Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển BHXH cho thấy ở những nước mới phát triển kinh tế thị trường, loại hình BHXH đầu tiên thường là BHXH tự nguyện ở mức độ thấp (Trần Quang Hùng, 1998). Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) là một chính sách lớn của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho những người lao động không hoặc chưa có cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH BB) được tiếp cận với hệ thống BHXH. Trong nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều lao động không được tham gia BHXH BB vì họ là những lao động tự do, tự hoạt động sản xuất kinh doanh.

pdf27 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHẠM THỊ LAN PHƯƠNG NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI, 2015 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN VĂN SONG Phản biện 1: GS. TS. Tô Dũng Tiến Hội Kinh tế nông lâm Phản biện 2: GS. TS. Hoàng Đức Thân Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phản biện 3: PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 20 Có thể tìm luận án tại: Thư viện Quốc gia Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội (ASXH) của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển BHXH cho thấy ở những nước mới phát triển kinh tế thị trường, loại hình BHXH đầu tiên thường là BHXH tự nguyện ở mức độ thấp (Trần Quang Hùng, 1998). Bảo hiểm xã hội tự nguyện (BHXH TN) là một chính sách lớn của Nhà nước, nhằm đảm bảo cho những người lao động không hoặc chưa có cơ hội tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (BHXH BB) được tiếp cận với hệ thống BHXH. Trong nền kinh tế hiện nay, có rất nhiều lao động không được tham gia BHXH BB vì họ là những lao động tự do, tự hoạt động sản xuất kinh doanh. Các đối tượng có thể kể đến như nông dân, lao động tự tạo việc làm, kinh doanh buôn bán nhỏ, lẻ, người lao động trong các làng nghề tiểu thủ công nghiệp ở những nơi không có quan hệ lao động, theo quy định của pháp luật, không thuộc đối tượng tham gia BHXH BB (Mạc Văn Tiến, 2005). Theo Tổng cục thống kê (2014), đến hết quý 2, năm 2014 cả nước có tới 1140,2 nghìn người thiếu việc làm, 876,1 nghìn người thất nghiệp trong tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. Vĩnh Phúc là một trong các tỉnh có sự phát triển nhanh, toàn diện về kinh tế so với các tỉnh, thành phố trên cả nước. Năm 2014 thu ngân sách đạt 20.966,5 tỷ đồng, thu nhập bình quân 63 triệu đồng/người (Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc, 2015). Với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, mức sống của những người lao động trong nông nghiệp, những người lao động tự do đã được cải thiện, nhiều người có thu nhập khá, có tích lũy nhất định và theo đó họ có khả năng tham gia BHXH tự nguyện. Phát triển Bảo hiểm xã hội, đặc biệt là phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là một xu hướng tất yếu nhằm thiết lập một hệ thống an sinh xã hội. Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm trong kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong những năm qua đã thu hút đối tượng tham gia BHXH TN năm sau cao hơn năm trước. Qua 7 năm thực hiện chính sách BHXH TN, số lượng NLĐ tham gia BHXH TN tại Vĩnh Phúc mặc dù năm sau cao hơn năm trước (năm 2008 là 89 người, năm 2014 là 3.166 người tham gia). Thực tiễn cho thấy, kết quả thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa 2 tương xứng với tiềm năng về thu hút đối tượng tham gia. Vấn đề đặt ra là tại sao tiềm năng lớn nhưng số người tham gia BHXH TN lại ít? Phải chăng trong quá trình thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc còn nhiều khó khăn, vướng mắc? Phải chăng cơ chế, chính sách chung về BHXH tự nguyện chưa đủ sức “hút” đối với người lao động? Vậy làm thế nào để tiếp tục phát triển, mở rộng phạm vi hoạt động của BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc? Tác giả tiến hành nghiên cứu tình hình thực