Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy ở hai huyện của tỉnh Khánh hòa và Gia lai (2014 - 2017)

Trong những năm gần đây, công tác phòng chống sốt rét (PCSR) đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các chỉ số sốt rét (SR) đã giảm thấp nhưng nguy cơ SR quay trở lại vẫn rất lớn và tỷ lệ bệnh trong số người ngủ rẫy vẫn còn cao, đặc biệt là ở miền Trung-Tây Nguyên (MT-TN). Đặc điểm nhà rẫy là nằm rải rác trên núi đồi, nơi có mật độ véc tơ truyền bệnh SR cao; diện tích nhỏ, vách thưa, trong có bếp nấu ăn thường đốt lửa ban đêm không đủ chỗ treo màn . Các biện pháp PCSR đang được áp dụng hiện nay như tẩm màn, phun tồn lưu trên tường vách với hóa chất diệt muỗi chỉ có hiệu quả ở khu vực dân cư cố định (thôn, bản), nhưng hiệu quả bảo vệ còn hạn chế cho những người ngủ rẫy. Việc nghiên cứu đặc điểm dịch tễ SR và các biện pháp PCSR phù hợp, hiệu quả cho người dân ngủ rẫy là rất cần thiết. Trên cơ sở đó đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy ở hai huyện của tỉnh Khánh Hòa và Gia Lai (2014-2017)” được tiến hành. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, 2014-2015. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy tại điểm nghiên cứu, 2016-2017

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 388 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy ở hai huyện của tỉnh Khánh hòa và Gia lai (2014 - 2017), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG --------- HỒ ĐẮC THOÀN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT CHO NGƯỜI DÂN NGỦ RẪY Ở HAI HUYỆN CỦA TỈNH KHÁNH HÒA VÀ GIA LAI (2014-2017) Chuyên ngành: Y tế công cộng Mã số: 62 72 03 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC Hà Nội – 2018 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thúy Hoa 2. PGS.TS. Nguyễn Văn Chương Phản biện 1: ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Phản biện 2: ........................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... Luận án sẽ (hoặc đã) được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện họp tại Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Vào hồi ..giờ .., ngày tháng năm 2018. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ XUẤT BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hồ Đắc Thoàn, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thúy Hoa, Nguyễn Xuân Quang, Phan Châu Do (2016), “Đặc điểm dịch tễ và yếu tố liên quan đến mắc sốt rét ở người dân ngủ rẫy tại hai huyện của tỉnh Khánh Hòa và Gia Lai năm 2015”, Tạp chí Y học dự phòng, Tập 26-Số 13 (186) 2016, tr. 43-51. 2. Hồ Đắc Thoàn, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thúy Hoa, Nguyễn Xuân Quang (2017), “Hiệu quả bước đầu của màn đơn đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu kéo dài phòng chống sốt rét tại 2 tỉnh Gia Lai và Khánh Hòa”, Tạp chí Y học dự phòng Tập 27-Số 09 (186) 2017, tr. 153-160. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, công tác phòng chống sốt rét (PCSR) đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các chỉ số sốt rét (SR) đã giảm thấp nhưng nguy cơ SR quay trở lại vẫn rất lớn và tỷ lệ bệnh trong số người ngủ rẫy vẫn còn cao, đặc biệt là ở miền Trung-Tây Nguyên (MT-TN). Đặc điểm nhà rẫy là nằm rải rác trên núi đồi, nơi có mật độ véc tơ truyền bệnh SR cao; diện tích nhỏ, vách thưa, trong có bếp nấu ăn thường đốt lửa ban đêm không đủ chỗ treo màn. Các biện pháp PCSR đang được áp dụng hiện nay như tẩm màn, phun tồn lưu trên tường vách với hóa chất diệt muỗi chỉ có hiệu quả ở khu vực dân cư cố định (thôn, bản), nhưng hiệu quả bảo vệ còn hạn chế cho những người ngủ rẫy. Việc nghiên cứu đặc điểm dịch tễ SR và các biện pháp PCSR phù hợp, hiệu quả cho người dân ngủ rẫy là rất cần thiết. Trên cơ sở đó đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và biện pháp phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy ở hai huyện của tỉnh Khánh Hòa và Gia Lai (2014-2017)” được tiến hành. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả một số đặc điểm dịch tễ sốt rét và yếu tố liên quan đến mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa và huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai, 2014-2015. 2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp phòng chống sốt rét cho người dân ngủ rẫy tại điểm nghiên cứu, 2016-2017. Những điểm mới về khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài Đề tài đã nghiên cứu tương đối đầy đủ về đặc điểm dịch tễ SR ở khu vực nhà rẫy cũng như người ngủ rẫy, đồng thời đã mô tả một số yếu tố liên quan đến mắc SR của đối tượng tại 2 huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), Krông Pa (Gia Lai). Đã chứng minh hiệu quả của biện pháp sử dụng màn một đỉnh tồn lưu lâu kết hợp với truyền thông giáo dục PCSR cho người dân ngủ rẫy. Những kết quả trên có ý nghĩa khoa học trong việc bổ sung các dữ liệu về dịch tễ học SR ở một đối tượng có tỷ lệ mắc SR cao nhất hiện nay. Sử dụng màn một đỉnh tồn lưu lâu kết hợp với truyền thông giáo dục PCSR đã góp phần làm giảm tỷ lệ mắc ở đối tượng nguy cơ mắc SR cao tại tỉnh Khánh Hòa và Gia Lai. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đề xuất Chương trình PCSR Quốc gia áp dụng ở miền Trung-Tây Nguyên, nơi có tỷ lệ người ngủ rẫy cao và tình hình SR nặng nhất trong cả nước nhằm duy trì các thành quả PCSR, tiến tới loại trừ sốt rét, là một đóng góp có ý nghĩa thực tiễn của luận án. 2 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 119 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục, có 46 bảng, 12 hình. Đặt vấn đề 2 trang. Tổng quan 34 trang; Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18 trang; Kết quả nghiên cứu 28 trang; Bàn luận 34 trang; Kết luận 2 trang và Khuyến nghị 1 trang. Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Tình hình sốt rét thế giới, Việt Nam và miền Trung-Tây Nguyên 1.1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2014 có 97 quốc gia trên thế giới có lưu hành SR, ước tính có khoảng 3,2 tỷ người có nguy cơ mắc SR với 1,2 tỷ người có nguy cơ cao mắc SR, có 198 triệu BNSR và 584 ngàn tử vong do sốt rét (TVSR), các nước châu Phi chiếm 90% số trường hợp TVSR và TVSR ở trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 78%. Khu vực Đông Nam Á, SR do P. falciparum chiếm 61,5% tổng số ký sinh trùng sốt rét (KSTSR). Bên cạnh đó, P. falciparum đã kháng với artemisinin được phát hiện ở 4 nước Tiểu vùng sông Mê Kông ngày càng trở nên trầm trọng và có xu hướng gia tăng; ngoài ra muỗi kháng hóa chất cũng đã phát hiện được ở nhiều nước trong khu vực. 1.1.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam và miền Trung-Tây Nguyên Năm 1991, tình hình SR diễn biến xấu, có hơn 1 triệu ca mắc và 4.646 ca chết. Năm 2000, sau 10 năm thực hiện, số người mắc SR giảm 73,1% so với năm 1991, TVSR giảm 98,5% so với năm 1991, dịch SR giảm 98,6% so với năm 1991. Từ năm 2010, tỷ lệ BNSR giảm 81,04%; tỷ lệ TVSR giảm 83,33 so với năm 2001. Giai đoạn 2011-2014, BNSR giảm 38,87%, TVSR giảm 57,14%, không có dịch SR. Tại MT-TN, giai đoạn 2001-2005, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng số BNSR giảm 62,47%, đặc biệt không có dịch SR xảy ra. Năm 2009, dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, BNSR toàn khu vực tăng 14,61% so với năm 2007. Năm 2014, BNSR giảm 12,63%, TVSR giảm 50,00% so với năm 2011 và không có dịch SR xảy ra. Gia Lai và Khánh Hòa là các tỉnh SR trọng điểm của khu vực MT-TN. Tại Gia Lai từ năm 1991-2011 tình hình SR toàn tỉnh giảm một cách rõ rệt, tuy nhiên từ năm 2012-2014 số BNSR luôn duy trì ở mức cao nhất so với cả nước. Tại Khánh Hòa, từ 2011-2014 số BNSR chiếm 8,40% đến 9,86% của MT-TN và chủ yếu ở người ngủ rẫy. 1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh sốt rét 1.2.1. Tác nhân gây bệnh (KSTSR): Tác nhân gây bệnh SR là ký sinh trùng Plasmodium, nguồn bệnh có thể là bệnh nhân hoặc người lành mang KSTSR thể hữu tính. Chu kỳ của KSTSR qua 2 vật chủ, muỗi 3 Anopheles vừa là vật chủ chính vừa là trung gian truyền bệnh và người là vật chủ phụ. 1.2.2. Khối cảm thụ (con người): Tất cả các lứa tuổi đều có thể nhiễm KSTSR, tuy nhiên người có miễn dịch tự nhiên với các loài Plasmodium của chim, bò sát và gặm nhấm. Ở Tây Phi một số dân tộc có hemoglobin C thì P. falciparum phát triển kém ở người đó, người dân có nhóm máu Duffy (-) không bị nhiễm P. vivax. Ở những người có miễn dịch trong vùng SRLH mức kháng thuốc của P. falciparum thấp hơn những người chưa có miễn dịch và trẻ em thường có tỷ lệ nhiễm cao hơn người lớn. Một số nghề như làm rẫy, trồng rừng, khai thác lâm thổ sản... thường có tỷ lệ mắc SR cao. Vùng không có SRLH dễ mắc bệnh và chuyển biến nặng khi bị SR vì chưa có miễn dịch sốt rét. 1.2.3. Trung gian truyền bệnh sốt rét (muỗi Anopheles): Trên thế giới có khoảng 465 loài Anopheles và các vùng khác nhau có những véc tơ truyền bệnh SR khác nhau. Ở châu Phi véc tơ truyền SR chính: An. gambiae, An. funestus, An. arabiensis; Ấn Độ: An. culicifacies, An. dirus, An. minimus; Trung