Trong nuôi thâm canh, thức ăn thường chiếm tỷ trọng 60–70% tổng chi phí
sản xuất (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Do đó, để
mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, người sản
xuất cũng như người nuôi luôn chú trọng đến hệ số thức ăn cũng như giá cả
của loại thức ăn sử dụng. Vì vậy, việc xây dựng công thức thức ăn phù hợp
với nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt
động nuôi của loài đó. Điều này không những giúp cho vật nuôi sinh
trưởng, phát triển tốt mà còn là nhân tố quan trọng trong việc tiết kiệm chi
phí sản xuất và bảo vệ môi trường nuôi. Nhu cầu dinh dưỡng của cá được
nghiên cứu bằng phương pháp truyền thống được thực hiện từ những năm
của thập niên 40 (Lê Thanh Hùng, 2008). Ở phương pháp truyền thống nhu
cầu dinh dưỡng được xác định thông qua mối quan hệ giữa liều lượng sử
dụng (mức dinh dưỡng trong thức ăn) và khả năng phản ứng (tăng trưởng)
của cơ thể đối với thức ăn đó (Zeitoun et al., 1976). Tuy nhiên đối với
phương pháp truyền thống sẽ tốn nhiều thời gian và khả năng ứng dụng
rộng rãi không cao (Lupatsch, 2003). Trong thời gian gần đây, các nghiên
cứu trên thế giới và trong nước đã áp dụng những kỹ thuật, phương pháp
nghiên cứu mới nhằm tối ưu hóa thức ăn cho động vật thủy sản nói chung
và cá nói riêng. Việc ứng dụng mô hình hóa (mô hình đa nhân tố, mô hình
năng lượng sinh học) để xác định nhu cầu dinh dưỡng của loài cá đã được
sử dụng phổ biến (NRC, 2011). Một số loài cá đã được các tác giả áp dụng
mô hình này trong việc xác định nhu cầu dinh dưỡng như cá tráp (Sparus
aurata), cá vền (Dicentrarchus labrax) và cá mú chấm đen (Epinephelus
aeneus) (Lupatsch et al., 2003); Cá cam (Seriola lalandi) (Mark et al.,
2010); cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Glencross et al., 2010) và
cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) (Trung et al., 2011).
33 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo pseudapocryptes elongatus (cuvier, 1816), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRẦN THỊ BÉ
NGHIÊN CỨU NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ
XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI
CÁ KÈO Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 62620301
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN
2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRẦN THỊ BÉ
NGHIÊN CỨU NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ
XÂY DỰNG CÔNG THỨC THỨC ĂN NUÔI
CÁ KÈO Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816)
Chuyên ngành: Nuôi trồng Thủy sản
Mã số: 62620301
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ THỦY SẢN
Người hướng dẫn khoa học:
PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền
2016
Công trình được hoàn thành tại: Khoa Thủy Sản, Trường Đại học
Cần Thơ
Người hướng dẫn khoa học: PGs.Ts. Trần Thị Thanh Hiền
Phản biện 1:...
Phản biện 2:...
Phản biện 3:...
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Họp tại...
Vào ..giờ, ngàytháng..năm.
