Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời đảm bảo mục tiêu của hệ thống an sinh xã hội mà BHXH là một trụ cột chính, lớn nhất không thể tách rời. Chính sách BHXH ở nước ta được thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Hơn 60 năm qua, trong quá trình tổ chức thực hiện, chính sách BHXH ngày càng được hoàn thiện và không ngừng đổi mới, bổ sung cho phù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), chính sách BHXH và tổ chức quản lý hoạt động BHXH cũng có nhiều đổi mới tích cực như: BHXH không những góp phần ổn định đời sống của người lao động mà còn khuyến khích họ tích cực lao động sản xuất tạo ra của cải cho xã hội, xây dựng đất nước. Trong quá trình thực hiện BHXH đã không ngừng phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Số người tham gia ngày càng tăng lên, mở rộng cho các đối tượng tham gia. Trong công tác quản lý cũng đã có những thay đổi căn bản. Đặc biệt hệ thống tổ chức đã được thống nhất trên phạm vi cả nước với mô hình 3 cấp, theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phương. Trong đời sống xã hội ngày càng xuất hiện những thách thức mới như vấn đề việc làm, đời sống người lao động, dân số Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều thách thức mới từ phía chủ sử dụng lao động như trốn đóng, nợ đọng diễn ra thường xuyên và quy mô ngày càng lớn. Hệ thống hành lang pháp lý đã quy định cụ thể và phát huy hiệu quả nhất định, tuy vậy đôi lúc mức điều tiết, điều chỉnh còn chưa kịp thời và chưa phù hợp với đa số nguyện vọng của người lao động cả nước Trong đó, quản lý nhà nước về BHXH cần phải được chú trọng và quan tâm vì công tác quản lí Nhà nước về BHXH có tốt thì hệ thống ASXH mới đạt được mục tiêu đề ra và đáp ứng lòng mong mỏi của hàng triệu người lao động cả nước. Chính vì vậy NCS đã chọn đề tài: “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Sự cần thiết, lý do lựa chọn đề tài Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với người lao động, nhằm đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời đảm bảo mục tiêu của hệ thống an sinh xã hội mà BHXH là một trụ cột chính, lớn nhất không thể tách rời. Chính sách BHXH ở nước ta được thực hiện ngay từ những ngày đầu thành lập nước. Hơn 60 năm qua, trong quá trình tổ chức thực hiện, chính sách BHXH ngày càng được hoàn thiện và không ngừng đổi mới, bổ sung cho phù hợp với điều kiện hiện tại của đất nước. Cùng với quá trình đổi mới của nền kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), chính sách BHXH và tổ chức quản lý hoạt động BHXH cũng có nhiều đổi mới tích cực như: BHXH không những góp phần ổn định đời sống của người lao động mà còn khuyến khích họ tích cực lao động sản xuất tạo ra của cải cho xã hội, xây dựng đất nước. Trong quá trình thực hiện BHXH đã không ngừng phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Số người tham gia ngày càng tăng lên, mở rộng cho các đối tượng tham gia. Trong công tác quản lý cũng đã có những thay đổi căn bản. Đặc biệt hệ thống tổ chức đã được thống nhất trên phạm vi cả nước với mô hình 3 cấp, theo ngành dọc từ Trung ương tới địa phương. Trong đời sống xã hội ngày càng xuất hiện những thách thức mới như vấn đề việc làm, đời sống người lao động, dân số Bên cạnh đó cũng xuất hiện nhiều thách thức mới từ phía chủ sử dụng lao động như trốn đóng, nợ đọng diễn ra thường xuyên và quy mô ngày càng lớn. Hệ thống hành lang pháp lý đã quy định cụ thể và phát huy hiệu quả nhất định, tuy vậy đôi lúc mức điều tiết, điều chỉnh còn chưa kịp thời và chưa phù hợp với đa số nguyện vọng của người lao động cả nước Trong đó, quản lý nhà nước về BHXH cần phải được chú trọng và quan tâm vì công tác quản lí Nhà nước về BHXH có tốt thì hệ thống ASXH mới đạt được mục tiêu đề ra và đáp ứng lòng mong mỏi của hàng triệu người lao động cả nước. Chính vì vậy NCS đã chọn đề tài: “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” Luận án có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Từ đó giúp hoàn thiện hơn trong công tác quản lý nhà nước về BHXH và có chiến lược phát triển cho BHXH về lâu dài. