán neighbor-joining được tích hợp trong chương trình MEGA (Kumar et al., 2016). Mức tin cậy của các nhánh phân chia ở mỗi nút (node) được biểu thị bằng giá trị bootstrap. (iv) Phần mềm FigTree ( được dùng để biểu diễn và hiệu đính cây phả hệ. 3.3.10. Phương pháp phân tích đặc điểm dịch tễ học phân tử Sử dụng phần mềm BEAST (Drummond et al., 2012) để xây dựng lại quá trình phát tán theo không gian (quốc gia- quốc gia, địa phương- địa phương) và thời gian (năm) của PEDV dựa vào trình tự gen S hoặc gen ORF3. Các tham số của mô hình dựa theo kết quả của nghiên cứu trước đây (Lemey et al., 2009). 3.3.11. Phương pháp xử lý số liệu - Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của 2 tổng thể độc lập (independent samples t-test) được thực hiện bằng phần mềm SPSS, - Phân tích phương sai một yếu tố (oneway ANOVA) dùng kiểm định giả thuyết trung bình bằng nhau của các nhóm mẫu, - Các phép kiểm định được thực hiện với mức ý nghĩa là α = 0,05. PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. TÌNH HÌNH DỊCH PED Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC TỪ 2013-2015 4.1.1. Kết quả phát hiện PEDV trong mẫu bệnh phẩm từ 2013-2015 Trong khuôn khổ của đề tài, tình hình dịch PED đã được nghiên cứu tại các đàn lợn có triệu chứng của bệnh PED tại Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Bắc Giang, Lào Cai và 6 Thái Nguyên. Kết quả RT-PCR phát hiện PEDV trong mẫu bệnh phẩm được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Kết quả phát hiện PEDV trong mẫu thu thập từ 2013-2015 TT Địa điểm Loại mẫu* Số mẫu kiểm tra Số mẫu dương tính Tỷ lệ % dương tính Tỷ lệ trung bình 1 Bắc Giang Phân 5 2 40,00 40,00 Ruột 5 2 40,00 2 Hà Nội Phân 8 3 37,50 47,37 Ruột 11 6 54,50 3 Hải Dương Phân 7 2 28,50 42,86 Ruột 7 4 57,10 4 Hải Phòng Phân 5 2 40,00 50,00 Ruột 5 3 60,00 5 Hòa Bình Phân 3 1 33,30 55,56 Ruột 6 4 66,60 6 Hưng Yên Phân 7 3 42,80 53,85 Ruột 19 11 57,80 7 Lào Cai Phân 3 1 33,30 50,00 Ruột 5 3 60,00 8 Thái Bình Ruột 12 6 50,00 34,25 Phân 61 19 31,14 9 Thái Nguyên Ruột 6 3 50,00 37,50 Phân 26 9 34,62 10 Vĩnh Phúc Phân 4 2 50,00 45,45 Ruột 7 3 42,80 Tổng hợp 212 89 41,98 * Trường hợp thu thập được lợn bệnh, mẫu ruột sẽ được dùng thay mẫu phân trong phát hiện PEDV Bảng 4.1 cho thấy sự hiện diện của PEDV ở các địa phương lấy mẫu, với tỷ lệ dương tính dao động từ 34,25% (Thái Bình) tới 55,56% (Hòa Bình). Phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA) về tỷ lệ dương tính PEDV giữa 10 tỉnh cho giá trị p = 0,841 > 0,05. Do vậy, khác biệt về tỷ lệ nhiễm PEDV giữa các địa phương là không có ý nghĩa thống kê ở mức 95%. Xét trên khía cạnh vị trí địa lý, kết quả trên cho thấy dịch PED không chỉ xảy ra ở các tỉnh thành tiếp giáp nhau như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Thái Bình; mà còn phát hiện được ở