Nền kinh tế Việt Nam đã có những cải cách mạnh mẽ với mục tiêu xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kể từ sau quyết định Đổi Mới năm 1986 và đặc
biệt là đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu trong những năm 1990. Việt Nam
cũng đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức, hiệp định và chương trình hợp tác kinh
tế, thương mại khu vực và quốc tế. Quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và chuyển đổi kinh tế của Việt Nam có được sự đóng góp đáng kể của ngành nông
nghiệp. Mặc dù có nhiều lợi thế với vai trò quan trọng, nhưng ngành nông nghiệp của
Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách khác nhau. Những thách thức đó đòi
hỏi chính phủ, doanh nghiệp và người nông dân phải tái cấu trúc và quy hoạch tổng thể
ngành nông nghiệp.
Kiến thức kinh tế học phổ thông cho rằng, mỗi quốc gia nên tận dụng nguồn lực của
mình và tập trung vào sản xuất các loại hàng hóa nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao
hơn và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn (Yu và cộng sự, 2010). Vấn đề cơ bản của kinh tế
học là phân bổ nguồn lực khan hiếm như thế nào để đảm bảo phúc lợi xã hội, bao gồm
đủ công ăn việc làm và mức sống cao cho người dân ở cả hiện tại và tương lai (Latruffe,
2010). Nguồn lực kinh tế khan hiếm buộc mọi người phải ra quyết định lựa chọn bằng
cách trả lời 3 câu hỏi là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai (Begg
và cộng sự, 2005). Năng lực cạnh tranh là một khái niệm và thang đo trung tâm trong
việc thúc đẩy thảo luận chính sách và chiến lược kinh doanh của các nhà hoạch định
chính sách, nông dân, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu trong việc phân bổ các nguồn
lực kinh tế (Latruffe, 2010)
22 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp Việt Nam: Tiếp cận đa cấp độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------
Hoàng Văn Việt
NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH
NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM:
TIẾP CẬN ĐA CẤP ĐỘ
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 62310105
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
2
Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học :
Hướng dẫn 1: PGS.TS. Trần Tiến Khai
Hướng dẫn 2: PGS.TS. Từ Văn Bình
Phản biện 1 : ......................................................................................
............................................................................................................
Phản biện 2 : ......................................................................................
............................................................................................................
Phản biện 3 : .......................................................................................
............................................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp
tại ........................................................................................................
Vào hồigiờngàythángnăm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Đại học Kinh tế Tp.
Hồ Chí Minh.
(ghi tên các thư viện nộp luận án)
3
DANH SÁCH BÀI BÁO CÔNG BỐ
- Viet Hoang (2018), “Assessing the Agricultural Trade Complementarity of the ASEAN
Countries”, Agricultural Economics (index in: ISI, Scopus Q1), (forthcoming).
- Viet Hoang (2018), “Investigating the Evolution of Agricultural Trade Specialization in
Transition Economies: A Case Study from Vietnam”, The International Trade Journal,
(index in: Scopus Q2), (forthcoming).
- Viet Hoang, Khai Tran, Binh Tu, Vinh Nguyen and An Nguyen (2017) “Agricultural
Competitiveness of Vietnam by the RCA and the NRCA Indices, and Consistency of
Competitiveness Indices", AGRIS on-line Papers in Economics and Informatics (index
in: Scopus Q2), Vol. 9, No. 4, p. 53-67.
- Viet Hoang, Khai Tran & Binh Tu (2017), “Assessing the Agricultural Competitive
Advantage by the RTA index: A Case Study in Vietnam", AGRIS on-line Papers in
Economics and Informatics (index in: Scopus Q2), Vol. 9, No. 3, p. 15 - 26.
- Viet Hoang (2015), “Value chain analysis and competitiveness assessment of Da Xanh
Pomelo Sector in Ben Tre, Vietnam”, Asian Social Science (index in: Scopus Q3),
Vol.11, No. 2, p. 8-19.
- Viet Hoang (2014), “Phân tích lợi ích tài chính của chuỗi giá trị Bưởi Da Xanh tỉnh
Bến Tre”, Tạp Chí Khoa Học, Số 2(35), p39.
- Viet Hoang (2014), “Nghiên cứu đa dạng hóa thị trường tiêu thụ Bưởi Da Xanh Bến
Tre”, Tạp chí Hội nhập & Phát triển, Số 16(26), p83.
