Khu kinh tế (SEZ) là một thuật ngữ chung bao gồm khu thương mại tự do (FTZ),
Khu chế xuất (EPZ), Khu kinh tế (EZ), Đặc khu kinh tế (SEZ), và Cảng tự do (FPS)
(UNIDO, 2015). Ban đầu, các đặc khu kinh tế được hiểu như khu vực tự do, đã tồn tại trong
thương mại quốc tế cho khoảng 2.500 năm, lần đầu tiên ở Trung Quốc cổ đại, sau đó là
trong đế quốc La Mã (World bank, 1992). Ban đầu, tồn tại dưới dạng các cảng tự do, các
KKT tập trung vào phát triển hạ tầng và được định nghĩa là “mô hình sản xuất kết hợp với
các kỹ thuật công nghiệp, cung cấp một cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất để thu hút các nhà
đầu trong nước và nước ngoài” (Amado, 1989). Hiện nay các khu kinh tế trở nên khá phổ
biến trên thế giới và được biết đến như một “khu vực địa lý mà có luật lệ kinh tế có nhiều tự
do hơn so với hệ thống pháp luật chung của quốc gia” (Chikatisrinu, 2013). Các khu kinh tế
ngày càng khẳng định vai trò của mình vào sự phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê của
Tổ chức công nghiệp thế giới, tính đến năm 2015, đã có khoảng 4.500 khu kinh tế (SEZ) tại
140 quốc gia sử dụng khoảng 66 triệu người trên toàn thế giới (UNIDO, 2015).
Ở Việt Nam, khu kinh tế được xác định là mô hình mới mang tính đột phá cho
sự phát triển kinh tế các vùng trên cơ sở khai thác các lợi thế về tự nhiên và vị trí địa
lý. Kể từ năm 2003, khu kinh tế Chu Lai là khu kinh tế mở đầu tiên được thành lập,
đến nay, 18 khu kinh tế ven biển đã được thành lập theo mô hình này (trong phạm vi
luận án này gọi tắt là KKT) trong đó 16 khu đã đi vào hoạt động. Các KKT cả nước
thu hút được ước tính khoảng 300 dự án FDI với tổng mức đầu tư hơn 39 tỷ USD và
khoảng 840 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 566 nghìn tỷ đồng (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, 2015). Sự ra đời và phát triển của các KKT đã đóng góp đáng kể
vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Đây
cũng chính là chủ trương đúng đắn, góp phần tích cực chuyển một bộ phận lực lượng
lao động nông nghiệp, nông thôn (khu vực có năng suất lao động thấp) sang khu vực
công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm ra đời
và hoạt động, các KKT Việt Nam chưa thể hiện được vai trò động lực phát triển vùng
như mục tiêu đề ra; công tác phối hợp phát triển các ngành, lĩnh vực trong KKT theo
các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vẫn chưa thực hiện tốt đặc biệt tỷ lệ lấp đầy của
các KKT còn thấp; các dự án đăng ký kinh doanh chưa nhiều thậm chí các dự án đăng
ký mà không thực hiện buộc phải hủy bỏ, hạ tầng của các khu kinh tế còn chưa thực sự
đáp ứng nhu cầu phát triển Các khu kinh tế hiện tại cho đến nay, hầu như chưa có
những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Một số nhà đầu tư đã thực hiện các dự án đầu
tư lớn nhưng ít có dự án đầu tư với công nghệ hiện đại (Trần Đình Thiên, 2014; Võ
Đại Lược, 2009). Đặc biệt, thể chế của các Khu kinh tế Việt Nam cũng chưa thực sự
“đột phá” như các đặc khu kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ (Nguyễn Quang Thái,
2010). Vì vậy, về bản chất các Khu kinh tế ở Việt Nam chưa thực sự có sự khác biệt
lớn so với các Khu công nghiệp. “Thể chế ở các khu kinh tế này tuy có vượt trội so với
các khu công nghiệp, nhưng chỉ tập trung vào các ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất nên
so với các khu thương mại tự do trong khu vực và trên thế giới còn nhiều bất cập
không đủ sức cạnh tranh” (Vương Đình Huệ, 2014). Vậy thì ở Việt Nam, một thể chế
“đột phá” có thực sự cần thiết cho các khu kinh tế? Có rất nhiều các nghiên cứu và các
chính sách được đề xuất để nhằm phát triển các khu kinh tế đặc biệt là các chính sách
thu hút đầu tư. Tuy nhiên, chưa có nhiều nhà nghiên cứu đánh giá việc thu hút đầu tư
từ góc độ các nhà đầu tư, tức là các doanh nghiệp - các khách hàng của KKT.
Khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập năm 2006, là một trong số năm KKT trọng
điểm được đầu tư từ NSTW giai đoạn 2013-2015. Đến hết năm 2015, KKT Nghi Sơn đã
có 149 dự án đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh tương đương hơn 16,8
tỷ USD (97.000 tỷ đồng và 12,3 tỷ USD) (BQLKKT Nghi Sơn, 2015) trong đó có dự án
lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án đầu tư có qui mô lớn nhất nước hiện nay với vốn đăng ký
hơn 9 tỷ USD. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII đã xác định,
xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn thành trọng điểm kinh tế của tỉnh và khu vực; trở
thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh những thành công
bước đầu trong nỗ lực thu hút đầu tư của Tỉnh, KKT Nghi Sơn còn đối mặt với nhiều
hạn chế chung của các KKT Việt Nam đặc biệt là số dự án đã đi vào hoạt động còn ít
(74 dự án, năm 2015), cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện, các chính sách ưu đãi và cơ
chế quản lý chưa thực sự hấp dẫn như đặc trưng của Khu kinh tế mở
12 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp vào khu kinh tế: Trường hợp Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Khu kinh tế (SEZ) là một thuật ngữ chung bao gồm khu thương mại tự do (FTZ),
Khu chế xuất (EPZ), Khu kinh tế (EZ), Đặc khu kinh tế (SEZ), và Cảng tự do (FPS)
(UNIDO, 2015). Ban đầu, các đặc khu kinh tế được hiểu như khu vực tự do, đã tồn tại trong
thương mại quốc tế cho khoảng 2.500 năm, lần đầu tiên ở Trung Quốc cổ đại, sau đó là
trong đế quốc La Mã (World bank, 1992). Ban đầu, tồn tại dưới dạng các cảng tự do, các
KKT tập trung vào phát triển hạ tầng và được định nghĩa là “mô hình sản xuất kết hợp với
các kỹ thuật công nghiệp, cung cấp một cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất để thu hút các nhà
đầu trong nước và nước ngoài” (Amado, 1989). Hiện nay các khu kinh tế trở nên khá phổ
biến trên thế giới và được biết đến như một “khu vực địa lý mà có luật lệ kinh tế có nhiều tự
do hơn so với hệ thống pháp luật chung của quốc gia” (Chikatisrinu, 2013). Các khu kinh tế
ngày càng khẳng định vai trò của mình vào sự phát triển kinh tế xã hội. Theo thống kê của
Tổ chức công nghiệp thế giới, tính đến năm 2015, đã có khoảng 4.500 khu kinh tế (SEZ) tại
140 quốc gia sử dụng khoảng 66 triệu người trên toàn thế giới (UNIDO, 2015).