một số tỉnh xa như Thái Nguyên, Lào Cai. Ngoài 10 tỉnh thuộc phạm vi nghiên cứu, PEDV cũng được phát hiện ở Bắc Ninh, Hà Nam, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An và Quảng Trị (kết quả không trình bày). Đối với 2 loại mẫu xét nghiệm là phân và ruột, kết quả ở bảng 4.2 cho biết tỷ lệ mẫu ruột dương tính với PEDV (40,00% - 66,60%, trung bình 53,90%) cao hơn so với tỷ lệ mẫu phân dương tính với virus (28,50% - 7 50,00%, trung bình 38,00%). Bằng phân tích phương sai một nhân tố, sự khác biệt kể trên là có ý nghĩa thống kê (p = 0,004 < 0,05). Kết quả xét nghiệm này phù hợp với công bố của Nguyễn Tất Toàn và cs (Nguyễn Tất Toàn và cs., 2012, Nguyễn Tất Toàn and Đỗ Tiến Duy, 2012), trong đó nhóm tác giả cũng phát hiện được 58,14% mẫu ruột non dương tính PEDV và cao hơn nhiều so với các mẫu phân (16,96%). Mặc dù tất cả mẫu bệnh phẩm nêu trên (bảng 4.1) được lấy ở lợn có triệu chứng tiêu chảy nghi ngờ do nguyên nhân virus như: (i) nôn, phân nhiều nước và có cục sữa không tiêu; hoặc (ii) ruột non căng phồng, có cục sữa không tiêu ở các đoạn ruột già, v.v... nhưng chỉ có trung bình 41,98% mẫu dương tính PEDV. Kết quả này có thể do lợn được lấy mẫu nhiễm các virus gây tiêu chảy khác. Khả năng này là có thể bởi lẽ trong một công bố gần đây, deltacoronavirus đã được phát hiện ở Hà Nội và Thái Bình là hai tỉnh thuộc phạm vi thu thập mẫu của nghiên cứu này (Lê Văn Phan và cs., 2017). 4.1.2. Tình hình dịch PED ở một số tỉnh miền Bắc theo trang trại Những nghiên cứu trong vòng 5 năm trở lại đây tại Việt Nam cho thấy PEDV là nguyên nhân chủ yếu gây bùng phát dịch tiêu chảy trên lợn (Do Tien Duy et al., 2011; Vui et al., 2015). Do không nằm trong danh mục các bệnh bắt buộc phải khai báo dịch, nên tình hình dịch PED ở ngoài thực địa được dự đoán xảy ra trên diện rộng. Để làm rõ hơn tình hình dịch PED ở 10 tỉnh miền Bắc, kết quả xét nghiệm được tổng hợp theo trang trại và được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Tình hình dịch PED ở một số tỉnh miền Bắc theo trang trại TT Địa điểm Số trại theo dõi Số trại dương tính Tỷ lệ (%) dương tính 1 Bắc Giang 4 1 25,00 2 Hà Nội 10 8 80,00 3 Hải Dương 6 4 66,67 4 Hải Phòng 5 3 60,00 5 Hòa Bình 5 2 40,00 6 Hưng Yên 7 6 85,71 7 Lào Cai 3 1 33,33 8 Thái Bình 5 3 60,00 9 Thái Nguyên 5 2 40,00 10 Vĩnh Phúc 5 2 50,00 Tổng hợp 55 32 58,10 Kết quả xét nghiệm PEDV tại 55 trại (có lợn mắc tiêu chảy nghi do virus và chưa từng sử dụng vacxin phòng bệnh do PEDV) cho thấy có 32 trại phát hiện được PEDV trong mẫu bệnh phẩm, tương ứng với tỷ lệ 58,1%. Mặc dù tỷ lệ trang trại dương tính với PEDV khác nhau giữa các tỉnh (dao động từ 25,00% - 85,71%), nhưng không có địa phương nào là không có 8 trang trại mắc PED. Kết quả này cho thấy PEDV xuất hiện khá phổ biến ở các địa phương thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Xét về mặt địa lý, 6 tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng đều có tỷ lệ trang trại dương tính trên 50%. Cụ thể, tỷ lệ trang trại dương tính cao nhất là ở Hưng Yên (85,71%) và Hà Nội (80,00%); tiếp đến là Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình với tỷ lệ dương tính lần lượt là 66,67%, 60,00% và 60,00%. Ngược lại, ở 4 tỉnh trung du- miền núi phía Bắc, tỷ lệ trang trại dương tính với PEDV đều dưới 50%, ví dụ như: Lào Cai là 33,33% và Bắc Giang là 25,00%. Kết quả tính chung theo vùng địa lý cho thấy tỷ lệ trang trại có PEDV lưu hành ở 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng cao hơn rõ rệt so với các trang trại ở 4 tỉnh trung du- miền núi (68,42% so với 35,29%), ở mức tin cậy 95% (phụ lục 1). Sự khác biệt về tỷ lệ trang trại dương tính PEDV ở 2 vùng nói trên có thể do các tỉnh đồng bằng có số lượng hộ chăn nuôi lớn và mật độ chăn nuôi lợn cao nên tỷ lệ mắc PED cao hơn so với các trại ở khu vực vùng trung du - miền núi. Tổng hợp các kết quả trình bày ở bảng 4.1 và bảng 4.2 cho phép rút ra nhận xét: kể từ khi PEDV được công bố lần đầu tại miền Nam năm 2009 (Do Tien Duy et al., 2011), dịch tiêu chảy ở lợn do PEDV gây ra đã xuất hiện ở miền Bắc với không gian trải rộng (10/10 tỉnh thu thập mẫu) và liên tục theo thời gian (trong các năm thu thập mẫu từ 2013-2015). 4.1.3. Kết quả theo dõi triệu chứng, bệnh tích của lợn mắc PED Để làm rõ đặc điểm về triệu chứng và bệnh tích đặc trưng của lợn mắc tiêu chảy do virus, nghiên cứu này đã tìm hiểu triệu chứng và bệnh tích của 50 lợn con theo mẹ (giai đoạn mẫn cảm nhất với PEDV) đã được khẳng định chỉ dương tính với PEDV (bảng 4.3, bảng 4.4). Bảng 4.3. Kết quả nghiên cứu triệu chứng lâm sàng của lợn mắc PED Địa điểm Số con theo dõi Số con có triệu chứng Nôn mửa Mùi phân tanh, gây Phân lỏng, có cục sữa Lông xù, bết phân Mất nước Bắc Giang 7 2 3 2 3 3 Hà Nội 7 0 5 0 7 7 Hải Dương 5 0 5 5 5 5 Hải Phòng 5 0 5 5 5 5 Hòa Bình 5 3 0 0 3 1 Hưng Yên 7 2 4 4 4 7 Thái Bình 10 0 10 3 10 10 Vĩnh Phúc 4 0 0 0 3 3 Tổng hợp 50 7 (14%) 32 (64%) 19 (38%) 40 (80%) 41 (82%) Mặc dù lợn ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm với PEDV và mắc bệnh thể lâm sàng, nhưng lợn con theo mẹ là nhóm có biểu hiện bệnh rõ nhất. Vì vậy, 9 nghiên cứu này đã tập trung làm rõ đặc điểm triệu chứng và bệnh tích ở nhóm lợn này. Kết quả trình bày ở bảng 4.3 cho biết lợn con mắc tiêu chảy do PEDV thường biểu hiện 2 triệu chứng liên quan tới hiện tượng tiêu chảy. Phổ biến nhất là triệu chứng lợn con gầy sọp do mất nước (82%), tiếp theo là hiện tượng lông xù, bết phân ở toàn thân (80%). Kết quả tổng hợp ở bảng 4.3 cũng cho thấy rõ tỷ lệ lợn có triệu chứng lâm sàng điển hình của lợn mắc tiêu chảy do PED: phân tanh và có mùi gây đặc trưng
Luận văn liên quan