Quốc: An. anthropophagus, An. dirus, An. minimus, Đông Nam Á: An. dirus, An. minimus, An. epiroticus. Trong 64 loài Anopheles ở Việt Nam, 15 loài đã được xác định là véc tơ SR chính, phụ và nghi ngờ. Các véc tơ chính: An. minimus phân bố vùng rừng núi toàn quốc. An. dirus phân bố vùng rừng núi từ 20 độ vĩ Bắc trở vào Nam. An. epiroticus phân bố ở vùng ven biển nước lợ Nam bộ. Các véc tơ phụ: An. jeyporiensis, An. maculatus, An. aconitus (đồi núi toàn quốc), An. subpictus, An. sinensis, An. vagus, An. indefinitus (ven biển miền Bắc), An. subpictus, An. sinensis, An. campestris (ven biển miền Nam). Véc tơ nghi ngờ An. culicifacies (núi rừng miền Bắc, MT-TN), An. interruptus (núi rừng Đông Nam Bộ), An. lesteri (ven biển miền Bắc) và An. nimpe (ven biển Nam Bộ). 1.2.4. Sự phân bố bệnh sốt rét Những nơi nhiệt độ trung bình hàng tháng <14,50C quanh năm thì không có SR và vùng cận nhiệt đới thì SR nặng hơn cả. Càng đi về phía Bắc hoặc Nam bán cầu, sốt rét lưu hành (SRLH) nhẹ dần, mùa SR cũng ngắn dần, P. falciparum cũng giảm dần. Các vùng SRLH rất nặng và nặng: Trung Phi, Madagascar, một số nước ven Địa Trung Hải, Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Mỹ, một số nước Nam Mỹ. Các vùng SRLH vừa: phía Nam Sahara hoặc Nam Phi, Trung Á, Indonexia, Nam Mỹ. Các vùng SRLH nhẹ: Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Nam Nhật Bản, Malaysia, Bắc Mỹ. Ở khu vực Đông Nam Á, SR có mặt tất cả các nước trừ Maldives. Lan truyền SR ở các nước Đông Dương xảy ra chủ 4 yếu ở vùng rừng núi, vùng biên giới và vùng gần kề biên giới. Ở Việt Nam, sốt rét phân bố ở vùng rừng núi, cao nguyên trên toàn quốc, một số vùng SR tản phát ở ven biển. Hiện nay sốt rét tập trung chủ yếu ở khu vực miền MT-TN và tỉnh Bình Phước. 1.2.5. Mùa truyền bệnh sốt rét Ở những nước xích đạo và nhiệt đới, nhiệt độ trung bình hằng ngày cao hơn những nhiệt độ cần thiết để KSTSR phát triển thì SR truyền bệnh quanh năm và phát triển có từ 1-2 đỉnh cao trong năm. Ở những nước có mùa đông rõ ràng thì SR không lây truyền vào mùa đông, mùa truyền bệnh ngắn hơn và cũng có từ 1-2 đỉnh trong năm. Ở các nước nhiệt đới, SR có 1-2 điểm cao vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, hoặc trong cả mùa mưa. Ở Đông Dương, SR lây truyền quanh năm với 2 cao điểm trước mùa mưa và sau mùa mưa, phù hợp với mùa phát triển mạnh của véc tơ chính. Ở Việt Nam SR lây truyền quanh năm với 1 đến 2 đỉnh cao tùy vùng, tùy véc tơ chủ yếu. Những vùng mà véc tơ chính là An. minimus, mùa SR có 2 đỉnh cao: vào đầu mùa mưa và vào cuối mùa mưa. Những nơi véc tơ chính là An. dirus, chỉ có một đỉnh cao giữa mùa mưa. Những vùng có véc tơ chính là An. minimus và An. dirus, đỉnh cao của mùa SR kéo dài từ đầu mùa mưa cho đến cuối mùa mưa. 1.2.6. Các nghiên cứu về dịch tễ bệnh sốt rét: KSTSR được phát hiện đầu tiên ở Angeria bởi Alphonse Laveran vào năm 1880. Sau đó 4 loài KSTSR được lần lượt được mô tả: P. malariae (Laveran, 1981); P. vivax (Grassi, Feletti, 1890), P. falciparum (Welch, 1897); P. vivax và P. ovale (Stephens, 922). Gần đây báo cáo về nhiễm P.knowlesi là loài KSTSR thứ 5 trên thế giới lây từ khỉ sang người đã có ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam có mặt cả 5 loài KSTSR, trong đó P. falciparum là loài có tỷ lệ cao nhất, sau đó đến P. vivax, P. malariae chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh có các tác giả Lê Xuân Hùng (2003), Hồ Văn Hoàng (2003, 2006, 2014), Nguyễn Duy Sơn (2011). Các nghiên cứu mùa truyền bệnh SR của Nguyễn Tuyên Quang (1996), Lê Khánh Thuận (2002), Hồ Văn Hoàng (2014) cho thấy: Tại Bình Định mùa truyền bệnh SR hầu như quanh năm, có 1 đỉnh cao là tháng 9,10,11. Tại Gia Lai và Khánh Hòa mùa truyền bệnh quanh năm, có đỉnh phát triển thứ nhất vào tháng 4-5, đỉnh thứ hai vào tháng 9-11. Các nghiên cứu nổi bật về muỗi truyền bệnh tại Việt Nam bao gồm: trước năm 1975 là các nghiên cứu của Nguyễn Thượng Hiền, Santana, Parish, Holway. Sau năm 1975 có các nghiên cứu về muỗi truyền SR gồm nghiên cứu của Vũ Thị Phan (1975), Nguyễn Đức Mạnh (1988, 2001), Nguyễn Tuyên Quang (1996), Lê Khánh Thuận (1998, 5 2002), Trương Văn Có (1996, 2003), Nguyễn Xuân Quang (2004, 2013), Hồ Đình Trung (2005), Vũ Đức Chính (2011). Các nghiên cứu về phân vùng dịch tễ: Gill (1038), Mac Donald (1957), Lysenko và Semachko (1968, 1983). Đặng Văn Ngữ và A.I Lysenko (1958) đã phân miền Bắc thành 7 vùng. Vũ Thị Phan (sau 1975), Lê Khánh Thuận (2003) và Nguyễn Mạnh Hùng (2009), Trần Thanh Dương (2014) phân vùng dịch tễ SR thành 5 vùng để chỉ định hiệu quả các biện pháp can thiệp PCSR theo từng vùng. 1.3. Các biện pháp phòng chống sốt rét chủ yếu 1.3.1. Điều trị bệnh nhân sốt rét cắt đứt nguồn bệnh. Nguyên tắc điều trị là điều trị sớm, đúng và đủ liều, điều trị cắt cơn sốt kết hợp với chống lây lan (do P. falciparum) và điều trị tiệt căn (do P. vivax, P. ovale). Sốt rét do P. falciparum phải điều trị thuốc SR phối hợp để hạn chế kháng thuốc và tăng hiệu lực điều trị. 1.3.2. Phòng chống trung gian truyền bệnh. Các biện pháp phòng chống véc tơ bao gồm: vật lý và môi trường, sinh học, hoá học. Trong đó có 2 biện pháp hóa học chủ yếu là: - Biện pháp phun tồn lưu: phun tồn lưu hóa chất trên tường vách có tác dụng gây độc cho muỗi bằng con đường tiếp xúc. Hóa chất phun tồn lưu được sử dụng từ những năm 1930 ở Nam Mỹ, Ấn Độ là Pyrethrin. Những năm 1950, DDT đã được sử dụng rộng rãi đề phòng chống muỗi do hóa chất này vừa có hiệu lực diệt côn trùng cao và diệt tồn lưu lâu. Sau 1976, nhiều loại hóa chất đã được thử nghiệm như Malathion, Fenitrothion, Propoxur và gần đây là nhóm Pyrethroid như Permethrin, Lamblacyhalothrin, Alphacypermethrin, Delthamethrin.