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục tiêu cơ bản của đề tài là đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong công tác quản lý nhà nước về bảo BHXH ở Việt Nam. Từ mục tiêu cơ bản như 2 trên, các mục tiêu cụ thể của luận án như sau: - Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý Nhà nước về BHXH ở Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án hướng tới việc tập trung nghiên cứu và giải đáp câu hỏi nghiên cứu: + Những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam? + Những giải pháp và đề xuất nào phù hợp giúp công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam đạt hiệu quả tốt hơn? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được câu hỏi nghiên cứu đặt ra, luận án xác định đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu như sau: - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam” - Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu các đơn vị điển hình cấp Trung ương và một số đơn vị trên địa bàn thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực nghiên cứu và quản lý BHXH. - Về thời gian: Thông qua xây dựng thang đo kết hợp bảng hỏi các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực BHXH với nguồn số liệu nghiên cứu chủ yếu từ 2008 - 2015. Đồng thời đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam có giá trị đến năm 2025. - Về nội dung nghiên cứu: Luận án đi sâu vào nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam trên cơ sở các nội dung sau: (1) đánh giá, luận giải các kết quả nghiên cứu trước đây; (2) hệ thống hóa vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về BHXH; (3) đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, định hướng nghiên cứu về mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; (4) kiểm định giả thuyết nghiên cứu trong khung cảnh nghiên cứu là các nhân tố tác động đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam.; (5) đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. 3 5. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết vấn đề đặt ra, luận án tiến hành chọn mẫu nghiên cứu, đối tượng trong mẫu nghiên cứu, tiến hành điều tra thông qua bảng hỏi và xây dựng thang đo cho nhóm nhân tố ảnh hưởng. Sau khi thu thập số liệu điều tra từ mẫu chọn, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để chạy mô hình thông qua phần mềm SPSS để kiểm định mức độ ảnh hưởng với biến phụ thuộc là công tác quản lý nhà nước về BHXH và nhóm biến độc lập bao gồm: Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy quản lý nhà nước về BHXH; mức độ cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về BHXH; cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về BHXH; Phát triển của hệ thống an sinh xã hội; phát triển của các chính sách BHTM; nhu cầu nhận thức của người dân về BHXH. Sau khi đánh giá mức độ các nhân tố ảnh hưởng bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố trong mô hình và giả thuyết nghiên cứu lên công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt nam. 6. Thiết kế nghiên cứu 7. Đóng góp mới của luận án. Luận án dự kiến có những đóng góp sau: - Về mặt lý luận: Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, kết hợp thực tiễn công tác quản lý và mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất của thì luận án đã có nhiều đóng góp mới như: Xây dựng được bộ thang đo đánh giá các tiêu chí, nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH; Bộ thang đo, biến số đo lường các tiêu chí, nhân tố ảnh hưởng đảm bảo độ tin cậy, có liên quan chặt chẽ tới khía cạnh đo lường, đảm bảo ý nghĩa thống kê; Sử dụng mô hình đề xuất để nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH và kiểm định được các giả thuyết đặt ra; Kết quả nghiên cứu của Luận án có ý nghĩa về mặt lý thuyết, mở ra hướng nghiên cứu về phương pháp, quy trình đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về BHXH, có cơ sở để thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về BHXH và phát triển lĩnh vực BHXH. - Về mặt thực tiễn: Luận án cũng chỉ rõ các nhân tố tác động, mức độ tác động của các nhân tố đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích, đánh giá đó thì tác giả cũng đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt nam hiện nay và trong giai đoạn tới. 4 8. Kết cấu của luận án Ngoài lời mở đầu và kết luận và các mục theo quy định, kết cấu của luận án bao gồm 05 chương: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Chương 2: Cơ sở lý luận về công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Chương 3: Mô hình và phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả phân tích nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. Chương 5: Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 1.1.Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước Qua việc tổng quan những công trình ở nước ngoài cho thấy các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào một hoặc hai nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH như: - Helmuth, C., & Kerstin, R. (2015) hay nhóm tác giả Georges, C., Helmuth, C., & Pierre, P. (2000) nghiên cứu yếu tố BHTM có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nhà nước về BHXH - Xian, H., & Qin, G. (2014) nghiên cứu nhu cầu, nhận thức của người dân có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH - Nhóm tác giả Ramona, L., Raúl, R., Pedro, G., & Josefa, M. (2014) nghiên cứu về trình độ đội ngũ cán bộ trong bộ máy BHXH có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH. - Anil, D. (2010) nghiên cứu sự ảnh hưởng của chính sách ASXH lên công tác quản lý nhà nước về BHXH - Marcelo, B., & Guillermo, C. (2014) lại nghiên cứu về vấn đề cải cách thủ tục hành chính sẽ có mức ảnh hưởng nhất định trong công tác quản lý nhà nước về BHXH. 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước Việt Nam trong những năm gần đây, đề tài công tác quản lý nhà nước về BHXH cũng đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, 5 mỗi nghiên cứu đề cập đến những đối tượng và phạm vi nghiên cứu khác nhau. Đa số các công trình nghiên cứu tập trung vào từng nhân tố ảnh hưởng riêng biệt, như tác giả: Nguyễn Huy Ban (1999), Mai Thị Cẩm Tú (2004), Nguyễn Kim Thái (2006), Vũ Đức Thuật (2006), Nguyễn Nguyệt Nga (2012). Tuy nhiên chưa có một tác giả nảo nghiên cứu mức độ tác động của các nhân tố đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam, mức độ tác động ra sao và trong đó nhân tố nào là có ảnh hưởng mạnh nhất. Đồng thời chưa nghiên cứu nào đưa ra các nhóm giải pháp như luận án đã đề cập từ mô hình nghiên cứu. 1.3. Kết luận về tổng quan nghiên cứu và xác lập vấn đề nghiên cứu Tổng quan nghiên cứu giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất về các công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài. Từ đó rút ra được những khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu. Qua việc tổng quan các nghiên cứu được trình bày ở trên, tác giả nhận ra một số “khoảng trống” của các nghiên cứu trước đây như sau: Thứ nhất, các nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về BHXH là một đề tài đã được thực hiện ở các nước có nền KT-XH phát triển như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Tuy nhiên, Ở Việt Nam nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về BHXH chỉ mới được nghiên cứu ở một số khía cạnh khác nhau, với số lượng nghiên cứu còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa dài.Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về các nội dung quản lý nhà nước về BHXH và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH. Do đó cần bổ sung các bằng chững thực nghiệm về những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH ở Việt Nam. Thứ hai, các nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về BHXH đã thực hiện hầu như đều bị giới hạn phạm vi về thời gian nghiên cứu như: nghiên cứu của Anil Duman (2010), Qin Gao, Sui Yang, Shi Li (2012), Gerhard Igl (2015) chỉ nghiên cứu một nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH, chưa đưa ra được những bằng chứng thực nghiệm, những giải pháp cho những nhân tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về BHXH. Xuất phát từ những vấn đề còn khuyết thiếu như đã nêu, NCS đi vào nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam” với mục tiêu góp phần lấp đầy khoảng trống còn