hiện chính sách BHXH tự nguyện và tìm ra những nguyên nhân việc chưa thu hút người lao động tham gia BHXH tự nguyện, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn phát triển BHXH TN; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH TN; đề xuất một số giải pháp phát triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Góp phần bổ sung và làm rõ những vấn đề về cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện; - Đánh giá thực trạng phát triển BHXH TN; phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện và các nguyên nhân ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH tự nguyện. - Đối tượng điều tra: Cơ quan BHXH; Người lao động đang tham gia và có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với người lao động. Tập trung vào các nhóm đối tượng là người lao động nông thôn, tự tạo việc làm, lao động tự do, nông dân. 3 - Phạm vi về không gian nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, tập trung tại Thành phố Vĩnh Yên, Thị xã Phúc Yên, Huyện Yên Lạc, Huyện Bình Xuyên. - Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Từ 2008 - 2013 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Luận án đã góp phần hệ thống hóa, bổ sung, làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn cũng như thực trạng phát triển BHXH TN và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH TN; đề xuất một số giải pháp phát triển BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Về lý luận, hệ thống hóa bổ sung, làm rõ những vấn đề lý luận về phát triển BHXH TN và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển BHXH TN. Về thực tiễn, thực trạng phát triển BHXH TN và sự tham gia BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, xây dựng mô hình nghiên cứu và rút ra được những nhân tố tác động đến sự tham gia BHXH TN. Về giải pháp, luận án đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển chính sách BHXH TN. Phát triển số lượng NLĐ tham gia BHXH TN ở tỉnh Vĩnh Phúc; phát triển về chất lượng dịch vụ BHXH TN; phát triển về cơ chế chính sách BHXH TN đối với người lao động trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng cũng như được áp dụng rộng rãi trên các địa bàn trong cả nước. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 2.1.1. Một số khái niệm * Khái niệm bảo hiểm xã hội, BHXH bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện * Khái niệm phí BHXH: theo Trần Quang Hùng và Mạc Văn Tiến (1998): “Phí BHXH là khoản tiền đóng góp hàng tháng hoặc định kỳ của những người tham gia BHXH cho Quỹ BHXH”. * Khái niệm quỹ BHXH: cũng theo Trần Quang Hùng và Mạc Văn Tiến (1998). “Trong kinh tế thị trường, Quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm”. * Khái niệm trợ cấp BHXH: trợ cấp BHXH là khoản tiền từ Quỹ BHXH được cơ quan hay tổ chức BHXH chi trả cho người được BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc bị mất việc 4 làm và có đủ điều kiện hưởng theo quy định của pháp luật BHXH. Trợ cấp BHXH có nhiều loại như trợ cấp một lần, trợ cấp lần đầu, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp ngắn hạn, trợ cấp dài hạn (Trần Quang Hùng và Mạc Văn Tiến, 1998). * Khái niệm người lao động Theo quy định tại Điều 6 Bộ Luật Lao động (1994). “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động”. 2.1.2. Những quy định cơ bản về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam - Đối tượng áp dụng bảo hiểm xã hội tự nguyện - Quyền và trách nhiệm của người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện * Quyền của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện * Trách nhiệm của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định; Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo BHXH TN; Bảo quản sổ BHXH theo đúng quy định (Chính phủ, 2007). - Phương thức đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện * Mức đóng BHXH TN hàng tháng (cho mỗi tháng): Mức đóng BHXH hàng tháng của người