Tóm tắt luận án Nghiên cứu nâng cao trình độ thể lực cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15 – 16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng

Công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ thực sự đang là một phần vô cùng cấp thiết nhằm đào tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn, bổ sung cho những tuyến trên. Tuy nhiên công tác đào tạo bóng đá trẻ trong những năm qua đã được quan tâm đáng kể, tuy nhiên còn thiếu tính hệ thống và đồng bộ, đặc biệt là việc nâng cao thể lực cho VĐV chưa được quan tâm đúng mức. Giai đoạn chuyên môn hóa sâu thường được bắt đầu từ lứa tuổi 15-16, đây cũng là giai đoạn có sự phân định rõ ràng về sự chuyên môn hóa trong mỗi cầu thủ, theo vị trí và đặc điểm mỗi vị trí trong thi đấu. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện các tố chất thể lực ở giai đoạn này là đặc biệt quan trọng để đáp ứng những yêu cầu mới về mặt kỹ chiến thuật, thể lực, tâm lý cho một giai đoạn huấn luyện sâu hơn. Để nâng cao trình độ thể lực một cách hợp lý đòi hỏi phải dựa trên cơ sở khoa học, trong đó có việc xây dựng các phương pháp, bài tập nâng cao thể lực phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm về kỹ - chiến thuật, đặc điểm của mỗi chu kì, giai đoạn huấn luyện, đặc điểm phát triển thể lực chung và chuyên môn, đặc điểm phù hợp của mỗi vận động viên bóng đá trẻ với từng vị trí thi đấu nhất định là vô cùng quan trọng, tạo tiền đề cho những giai đoạn huấn luyện tiếp theo. Với mong muốn góp phần hoàn thiện và nâng cao công tác huấn luyện nói chung cũng như huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá trẻ nói riêng, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu nâng cao trình độ thể lực cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15 – 16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng

pdf32 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 482 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu nâng cao trình độ thể lực cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15 – 16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. MỞ ĐẦU Công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ thực sự đang là một phần vô cùng cấp thiết nhằm đào tạo, bồi dưỡng và tuyển chọn, bổ sung cho những tuyến trên. Tuy nhiên công tác đào tạo bóng đá trẻ trong những năm qua đã được quan tâm đáng kể, tuy nhiên còn thiếu tính hệ thống và đồng bộ, đặc biệt là việc nâng cao thể lực cho VĐV chưa được quan tâm đúng mức. Giai đoạn chuyên môn hóa sâu thường được bắt đầu từ lứa tuổi 15-16, đây cũng là giai đoạn có sự phân định rõ ràng về sự chuyên môn hóa trong mỗi cầu thủ, theo vị trí và đặc điểm mỗi vị trí trong thi đấu. Chính vì vậy mà việc hoàn thiện các tố chất thể lực ở giai đoạn này là đặc biệt quan trọng để đáp ứng những yêu cầu mới về mặt kỹ chiến thuật, thể lực, tâm lý cho một giai đoạn huấn luyện sâu hơn. Để nâng cao trình độ thể lực một cách hợp lý đòi hỏi phải dựa trên cơ sở khoa học, trong đó có việc xây dựng các phương pháp, bài tập nâng cao thể lực phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm về kỹ - chiến thuật, đặc điểm của mỗi chu kì, giai đoạn huấn luyện, đặc điểm phát triển thể lực chung và chuyên môn, đặc điểm phù hợp của mỗi vận động viên bóng đá trẻ với từng vị trí thi đấu nhất định là vô cùng quan trọng, tạo tiền đề cho những giai đoạn huấn luyện tiếp theo. Với mong muốn góp phần hoàn thiện và nâng cao công tác huấn luyện nói chung cũng như huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá trẻ nói riêng, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu nâng cao trình độ thể lực cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15 – 16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng về công tác huấn