- Tran Khai & Viet Hoang và cộng sự (2013), “Ước lượng hiệu quả tài chính từ chuỗi giá
trị Dừa Bến Tre”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, Số 215, p147.
4
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. Giới thiệu chung
Nền kinh tế Việt Nam đã có những cải cách mạnh mẽ với mục tiêu xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kể từ sau quyết định Đổi Mới năm 1986 và đặc
biệt là đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu trong những năm 1990. Việt Nam
cũng đã trở thành thành viên của nhiều tổ chức, hiệp định và chương trình hợp tác kinh
tế, thương mại khu vực và quốc tế. Quá trình phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và chuyển đổi kinh tế của Việt Nam có được sự đóng góp đáng kể của ngành nông
nghiệp. Mặc dù có nhiều lợi thế với vai trò quan trọng, nhưng ngành nông nghiệp của
Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách khác nhau. Những thách thức đó đòi
hỏi chính phủ, doanh nghiệp và người nông dân phải tái cấu trúc và quy hoạch tổng thể
ngành nông nghiệp.
Kiến thức kinh tế học phổ thông cho rằng, mỗi quốc gia nên tận dụng nguồn lực của
mình và tập trung vào sản xuất các loại hàng hóa nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh cao
hơn và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn (Yu và cộng sự, 2010). Vấn đề cơ bản của kinh tế
học là phân bổ nguồn lực khan hiếm như thế nào để đảm bảo phúc lợi xã hội, bao gồm
đủ công ăn việc làm và mức sống cao cho người dân ở cả hiện tại và tương lai (Latruffe,
2010). Nguồn lực kinh tế khan hiếm buộc mọi người phải ra quyết định lựa chọn bằng
cách trả lời 3 câu hỏi là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, và sản xuất cho ai (Begg
và cộng sự, 2005). Năng lực cạnh tranh là một khái niệm và thang đo trung tâm trong
việc thúc đẩy thảo luận chính sách và chiến lược kinh doanh của các nhà hoạch định
chính sách, nông dân, doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu trong việc phân bổ các nguồn
lực kinh tế (Latruffe, 2010).
1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Theo lược khảo lý thuyết, có 6 cách tiếp cận khác nhau để đo lường năng lực cạnh
tranh như các chỉ số kinh tế & sản xuất, các chỉ số thương mại quốc tế, các yếu tố tác
động đến năng lực cạnh tranh, khung phân tích đa chiều, chuỗi giá trị và so sánh chuẩn.
Trong đó, các chỉ số kinh tế & sản xuất và các chỉ số thương mại quốc tế là hai cách tiếp
cận được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất trong các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
ngành nông nghiệp.
Nhiều chỉ số thương mại được phát triển để đo lường năng lực cạnh tranh như RCA
của Balassa (1965), RTA của Vollrath (1991), LFI của Lafay (1992), RSCA của Dalum
và cộng sự (1998), và NRCA của Yu và cộng sự (2009). Ở Việt Nam, các nghiên cứu
trước đây chủ yếu sử dụng chỉ số RCA để đánh giá lợi thế cạnh tranh của một hoặc tất cả
các ngành hàng nói chung. Chưa có nghiên cứu nào sử dụng nhiều chỉ số khác nhau như
RCA, RTA và NRCA cho đánh giá năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp theo góc độ
tĩnh cũng như biến động theo thời gian. Đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào kiểm định tính
5
nhất quán (hay tương đồng) của các chỉ số thương mại khác nhau theo thời gian trong
tình huống tại Việt Nam.
Ở phạm vi quốc tế, việc đo lường và so sánh năng lực cạnh tranh thương mại giữa các
quốc gia trong khu vực hoặc một nhóm quốc gia rất được các học giả quan tâm. Các
nghiên cứu đó tập trung chủ yếu vào đo lường lợi thế cạnh tranh và cấu trúc thương mại
nông sản của các quốc gia trên thị trường thế giới. Các nhà nghiên cứu đồng thời phân
tích sự tương đồng, thay thế hay hỗ trợ, tính cạnh tranh của các quốc gia với nhau về sản
phẩm nào đó trên thị trường thế giới hay một thị trường chung nào đó. Tuy nhiên, chưa
có nghiên cứu nào đo lường và so sánh lợi thế cạnh tranh tĩnh và động của các nước
trong khu vực ASEAN theo thời gian bằng nhiều chỉ số thương mại khác nhau đồng thời
phân tích các tính tương đồng của các chỉ số đó trong tình huống ngành nông nghiệp của
các quốc gia trong khu vực ASEAN. Đặc biệt, việc đánh giá tính giống nhau, cạnh tranh,
thay thế hay hỗ trợ giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN về các sản phẩm nông
nghiệp vẫn là một khoảng trống nghiên cứu.
