Ngành công nghiệp Than là một trong những ngành công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cơ bản cho sản xuất và đời
sống, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước .
Hiện nay, ngành công nghiệp Than khai thác mỗi năm khoảng 45 triệu tấn than thương phẩm,
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc
gia và giảm nhập siêu.
26 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Ngành công nghiệp Than là một trong những ngành công nghiệp có vai trò quan trọng đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cơ bản cho sản xuất và đời
sống, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước .
Hiện nay, ngành công nghiệp Than khai thác mỗi năm khoảng 45 triệu tấn than thương phẩm,
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc
gia và giảm nhập siêu.
Bên cạnh những lợi ích to lớn nêu trên, thì việc khai thác, chế biến, sử dụng than cũng gây nhiều
tác động xấu tới môi trường sinh thái và để lại hậu quả nghiêm trọng cho môi trường và xã hội. Do
vậy, phát triển ngành công nghiệp Than theo hướng bền vững luôn được các nhà khoa học, các nhà
kinh tế, các nhà hoạch định chính sách đặc biệt quan tâm và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết, bao
gồm: vấn đề khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý và tiết kiệm; vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường do khai
thác và chế biến; vấn đề giải quyết việc làm và thực hiện trách nhiệm xã hội tại địa bàn vùng than, v.v.
Thời gian tới, vấn đề càng trở nên cấp bách, nghiêm trọng hơn khi Việt Nam phải nhập khẩu than để
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thực hiện chiến lược ứng phó với biến đổi
khí hậu.
Từ những lý do trên cho thấy phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam là đòi hỏi
hết sức quan trọng và cấp thiết. Vì thế Nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Nghiên cứu phát triển bền
vững ngành công nghiệp Than Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ của mình, mong muốn góp phần
hiện thực hóa chủ trương phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước vào ngành công nghiệp Than.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần làm rõ những vấn đề chủ yếu về lý luận và thực tiễn phát triển ngành công nghiệp Than
Việt Nam trên quan điểm PTBV.
- Đề xuất nội dung và xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững có căn cứ khoa học và thực tiễn cho
ngành công nghiệp Than Việt Nam làm cơ sở để xây dựng chiến lược PTBV, tổ chức và đánh giá thực
hiện PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam.
- Khuyến nghị một số nội dung thực hiện phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phát triển bền vững ngành công nghiệp Than.
Khách thể nghiên cứu: Ngành công nghiệp Than Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Ngành công nghiệp Than Việt Nam;
- Về thời gian: Ngành công nghiệp Than Việt Nam trong giai đoạn vừa qua và trong thời kỳ đẩy
mạnh CNH, HĐH giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
2
1) Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn về PTBV trong và ngoài nước, qua đó rút
ra những nội dung, kinh nghiệm cần tham khảo và vận dụng cho ngành công nghiệp Than Việt Nam.
2) Xây dựng nội dung và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than phù hợp với đặc
điểm của ngành Than và điều kiện thực tế của Việt Nam.
3) Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp Than Việt Nam trên quan điểm phát triển bền
vững và khuyến nghị.
4) Đề xuất hệ thống thông tin thống kê phục vụ tính toán, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện
PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đã vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của duy vật lịch sử làm phương
pháp luận chung. Trên cơ sở kết hợp nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong và ngoài
nước; điều tra tổng kết thực tiễn, từ đó khái quát hóa, nêu lên những đề xuất, kiến nghị một số nội
dung định hướng phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam .
Nội dung nghiên cứu được giải quyết theo trình tự: Nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm thực
tiễn về PTBV; Phân tích thống kê đặc điểm và thực trạng phát triển của ngành công nghiệp Than, trên
cơ sở đó xây dựng phương pháp tiếp cận là mô hình PSR và lưu đồ DSR của ngành công nghiệp Than
để xây dựng nội dung và bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than.