Có thể tìm luận án tại:
1. Trung tâm học liệu Trường Đại học Cần Thơ
2. Thư viện Quốc gia
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ LUẬN ÁN
1.1 Giới thiệu
Trong nuôi thâm canh, thức ăn thường chiếm tỷ trọng 60–70% tổng chi phí
sản xuất (Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Do đó, để
mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, người sản
xuất cũng như người nuôi luôn chú trọng đến hệ số thức ăn cũng như giá cả
của loại thức ăn sử dụng. Vì vậy, việc xây dựng công thức thức ăn phù hợp
với nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt
động nuôi của loài đó. Điều này không những giúp cho vật nuôi sinh
trưởng, phát triển tốt mà còn là nhân tố quan trọng trong việc tiết kiệm chi
phí sản xuất và bảo vệ môi trường nuôi. Nhu cầu dinh dưỡng của cá được
nghiên cứu bằng phương pháp truyền thống được thực hiện từ những năm
của thập niên 40 (Lê Thanh Hùng, 2008). Ở phương pháp truyền thống nhu
cầu dinh dưỡng được xác định thông qua mối quan hệ giữa liều lượng sử
dụng (mức dinh dưỡng trong thức ăn) và khả năng phản ứng (tăng trưởng)
của cơ thể đối với thức ăn đó (Zeitoun et al., 1976). Tuy nhiên đối với
phương pháp truyền thống sẽ tốn nhiều thời gian và khả năng ứng dụng
rộng rãi không cao (Lupatsch, 2003). Trong thời gian gần đây, các nghiên
cứu trên thế giới và trong nước đã áp dụng những kỹ thuật, phương pháp
nghiên cứu mới nhằm tối ưu hóa thức ăn cho động vật thủy sản nói chung
và cá nói riêng. Việc ứng dụng mô hình hóa (mô hình đa nhân tố, mô hình
năng lượng sinh học) để xác định nhu cầu dinh dưỡng của loài cá đã được
sử dụng phổ biến (NRC, 2011). Một số loài cá đã được các tác giả áp dụng
mô hình này trong việc xác định nhu cầu dinh dưỡng như cá tráp (Sparus
aurata), cá vền (Dicentrarchus labrax) và cá mú chấm đen (Epinephelus
aeneus) (Lupatsch et al., 2003); Cá cam (Seriola lalandi) (Mark et al.,
2010); cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) (Glencross et al., 2010) và
cá rô phi vằn (Oreochromis niloticus) (Trung et al., 2011).
Thông qua phương pháp mới này có thể xác định nhu cầu dinh dưỡng của
cá trong suốt chu kỳ nuôi thương phẩm, giúp tiết kiệm được thời gian và
chi phí nghiên cứu. Ưu điểm của phương pháp này đã được ứng dụng để
xác định nhu cầu dinh dưỡng cho một số loài cá có giá trị kinh tế trên thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, việc áp dụng nó để xác định
nhu cầu dinh dưỡng cho cá kèo (Pseudapocryptes elongatus, Cuvier 1816)
để xây dựng công thức thức ăn cho cá là một trong những vấn đề cần thiết
góp phần hoàn thiện quy trình nuôi đối tượng này trong tương lai. Cá kèo là
một trong những đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế được nuôi trong
những năm gần đây ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá kèo được
nuôi chủ yếu ở các tỉnh ven biển như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng và Trà
Vinh, góp phần đa dạng đối tượng nuôi và hạn chế rủi ro trong nuôi thủy
sản, như tình hình nuôi tôm hiện nay gặp nhiều khó khăn cả về dịch bệnh
và thị trường tiêu thụ. Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bạc
Liêu (2014), diện tích nuôi cá kèo ở tỉnh Bạc Liêu trong những năm qua có
xu hướng tăng lên, cụ thể năm 2009 khoảng 242 ha, đến năm 2013 diện
tích nuôi là 463 ha. Hầu hết cá kèo được nuôi luân canh trong ao nuôi tôm
hoặc chuyên canh theo hướng thâm canh với năng suất đạt rất cao, dao
động 10-15 tấn/ha/vụ. Cá kèo là đối tượng có giá trị kinh tế nên nhiều công
trình nghiên cứu khoa học đã thực hiện trên đối tượng này. Tuy nhiên, đến
nay thì chưa có công trình nào công bố về nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn
hoàn chỉnh cho cá kèo. Xuất phát từ tình hình thực tế trên “Nghiên cứu
nhu cầu dinh dưỡng và xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo
Pseudapocrytes elongatus (Cuvier, 1816)” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu tổng quát của luận án
Xác định nhu cầu dinh dưỡng (năng lượng, protein và lipid) của cá
kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier, 1816) làm cơ sở xây dựng công
thức thức ăn cho các giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học: đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về nhu
cầu dinh dưỡng (protein, năng lượng, lipid, tỷ lệ CHO: L), hiệu quả sử
dụng thức ăn và khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu phổ biến cung
cấp protein và carbohydrate được sử dụng trong chế biến thức ăn cho cá
kèo.
- Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của đề tài làm cơ sở để nhà sản xuất lựa
chọn các nguồn nguyên liệu phù hợp và phát triển công thức thức ăn.
Người nuôi lựa chọn thức ăn phù hợp với các mức năng lượng và xác định
tỷ lệ cho ăn hợp lý trong từng giai đoạn nuôi cá kèo thương phẩm.
1.4 Những điểm mới của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án đã có những đóng góp mới về lý thuyết và
ứng dụng trong sản xuất.
- Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng mô hình năng
lượng sinh học để xác định nhu cầu protein và năng lượng cho bốn giai
đoạn nuôi cá kèo thương phẩm.
- Xác định nhu cầu lipid và tỷ lệ CHO: L trong thức ăn cá kèo.
- Xác định hiệu quả sử dụng thức ăn, protein, năng lượng tiêu hoá;
tỷ lệ protein tiêu hoá/ năng lượng tiêu hoá; hệ số thức ăn; tỷ lệ cho ăn với
bốn kích cỡ cá khác nhau.
- Đánh giá khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu sử dụng phổ biến
cung cấp protein và carbohydrate trong chế biến thức ăn của cá làm cơ sở
để lựa chọn nguyên liệu phù hợp trong việc xây dựng công thức thức ăn.
- Đề tài đã xây dựng hoàn chỉnh các công thức thức ăn của cá kèo ở
bốn giai đoạn nuôi nuôi thương phẩm dựa trên nhu cầu dinh dưỡng của cá.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cá kèo Pseudapocryptes elongatus (Cuvier,
1816)
- Thời gian: 12/2010–12/2014.
- Địa điểm: Nghiên cứu được thực hiện ở tỉnh Bạc Liêu và Khoa
Thủy sản - Đại học Cần Thơ.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Nội dung 1: Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn, sinh trưởng và
thành phần hóa học cá kèo nuôi thương phẩm
3.2.1.1 Khảo sát tình hình sử dụng thức ăn
Nghiên cứu được tiến hành ở hai thời điểm nuôi năm 2011 và 2013
bằng cách điều tra lấy thông tin từ 80 hộ nuôi cá kèo thâm canh ở 4 khu
vực gồm 3 huyện (Đông Hải, Vĩnh Lợi, Hòa Bình) và thành phố Bạc Liêu –
Tỉnh Bạc Liêu.
- Số liệu thứ cấp: các số liệu về hiện trạng mô hình nuôi cá kèo ở
Tỉnh Bạc Liêu (tổng diện tích nuôi, khu vực nuôi tập trung, năng suất, sản
lượng, mật độ nuôi) đã được thu thập từ các báo cáo của Chi cục Nuôi
trồng Thủy sản - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu
năm 2011–2014.
- Số liệu sơ cấp: được thu thập bằng cách điều tra ngẫu nhiên 20 hộ
nuôi cá kèo ở bốn khu vực khảo sát. Phiếu điều tra được sử dụng làm
phương tiện thu thập thông tin.
- Thông tin khảo sát chính: diện tích mặt nước, mật độ, kích cỡ cá
giống, thời gian nuôi, tỷ lệ sống, kích cỡ cá thu hoạch, năng suất, loại thức
ăn sử dụng, cách cho ăn, FCR, chi phí thức ăn.
3.2.1.2 Khảo sát sinh trưởng và thành phần hóa học của cá kèo nuôi
thương phẩm của các hộ dân ở tỉnh Bạc Liêu
Nghiên cứu được tiến hành bằng cách thu mẫu cá kèo ở các ao nuôi thâm
canh trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu từ tháng 7/2011 đến tháng 10/2011. Cá
được thu 4 tháng ở 30 ao nuôi trong 80 hộ điều tra. Mẫu cá được thu định
kỳ hàng tháng với số lượng 30con/ao trong một lần thu. Các chỉ tiêu cần
xác định như: tăng trưởng về khối lượng, chiều dài và thành phần hóa học
của cá.