tồn tại. Tác giả cho rằng đề tài có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tế, đưa ra những giải pháp phù hợp cho công tác quản lý nhà nước về BHXH trong thời gian tới. 6 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Nội dung của Chương 1 tập trung làm rõ lý thuyết tổng quan về quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về công tác quản lý nhà nước về BHXH, thông qua các công trình đã công bố bao gồm các bài báo khoa học, sách chuyên khảo, luận án,... Trong mỗi phần tác giả đều tập hợp trình bày tổng quan về những điểm chung của các nghiên cứu và phân tích, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của các nghiên cứu để chỉ ra khoảng trống nghiên cứu còn cần phải hoàn thiện khi nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về BHXH. Trên cơ sở khoảng trống tác giả đã lựa chọn tên đề tài nhằm bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm liên quan đến công tác quản lý nhà nước về BHXH. CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI 2.1. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội 2.1.1. Khái niệm về bảo hiểm xã hội Theo nghĩa rộng, BHXH là sự đảm bảo hoặc thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động và gia đình họ khi người lao động tham gia BHXH bị giảm hoặc mất thu nhập từ lao động do các sự kiện BHXH xảy ra và trợ giúp các dịch vụ việc làm, chăm sóc y tế cho họ trên cơ sở quỹ BHXH do các bên tham gia đóng góp, nhằm ổn định đời sống cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội 2.1.2. Vai trò của bảo hiểm xã hội 2.1.2.1. Đối với người lao động Vai trò lớn nhất của BHXH là bù đắp những thu nhập bị mất hoặc giảm trong các trường hợp: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động - Bệnh nghề nghiệp; Hưu trí và tử tuất. Sự hỗ trợ này không những giúp NLĐ giảm thiểu những khó khăn trước mắt mà còn tạo điều kiện để họ và gia đình ổn định cuộc sống 2.1.2.2. Đối với người sử dụng lao động BHXH giúp các tổ chức sử dụng lao động, các doanh nghiệp, ổn định hoạt động thông qua việc phân phối các chi phí cho NLĐ một cách hợp lý. BHXH góp phần làm cho lực lượng lao động trong mỗi đơn vị ổn định, sản xuất, kinh doanh được hoạt động liên tục, hiệu quả, các bên của quan hệ lao động trở nên gắn bó với nhau hơn. 2.1.2.3. Đối với nhà nước và xã hội Trong BHXH thì vai trò của nhà nước là rất lớn, không chỉ thể hiện ở quản lý thống nhất, toàn diện về BHXH mà còn là sự hỗ trợ, bảo trợ cho BHXH. 7 Trong điều kiện nguồn lực có hạn thì quỹ BHXH đã giúp nhà nước giảm đi gánh nặng chi tiêu cho NSNN trong việc chi trả BHXH, nhờ đó nhà nước dành một phần NSNN để kiến thiết, xây dựng các chương trình mang tính phúc lợi cao để phục vụ lợi ích chung cho toàn XH. 2.1.3. Quản lý bảo hiểm xã hội Quản lý BHXH là quá trình tổ chức và điều khiển các hoạt động của BHXH theo một trật tự thống nhất nhằm đạt được mục tiêu và chiến lược đề ra. Như vậy quản lý BHXH bao gồm hai nội dung cơ bản là quản lý nghiệp vụ về BHXH và quản lý nhà nước về BHXH, trong đó: Đặc điểm quản lý nhà nước - Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ “quyền uy” và “sự phục tùng”. - Quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội. - Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đỏi hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối lên đối tượng quản lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học. - Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục và ổn định lên các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý, hoạt động quản lý nhà nước phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn. Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội Quản lý nhà nước đối với hoạt động BHXH là quá trình nhà nước sử dụng trong phạm vi quyền lực của mình tác động có tổ chức và điều chỉnh vào các quan hệ nảy sinh trong hoạt động BHXH nhằm đảm bảo cho hoạt động BHXH diễn ra theo đúng quy định của pháp luật và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của BHXH. 2.2. Nội dung của quản lý nhà nước về BHXH 2.2.1. Về hoạch định chính sách và định hướng phát triển BHXH Nghiên cứu về hình thức bảo hiểm xã hội, về việc hình thành quỹ, các chế độ bảo hiểm xã hội của các nước để xác định chiến lược, định hướng kế hoạch phát 8 triển hoạt động bảo hiểm xã hội nói chung và cho từng khu vực kinh tế nói riêng. 