Sử dụng các phương pháp chuyên môn khoa học: phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp
phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp; phương pháp chuyên gia và tổ chức hội nghị, hội thảo để tham
khảo ý kiến của các nhà khoa học, nhà quản lý; đánh giá định tính và định lượng (sử dụng phần mềm
SPSS16.0 ) lựa chọn bộ chỉ tiêu PTBV phù hợp cho ngành công nghiệp Than.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của kết quả nghiên cứu
6.1.Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu góp phần hệ thống hóa, bổ sung, làm phong phú thêm cơ sở lý luận phát
triển bền vững; PTBV ngành năng lượng và PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam;
- Vận dụng luận cứ, cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu, xây dựng nội dung PTBV
ngành công nghiệp Than, đề xuất và lựa chọn Bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam
với cấu trúc mỗi chỉ tiêu gồm: Khái niệm, công thức tính, phương pháp tính, kỳ tính toán, đánh giá, ý
nghĩa, và chú ý .
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo cho ngành công nghiệp Than, các ngành liên quan, các
cơ quan nhà nước về hoạch định chính sách PTBV nói chung và PTBV ngành công nghiệp Than nói
riêng. Ngoài ra, có thể dùng làm tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong
lĩnh vực phát triển bền vững và phát triển ngành công nghiệp Than ở các viện nghiên cứu, các trường
đại học.
7. Những kết quả đạt được, những điểm mới của luận án
Một là: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm về phát triển bền vững trong và ngoài
nước làm cơ sở để xây dựng luận cứ khoa học và phương pháp luận nghiên cứu nội dung và bộ chỉ
tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam.
Hai là: Xây dựng nội dung phát triển bền vững cho ngành công nghiệp Than Việt Nam một
3
cách tổng hợp trên 3 lĩnh vực là 3 trụ cột của PTBV:
(1) Phát triển bền vững Kinh tế: Đối với ngành công nghiệp Than có thể coi đó là PTBV sản
xuất kinh doanh với nội hàm: Phát triển SXKD than; Phát triển lan tỏa trên nền sản xuất than và phát
triển các sản phẩm thay thế than;
(2) Phát triển bền vững Xã hội: Đối với ngành công nghiệp Than đó là sự PTBV nguồn nhân
lực; phát triển hài hòa và thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng trên địa bàn và góp phần phát
triển kinh tế - xã hội nói chung.
(3) Phát triển bền vững Môi trường: Đối với ngành công nghiệp Than đó là sự giảm thiểu các
tác động và ô nhiễm môi trường trong khu vực mỏ và trên địa bàn xung quanh, tái chế chất thải và tận
thu tối đa tài nguyên trong quá trình khai thác theo hướng sản xuất sạch hơn và tăng trưởng xanh.
Ba trụ cột PTBV của ngành công nghiệp Than phù hợp với nội dung PTBV Quốc gia Việt Nam
và chiến lược PTBV giai đoạn 2011-2020 của đất nước.
Ba là: Xây dựng được bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam gồm:
19 chỉ tiêu trên 3 lĩnh vực: kinh tế (sản xuất kinh doanh), xã hội, môi trường
Cấu trúc của mỗi chỉ tiêu gồm: Khái niệm, công thức tính, phương pháp tính, nguồn số liệu, cơ
quan tính toán, ý nghĩa đánh giá, kỳ tính toán, đánh giá.Bộ chỉ tiêu PTBV ngành CN Than làm cơ sở
xây dựng chiến lược, qui hoạch, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện PTBV ngành CN Than.
Bốn là: Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp Than Việt Nam trên quan điểm phát
triển bền vững và đề xuất một số nội dung PTBV ngành Than trong giai đoạn tới.
Năm là : Đề xuất hệ thống thông tin thống kê phục vụ tính toán, giám sát và đánh giá kết quả
thực hiện PTBV ngành công nghiệp Than
8. Kết cấu nội dung của luận án
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững.
Chương 3. Xây dựng nội dung và bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam.
Chương 4. Đánh giá thực trạng phát triển ngành công nghiệp Than Việt Nam trên quan điểm phát triển
bền vững và khuyến nghị.
Chương 5. Kết luận và Kiến nghị.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững ngành năng lượng nói riêng đã được
một số tác giả của nhiều nước trên thế giới quan tâm như một số tác giả của Đức, Trung Quốc,
Ôttrâylia, Hà Lan, Inđônêxia . Hầu hết các tác giả này đều nghiên cứu và đánh giá phát triển bền
vững cho một địa phương; hoặc đánh giá phát triển bền vững theo yêu cầu tiêu chuẩn của Hội nghị
Môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1992); mà chưa đi sâu nghiên cứu về nội dung PTBV và nhất là
chưa đi xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV cho các quốc gia và cho ngành công nghiệp khai khoáng của nước
đó. Riêng GS.TS Holger Rogall với Kinh tế học bền vững – làm cơ sở khoa học, phương pháp luận
khoa học của nghiên cứu phát triển bền vững với 10 quan điểm về kinh tế học PTBVrất nổi tiếng đóng
góp nhiều trong phần lý luận nghiên cứu của luận án .