3.2.2 Nội dung 2: Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo
3.2.2.1 Ứng dụng mô hình năng lượng sinh học xác định nhu cầu năng
lượng và protein
Thí nghiệm 1: Xác định năng lượng và protein duy trì của cá kèo
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức tương ứng với 4 nhóm kích cỡ cá khác
nhau (3,63±0,15 g; 5,86±0,06 g; 14,2±0,06 g và 20,0±0,15g) được bố trí
với mật độ 30 con/ bể và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Các nghiệm
thức được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với thời gian thí nghiệm là 28 ngày.
Cá kèo ở tất cả các nghiệm thức không được cho ăn trong suốt quá trình thí
nghiệm. Nhiệt độ trong các bể sáng chiều dao động từ 27,8–29,7; pH nước
dao động từ 7,3–7,5. Các chỉ tiêu cần xác định như: tỷ lệ sống, khối lượng
cá tiêu hao, năng lượng tiêu hao, protein tiêu hao và thành phần hóa học
của cá.
Hình 1: Bốn kích cỡ cá kèo và hệ thống bể bố trí thí nghiệm 1
Thí nghiệm 2: Xác định khả năng tiêu hóa thức ăn và các dưỡng chất
có trong thức ăn cho cá kèo
Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn được được phối trộn từ các nguyên liệu gồm bột cá Kiên Giang,
bánh dầu nành ly trích dầu, bột mì, cám gạo, chất kết dính, dầu cá, vitamin,
khoáng. Đồng thời, thức ăn còn sử dụng chất đánh dấu chromic oxide
(Cr2O3) với tỷ lệ 1%. Thức ăn chứa 33,6% protein; 5,37% lipid và 16,3
KJ/g năng lượng.
Bố trí thí nghiệm
Cá có khối lượng trung bình 7,40±0,26 g/con được bố trí với mật độ 50
con/ bể trong 3 bể nhựa (70L/ bể). Bể được thiết kế nước chảy tràn và sục
khí liên tục. Thí nghiệm kết thúc khi thu đủ lượng phân cần phân tích (3–5g
phân khô).
Hình 2: Thức ăn và bể bố trí thí nghiệm 2
Cách thu và bảo quản phân
Sau khi cho cá ăn được 1 giờ loại bỏ hết phân, thức ăn thừa và thay nước
với tỷ lệ 70% thể tích nước trong bể. Sau đó tiến hành thu phân bằng ống
nhựa, dùng ống nhựa siphon phân ra ngoài (phân dạng sợi), sau đó rửa lại
với nước cất và trữ lạnh trong chai nhựa (ở 4oC). Mẫu phân tươi của cá
được sấy khô trong tủ sấy với nhiệt độ (ở 60oC trong 24giờ) trước khi phân
tích thành phần hóa học trong mẫu phân.
Các chỉ tiêu cần xác định như: thành phần hóa học của nguyên liệu, thức ăn
và mẫu phân của cá kèo, Cr2O3, độ tiêu hóa vật chất khô, protein và năng
lượng trong thức ăn.
Thí nghiệm 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng và protein của cá
kèo
Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức tương ứng với
các mức cho ăn là 0%; 1,5%; 3,0%; 4,5% và 6,0% khối lượng thân/ngày.
Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần với mật độ cá bố trí là 30 con/bể. Thời
gian tiến hành là 28 ngày. Thức ăn được sử dụng giống thức ăn thí nghiệm
2. Cá bố trí thí nghiệm có khối lượng trung bình là 3,31±0,01g/con và được
cho ăn 3 lần/ ngày (7h30, 11h30, 16h) với các mức cho ăn tương ứng với
từng nghiệm thức. Đồng thời, trong quá trình thí nghiệm cá được thay nước
định kỳ 3 ngày/ lần, mỗi lần thay 30% thể tích nước trong bể. Nhiệt độ
nước trong các bể thí nghiệm dao động từ 27,5 đến 29,6oC; pH nước dao
động từ 7,4–7,6.
Các chỉ tiêu cần xác định như: thành phần hóa học thức ăn và cá kèo, tỷ lệ
sống, tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng tương
đối, hệ số thức ăn, nhu cầu năng lượng (E) và nhu cầu protein (P) duy trì,
hiệu quả sử dụng E và hiệu quả sử dụng P.