Các chỉ số kinh tế-sản xuất là những công cụ rất ý nghĩa và quan trọng để doanh
nghiệp và người nông dân ra quyết định sản xuất cây gì. Các nghiên cứu ở Việt Nam
hiện nay thường đo lường các chỉ số kinh tế của các ngành nông nghiệp theo giá thị
trường để xác định xem việc sản xuất nông sản đó có lợi nhuận hay lợi thế cạnh tranh
không. Một số nhà nghiên cứu đo lường lợi nhuận hay lợi thế cạnh tranh của một ngành
hàng theo giá xã hội bằng chỉ số DRC. Tuy nhiên, các nghiên cứu này giải thích lợi thế
cạnh tranh bằng cách so sánh DRC ở giá thị trường với tỷ giá hối đoái chính thức. Hơn
nữa, các nghiên cứu này không phân tích sự biến động của lợi thế cạnh tranh khi mà các
điều kiện của thị trường và tự nhiên thay đổi.
Trên thế giới, có khá nhiều nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp bằng
các chỉ số kinh tế khác nhau trong ma trận chính sách PAM kết hợp với việc phân tích độ
nhạy theo sự biến động của các yếu tố đầu vào. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu đó tập trung
vào đo lường và so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các ngành hàng cụ thể với nhau. Chỉ có
Yao (1997a) đo lường và so sánh ba sản phẩm là gạo, đậu nành và đậu xanh. Đặc biệt,
chưa có nghiên cứu nào trên thế giới sử dụng và so sánh các cách tiếp cận khác nhau
trong nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành nông nghiệp.
1.3. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Luận án này có mục tiêu chung là cung cấp tổng quan lý thuyết kinh tế về năng lực
cạnh tranh một cách có hệ thống đồng thời phân tích năng lực cạnh tranh ngành nông
nghiệp Việt Nam ở nhiều mức độ khác nhau, phạm vi khác nhau với các cách tiếp cận
khác nhau trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, tái cấu trúc ngành nông nghiệp và gia
nhập vào thị trường toàn cầu. Luận án có bốn mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: (i)
một là đánh giá năng lực cạnh tranh tĩnh và động của ngành nông nghiệp Việt Nam; (ii)
hai là nghiên cứu và so sánh năng lực cạnh tranh tĩnh và động của ngành nông nghiệp
6
của các nước trong khu vực ASEAN; (iii) ba là đo lường lợi thế cạnh tranh của ba ngành
hàng nông nghiệp canh tác trên cùng một khu vực là lúa, dừa và bưởi; (iv) cuối cùng là
phân tích tính đồng nhất và so sánh về mặt lý thuyết sự khác nhau và hàm ý của các cách
tiếp cận đo lường năng lực cạnh tranh khác nhau.
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, các câu hỏi nghiên cứu sau đây cần phải
được trả lời: (i) một là liệu ngành nông nghiệp Việt Nam có lợi thế năng lực cạnh tranh
tĩnh và động hay không? (ii) hai là liệu các quốc gia trong khu vực ASEAN có lợi thế
cạnh tranh về ngành nông nghiệp không? Các quốc gia đó cạnh tranh hay bổ sung cho
nhau trên thị trường nông sản thế giới? (iii) ba là các ngành sản xuất lúa, dừa và bưởi ở
Bến Tre ngành nào có lợi thế cạnh tranh cao hơn? Người nông dân và địa phương nên
đầu tư phát triển ngành nào? (iv) câu hỏi cuối cùng là liệu các chỉ số thương mại quốc tế
có đồng nhất với nhau không? Các chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại và kinh tế-sản
xuất khác và giống nhau như thế nào?