Trong tài liệu “Hướng dẫn thực hành cơ bản PTBV trong khai thác mỏ” của chính phủ Úc, với hướng
dẫn hàng đầu trong thực tế PTBV khai thác mỏ của Úc có nêu 5 nội dung để PTBV cho khai thác mỏ
là An toàn, môi trường, kinh tế, hiệu quả và cộng đồng. Thực hiện nội dung trên trong điều kiện khí
hậu, thời tiết và nền kinh tế phát triển của nước Úc. Tuy nhiên xây dựng bộ chỉ tiêu từ nội dung PTBV
chưa có, do đó có thể làm tài liệu tham khảo cho luận án.
Ngoài ra có một số tài liệu khác như “ Nghiên cứu phát triển bền vững trong ngành công nghiệp Than
“ của (CIAB) : Ban cố vấn công nghiệp Than - cơ quan năng lượng quốc tế đã nghiên cứu phát triển
bền vững trong ngành công nghiệp Than; hay là “ Làm thế nào để khai thác mỏ bền vững ở
Colombia?” Của Edwin Antonio Malagón Orjuela- Tác giả người Côlômbia đã nghiên cứu về mặt
lý luận, phát triển bền vững năng lượng, than ở một số nước đã được cụ thể hoá thông qua hệ thống
chỉ tiêu phát triển bền vững năng lượng (Bộ ISED). Riêng các nghiên cứu phát triển bền vững một
cách tổng thể ngành công nghiệp Than và nhất là xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghệp
Than, một phân ngành năng lượng thì đến nay tác giả chưa tiếp cận được công trình nào, theo ý kiến
của một số chuyên gia thì cho rằng chưa có.
Trên thực tế, tại các diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về mỏ nói chung và về than nói riêng từ
năm 1997 (như Hội nghị quốc tế về than tại Thượng Hải – Trung Quốc, 1997; Hội nghị mỏ của
APEC tại Pearth – Úc, năm 2006, Hội nghị thế giới về than tại Bắc Kinh – Trung Quốc, 2007; Hội
nghị mỏ thế giới tại Kracốp, Ba Lan, 2009; Hội nghị mỏ thế giới tại Istanbul – Thổ Nhĩ Kỳ, năm
2011; Hội nghị mỏ thế giới tại Montreal – Canada, năm 2013, v.v. ) ít có các công trình nghiên cứu đề
cập một cách cụ thể đến việc xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV hoặc chiến lược PTBV của ngành công
nghiệp khai khoáng cũng như ngành công nghiệp Than.
Chính vì lẽ đó mà việc tiếp cận các công trình nghiên cứu có liên quan của các tác giả nước ngoài
hết sức hạn chế, và qua đó cho thấy việc tác giả chọn đề tài : “ Phát triển bền vững ngành công nghiệp
Than” làm đề tài nghiên cứu của mình là hoàn toàn mới, không trùng lặp.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào những khoảng cuối thập niên
80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều
cấp độ.
5
Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh. Đã có hàng loạt
công trình nghiên cứu như “Tiến tới môi trường bền vững” (1995) của Trung tâm Tài nguyên và Môi
trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Hoặc “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc
gia ở Việt Nam – giai đoạn I” (2003) do Viện Môi trường và Phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các
Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam ; “Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững” (2000) do tác
giả Lưu Đức Hải và cộng sự
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên có một điểm chung là thao tác
hoá khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland [51]. Vấn đề còn chung chung, còn cụ thể phát
triển bền vững của ngành kinh tế, hoặc là PTBV ở cấp độ địa phương, vùng, hay các lĩnh vực hoạt
động của đời sống xã hội vẫn chưa được tác giả nào đề cập đến hoặc làm rõ.