luyện thể lực cũng như trình độ thể lực của các VĐV bóng đá trẻ trong tập luyện và thi đấu, đề tài đã nghiên cứu hệ thống bài tập theo các giai đoạn huấn luyện của chu kỳ năm về các tố chất thể lực và xây dựng kế hoạch huấn luyện ứng dụng thực nghiệm nhằm nâng cao trình độ thể lực cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15- 16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. Mục đích của công tác nghiên cứu là góp phần hoàn thiện, phát triển và bổ sung về mặt lý luận và thực tiễn cho công tác huấn luyện nhằm nâng cao trình độ thể lực đối với các VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng chương trình huấn luyện và trình độ thể lực của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. Mục tiêu 2: Lựa chọn và dứng dụng bài tập nâng cao trình độ thể lực cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16. Mục tiêu 3: Đánh giá hiệu quả các bài tập đã lựa chọn để nâng cao trình độ thể lực đối với nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16, CLB bóng đá SHB Đà Nẵng. Giả thuyết khoa học của luận án: Thể lực là một trong những yếu tố thành phần quan trọng của trình độ 2 huấn luyện thể thao của các vận động viên bóng đá. Trình độ huấn luyện thể lực của VĐV bóng đá trẻ sẽ được phát triển đúng hướng và phù hợp với giai đoạn đào tạo chuyên môn hóa sâu (lứa tuổi 15-16) nếu được huấn luyện một cách khoa học, theo chương trình kế hoạch huấn luyện năm, thông qua hệ thống các bài tập phát triển thể lực có định tính và định lượng (khối lượng và cường độ). 2. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã đánh giá được thực trạng về công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ tại một số trung tâm đào tạo VĐV bóng đá trong đó có trung tâm SHB Đà Nẵng. Luận án đã xác định được những tố chất thể lực đặc trưng của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16. Đồng thời xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ nói chung và việc nâng cao thể lực cho VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 nói riêng. Luận án đã lựa chọn được 12 test nhằm đánh giá trình độ thể lực của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16, các test đều đảm bảo độ tin cậy và tính thông báo, bên cạnh đó luận án cũng xây dựng được bảng xếp loại và bảng điểm đánh giá cho mỗi test cũng như tổng hợp các test nhằm đánh giá trình độ thể lực cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16. Qua nghiên cứu, luận án đã tổng hợp và lựa chọn được 46 bài tập phát triển thể lực cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16. Đồng thời xây dựng kế hoạch huấn luyện chi tiết cho đội bóng đá U17 SHB Đà Nẵng (2015-2016), kết hợp kế hoạch huấn luyện thể lực cho các VĐV. Với kết quả nghiên cứu như trên, luận án đã tổ chức ứng dụng thực nghiệm đối với các VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16, sau 09 tháng thực nghiệm với các bài tập mà luận án đã lựa chọn đã cho thấy hiệu quả rõ rệt đối với sự phát triển thể lực của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16, CLB bóng đá SHB Đà Nẵng. 3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Luận án được trình bày trong 147 trang A4, bao gồm: Mở đầu (05 trang); Chương 1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (47 trang); Chương 2. Đối tượng, phương pháp và tổ chức nghiên cứu (09 trang); Chương 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận (83 trang); Kết luận và kiến nghị (03 trang). Trong đề tài có 47 bảng biểu (chương 1 có 05 bảng, chương 3 có 42 bảng), 13 biểu đồ, 01 sơ đồ và 04 hình ảnh. Đề tài đã sử dụng 94 tài liệu tham khảo, trong đó có 85 tài liệu bằng tiến Việt và 09 tài liệu bằng tiếng Anh. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm và vai trò của thể lực trong bóng đá hiện đại. Bóng đá là môn thể thao có những hoạt động vận động đặc trưng với các động tác kỹ thuật sử dụng bằng chân nhiều và phức tạp, đồng thời lại diễn ra trong thời gian dài với hàng loạt các yếu tố cấu thành như: kỹ thuật, chiến thuật, thể lực, tâm lý, v.v. đòi hỏi phải qua một quá trình khổ luyện lâu dài. 3 1.2. Đặc điểm hoạt động thể lực của vận động viên bóng đá. Bóng đá là môn thể thao đối kháng trực tiếp giữa hai đội bóng thay phiên nhau tấn công và phòng thủ. Đặc điểm nổi bật của bóng đá hiện đại là tập luyện và thi đấu với khối lượng và cường độ vận động lớn trong thời gian dài, điều đó tác động mạnh mẽ đến cơ thể VĐV. Trong suốt 90 phút, thậm chí 120 phút thi đấu, VĐV bóng đá chạy tổng cộng từ 9.000 - 12.000 m, bao gồm các hình thức chạy, đi xen kẽ, chạy nước rút cự ly ngắn, chạy tốc độ trung bình, chạy chậm, đi bộ, đứng yên. 1.3. Mối quan hệ của việc phát triển các tố chất thể lực trong quá trình huấn luyện thể thao. Trong quá trình HLTT việc giáo dục các tố chất thể lực luôn được coi là vấn đề tiên quyết, đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nó quyết định sự tiến bộ tiếp theo của người tập ở tất cả các mặt khác nhau như: Kỹ năng và kỹ xảo vận động; nâng cao khả năng hoạt động thể lực và hoàn thiện kỹ chiến thuật thể thao; rèn luyện khả năng tâm lý, ý chí và sức khỏe... vì vậy việc phát triển các tố chất thể lực một cách toàn diện là nhiệm vụ bắt buộc trong HLTT chuyên nghiệp. Các tố chất thể lực của con người (sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo...) có mối quan hệ biện chứng, thống nhất và ràng buộc chặt chẽ với nhau. 1.4. Đặc điểm các tố chất thể lực đặc trưng và phương pháp huấn luyện thể lực cho vận động viên bóng đá. Khi đào tạo VĐV bóng đá, việc chuẩn bị một nền tảng thể lực tốt luôn là bản lề cho việc phát triển các yếu tố khác như kỹ thuật, chiến thuật hay tâm lý. Mặt khác huấn luyện viên phải phát triển một cách tổng hợp các tố chất thể lực như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo và mềm dẻo bằng một kế hoạch huấn luyện thể lực kết hợp kỹ thuật, chiến thuật, tâm lý một cách khoa học, dựa trên những đặc điểm về tâm lý, sinh lý phù hợp với vị trí thi đấu của VĐV. 1.5. Đào tạo vận động viên bóng đá, quá trình huấn luyện nhiều năm. Đào tạo VĐV cho thể thao thành tích cao nói chung và cho bóng đá nói riêng là một quá trình huấn luyện, giáo dục của nhiều năm. Mỗi giai đoạn của quá trình đào tạo sẽ giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. Các nhiệm vụ này được thiết kế theo một hệ thống chặt chẽ, được sắp đặt theo trình tự phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, nhiệm vụ ở giai đoạn đào tạo trước sẽ là tiền đề, cơ sở để giải quyết các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp hơn ở giai đoạn sau. Theo quan điểm các nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực bóng đá đã có sự phân chia các giai đoạn trong quá trình đào tạo VĐV bóng đá. 1.6. Đặc điểm chương trình huấn luyện cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16. Huấn luyện kỹ – chiến thuật. Từng bước hoàn thiện kỹ thuật, chiến thuật theo đặc điểm cá nhân và theo vị trí thi đấu của từng cầu thủ trên cơ sở nâng cao khả năng phối hợp nhóm và 4 tập thể toàn đội. Đi sâu vào chiến thuật nhóm theo các tuyến thi đấu (hậu vệ, tiền vệ, tiền đạo) và phối hợp giữa các tuyến. Huấn luyện thể lực. Phát triển sức bền nợ dưỡng (Anaerobic), sức mạnh tốc độ, sức mạnh động lực (các hoạt động về bật nhảy); Sử dụng nhiều các hình thức bài tập kỹ - chiến thuật để phát triển thể lực chuyên môn; Thực hiện chương trình huấn luyện theo chu kỳ năm để đáp ứng nhiệm vụ thi đấu giải bóng đá U17. Bồi dưỡng tâm lý, tư cách cầu thủ. Tiếp tục giáo dục, bồi dưỡng các phẩm chất: ý chí, tính tập thể, lòng tự tin, tính kỷ luật, tính kiên trì, tính sáng tạo, tự lập; Nâng cao trạng thái sung sức thể thao về tinh thần chuẩn bị cho các trận đấu, giải đấu; Giáo dục tâm lý thi đấu (ở những điều kiện khác nhau: thắng, thua); Giáo dục lối sống thể thao lành mạnh. Bồi dưỡng về lý luận. Tiếp tục những nội dung giai đoạn trước; Bước đầu tìm hiểu về bóng đá chuyên nghiệp. 