Hình 3: Cá đầu vào và hệ thống bể thí nghiệm 3
3.2.2.2 Xác định nhu cầu lipid, tỷ lệ carbohydrate/lipid (CHO:L) và
hiệu quả sử dụng các nguồn lipid khác nhau
Thí nghiệm 4: Xác định nhu cầu lipid của cá kèo và tỷ lệ CHO:L thích
hợp trong thức ăn
- Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm được phối trộn từ các loại nguyên liệu chính: bột cá (đã
ly trích béo), bánh dầu nành (đã ly trích béo), bột mì tinh, dầu cá, dầu đậu
nành, hỗn hợp khoáng-vitamin và CMC (Bảng 1).
Bảng 1: Tỷ lệ nguyên liệu và thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 4
Nguyên liệu (%)
Nghiệm thức (% lipid)
1,50 4,50 7,50 10,5 13,5
Bột cá(1) 10,0 10,0 10,0 10,0 10,0
Bánh dầu nành ly trích 54,5 55,0 55,5 56,0 56,5
Bột mì 30,3 23,0 15,8 8,54 1,29
Dầu đậu nành (2) 0 1,26 2,78 4,31 5,83
Dầu cá biển (3) 0,41 1,91 3,41 4,91 6,41
Khoáng – Vitamin (4) 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00
Chất kết dính 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
CMC (5) 2,09 5,79 9,5 13,2 16,9
Thành phần hóa học (% khối lượng khô)
Ẩm độ 10,1 10,7 10,2 10,6 10,6
Protein 34,8 36,6 35,4 35,7 36,6
Lipid 1,37 4,53 7,20 10,4 13,5
Tro 7,38 7,41 8,47 9,39 10,1
Xơ 4,15 4,91 5,94 6,94 7,58
CHO 56,6 51,5 48,9 44,5 39,8
Năng lượng thô (KJ,g-1) 17,4 17,6 17,3 17,2 17,2
Tỷ lệ CHO/L 41,3:1 11,4:1 6,79:1 4,23:1 2,95:1
1 Bột cá Kiên Giang; 2 Dầu Cái Lân; 3 Dầu cá biển nhập từ Ấn Độ; 4 Premix vitamin khoáng: vitamin A
(400.000 IU), vitamin D3 (80.000 IU), vitamin E (12g), vitamin K3 (2,4 g), vitamin B1 (1,6 g), vitamin
B2 (3 g), vitamin B6 (1 g), niacin (1 g), vitamin B9 (0,8 g), vitamin B12 (0,00 4g), acid folic (0,032g),
biotin (0,17 g), vitamin C (60g), choline (4,8g), inositol (1,5g), ethoxyquin (20,8g), Cu (10 g), FeSO4
(20 g), Mg (16,6 g), Mn (2 g), Zn (11 g) (IU/ kg; g/kg); 5 Carboxymethylcenllulose
- Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức thức ăn có
các mức lipid tăng dần 1,5%; 4,5%; 7,5%; 10,5% và 13,5% với tỷ lệ
CHO:L lần lượt là 38,2; 10,3; 5,97; 3,62 và 2,39. Thức ăn sử dụng có cùng
hàm lượng protein 35% và cùng mức năng lượng 17,2 KJ/g tương ứng với
protein và năng lượng tiêu hóa là 31% và 13 KJ/g. Mỗi nghiệm thức lặp lại
3 lần với mật độ cá bố trí 30 con/bể, khối lượng cá thí nghiệm dao động từ
6,80 đến 6,85 g/con. Thời gian thí nghiệm 8 tuần.
Các chỉ tiêu cần xác định: tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, hệ số thức ăn, hiệu
quả sử dụng protein, lipid, chỉ số protein tích lũy, chỉ số lipid tích lũy và
thành phần hóa học của thức ăn và của cá.
Hình 4: Hệ thống bể và cá thí nghiệm 4
Thí nghiệm 5: Xác định tỷ lệ dầu cá và dầu đậu nành thích hợp
- Thức ăn thí nghiệm
Thức ăn thí nghiệm được phối trộn với các nguồn nguyên liệu chính như
bột cá, bánh dầu nành ly trích, bột mì và hàm lượng dầu cá, dầu nành thay
đổi theo tỷ lệ được thể hiện trong Bảng 2.