Vấn đề PTBV năng lượng : Nhiều nghiên cứu đã được triển khai, tuy nhiên liên quan tới chủ đề
PTBV năng lượng và phân ngành năng lượng là Điện, Than, Dầu khí thì số lượng nghiên cứu, số
lượng các tài liệu còn ở mức khiêm tốn. Cụ thể là:
Trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 quốc gia Việt
Nam”, mã số VIE/01/2010 [19], đề tài “Đánh giá tác động của Chiến lược và Chính sách năng lượng
trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam” do PGS.TS Nguyễn Minh Duệ làm chủ nhiệm đã
được triển khai.
Nguyễn Minh Duệ (1995), Báo cáo tổng hợp đề tài” Xây dựng hệ thống cơ bản dữ liệu năng
lượng Việt Nam” Đề tài KC .03.01-Cấp nhà nước. Hà Nội 4/1995.
Nguyễn Minh Duệ và Nguyễn Thị Mai Anh (2007), [41] “An ninh năng lượng quốc gia và
quốc tế”. Báo cáo Hội thảo Năng lượng Việt Nam lần thứ I, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, năm
2007.
Đinh Văn Sơn (2011) [22],“ Nghiên cứu PTBV ngành Dầu khí Việt Nam” Luận án tiến sĩ kinh tế.
Thực tế, các nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu về PTBV ngành năng lượng và đánh giá
tác động của chiến lược phát triển trên quan điểm PTBV ở Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu cụ thể
phát triển bền vững một phân ngành năng lượng thì hiện nay mới chỉ có tác giả Đinh Văn Sơn với đề
tài “ Nghiên cứu PTBV ngành dầu khí Việt Nam”. Còn PTBV ngành công nghiệp Than và ngành công
nghiệp Điện Việt Nam là các phân ngành năng lượng thì chưa có tác giả nào nghiên cứu.
Trong ngành công nghiệp khai khoáng và công nghiệp Than hiện có các công trình nghiên cứu
sau:
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cho ngành công nghiệp Khai khoáng
Việt Nam” do PGS.TS. Nguyễn Cảnh Nam [34] làm chủ nhiệm, Đề tài đã:
Xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV cho ngành công nghiệp Khai khoáng và đề xuất các giải pháp để
triển khai áp dụng vào thực tiễn.
Nguyễn Cảnh Nam [32]: Chiến lược phát triển bền vững ngành công nghiệp Than Việt Nam.
Tuyển tập Hội nghị Than quốc tế, Bắc Kinh – Trung Quốc, 9/2007..
Nguyễn Cảnh Nam, Đinh Văn Sơn,Vũ Thị Thu Hương: Bàn về mô hình phát triển bền vững cho
ngành công nghiệp Khai khoáng Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ XIX, Hà
Nội, tháng 11/ 2009.
6
Nguyễn Cảnh Nam, Đinh Văn Sơn [33]: Xây dựng mô hình PTBV cho ngành công nghiệp Khai
khoáng Việt Nam. Tuyển tập Hội thảo khoa học “Tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững ở
Việt Nam”, Hà Nội 5/2010. Tác giả chủ yếu nghiên cứu mô hình PTBV của ngành Khai thác Khoáng
sản mà chưa đề cập đến mô hình PTBV ngành công nghiệp Than.
Báo cáo “Phát triển ngành Than Việt Nam triển vọng và thách thức” của tác giả TS. Nguyễn
Tiến Chỉnh – Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, tác giả chủ yếu phân tích hiện
trạng khai thác ở một số mỏ than, cơ hội và thách thức ngành công nghiệp Than trong tương lai.
Tác giả PGS.TS. Phùng Mạnh Đắc-Viện Khoa học Công nghệ Mỏ, đề tài “Nghiên cứu khai thác
than với phát triển bền vững sông Hồng” . Tác giả chủ yếu đánh giá các yếu tố tác động đến khai thác
than ở vùng đồng bằng Sông Hồng, mà chưa có kiến nghị cụ thể về PTBV ngành công nghiệp Than
Việt Nam
Tóm lại, kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên đều có những đóng góp quan trọng cho
ngành công nghiệp khai thác khoáng sản và ngành năng lượng Việt Nam. Nhưng trong ngành công
nghiệp Than, thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu một cách tổng thể, hoàn chỉnh thực trạng phát
triển bền vững ngành công nghiệp than và nhất là chưa có công trình nào nghiên cứu xây dựng nội
dung, bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam. Đây là khoảng trống trong nghiên cứu
ngành công nghiệp than Việ Nam.