tham gia BHXH TN bằng tỷ lệ phần trăm đóng BHXH TN (X) với mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH của người tham gia BHXH TN lựa chọn. * Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện: Từ tháng 01/2008 – 12/2009 = 16%; Từ tháng 01/2010 – 12/2011 = 18%; Từ tháng 01/2012 – 12/2013 = 20%; Từ tháng 01/2014 trở đi = 22%. * Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH TN của người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn (gọi tắt là Mức thu nhập tháng): thấp nhất bằng lương tối thiểu chung, cao nhất bằng 20 lần lương tối thiểu chung. Mức thu nhập tháng = Lmin + m × 50.000 (đồng/tháng) Trong đó: Lmin: là mức lương tối thiểu chung; m: là số nguyên lớn hơn hoặc bằng 0 (do người tham gia lựa chọn). * Đăng ký lại phương thức đóng BHXH TN: Người tham gia BHXH TN được đăng ký lại phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với tổ chức BHXH nhưng ít nhất là sau 6 tháng kể từ lần đăng ký trước. 2.1.3. Vai trò của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện - Vai trò của bảo hiểm xã hội đối với cá nhân NLĐ và gia đình của họ - Vai trò của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với xã hội 5 2.1.4. Đặc điểm và nguyên tắc của bảo hiểm xã hội tự nguyện Đặc điểm: Bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng như BHXH, dựa trên nguyên tắc cùng chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm, đòi hỏi tất cả mọi người tham gia trên tinh thần tự nguyện. Nguyên tắc 1. Mọi người lao động đều có quyền tham gia BHXH TN khi chưa tham gia BHXH BB và quyền được hưởng BHXH khi phát sinh các nhu cầu được BHXH. Nguyên tắc 2. BHXH TN phải dựa trên sự đóng góp tự nguyện của người tham gia bảo hiểm để hình thành nguồn quỹ BHXH TN. Nguyên tắc 3. Nhà nước có trách nhiệm phải BHXH đối với người lao động, người lao động cũng có trách nhiệm phải tự BHXH cho mình. Nguyên tắc 4. San sẻ rủi ro theo quy luật số lớn. Nguyên tắc 5. Kết hợp hài hoà các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng nhu cầu BHXH TN Nguyên tắc 6. Bảo đảm tính thống nhất BHXH TN trên phạm vi cả nước, đồng thời phải phát huy tính đa dạng, năng động của các bộ phận cấu thành. Nguyên tắc 7. Phát triển, mở rộng BHXH TN phải phù hợp với điều kiện KT-XH trong từng giai đoạn phát triển và phù hợp với khả năng tham gia của số đông người lao động. 2.1.5. Cơ sở khoa học của sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện Nhu cầu con người hàm chứa hai khía cạnh: khía cạnh sinh học và khía cạnh xã hội. Từ khía cạnh xã hội, khi mà thu nhập còn thấp, mức sống chưa cao, người ta phải tìm cách thỏa mãn những nhu cầu phổ biến (tức là nhu cầu thiết yếu) trước đã. Đến khi thu nhập tăng lên, mức sống cao hơn, lúc đó các nhu cầu cao hơn sẽ được thỏa mãn dần. 2.1.6. Phát triển và phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện 2.1.6.1. Một số khái niệm liên quan tới phát triển và phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện * Phát triển: Là sự tăng trưởng gắn liền với sự hoàn thiện về cơ cấu và nâng cao về chất lượng. Phát triển là sự tăng lên về quy mô, khối lượng của sự vật, hiện tượng, nhưng đồng thời làm thay đổi về cấu trúc (thay đổi về chất) của sự vật, hiện tượng đó. Phát triển là quá trình biến đổi của sự vật, hiện tượng. * Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện thể hiện quá trình thay đổi (tăng lên) về số lượng tham gia, chất lượng bảo hiểm ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó, sự thay đổi về cơ cấu đối tượng tham gia... Qua đó, có thể hiểu rằng, sự phát triển BHXH TN trước hết là sự gia tăng về số lượng người tham gia bảo hiểm, cơ cấu đối tượng được mở rộng, đối 6 tượng tham gia bảo hiểm ở nhiều tầng lớp lao động, ngành nghề khác nhau. Đồng thời là sự gia tăng chất lượng dịch vụ BHXH TN và cải thiện các chính sách BHXH TN trên phạm vi từ điểm cho đến toàn quốc gia. 2.1.6.2. Nội dung phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện * Phát triển về số lượng: trên cơ sở phân tích nhu cầu (qua khảo sát thực tế) của các nhóm đối tượng tham gia BHXH TN, có thể (i) mở rộng nhóm đối tượng tham gia BHXH TN đối với những người chưa từng tham gia BHXH và (ii) gia tăng số lượng người thuộc các nhóm đã tham gia BHXH TN. * Phát triển về chất lượng: cũng thông qua khảo sát để đánh giá khả năng tham gia BHXH TN của các nhóm đối tượng, chủ yếu là đánh giá mức thu nhập hiện tại mà mức độ tăng trưởng (thay đổi) thu nhập trong một số năm gần đây. * Phát triển về cơ cấu: là sự tổ hợp của phát triển về số lượng và phát triển về chất lượng nêu trên, thông qua việc phân nhóm đối tượng và phân nhóm mức đóng, mức thụ hưởng BHXH TN. * Phát triển về cơ chế chính sách: là sự phát triển phù hợp với năng lực quản lý của các cơ quan BHXH và phù hợp với định hướng phát triển KT-XH chung của đất nước. 2.1.6.3. Sự cần thiết phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện Đối với loại hình BHXH tự nguyện, theo tác giả, đây là sự cần thiết khách quan trong nền kinh tế quốc dân. Thực ra loại hình bảo hiểm này đã manh nha được thực hiện ở một vài địa phương. Chẳng hạn ở Phú Xuyên, Hà Tây, từ năm 1986 Hội nông dân ở đây đã thực hiện bảo hiểm hưu trí cho nông dân. Bảo hiểm ở Hà Tây được thực hiện trên cơ sở đóng bằng thóc để hưởng tuổi già. Tuy nhiên, do chưa có sự chẩn bị chu đáo và chưa có cơ sở pháp lý phù hợp, nên kết quả thực hiện ở các địa phương này còn hạn chế. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 2.2.1. Thực tiễn bảo hiểm xã hội tự nguyện ở các nước trên thế giới 2.2.1.1. Mô hình bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Trung Quốc Được thực hiện như một chương trình tiết kiệm cá nhân với mức đóng là tự nguyện. Phương thức đóng không hạn chế tuổi tác, một lần hay nhiều lần. Phương thức hưởng rất linh hoạt hàng tháng hoặc 1 lần, có thể nhận lại tiền trong quá trình đóng theo quy định. 2.2.1.2. Hệ thống an sinh xã hội ở Cộng hòa Liên bang Đức Hệ thống an sinh xã hội ở Đức được hình thành từ thế kỷ XIX với 4 loại cơ bản là: BHYT (1883), Bảo hiểm tai nạn (1884), Bảo hiểm hưu trí (1889), Bảo hiểm thất nghiệp (1927), thực hiện theo mô hình Bismarc. Hệ thống pháp luật BHXH ở Đức thực hiện trên cơ sử “Hợp đồng giữa các thế hệ”, thanh toán bảo hiểm trên nguyên tắc phụ thuộc. 7 2.2.1.3. Hệ thống an sinh xã hội ở Pháp Hệ thống an sinh xã hội được hình thành từ năm 1945, mô hình an sinh xã hội cũng áp dụng chủ yếu theo mô hình Bismarc. Pháp là nước điển hình kiên trì hỗ trợ chăm sóc trẻ em trước độ tuổi đến trường, trong đó phụ nữ được hưởng mức trợ cấp an sinh rất cao trong thời kỳ có con nhỏ. 2.2.1.4. Hệ thống an sinh xã hội cho nông dân ở Ba Lan Tại Ba Lan, do số lao động nông thôn và nông dân khá lớn, Chính phủ Ba Lan đã triển khai các hoạt động BHXH cho nông dân. Bảo hiểm xã hội cho nông dân ở Ba Lan được thực hiện trên cơ sở tự nguyện. 2.2.2. Các nghiên cứu liên quan tới sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam và trên thế giới - Lưu Bích Ngọc (2006) với đề tài “Người lao động với Bảo hiểm xã hội tự nguyện”. - Theo Đặng Bội Hương (2000), Bảo hiểm xã hội cho nông dân theo hình thức tự nguyện là cần thiết và là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta khi mà trên 70% dân số và LĐ sống và làm việc tại nông thôn. - Theo Tôn Thị Thanh Huyền (2003), nhu cầu tham gia BHXH của nông dân là có thật và họ có khả năng tham gia BHXH. - Theo Nguyễn Hoàng Phú (2003), trong nền kinh tế thị trường, việc tham gia BHXH của các nhóm lao động là cần thiết, nhằm bảo vệ họ trong những trường hợp giảm hoặc mất thu nhập do giảm hoặc mất khả năng lao động trong quá trình lao động. - Sakai and Okura (2011) nghiên cứu “Phân tích kinh tế học về bảo hiểm tự nguyện và bảo hiểm bắt buộc” của hai chuyên gia người Nhật đã phân tích về thị trường bảo hiểm mà cả hệ thống bảo hiểm tự nguyện và bắt buộc cùng tồn tại. - Jowett and Thompson (1999) nghiên cứu về “Chi trả cho chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam: Mở rộng sự tham gia vào bảo hiểm sức khỏe tự nguyện”,. Mục đích của nghiên cứu là tổng hợp từ các báo cáo và dự án nghiên cứu được thực hiện bởi Chương trình quốc tế tại Trung tâm Kinh tế sức khỏe, liên quan đến hệ thống sức khỏe tại Việt Nam trong vòng 4 năm qua. - Mossialos and Thomson (2004) trong một nghiên cứu về “Bảo hiểm sức khỏe tự nguyện ở Liên minh Châu Âu” đã cung cấp thông tin tổng thể về thị trường bảo hiểm sức khỏe tự nguyện trong Liên minh Châu Âu (EU). 