1.4. Tóm tắt phương pháp, phạm vi và dữ liệu
Luận án này trước tiên sử dụng các chỉ số thương mại quốc tế như RCA, RTA,
NRCA, TCI và ESI để đạt được mục tiêu nghiên cứu số một và số hai. Các phương pháp
phân tích hồi quy OLS, ma trận Markov và phân tích xu hướng được áp dụng để phân
tích tính biến động của năng lực cạnh tranh nông nghiệp theo thời gian. Mục tiêu nghiên
cứu thứ ba đạt được bằng các chỉ số kinh tế trong mô hình PAM kết hợp với các tiếp cận
phân tích độ nhạy. Cả khung phân tích kinh tế và thương mại được kiểm định và so sánh
tính tương đồng và khác biệt khi đo lường năng lực cạnh tranh nông nghiệp.
Về dữ liệu, cách tiếp cận thương mại sử dụng dữ liệu thứ cấp từ UN Comtrade cho
Việt Nam và các nước ASEAN trong giai đoạn 1997-2015. Các chỉ số kinh tế sử dụng số
liệu sơ cấp thu thập trực tiếp tại tỉnh Bến Tre năm 2017 và số liệu thứ cấp từ GSO, ITC,
FAO, và WB.
1.5. Cấu trúc luận án
Luận án này bao gồm 7 chương. Sau chương giới thiệu, chương 2 sẽ tổng quan lý
thuyết về năng lực cạnh tranh. Chương 3 giải thích các phương pháp nghiên cứu và dữ
liệu sử dụng cho luận án. Chương 4, 5, 6 trình bày kết quả nghiên cứu. Chương 7 sẽ đưa
ra kết luận và các gợi ý chính sách.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1. Định nghĩa năng lực cạnh tranh
Có nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh tranh và thường được điều chỉnh
cho phù hợp với mục tiêu và tình huống nghiên cứu. Những tranh luận chủ yếu về định
nghĩa năng lực cạnh tranh tập trung vào khía cạnh sau: (i) một là phân biệt giữa lợi thế so
sánh và năng lực cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh; (ii) hai là mức độ, phạm vi và đối tượng
của năng lực cạnh tranh: kinh tế hay quản trị; vi mô hay vĩ mô; cấp khu vực, quốc gia,
7
cấp vùng, tỉnh, chuỗi giá trị; ngành hàng hay doanh nghiệp; bản chất của năng lực cạnh
tranh là thực hiện, quá trình, tiềm năng hay yếu tố tác động; (iii) và ba là ý nghĩa, mục
tiêu, quan điểm hay góc nhìn trong định nghĩa năng lực cạnh tranh.
Nghiên cứu này không phân biệt các khái niệm trên và định nghĩa năng lực cạnh
tranh là “khả năng của một chủ thể (quốc gia, ngành hay doanh nghiệp) đạt được thị
phần tương đối cao hơn trên thị trường thế giới dựa trên chi phí nội nguồn thấp hơn để
tối đa hóa và gia tăng phúc lợi xã hội ở cả hiện tại và tương lai. Tác giả chấp nhận và hài
hòa sự khác biệt giữa các học giả và các trường phái về ý nghĩa, mục tiêu và quan điểm
của khái niệm năng lực cạnh tranh.
2.2. Quá trình phát triển của lý thuyết năng lực cạnh tranh
Một cách tóm lược, lý thuyết về năng lực cạnh tranh có thể nói là bắt đầu từ lý thuyết
về thương mại quốc tế với thuyết trọng thương và lý thuyết lợi thế tuyệt đối và dần trở
thành một khái niệm rộng với nhiều định nghĩa, cách tiếp cận và thang đo khác nhau.
Quá trình phát triển của lý thuyết năng lực cạnh tranh có thể hệ thống hóa như (trong
Bảng 2.1 của luận án) như sau:
Bảng 2.1: Quá trình phát triển của lý thuyết năng lực cạnh tranh
Lý thuyết và Tác giả Khái niệm & Đóng góp
Thuyết trọng thương
- Khoảng giai đoạn1500 –1800 - Thương mại quốc tế là phương pháp cơ bản để tạo ra
của cải vật chất. Việc trao đổi hàng hóa quốc tế dựa trên
giá cả và thương mại không công bằng với sự can thiệp
của chính phủ.
Lý thuyết thương mại cổ điển
- Adam Smith (1776) - Thuyết lợi thế tuyệt đối.
- David Ricardo (1817) - Thuyết lợi thế so sánh.