Do vậy, Tác giả lựa chọn đề tài luận án “Nghiên cứu phát triển bền vững ngành công nghiệp
Than Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu là hoàn toàn mới, không trùng lặp với các nghiên cứu trước
đây. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác./.
.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.1. Cơ sở lý luận về phát triển bền vững (PTBV)
2.1.1. Kinh tế học bền vững - cơ sở khoa học, phương pháp luận khoa học của nghiên cứu phát
triển bền vững: Mười quan điểm của kinh tế học bền vững theo GS.TS Holger Rogall [25].
2.1.2.Phát triển bền vững và nội hàm phát triển bền vững
a, Khái niệm
Theo Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc [11], thì “ Phát triển bền
vững” là “ sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc
đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Kế thừa và phát triển các khái niệm nêu trên, NCS đưa ra khái niệm như sau: “PTBV là sự phát
triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu
cũng như điều kiện sống của các thế hệ tương lai trên cơ sở phát triển hài hoà kinh tế, xã hội và môi
trường ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của con người”. Ở đây đã
nhấn mạnh đến sự phát triển hài hòa giữa 3 thành phần: Kinh tế - Xã hội - Môi trường.
b, Nội hàm của phát triển bền vững
Phát triển bền vững (PTBV) là sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội và
thân thiện với môi trường
2.1.3. Các nguyên tắc phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc
7
2.1.4. Các tiêu chí phát triển bền vững
2.1.5. Phương pháp tiếp cận thể chế hoá PTBVở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.6. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc
2.2. Tình hình thực hiện phát triển bền vững trên thế giới - Bài học tham khảo choViệt Nam
2.2.1. Tiến trình thực hiện PTBV của thế giới
2.2.2 Chương trình Nghị sự 21 của thế giới
2.2.3.Thế giới thực hiện PTBV trong thế kỷ 21
2.2.4.Tình hình và kinh nghiệm thực hiện PTBV của các nước
2.2.5. Bài học kinh nghiệm về thực hiện PTBV tham khảo cho Việt Nam và ngành công nghiệp
Than VN
2.3. Tình hình thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam
2.3.1. Quá trình thực hiện PTBV ở Việt Nam
2.3.2 Mục tiêu và những nguyên tắc chính của PTBV
2.3.3.Nội dung và những lĩnh vực ưu tiên trong phát triển bền vững
2.3.4. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững Quốc gia Việt Nam: gồm 4 lĩnh vực với 44 chỉ tiêu sau:
2.3.5. Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020
1.Quan điểm
2. Mục tiêu
3. Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 : Bộ chỉ tiêu
giám sát PTBV gồm 30 chỉ tiêu thực hiện trong giai đoạn 2011-2020. [2]
4. Các định hướng ưu tiên nhằm PTBV trong giai đoạn 2011-2020
2.4. Phát triển bền vững ngành năng lượng Việt Nam
2.4.1. Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững năng lượng
Bộ chỉ tiêu phát triển bền vững năng lượng (ISED) bao gồm 7 chủ đề chính, 19 chủ đề nhánh với 30
chỉ tiêu của 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường(phụ lục 7 trang44)
2.4.2. Chiến lược phát triển ngành năng lượng Việt Nam theo hướng bền vững
1.Chiến lược phát triển bền vững năng lượng Việt Nam
2.Những hoạt động ưu tiên PTBV năng lượng
2.5.Phương pháp luận xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền vững ngành công nghiệp Than VN.
2.5.1.Nguyên tắc chung xây dựng bộ chỉ tiêu
Bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam là Bộ chỉ tiêu xây dựng theo chủ đề.
Trong các chủ đề chính còn chia ra các chủ đề nhánh cho phù hợp với đặc thù một ngành kinh tế là
ngành công nghiệp Than.
Nội dung xây dựng danh sách các chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than Việt Nam : Sử dụng
cách tiếp cận trên xuống, dưới lên và tham vấn các chuyên gia thông thái (túi khôn) được biểu diễn thứ
tự như trình bầy trong sơ đồ lôgíc sử dụng để xây dựng bộ chỉ tiêu PTBV ngành công nghiệp Than
VN( hình 2.4)
8
* Các bước tiến hành :
Thứ nhất, trên cơ sở các tài liệu tham khảo của