Bảng 2: Thành phần nguyên liệu và thành phần hóa học thức ăn TN 5
Nguyên liệu (%)
0%
DĐN
25%
DĐN
50%
DĐN
75%
DĐN
100%
DĐN
Bột cá 10 10 10 10 10
Bánh dầu nành ly trích 55,5 55,5 55,5 55,5 55,5
Bột mì 16,5 16,5 16,5 16,5 16,5
Dầu cá 6,22 4,66 3,11 1,55 0
Dầu đậu nành 0 1,55 3,11 4,66 6,22
Khoáng –Vitamin 2 2 2 2 2
Gelatin 1,00 1,00 1,00 1,00 1,00
CMC 8,80 8,80 8,80 8,80 8,80
Thành phần hóa học của thức ăn (% khối lượng khô)
Độ ẩm 8,10 6,64 5,56 6,52 5,23
Protein 34,4 34,5 34,8 34,6 35,3
Lipid 7,64 7,55 7,59 7,51 7,63
Tro 8,82 8,71 8,61 8,56 8,54
Xơ 5,94 5,94 5,94 5,94 5,94
CHO 49,1 49,1 49,0 49,3 48,6
Năng lượng thô (KJ,g-1) 17,4 17,3 17,2 17,3 17,3
Tỷ lệ CHO:L 6,43:1 6,50:1 6,46:1 6,56:1 6,36:1
Ghi chú: Dầu cá biển nhập từ Ấn Độ; Dầu nành: sản xuất tại Công ty TNHH Dầu Thực Vật
Cái Lân; CMC - Carboxymethylcenllulose
- Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5
nghiệm thức thức ăn 0% DĐN, 25% DĐN, 50% DĐN, 75% DĐN và 100%
DĐN. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần với mật độ cá bố trí 30 con/bể, khối
lượng cá thí nghiệm dao động từ 6,83±0,07g/con. Thức ăn có cùng hàm
lượng protein 35%, béo 7,5% và mức năng lượng 17,2 KJ/g. Thời gian thí
nghiệm 8 tuần. Các chỉ tiêu cần xác định: tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, hệ
số thức ăn, hiệu quả sử dụng protein, lipid, chỉ số protein tích lũy, chỉ số
lipid tích lũy, thành phần hóa học của thức ăn và cá
- Chăm sóc cá, quản lý thí nghiệm: cá được cho ăn thỏa mãn nhu cầu,
mỗi ngày cho ăn 2 lần (8 giờ và 16 giờ). Lượng thức ăn mà cá tiêu thụ và
thừa trong mỗi bể được ghi nhận hàng ngày (lượng thức ăn thừa được
siphon ra ngoài, sấy khô và cân lại khối lượng). Đồng thời trong thời gian
thí nghiệm nước được thay định kỳ 3 ngày/ lần, mỗi lần thay 30% lượng
nước trong bể. Nhiệt độ nước: 27,5–29,5oC; Oxy hòa tan: 4 ppm; pH:7,5–
7,8; NH3+:0,01 ppm; NO2-:0,75 ppm.
3.2.3 Nội dung 3: Xác định khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu phổ
biến làm thức ăn
Xác định khả năng tiêu hóa của cá kèo đối với một số nguyên liệu phổ biến
sử dụng trong phối chế thức ăn gồm hai thí nghiệm.
3.2.3.1 Thí nghiệm 6: Khả năng tiêu hóa một số nguyên liệu cung cấp
protein
- Thức ăn thí nghiệm: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 6 ở
Bảng 3.