Ở Việt Nam, khu kinh tế được xác định là mô hình mới mang tính đột phá cho
sự phát triển kinh tế các vùng trên cơ sở khai thác các lợi thế về tự nhiên và vị trí địa
lý. Kể từ năm 2003, khu kinh tế Chu Lai là khu kinh tế mở đầu tiên được thành lập,
đến nay, 18 khu kinh tế ven biển đã được thành lập theo mô hình này (trong phạm vi
luận án này gọi tắt là KKT) trong đó 16 khu đã đi vào hoạt động. Các KKT cả nước
thu hút được ước tính khoảng 300 dự án FDI với tổng mức đầu tư hơn 39 tỷ USD và
khoảng 840 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu tư gần 566 nghìn tỷ đồng (Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, 2015). Sự ra đời và phát triển của các KKT đã đóng góp đáng kể
vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước. Đây
cũng chính là chủ trương đúng đắn, góp phần tích cực chuyển một bộ phận lực lượng
lao động nông nghiệp, nông thôn (khu vực có năng suất lao động thấp) sang khu vực
công nghiệp, dịch vụ có năng suất lao động cao hơn. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm ra đời
và hoạt động, các KKT Việt Nam chưa thể hiện được vai trò động lực phát triển vùng
như mục tiêu đề ra; công tác phối hợp phát triển các ngành, lĩnh vực trong KKT theo
các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch vẫn chưa thực hiện tốt đặc biệt tỷ lệ lấp đầy của
các KKT còn thấp; các dự án đăng ký kinh doanh chưa nhiều thậm chí các dự án đăng
ký mà không thực hiện buộc phải hủy bỏ, hạ tầng của các khu kinh tế còn chưa thực sự
đáp ứng nhu cầu phát triểnCác khu kinh tế hiện tại cho đến nay, hầu như chưa có
những nhà đầu tư chiến lược nước ngoài. Một số nhà đầu tư đã thực hiện các dự án đầu
tư lớn nhưng ít có dự án đầu tư với công nghệ hiện đại (Trần Đình Thiên, 2014; Võ
Đại Lược, 2009). Đặc biệt, thể chế của các Khu kinh tế Việt Nam cũng chưa thực sự
“đột phá” như các đặc khu kinh tế của Trung Quốc, Ấn Độ(Nguyễn Quang Thái,
2010). Vì vậy, về bản chất các Khu kinh tế ở Việt Nam chưa thực sự có sự khác biệt
lớn so với các Khu công nghiệp. “Thể chế ở các khu kinh tế này tuy có vượt trội so với
các khu công nghiệp, nhưng chỉ tập trung vào các ưu đãi về thuế, về tiền thuê đất nên
so với các khu thương mại tự do trong khu vực và trên thế giới còn nhiều bất cập
không đủ sức cạnh tranh” (Vương Đình Huệ, 2014). Vậy thì ở Việt Nam, một thể chế
“đột phá” có thực sự cần thiết cho các khu kinh tế? Có rất nhiều các nghiên cứu và các
chính sách được đề xuất để nhằm phát triển các khu kinh tế đặc biệt là các chính sách
thu hút đầu tư. Tuy nhiên, chưa có nhiều nhà nghiên cứu đánh giá việc thu hút đầu tư
2
từ góc độ các nhà đầu tư, tức là các doanh nghiệp - các khách hàng của KKT.
Khu kinh tế Nghi Sơn được thành lập năm 2006, là một trong số năm KKT trọng
điểm được đầu tư từ NSTW giai đoạn 2013-2015. Đến hết năm 2015, KKT Nghi Sơn đã
có 149 dự án đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh tương đương hơn 16,8
tỷ USD (97.000 tỷ đồng và 12,3 tỷ USD) (BQLKKT Nghi Sơn, 2015) trong đó có dự án
lọc hóa dầu Nghi Sơn là dự án đầu tư có qui mô lớn nhất nước hiện nay với vốn đăng ký
hơn 9 tỷ USD. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII đã xác định,
xây dựng và phát triển KKT Nghi Sơn thành trọng điểm kinh tế của tỉnh và khu vực; trở
thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh những thành công
bước đầu trong nỗ lực thu hút đầu tư của Tỉnh, KKT Nghi Sơn còn đối mặt với nhiều
hạn chế chung của các KKT Việt Nam đặc biệt là số dự án đã đi vào hoạt động còn ít
(74 dự án, năm 2015), cơ sở hạ tầng còn chưa hoàn thiện, các chính sách ưu đãi và cơ
chế quản lý chưa thực sự hấp dẫn như đặc trưng của Khu kinh tế mở
Hiện nay, Chính phủ và các địa phương cũng như Ban quản lý các KKT luôn trăn
trở với với việc phát triển các KKT. Từ tổng quan nghiên cứu của tác giả cho thấy có khá
nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp để phát triển các KKT nói chung và KKT Việt
Nam nói riêng. Tuy nhiên, để phát triển KKT điểm mấu chốt chính là phải có các nhà đầu
tư vào KKT. Vì vậy hiểu biết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của họ để tìm
cách thu hút họ là cần thiết. Có rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nước về quyết
định đầu tư. Tuy nhiên, thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư cho KKT chỉ mới xem
xét các nhân tố hấp dẫn đầu tư (bên ngoài doanh nghiệp) mà thực tế quyết định đầu tư lại
phụ thuộc rất nhiều vào các nhân tố bên trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, KKT là một
mô hình kinh tế mới với những điều kiện kinh doanh thuận lợi về vị trí, cơ chế quản lý và
điều kiện về cơ sở hạ tầng Vì vậy, việc đánh giá các nhân tố (bên trong, bên ngoài) ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp là cần thiết. Luận án sẽ nghiên cứu từ
góc độ các doanh nghiệp đầu tư để xác định có những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng đến
quyết định đầu của họ vào KKT? Trong các nhân tố đó, nhân tố nào đóng vai trò quan
trọng, nhân tố nào ít quan trọng hơn? Bên cạnh đó, nghiên cứu trên góc độ doanh nghiệp,
khi lựa chọn địa điểm đầu tư, họ luôn cân nhắc các yếu tố để tối ưu hóa lợi ích của mình.