8 2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho sự phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện tại Vĩnh Phúc - Bảo hiểm xã hội tỉnh muốn thực sự phát triển chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện phải tuân thủ theo đúng các quy luật phát triển khách quan của nó, - Chính sách BHXH TN chủ yếu hướng tới đối tượng là NLĐ làm việc tự do, buôn bán, kinh doanh nhỏ lẻ, lao động nông nghiệp, - Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện phải thực hiện trên cơ sở phát triển kinh tế trong nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. - Quản lý Quỹ BHXH TN đòi hỏi cơ quan bảo hiểm xã hội Vĩnh Phúc phải tuân thủ nguyên tắc quản lý theo quy định chung của Nhà nước, Quỹ được bảo hộ và phải nằm trong quỹ BHXH nói chung của toàn quốc. - Cơ quan BHXH Vĩnh Phúc phải tổ chức triển khai, phát triển BHXH TN đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh phải nằm trong guồng máy chung của BHXH Việt Nam, không thể tách rời để hoạt động độc lập với BHXH Việt Nam. - Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và các sở ban ngành liên quan phối hợp tạo điều kiện cho người nông dân, người lao động tự tạo việc làm trên địa bàn tỉnh có công ăn việc làm, từ đó có tích lũy để tham gia BHXH TN đảm bảo ổn định thu nhập khi hết khả năng lao động, cũng như biến cố rủi ro xảy ra. PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH PHÚC 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý - Vĩnh Phúc tiếp giáp với 3 tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang và Hà Nội - Vĩnh Phúc là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội; - Có vị trí quan trọng đối với vùng KTTĐ Bắc Bộ, đặc biệt với Thủ đô Hà Nội: 3.1.1.2. Địa hình Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi trung du với vùng đồng bằng Châu thổ Sông Hồng. 3.1.1.3 Tài nguyên đất Nhìn chung đất đai canh tác ở Vĩnh Phúc không màu mỡ, một số vùng đất bị nghèo hóa, năng suất thấp, vì vậy vẫn còn nhiều tiềm năng cho thâm canh cây trồng và vật nuôi trên diện tích đất đang sử dụng. 9 3.1.2. Điều kiện xã hội 3.1.2.1. Dân số và nguồn lao động - Dân số trung bình năm 2013 khoảng 1.029.412 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,4%. Trong đó dân số nông thôn chiếm 76,31%. - Lực lượng lao động tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013 tăng đạt 613,2 nghìn người, chiếm 59,57% so với tổng dân số, trong đó bao gồm 607,35 nghìn người trong độ tuổi lao động lực lượng lao động tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 79,92%. 3.1.2.2. Văn hóa, giáo dục - Năm 2014, UBND tỉnh đã chỉ đạo hoàn thiện hệ thống dạy nghề - Bổ sung nguồn vốn đầu tư cho các khối mầm non, tiểu học và THCS thuộc các xã miền núi khó khăn. 3.1.2.3. Mức sống dân cư - Thu nhập bình quân đầu người tăng với nhịp độ 13,8%/năm so với mức 6,05% của cả nước trong cùng thời kỳ. - Có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa người dân thành thị và người dân nông thôn 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Cách tiếp cận và Khung phân tích Luận án sử dụng bốn phương pháp tiếp cận chủ yếu. (i) Tiếp cận hệ thống. (ii) Tiếp cận thể chế tiếp cận thể chế (iii) Tiếp cận phân tích nguyên nhân và kết quả, phát hiện mâu thuẫn, thiếu sót.(iv)Tiếp cận có sự tham gia. 3.2.2. Chọn điểm nghiên cứu, xác định mẫu nghiên
Luận văn liên quan