- Mill (1848, 1873) - Giá trị quốc tế và bảo hộ chính trị.
Các mô hình tân cổ điển
- Heckscher-Ohlin (1919, 1933) - Thuyết yếu tố các nguồn lực.
- Stolper-Samuelson (1941)
- Nhấn mạnh mối quan hệ giữa giá các yếu tố đầu vào
và đầu ra của một quốc gia.
- Samuelson (1948)
- Lý thuyết cân bằng giá đầu vào – mối quan hệ giữa giá
tương đối ở hai quốc gia.
- Rybczynski (1955) - Mối quan hệ giữa cung một yếu tố sản xuất và giá
hàng hóa sử dụng yếu tố đó.
- Salter (1959), Swan (1960) - Tỷ giá hối đoái thực.
Thách thức đối với thuyết lợi thế so sánh và thương mại mới
- Leontief (1953) - Nghịch lý Leontief.
- Linder (1961) - Nhu cầu chồng lấn.
- Vernon (1966) - Thuyết vòng đời sản phẩm.
- Krugman (1979), Lancaster (1979) - Lợi thế kinh tế nhờ quy mô; Thương mại nội ngành.
8
- McKenzie (1953), Shiozawa (2007) - Thương mại quốc tế với nhiều quốc gia, nhiều hàng
hóa và nhiều tác nhân trung gian.
Năng lực cạnh tranh tiếp cận đa chiều
- Porter (1990a, 1998) - Các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh. Mô hình lợi
thế cạnh tranh kim cương.
- Rugman and D’ Cruz (1993) - Mô hình kim cương đôi.
- Cho (1994) - Mô hình chín nhân tố của lợi thế cạnh tranh.
- Moon, Rugman and Verbeke (1995) - Mô hình kim cương đôi tổng hợp.
- World Economic Forum. - Chỉ số lợi thế cạnh tranh toàn cầu.
- IMD World Competitiveness Center - Báo cáo lợi thế cạnh tranh thế giới.
- Van der Vorst (2000), Aramyan et
al., (2007), Gorton et al (2013)
- Mô hình hiệu quả hoạt động của chuỗi giá trị.
- Camp (1989), Zairi (1994a,b),
Bendell et al. (1993), Vorhies et al.
(2005)
- So sánh tiêu chuẩn, so sánh tối ưu.
Figure 2-10: Khung phân tích chung của luận án
2.3. Khung phân tích năng lực cạnh tranh
Mô hình này tổng hợp các nghiên cứu và lý thuyết về năng lực cạnh tranh và phân
chia thành sáu cách tiếp cận khác nhau để phân tích năng lực cạnh tranh của ngành nông
nghiệp như sau: (i) một là các chỉ số kinh tế-sản xuất; (ii) hai là các chỉ số thương mại
quốc tế; (iii) ba là các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh; (iv) bốn là các khung phân
tích đa chiều; (v) năm là phân tích theo chuỗi giá trị; (vi) và sáu là so sánh tiêu chuẩn hay
9
so sánh tối ưu. Trong luận án này, tác giả sử dụng các tiếp cận thương mại quốc tế và các
chỉ số kinh tế-sản xuất để đạt mục tiêu nghiên cứu đề ra.
2.4. Khung phân tích chung của luận án
Khung phân tích chung của luận án có thể được trình bày như Hình 2-10 ở trên.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
3.1. Các chỉ số thương mại quốc tế
3.1.1. Lợi thế cạnh tranh biểu hiện (RCA)
Balassa (1965) xây dựng chỉ số RCA với ý tưởng là so sánh thành tích của một quốc
gia về một hàng hóa so với với thành tích của một nhóm quốc gia hoặc thế giới sử dụng
dữ liệu biểu hiện. Nếu RCA > 1 thì quốc gia i đó có lợi thế cạnh tranh về sản phẩm j.
Nếu RCA < 1 thì quốc gia i không có lợi thế về ngành hàng j.
3.1.2. Lợi thế thương mại tương đối (RTA)
Chỉ số RTA được phát triển bởi Vollrath (1991) đo lường lợi thế cạnh tranh của một
quốc gia về một ngành hàng. Chỉ số này được tính dựa trên sự khác biệt giữa lợi thế xuất
khẩu tương đối (RXA), chỉ số được tính tương tự như RCA, và lợi thế nhập nhẩu tương
đối (RMA). Giá trị của RTA có thể dương khi quốc gia có lợi thế cạnh tranh và âm khi
quốc gia đó không có lợi thế cạnh tranh.