Điều này có nghĩa họ sẽ lựa chọn địa điểm đầu tư có những đặc điểm phù hợp nhất với
đặc điểm của doanh nghiệp mình. Vì vậy trong phạm vi luận án tác giả sẽ nghiên cứu sự
phù hợp của KKT với đặc điểm của các doanh nghiệp đầu tư vào trong KKT, từ đó làm rõ
đặc trưng của các “khách hàng mục tiêu” đầu tư vào KKT. Các nghiên cứu trước đây chưa
đề cập tới những vấn đề này. Từ tổng quan của mình, tác giả cũng nhận thấy rằng cho đến
thời điểm hiện tại, chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam lượng hóa được sự ảnh hưởng của
các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư vào KKT. Vì vậy, đề tài luận án
tiến sĩ kinh tế “Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh
nghiệp vào khu kinh tế: trường hợp Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa” là một nghiên
cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của
các doanh nghiệp Việt Nam vào KKT trên cơ sở trường hợp nghiên cứu tại KKT
Nghi Sơn. Từ kết quả nghiên cứu tổng quan chung và kết quả nghiên cứu thực tiễn tại
KKT Nghi Sơn, luận án sẽ cung cấp dẫn chứng làm cơ sở đề xuất các giải pháp thu
hút đầu tư vào KKT.
3
Mục tiêu đề tài được làm rõ bằng các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1)Về mặt lý thuyết, có những nhân tố nào ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của
doanh nghiệp vào KKT? Những lý thuyết nào giải thích quyết định đầu tư của doanh
nghiệp vào KKT?
(2)Trong bối cảnh Việt Nam, những nhân tố nào ảnh hưởng đến quyết định đầu
tư của doanh nghiệp vào KKT? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến quyết
định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT như thế nào?
(3)Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực nghiệm, cần làm gì để thu hút hơn nữa
đầu tư của doanh nghiệp vào các khu kinh tế ở Việt Nam?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định đầu tư của
doanh nghiệp vào khu kinh tế.
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Luận án sẽ nghiên cứu tình hình phát triển chung của khu kinh
tế ở Việt Nam và sau đó tập trung nghiên cứu sâu đối với trường hợp khu kinh tế
Nghi Sơn, Thanh Hóa. Ở cấp độ doanh nghiệp, luận án khảo sát các doanh nghiệp đã
đầu tư vào khu kinh tế Nghi Sơn và các doanh nghiệp chưa đầu tư vào khu kinh tế
Nghi Sơn trong phạm vi địa bàn Thanh Hóa.
Về thời gian: Luận án sẽ sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2006-2015.
Số liệu sơ cấp thu thập qua điều tra bằng bảng hỏi từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2016.
Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Hiện nay Việt Nam có 2 mô hình Khu kinh
tế là Khu kinh tế ven biển và Khu kinh tế cửa khẩu, ngoài ra còn các Khu công
nghiệp và Khu chế xuất. Tuy nhiên, luận án này chỉ nghiên cứu về các khu kinh tế
ven biển (viết tắt là KKT).
4. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu và phát triển lý thuyết marketing địa phương,
luận án đã xác định được hai nhóm nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của
doanh nghiệp vào Khu kinh tế (KKT) đó là (1) Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
(đặc điểm của doanh nghiệp, đặc điểm của chủ doanh nghiệp); (2) Các nhân tố bên
ngoài doanh nghiệp (cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý, chính sách ưu đãi,chi phí đầu vào, thể
chế địa phương, môi trường sống, truyền thông, nguồn nhân lực).
Thứ hai, luận án đã phát hiện ra các nhân tố bên trong doanh nghiệp có ảnh
hưởng quan trọng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT. Cụ thể, kết
quả của hàm hồi qui probit đã mô tả được đặc điểm của khách hàng mục tiêu đầu tư
vào KKT là các doanh nghiệp có qui mô vừa và lớn; thuộc các nhóm ngành nghề
khác nhau trọng tâm là các nhóm ngành (i) Công nghiệp nặng, khai khoáng; (ii)
Cung cấp, xử lý nước và rác thải, (iii) Dịch vụ vận tải, cảng biển và hàng hải; các
doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu; Các doanh nghiệp nước ngoài; các doanh
nghiệp có chủ doanh nghiệp là Nam với trình độ từ Đại học trở lên. Đây là nhóm
“khách hàng” có xác suất đầu tư cao hơn so với các doanh nghiệp khác.
Thứ ba, luận án kiểm định lại một số giả thuyết và rút ra các nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp theo thứ tự là: (1) Chi phí đầu vào
cạnh tranh; (2) Chính sách ưu đãi; (3) Thể chế địa phương; (4) Vị trí địa lý. Cơ sở hạ
tầng và Nguồn nhân lực bên trong và bên ngoài KKT không có sự khác biệt đủ lớn vì
4
vậy chưa có cơ sở để kết luận sự ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Các nhóm nhân tố
có ảnh hưởng ngược chiều là Truyền thông và Môi trường sống, có nghĩa là các
doanh nghiệp đánh giá các nhân tố này ở bên trong KKT chưa tốt bằng bên ngoài
KKT, vì vậy cần phải cải thiện các nhân tố này.
*Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực trạng và định hướng phát triển các KKT
Việt Nam, luận án đề xuất ba nhóm giải pháp thu hút đầu tư vào KKT: Thứ nhất,
nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp trong KKT bao gồm: (1) Các doanh nghiệp
cần khai thác các lợi thế của KKT để phát triển các ngành nghề, lĩnh vực phù hợp; (2)
Thành lập hiệp hội các doanh nghiệp trong KKT để hỗ trợ sự phát triển của các doanh
nghiệp nói riêng và các KKT nói chung; (3) Tạo lập cụm liên kết ngành cho các
doanh nghiệp trong khu kinh tế. Thứ hai, nhóm giải pháp đối với các ban quản lý KKT
bao gồm: (1) Xác định đặc điểm của “khách hàng mục tiêu” đầu tư vào Khu kinh tế và
tìm cách thu hút các doanh nghiệp này; (2) Xác định lợi thế để xây dựng mô hình
phát triển đặc thù riêng cho từng khu kinh tế; (3) Liên tục cải cách hành chính tạo
điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư và sự phát triển của các doanh nghiệp; (5) Tăng
cường công tác truyền thông quảng bá thương hiệu cho các khu kinh tế. Thứ ba,
nhóm giải pháp hoàn thiện các điều kiện nhằm tăng tính hấp dẫn của KKT để thu
hút các doanh nghiệp đầu tư bao gồm: (1) Hoàn thiện khung chính sách riêng cho
Khu kinh tế và xây dựng thí điểm các Đặc khu kinh tế có thể chế đột phá để thu hút
doanh nghiệp đầu tư; (2) Đa dạng hoá phương thức và tăng cường thu hút vốn đầu tư
để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho khu kinh tế; (3) Đào tạo nguồn nhân lực đáp
ứng nhu cầu phát triển của các doanh nghiệp trong Khu kinh tế.