Bảng 3: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 6 (% KL khô)
Nguyên lệu
Thức ăn
Đối chứng Bột cá
Bánh dầu
nành
Bột thịt xương
Bã cải
canola
Cr2O3 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Bột cá 18,4 12,9 12,9 12,9 12,9
Bánh dầu nành 28,1 19,7 19,7 19,7 19, 7
Bột mì 33,8 23,7 23,7 23,7 23,7
Cám gạo 15,7 11,0 11,0 11,0 11,0
CMC1 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Dầu cá2 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Premix vitamin, khoáng3 1 0,7 0,7 0,7 0,7
Bột cá Kiên Giang - 30 - - -
Bánh dầu nành ly trích
Arhentina
- - 30 - -
Bột thịt xương Ý - - - 30 -
Bã cải canola Canada - - - - 30
Tổng 100 100 100 100 100
- Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm gồm 5 nghiệm thức đối chứng, bột cá, bánh dầu nành, bột thịt
xương và bã cải canola, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại
trong hệ thống 15 bể nhựa (70 L/bể). Cá (5-7g/con) được bố trí với mật độ
50 con/ bể trong bể có hệ thống sục khí, độ mặn nước duy trì trong suốt
thời gian thí nghiệm là 10‰. Nghiệm thức thức ăn đối chứng được phối
trộn 1% chất đánh dấu (Cr2O3) và 4 nghiệm thức thức ăn cần xác định độ
tiêu hóa có chứa 30% lượng nguyên liệu (bột cá, bánh dầu nành, bột thịt
xương và bã cải canola) và 70% lượng thức ăn đối chứng.
Cách thu và xử lý phân: được thực hiện tương tự như thí nghiệm 2
Các chỉ tiêu cần xác định như: phần hóa học của nguyên liệu, thức ăn và
mẫu phân của cá kèo, Cr2O3, độ tiêu hóa thức ăn, dưỡng chất trong thức ăn,
độ tiêu hóa của nguyên liệu.
3.2.3.2 Thí nghiệm 7: Khả năng tiêu hóa một số nguồn nguyên liệu
cung cấp năng lượng
Thức ăn thí nghiệm, bố trí thí nghiệm, cách thu phân và các chỉ tiêu phân
tích: được thực hiện tương tự như thí nghiệm 6. Tuy nhiên, các nguồn
nguyên liệu được đánh giá độ tiêu hoá là cám gạo, cám ly trích, cám mì và
mì lát
3.2.4 Nội dung 4: Xây dựng công thức thức ăn nuôi cá kèo thương
phẩm
Công thức thức ăn của cá kèo được xây dựng dựa trên kết quả của nội dung
2 và 3. Cụ thể:
- Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cá kèo được thực hiện ở thí
nghiệm trong nội dung 2.
+ Thí nghiệm bỏ đói (TN 1) xác định số mũ trao đổi chất cơ sở của
năng lượng và protein.
+ Thí nghiệm đánh giá độ tiêu hóa của thức ăn (TN 2) xác định độ
tiêu hóa vật chất khô, protein và năng lượng.
+ Thí nghiệm hiệu quả sử dụng thức ăn (TN 3) xác định nhu cầu
protein và năng lượng duy trì, hiệu quả sử dụng protein và năng lượng dựa
trên protein và năng lượng tiêu hóa ăn vào.
+ Thí nghiệm xác định nhu cầu lipid, tỷ lệ CHO:L và hiệu quả sử
dụng các nguồn lipid khác nhau (TN 4 và TN 5) xác định hàm lượng lipid
thích hợp, tỷ lệ CHO:L và khả năng sử dụng lipid.
- Độ tiêu hóa của các nguồn nguyên liệu được thực hiện ở thí nghiệm trong
nội dung 3
Xây dựng nhu cầu thức ăn cho cá dựa trên những yêu cầu chung đảm bảo
về dinh dưỡng bao gồm các nguyên liệu chính và nguyên liệu bổ sung, đảm
bảo giá thức ăn hợp lý và thân thiện với môi trường theo hướng dẫn của
Guillaume et al. (2001).
Ứng dụng phần mềm xây dựng công thức: Chương trình excell version 5.0
được sử dụng để thiết lập công thức thức ăn với nhu cầu dinh dưỡng của cá
đã được thiết lập cùng với nguồn nguyên liệu đã được đánh giá độ tiêu hóa
từ kết quả nghiên cứu của đề tài.
3.3 Phương pháp xử lý và phân tí