Ở Việt Nam, hóa chất đang được sử dụng là Fendona 10SC và ICON 10SC chỉ định phun tồn lưu liều 30mg/m2 - Biện pháp tẩm màn: biện pháp tẩm màn với hóa chất diệt côn trùng nhằm ngăn cản và làm giảm mức độ tiếp xúc giữa muỗi và người. Hiện nay hóa chất tẩm màn là ICON 2,5 CS liều 20 mg/m2 hoặc Fendona 10SC liều 25 mg/m2. - Màn tẩm hóa chất tồn lưu lâu (LLINs): là loại màn mà hóa chất diệt được xử lý vào trong các sợi màn và được “giải phóng dần dần” kéo dài khoảng 3 năm sử dụng. Sự ra đời của màn LLINs, làm cho việc tẩm lại màn cũ (6 tháng/lần) không còn cần thiết nữa. Đối với màn LLINs, ngay cả khi bị rách vài lỗ, chúng vẫn còn 90 đến 95% hiệu quả xua và diệt khi muỗi đậu trên màn. Màn LLINs đang được khuyến cáo bởi Tổ chức y tế thế giới như một biện pháp hiệu quả PCSR. Các loại màn LLINs hiện đang được sử dụng là Olyset Net, PermaNet và Interceptor. 6 1.3.4. Truyền thông giáo dục phòng chống sốt rét Biện pháp này vận động các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể tham gia PCSR nhằm chuyển biến hành vi của người dân theo hướng có lợi để mọi người thực hiện tốt các biện pháp PCSR và tự bảo vệ mình khỏi mắc bệnh SR. 1.4. Các nghiên cứu về biện pháp phòng chống bệnh sốt rét Một số nghiên cứu nổi bật về PCSR gồm Binka (1996), Yap (1996), Ron P. Marchand (2005); Lê Khánh Thuận (1997) về phun ICON 10WP, Nguyễn Đức Mạnh (1997) thử nghiệm Vectron 20WP, Trần Đức Hinh (2001) về màn tẩm 5 loại hóa chất, Nguyễn Tuấn Ruyện (2006) về Solfac WP10 và Solfac EW050, R.Marchand (2007) về tấm đắp và hàng rào tẩm hóa chất diệt côn trùng, Nguyễn Anh Tuấn (2009) về tấm choàng tẩm Fendona 10SC, Triệu Nguyên Trung (2007) về sử dụng võng có bọc võng tẩm hóa chất, Triệu Nguyên Trung (2009) về Fendona 10SC. Một số nghiên cứu nổi bật về PCSR cho nhóm di dân biến động gồm các nghiên cứu của Nguyễn Tân (1999), Lê Khánh Thuận (2002), Lục Nguyên Tuyên (2005), Nguyễn Xuân Thiện (2005), Tạ Thị Tĩnh (2006), Hồ Đình Trung (2008), Hồ Văn Hoàng (2011), Nguyễn Duy Sơn (2011), Erhart A, Ngô Đức Thắng (2004) Nguyễn Xuân Quang (2012). Một số nghiên cứu nổi bật về kiến thức và thực hành PCSR gồm các nghiên cứu của Johan (2008), Khumbulani (2009) tại Swaziland, Peter (2008) và Carren (2011) ở Kenya, Bell (2005) tại Philipinine, Axel (1996) tại Ecuador, , Sharma (2000) tại Ấn Độ, Michell (2005) ở Mali, tại phía Tây Kenya, Nguyễn Qúy Anh (2005), Hồ Đắc Thoàn (2006), Lê Xuân Hùng (2008). Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu - Người dân có hoạt động ngủ rẫy (mục tiêu 1), người dân có hoạt động ngủ rẫy thường xuyên ít nhất hai lần một tháng (mục tiêu 2). - Muỗi Anopheles; ký sinh trùng SR (Plasmodium). - Màn 1 đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu kéo dài (Interceptor. 2.1.2 Địa điểm nghiên cứu - Mục tiêu 1: 2 xã Khánh Phú và Sơn Thái huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa); 2 xã Chư Rcăm và Ia Mlá huyện Krông Pa (Gia Lai). - Mục tiêu 2: Sơn Thái huyện Khánh Vĩnh và Chư Rcăm huyện Krông Pa (đối chứng); Ia Mlá huyện Krông Pa và Khánh Phú huyện Khánh Vĩnh (can thiệp). 7 2.1.3 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9/2014-12/2017. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Nghiên cứu ngang mô tả nhiều giai đoạn. - Nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng. 2.2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.2.1. Cỡ mẫu và nội dung nghiên cứu cho mục tiêu 1: - Cỡ mẫu và chọn mẫu điều tra tỷ lệ mắc sốt rét n = Z2(1 – α/2) x p (1 – p) d2 Z1-/2=1,96; α = 0,05; p = 29,77%; d=0,03; n1=n2=500. Thực tế số người dân được điều tra 4: tháng 10/2014 là 1.003 người, tháng 6/2015 là 1.020 người, 9/2015 là 1.027 người và 12/2015 là 1.034 người. - Cỡ mẫu điều tra kiến thức, thực hành PCSR. Tính cỡ mẫu theo công thức ước tính cỡ mẫu theo tỷ lệ n = Z2(1 – α/2) x p (1 – p) d2 Z1- α/2=1,96; α = 0,05 ; p= 76%. d=0,05. Thế các giá trị vào công thức ta tính được cỡ mẫu cho 1 điểm nghiên cứu (2 xã/huyện) là n1=n2=280 người x 2 huyện = 560 người. Trên thực tế đã phỏng vấn được 566 những người ngủ rẫy từ 15 tuổi trở lên vào tháng 9/2015. - Cỡ mẫu điều tra số lượng và mật độ muỗi: Bắt muỗi bằng mồi người trong rẫy và ngoài rẫy ban đêm: 4 người x 4 đêm x 4 đợt = 64 người-đêm. Bắt muỗi bằng bẫy đèn trong rẫy và ngoài rẫy ban đêm: 4 đèn x 4 đêm x 4 đợt = 64 đèn-đêm. 2.2.2.2. Cỡ mẫu và nội dung nghiên cứu cho mục tiêu 2: - Cỡ mẫu nghiên cứu can thiệp cộng đồng có đối chứng Cỡ mẫu đánh giá sau can thiệp được tính theo công thức sau Z2(α,β)= 10,5; α=0,05; β=0,1; p1 = 0,10 là tỷ lệ BNSR ước đoán ở điểm đối chứng sau can thiệp; p2 = 0,04 là tỷ lệ BNSR ước đoán ở điểm can thiệp sau can thiệp. Để dự phòng mất mẫu, tăng thêm 5% số lượng, như vậy ta có n1=n2= 395 người. Trên thực tế chúng tôi điều tra 4 đợt sau can thiệp, mỗi đợt điều tra được từ 400 người cho mỗi điểm. - Cỡ mẫu điều tra số lượng và mật độ muỗi: Cỡ mẫu tương tự như mục tiêu 1 và tiến hành cùng thời điểm điều tra tỷ lệ mắc bệnh sốt rét của người dân ngủ rẫy ở điểm đối chứng và điểm can thiệp. 8 - Cỡ mẫu thử hiệu lực diệt tồn lưu của màn tẩm: Màn không giặt: thử nghiệm: 3 lô/màn x 5 cá thể/lô x 5 màn x 4 đợt = 300 cá thể; đối chứng: 3 lô/màn x 5 cá thể/lô x 4 đợt = 60 cá thể. Màn giặt: thử nghiệm: 3 lô/màn x 5 cá thể/lô x 2 màn x 5 lần = 120 cá thể. Đối chứng: 3 lô/màn x 5 cá thể/lô x 4 lần = 60 cá thể - Cỡ mẫu điều tra thực hành PCSR sau can thiệp và sự chấp nhận màn của cộng đồng: Tính theo công thức như trên, nhưng p theo kết quả của mục tiêu 1 (2015) p= 42,1%. d=0,05. n1=n2= 375 người x 2 huyện = 750 người trên 15 tuổi. Trên thực tế ở điểm can thiệp điều tra được 392 người và điểm đối chứng là 388 người (tổng cộng là 780 người) vào tháng 9/2016 (trước can thiệp) và ở điểm can thiệp điều tra được 401 người và điểm đối chứng là 399 người (tổng cộng là 800 người) vào tháng 9/2017. Điều tra thêm về sự chấp nhận sử dụng màn 1 đỉnh tẩm hóa chất tồn lưu lâu: Chọn 100 hộ/xã x 02 xã = 200 hộ và quan sát trực tiếp việc ngủ màn tại nhà rẫy (30 nhà rẫy/đợt) sau can thiệp. Chương 3. KẾT QUẢ 3.1. Một số đặc điểm dịch tễ và yếu tố liên quan đến mắc SR 3.1.1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân ngủ rẫy Bảng 3.3. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân qua 4 đợt điều tra tại 2 huyện Huyện Nội dung 10/2014 6/2015 9/2015 12/2015
Luận văn liên quan