5. Kết cấu của luận án
Luận án nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh
nghiệp vào khu kinh tế: Trường hợp Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa được kết cấu
gồm 4 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và tổng quan về quyết định đầu tư của doanh nghiệp
vào khu kinh tế
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư
của doanh nghiệp vào Khu kinh tế
Chương 4: Một số giải pháp thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế
Việt Nam
5
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CỦA
DOANH NGHIỆP VÀO KHU KINH TẾ
1.1 Tổng quan về Khu kinh tế
1.1.1 Khái niệm Khu kinh tế
Đặc khu kinh tế (special economic zones –SEZ) là “một bất động sản được hợp
pháp hóa bởi các luật thương mại như thuế quan, hạn ngạch, hoặc các nghĩa vụ khác
với phần còn lại của đất nước” (UNIDO, 2015).
Ở Việt Nam, Theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP qui định “Khu kinh tế là khu
vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt
thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều
kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ”.
Theo quan điểm của tác giả “Khu kinh tế là một không gian kinh tế riêng biệt
với phần còn lại của đất nước với cơ sở hạ tầng và các cơ chế quản lý thuận lợi cho
sự phát triển của các doanh nghiệp”.
1.1.2 Các mô hình khu kinh tế
Hiện nay, các khu kinh tế được thành lập và hoạt động rộng rãi tại các nước phát
triển và đang phát triển kể cả các nước xã hội chủ nghĩa trước đây như các nước thuộc
Liên Xô cũ, các nước Trung và Đông Âu. Số lượng các khu này tăng nhanh tại Châu Á,
Trung Mỹ và vùng vịnh Caribe. Tùy điều kiện về cơ sở hạ tầng, định hướng phát triển và
chính sách của quốc gia các khu kinh tế phát triển theo các hình thức sau:
- Đô thị quốc tế
- Đặc khu kinh tế hay khu kinh tế tự do (Special economic zones – SEZ)
- Khu thương mại tự do (hay phi thuế quan- Free trade zones - FTZ
- Cảng tự do (Free Port – FT)
- Khu kinh tế mở (Open Economic Zone): Các Khu kinh tế mở của Việt Nam
hiện đang ở tình trạng này. Ở Việt Nam, các Khu kinh tế mở phát triển theo 2 loại:
+ Khu kinh tế cửa khẩu là một không gian kinh tế xác định, gắn với cửa khẩu
quốc tế hay cửa khẩu chính của quốc gia.
+ Khu kinh tế ven biển là một không gian kinh tế xác định, gắn với các cảng
biển, được áp dụng những cơ chế, chính sách ưu đãi để khuyến khích phát triển.
Trong phạm vi luận án này chỉ nghiên cứu về các Khu kinh tế ven biển.
1.1.3 Vai trò của Khu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay, các khu kinh tế trên thế giới khá đa dạng về loại hình và mục tiêu. Tuy
nhiên, dù khác nhau về mô hình hay về thời gian thành lập, thậm chí là lý do ra đời thì
các khu kinh tế thể hiện vai trò của mình thông qua những khía cạnh chủ yếu như sau:
- Nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho dân cư.
- Các KKT góp phần cải thiện các chính sách kinh tế xã hội.
- Góp phần nâng cao trình độ công nghệ trong sản xuất.
- Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.
1.2 Tổng quan về đầu tư của doanh nghiệp vào khu kinh tế
1.2.1 Đầu tư và quyết định đầu tư
Theo nghĩa rộng Sharpe và các cộng sự (1999) cho rằng “Đầu tư là hy sinh giá
6
trị chắc chắn có trong hiện tại để đạt được giá trị (có thể không chắc chắn) trong
tương lai”. Trên góc độ kinh tế “Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực
trong một thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu
xác định trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định” (Từ Quang Phương, 2013).
Quyết định quản trị là hành vi sáng tạo của nhà quản trị nhằm định ra chương
trình và tính chất hoạt động của tổ chức để giải quyết một vấn đề đã chín muồi, trên
cơ sở sự hiểu biết các quy luật vận động khách quan của hệ thống bị quản trị và việc
phân tích các thông tin của hệ thống đó (Stoner và Wankel, 1987). Quyết định đầu tư
là một trong những quyết định quản trị quan trọng của doanh nghiệp.