2.2.2. Xây dựng hệ thống pháp luật về BHXH Nghiên cứu và ban hành hệ thống văn bản qui phạm pháp luật để quản lý, điều hành thống nhất hoạt động bảo hiểm xã hội, thực hiện QLNN bằng pháp luật như : Bộ Luật LĐ, Luật Việc làm, Luật Bảo hiểm xã hội, Nghị định, thông tư, quyết định..., tổ chức chỉ đạo, điều hành hệ thống pháp luật đó. 2.2.3. Xây dựng cơ chế tài chính BHXH + Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội. + Bảo hộ quỹ bảo hiểm xã hội và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ. + Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung. 2.2.4. Hỗ trợ, bảo trợ của Nhà nước Nhà nước quản lý toàn diện về BHXH để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người tham gia BHXH. Trong công tác quản lý của mình nhà nước luôn có chính sách hỗ trợ, bảo trợ để trong mọi điều kiện, hoàn cảnh người tham gia luôn được đảm bảo quyền lợi của mình, đây cũng là mục đích lớn nhất của nhà nước khi quản lý BHXH. 2.2.5. Thanh tra, kiểm tra hoạt động BHXH Trong quá trình tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, Bộ LĐ-TBXH đã có sự phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan và chính quyền các địa phương. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động BHXH không chỉ với mục đích xử lý vi phạm, mà thông qua đó nắm bắt tình hình chung trong lĩnh vực BHXH, từ đó tham mưu cho công tác quản lý nhà nước về BHXH để bổ sung, chỉnh sửa, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình chung của XH 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội 2.3.1. Nhân tố bên trong Thứ nhất, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực BHXH Thứ hai, mức độ cải cách hành chính trong quản lý nhà nước Thứ ba, các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính để đảm bảo thực hiện quản lý nhà nước về BHXH 2.3.2. Nhân tố bên ngoài Thứ nhất, sự phát triển của các chính sách bảo hiểm thương mại Thứ hai, nhu cầu, nhận thức của người dân về BHXH Thứ ba, sự phát triển của hệ thống chính sách ASXH 9 2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt nam 2.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới Nghiên cứu công tác quản lý nhà nước về BHXH của Thái Lan, Inđonesia, Philippin, Singapo. 2.4.2. Bài học cho Việt Nam - Cần thiết mở rộng chương trình ASXH, trong đó đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội dành cho công nhân viên chức khu vực có quan hệ lao động, khu vực tư nhân hộ gia đình và khu vực phi chính thức (kể cả các doanh nghiệp hoạt động theo luật và các LĐ hưởng lương). - Tất cả các chi phí hành chính và vận hành chương trình sẽ được phân bổ từ ngân sách trung ương. - Để đảm bảo thực thi chính sách BHXH, các nước đều coi trọng và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong thực hiện BHXH. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 , luận án đã đề cập đến một số nội dung cơ bản sau đây: 1. Làm rõ sự cần thiết phải nghiên cứu về quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. 2. Làm rõ nội hàm quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Trước đây có nhiều tác giả đã nghiên cứu về bảo hiểm xã hội, quản lý nhà nước. Tuy nhiên chưa có công trình nào chỉ rõ khái niệm, đặc trưng của quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hôi. 3. Làm rõ các nhân tố tác động đến quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội từ đó làm cơ sở để chạy mô hình đánh giá tác động của các nhân tố qua số liệu khảo sát thực tế ở chương 3. 4. Rút ra một số bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội của một số nước phát triển có thể xem xét, vận dụng phù hợp với điều kiện của nước ta 10 CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu 3.1.1. Mô hình nghiên cứu Hình 3. 1: Mô tả mô hình nghiên cứu (Nguồn: Tác giả tổng hợp) 3.1.2. Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu - Biến phụ thuộc: Quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội - Các biến độc lập: Trình
Luận văn liên quan