1.7. Một số phương pháp huấn luyện thể lực trong thể thao. Việc huấn luyện thể lực chung và thể lực chuyên môn phụ thuộc vào giai đoạn huấn luyện. Song, phải có sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng, như vậy, có thể tồn tại nhiều phương án khác nhau về tỷ lệ giữa huấn luyện thể lực chung với huấn luyện thể lực chuyên môn cơ sở và huấn luyện thể lực chuyên môn cơ bản. Theo William để đạt được hiệu quả trong huấn luyện thể lực, tùy vào mục đích sử dụng mà ta có thể sử dụng các phương pháp huấn luyện hay phương pháp tập luyện, bao gồm: phương pháp liên tục, phương pháp Farlek, phương pháp giãn cách, phương pháp vòng tròn và phương pháp tập luyện với phụ trọng. 1.8. Một số công trình nghiên cứu về trình độ thể lực của các vận động viên bóng đá. Tuy đã có sự đồng nhất của hầu hết các tác giả trong và ngoài nước trong việc đánh giá trình độ thể lực của VĐV bóng đá như các năng lực về sức nhanh, tốc độ phản ứng, sức mạnh, sức mạnh tốc độ, khéo léo, mềm dẻo, sức bền... Nhưng những test đánh giá trình độ thể lực mới được phát triển như Yo-Yo test, Beep test chưa được phổ biến rộng và chưa có nhiều nhà nghiên cứu áp dụng ở nước ta. Trong quá trình đánh giá trình độ thể lực của VĐV bóng đá, có một số các chỉ tiêu, các test có tần suất sử dụng cao, được nhiều tác giả sử dụng để tuyển chọn, đánh giá trình độ thể lực của VĐV ở các lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên có nhiều tác giả nước ngoài ngày nay đã có những bước phát triển mới về quan điểm đánh giá trình độ thể lực và huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá, nhưng lại chưa phổ biến ở nước ta hiện nay. Kết luận Chương 1: Với những đặc điểm vận động và yêu cầu về chuyên môn, VĐV bóng đá phải trải qua một quá trình huấn luyện nhiều năm, với sự trang bị một nền tảng thể lực dựa trên cơ sở những tố chất thể lực đặc trưng như sức bền, sức mạnh 5 tốc độ, sức bền tốc độ và sức mạnh bền. Công tác huấn luyện thể lực cho các VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 cũng có nhiều quan điểm với các việc sử dụng đa dạng các loại phương tiện huấn luyện, tuy nhiên đa số HLV đều sử dụng các bài tập kỹ chiến thuật, thi đấu để vừa làm phương tiện huấn luyện thể lực vừa nâng cao kỹ năng chơi bóng, năng lực thi đấu cho VĐV. Việc xác định các test đánh giá trình độ thể lực cần đảm bảo đánh giá được về khả năng yếm khí, ưa khí, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền..., qua đó để xác định những tố chất cần tập luyện bổ sung cho VĐV, đồng thời xây dựng kế hoạch huấn luyện phù hợp với các vị trí thi đấu. Nhìn chung các công trình nghiên cứu đa số tập trung về tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá trình độ thể lực; một số khác thì nghiên cứu phát triển về một TCTL nào đó. Qua đó có thể thấy những nghiên cứu về phát triển các TCTL cho VĐV bóng đá khá phong phú, nhưng các công trình nghiên cứu chưa thể hiện được hết tính chất về thể lực của VĐV bóng đá, đòi hỏi một nền tảng thể lực sung mãn, phát triển một cách tổng hợp các tố chất thể lực chứ không riêng rẽ bất cứ tố chất nào. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, khách thể nghiên cứu. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Là các bài tập nâng cao trình độ thể lực cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15- 16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu: Số lượng nghiên cứu, kiểm tra từ 36 nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. Đề tài tiến hành phỏng vấn 43 HLV, giảng viên, chuyên gia bóng đá. 2.2. Phương pháp nghiên cứu. Luận án đã sử dụng 07 phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu; Phương pháp quan sát sư phạm; Phương pháp phỏng vấn; Phương pháp kiểm tra y học; Phương pháp kiểm tra sư phạm; Phương pháp thực nghiệm sư phạm; Phương pháp toán học thống kê. 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Phạm vi nghiên cứu. Câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng, một số CLB bóng đá tại Miền trung như SLNA, HAGL, Quảng Nam, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế 2.3.2. Thời gian nghiên cứu. Từ tháng 11/2013 đến tháng 11/ 2017, được chia thành 4 giai đoạn. 2.3.3. Địa điểm nghiên cứu. Công trình được nghiên cứu tại: Viện Khoa học TDTT; Trường Đại học TDTT Đà Nẵng; Trung tâm TDTT SHB Đà Nẵng. 6 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng chương trình huấn luyện và trình độ thể lực của nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ SHB Đà Nẵng. 3.1.1. Thực trạng chương trình huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. 3.1.1.1. Khảo sát thực trạng chương trình, kế hoạch huấn luyện một số trung tâm đào tạo vận động viên bóng đá trẻ. Hầu hết các CLB đều có kế hoạch huấn luyện nhưng không có chương trình cụ thể, bên cạnh đó nhiều CLB không có kế hoạch huấn luyện và chương trình huấn luyện cho các đội U13, U11. Đối với các CLB này, nếu có giải mới tập trung đội để tập luyện thời gian khoảng một đến hai tháng trước giải đấu, hoàn toàn do các HLV tự tổ chức tập luyện theo kinh nghiệm. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của cả hệ thống đào tạo trẻ tại các CLB. 3.1.1.2. Đặc điểm nội dung kế hoạch huấn luyện thể lực cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. Tại CLB bóng đá SHB Đà Nẵng, các VĐV bóng đá nói chung và VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 nói riêng vẫn thường chỉ được phát triển thể lực thông qua các bài tập phát triển kỹ năng kỹ thuật, chiến thuật và thi đấu mà chưa được quan tâm phát triển riêng biệt, trong khi đó thể lực là nền tảng của VĐV bóng đá. 3.1.1.3. Thực trạng các điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch huấn luyện thể lực cho VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 tại CLB bóng đá SHB Đà Nẵng. Năng lực, trình độ tập luyện; Chế độ dinh dưỡng; Điều kiện chăm sóc y học; Điều kiện giáo dục văn hóa, đạo đức; Điều kiện cơ sở vật chất, sinh hoạt. 3.1.2. Thực trạng về các bài tập thể lực hiện nay được áp dụng cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16, câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng. Qua phỏng vấn cho thấy rằng hầu hết các HLV đã chú trọng phát triển kỹ năng chơi bóng thông qua đó mà phát triển các tố chất thể lực, ít sử dụng các bài tập phát triển thể lực và tâm lý riêng biệt. Điều này cũng phù hợp với quan điểm huấn luyện trong bóng đá hiện đại. Các bài tập không bóng phát triển thể lực chủ yếu được dùng là phương tiện bổ trợ trong điều kiện thời tiết xấu hay tập luyện hồi phục cho VĐV. Để tìm hiểu về vai trò của phát triển thể lực trong công tác huấn luyện cho nam VĐV bóng đá trẻ lứa tuổi 15-16, đề tài tiến hành phỏng vấn các đối tượng đã nêu (mục 2.2.3). Về thực trạng quan điểm về ý nghĩa huấn luyện phát triển thể lực cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16, sau 2 lần phỏng vấn tất cả các HLV đều cho rằng phát triển thể lực là rất quan trọng và quan trọng, không có ý kiến đánh giá là không quan trọng. Kết quả trả lời của các chuyên gia, HLV bóng đá trong 2 lần phỏng vấn là tương đồng (P>0,05). Ở câu hỏi thứ hai, 100% ý kiến đã có sự quan tâm đến huấn luyện thể lực cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16, nhưng