Theo quan điểm marketing, nhà đầu tư cũng là khách hàng của các địa phương,
vì vậy hiểu biết các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp giúp
các nhà hoạch định chính sách có thể xây dựng các chính sách, hoạt động phù hợp để
tác động đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp.
1.2.2 Lý thuyết quyết định đầu tư
1.2.2.1 Lý thuyết chiết trung – Mô hình OLI
Lý thuyết chiết trung của Dunning (1997) cho rằng có 3 nhóm nhân tố ảnh
hưởng đến quyết định đầu tư còn được gọi là mô hình OLI đó là: (i) Lợi thế về sở
hữu; (ii) Lợi thế về khu vực và (iii) Lợi thế về nội hoá. Phát triển trên cơ sở lý thuyết
của Dunning (1997), Gilomre, Donnel, và Cummins (2003) cho rằng các nhân tố sau
ảnh hưởng đến sự lựa chọn thị trường đầu tư:
- Kiến thức và kinh nghiệm của các thị trường
- Kích thước và sự tăng trưởng của thị trường
- Quan điểm của Chính phủ và các khuyến khích tài chính
- Lạm phát chính sách kinh tế, mức thuế suất và cơ cấu thuế
- Tài nguyên
- Công nghệ
- Sự ổn định chính trị
Trên cơ sở mô hình OLI, Phùng Xuân Nhạ (2001) lại chia thành 2 nhóm nhân
tố Kéo- Đẩy trong đầu tư.
Lý thuyết chiết trung đã luận giải một cách thuyết phục lý do các nhà đầu tư
quốc tế lựa chọn một thị trường/ quốc gia để đầu tư. Tuy nhiên, đây là những nghiên
cứu chuyên sâu về đầu tư nước ngoài, vì vậy, những nhân tố được xem xét thường
trên phương diện một quốc gia như tình hình chính trị, trình độ khoa học công nghệ...
Trong luận án của mình tác giả sẽ kế thừa và vận dụng lý thuyết này trong điều kiện
Việt Nam và trong phạm vi các khu kinh tế. Nghiên cứu này sẽ kế thừa các thang đo
về chính sách ưu đãi của chính phủ, các nhân tố về cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý của khu
kinh tế, nguồn nhân lực của địa phương...vận dụng vào khu kinh tế Việt Nam.
2.2.1.2 Lý thuyết về thể chế và môi trường đầu tư
Thể chế là “các ràng buộc do con người tạo ra nhằm để cấu trúc tương tác giữa người
với người” (North, 2002). Nghiên cứu về thể chế khá phổ biến ở Việt Nam đó là Chỉ số
năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Các lý thuyết về thể chế và các chỉ số PCI đã nghiên cứu
một cách sâu sắc các nhân tố “mềm” ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
Tuy nhiên các lý thuyết này chưa đề cập đến các nhân tố cứng như vị trí địa lý, cơ sở hạ
tầng Các thang đo về các nhân tố mềm này sẽ được tham khảo và vận dụng vào nhóm
nhân tố chính sách ưu đãi và thể chế địa phương trong khuôn khổ của luận án này.
7
2.2.1.3 Lý thuyết lựa chọn tối ưu (The rational choice)
Lý thuyết lựa chọn tối ưu, còn được gọi là lý thuyết lựa chọn là một khuôn khổ cho
sự hiểu biết và thường chính thức mô hình hóa hành vi kinh tế và xã hội. Các phương án
tối ưu này được lựa chọn trên cơ sở giả định các tổ chức, cá nhân có đủ thông tin và họ
cũng ưu tiên lựa chọn phương án mà họ “thích” hơn hoặc phù hợp hơn. Xem xét trên góc
độ doanh nghiệp, quyết định đầu tư của doanh nghiệp vào KKT suy cho cùng chính là
quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư. Các doanh nghiệp sẽ ưu tiên lựa chọn các phương án
phù hợp với đặc điểm kinh doanh của mình. Vì vậy trên cơ sở lý thuyết này, luận án cũng
sẽ xem xét sự phù hợp giữa đặc điểm của doanh nghiệp với địa điểm đầu tư của họ.
Bên cạnh đó, khi đưa ra các quyết định của mình các doanh nghệp sẽ ưu tiên
lựa chọn phương án để tối đa