3.1.3. Lợi thế cạnh tranh biểu hiện chuẩn hóa (NRCA)
Yu và cộng sự (2009) đưa ra chỉ số NRCA như là một chỉ số thay thế và cải tiến của
chỉ số RCA. Chỉ số NRCA được diễn tả như là hình thức chuẩn hóa của độ chênh lệch
trong dòng thương mại thực so với mức kỳ vọng. Ý tưởng của NRCA là đo lường mức
chênh lệch trong xuất khẩu thực của một quốc gia cụ thể so với điểm trung hòa xét về
quy mô tương đối so với thị trường xuất khẩu thế giới và vì vậy thiết lập sự so sánh giữa
các quốc gia và hàng hóa. NRCA > 0 thể hiện rằng quốc gia i có giá trị xuất khẩu thực
đối với hàng hóa j cao hơn so với mức kỳ vọng của ngành này trên thế giới, và như vậy
là có lợi thế cạnh tranh. NRCA < 0 thể hiện rằng quốc gia i không có lợi thế cạnh tranh
đối với ngành hàng j.
3.1.4. Tính động của các chỉ số lợi thế so sánh
Tính động của các chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại được đánh giá theo 3 cách:
một là hồi quy OLS, hai là ma trận Markov, và ba là phân tích xu hướng.
3.1.5. Phân tích tính bổ sung, thay thế hay cạnh tranh
Tính bổ sung trong thương mại nông nghiệp giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN
trên thị trường toàn cầu được đo lường bằng các chỉ số TCI, ESI, và hệ số tương quan
Spearman cho các chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại trên.
10
3.1.6. Phân tích tính nhất quán giữa các chỉ số năng lực cạnh tranh
Nghiên cứu này kiểm định tính nhất quan giữa các chỉ số năng lực cạnh tranh thương
mại quốc tế như các thang đo định lượng, thang đo thứ bậc và thang đo lưỡng phân bằng
các công cụ thống kê dựa trên Ballance và cộng sự (1987).
3.1.7. Dữ liệu cho phân tích các chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại
Dữ liệu thứ cấp cho phân tích các chỉ số năng lực cạnh tranh thương mại được thu
thập từ nguồn UN Comtrade dựa trên phiên bản SITC Rev. 3 ở cấp độ 3-digit với 61
nhóm ngành hàng nông nghiệp trong giai đoạn 1997-2015.
3.2. Các chỉ số kinh tế & sản xuất trong mô hình PAM
Các chỉ số kinh tế trong mô hình PAM được áp dụng để đo lường lợi thế cạnh tranh
của các hệ thống canh tác nông nghiệp thay thế cho nhau ở tỉnh Bến Tre, Việt Nam. Mô
hình PAM có thể được trình bày trong bảng sau (Bảng 3-1)
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
Đầu vào thương
mại được
Các yếu tố
nội địa
Giá tư nhân A B C D
Giá xã hội E F G H
Sự khác nhau I J K L
Thất bại thị trường M N O P
Chính sách bóp méo Q R S T
Chính sách hiệu quả U V W X
Trong đó, A là doanh thu tư nhân, B là chi phí thương mại được tư nhân, C là chi phí các
yếu tố nội địa, và D là lợi nhuận tư nhân. E là doanh thu xã hội, F là chi phí đầu vào xã
hội thương mại được, G là chi phí xã hội nội địa, và H là lợi nhuận xã hội. I là di chuyển
doanh thu, J là di chuyển đầu vào thương mại được, K là di chuyển yếu tố, và H là di
chuyển dòng (I, J, K và L là sự khác biệt giữa các nhân tố xã hội và nhân tố tư nhân đến
từ thất bại thị trường, các chính sách bóp méo hay hiệu quả.
3.2.1. Dữ liệu và ước lượng cho các chỉ số trong PAM
Dữ liệu thứ cấp cho mô hình PAM được thu thập trực tiếp qua phỏng vấn thực địa
bẳng bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc cho toàn bộ tác nhân trong chuỗi giá trị bao gồm
430 nông dân, 50 thương lái, 20 cơ sở thu gom sơ chế,