mức độ đánh giá là chưa quan tâm nhiều còn chiếm tỷ lệ cao (chiếm 60,24%). Điều này cho thấy đa phần các HLV hiểu được ý nghĩa của việc phát triển thể lực cho VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 nhưng 7 chưa có phương pháp hoặc lựa chọn bài tập chưa phù hợp. Về tỷ lệ sử dụng loại bài tập huấn luyện thể lực cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16 ở các giai đoạn huấn luyện thì các bài tập được phân bổ khá hợp lý. 3.1.3. Xác định các tố chất thể lực đặc trưng đối với nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16. Theo quan sát tại giải bóng đá U17 quốc gia năm 2015, qua quan sát trong 4 trận đấu của đội U17 SHB Đà Nẵng về di chuyển không bóng, dẫn bóng, tranh cướp bóng, chuyền bóng. Bảng 3.7. Kết quả quan sát hoạt động của các VĐV đội bóng đá SHB Đà Nẵng trong 4 trận đấu tại giải Bóng đá U17 quốc gia năm 2015. TT Các hoạt động Tiền đạo n=4 Tiền vệ n=4 Hậu vệ n=4 1 Di chuyển không bóng (m) Tốc độ cao 443 418 365 Tốc độ trung bình 1212 1537 1152 Chạy chậm 1523 1652 1354 Đi bộ 456 524 483 2 Dẫn bóng (lần) Đột phá 20.25 16.5 13.25 Dẫn bóng chiến thuật 29.5 45.75 26 3 Tranh cướp bóng (lần) Trên không 18.25 21.75 23.25 Giành bóng 22.5 36.75 31.25 Phá bóng 12.25 30.25 28.5 Tranh cướp hỏng 19.75 26.5 24.25 4 Chuyền bóng (lần) Chuyền xa (>25m) 17.5 32.25 29.75 Trung bình (15-25m) 23.25 39.25 30.5 Chuyền gần (<15m) 32.75 34.25 28.75 Kết quả cho thấy các hoạt động vận động của VĐV bóng đá là rất đa dạng và phong phú, tuy nó phụ thuộc vào tính chất từng trận đấu, vào trình độ của đối phương Nhìn chung, đối với các VĐV bóng đá đều cần trang bị một cách tổng hợp các tố chất thể lực. Tuy nhiên trong thực tiễn cho thấy khi phát triển các tố chất thể lực đều có liên quan mật thiết với nhau. Mặc dù vậy, các VĐV bóng đá vẫn phải có những tố chất đặc trưng và quan trọng nhất để làm nền tảng cho các tố chất khác phát triển, các tố chất thể lực như SB, SMTĐ, SBTĐ và SMB chính là những yếu tố đặc biệt quan trọng cho thể lực của VĐV bóng đá. Để làm rõ tầm quan trọng mang tính đặc trưng của thể lực trong bóng đá, bằng phương pháp phỏng vấn đã cho thấy 100% ý kiến cho rằng các tố chất thể lực chung và chuyên môn đều có tầm quan trọng và rất quan trọng trong hoạt động tập luyện và thi đấu bóng đá, trong đó sứa bền, sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền và sức bền tốc độ là những tố chất thể lực được đánh giá mức độ rất quan trọng từ 83,72% trở lên. Điều này cũng phù hợp với kết quả theo đánh giá bằng phương pháp quan sát ở trên. Đây sẽ là một căn cứ đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết các mục tiêu tiếp theo của đề tài. 8 3.1.4. Lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực của nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16. 3.1.4.1. Lựa chọn test đánh giá trình độ thể lực cho nam vận động viên bóng đá lứa tuổi 15-16. Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn có liên quan đến vấn đề đánh giá trình độ thể lực của các tác giả trong và ngoài nước. Với các nguyên tắc mà luận án đã xác định, chúng tôi đã tổng hợp được 23 test, trong đó đánh giá thể lực chung (13 test) và thể lực chuyên môn (10 test) cho nam VĐV bóng đá lứa tuổi 15-16. Bên cạnh đó, luận án sẽ sử dụng hệ thống MetaMax 3B để kiểm tra về chức năng tuần hoàn và hô hấp của VĐV trong test đạp xe đạp lực kế 12 phút để kiểm tra các chỉ số như: Tần số nhịp tim tối đa (HR), Thương số hô hấp (RER), Thông khí phổi (MV), VO2max, Chỉ số oxy-mạch (VO2/HR). Đề tài tiến hành phỏng vấn 43 chuyên gia, huấn luyện viên, giảng viên bóng đá có nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo VĐV bóng đá trẻ. Kết quả phỏng vấn, luận án đã lựa chọn được 12 test đánh giá trình độ thể lực cho nam VĐV bóng đá lứ
Luận văn liên quan