Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phương pháp quan trắc sinh học trong đánh giá chất lượng nước trên tuyến sông Hậu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn

Sông Hậu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước chủ yếu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy để quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý thì việc quan trắc chất lượng nước cần phải được quan tâm. Hiện nay, có hai phương pháp quan trắc chất lượng nước đó là phương pháp lý hóa học và phương pháp quan trắc sinh học. Trong đó, phương pháp quan trắc sinh học được thực hiện trên cơ sở sử dụng các nhóm sinh vật chỉ thị như cá, thực vật bậc cao, thực vật nổi, tảo khuê sống đáy và động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) (De Pauw et al., 1992). Phương pháp quan trắc chất lượng nước bằng cách sử dụng ĐVKXSCL được sử dụng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới (Hoàng Thị Thu Hương, 2009; Friberg et al., 2010). Ở châu Á, đặc biệt là các nước đang phát triển, việc quan trắc chất lượng nước ở các sông, suối chủ yếu dựa vào các yếu tố lý hóa học, các nghiên cứu đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp sinh học còn nhiều hạn chế (Morse et al., 2007). Đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp lý hóa học được ứng dụng phổ biến trong các nghiên cứu trên sông nhưng chỉ xác định được chất lượng nước tại từng thời điểm nghiên cứu. Vì thế khó có thể dự báo chính xác về các tác động lâu dài cũng như ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến khu hệ sinh vật trong nước, chu kỳ thu mẫu phải được lặp đi lặp lại nhiều lần nên tốn nhiều chi phí. Phương pháp quan trắc sinh học đòi hỏi kiến thức cơ bản về phân loại của nhóm sinh vật được sử dụng làm sinh vật chỉ thị, trong đó ĐVKXSCL được sử dụng phổ biến do chỉ phân loại đến bậc họ, đây là phương pháp mang tính chất hiện đại hơn với chu kỳ thu mẫu dài hơn nên tiết kiệm được chi phí. Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Quýnh và ctv. (2001) đã xây dựng được hệ thống điểm BMWPVIỆT áp dụng cho các thủy vực nước ngọt của Việt Nam dựa trên những chuyển đổi của hệ thống tính điểm BMWP của Anh và Thái Lan. Đến nay đã có một số nghiên cứu ứng dụng ĐVKXSCL làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước nhưng chỉ chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc đánh giá chất lượng nước chủ yếu bằng phương pháp lý hóa học, còn phương pháp sinh học chưa được ứng dụng nhiều. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu phương pháp quan trắc sinh học trong đánh giá chất lượng nước trên tuyến sông Hậu sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã ngành: 62620301 NGUYỄN THỊ KIM LIÊN NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC SINH HỌC TRONG ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC TRÊN TUYẾN SÔNG HẬU SỬ DỤNG ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG CỠ LỚN Cần Thơ, 2017 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn: PGs.Ts. Vũ Ngọc Út Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: ... Vào lúc ..... giờ .. ngày .. tháng .. năm .... Phản biện 1:. Phản biện 2:. Phản biện 3: .... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ Tạp chí khoa học 1. Nguyễn Thị Kim Liên, Huỳnh Trường Giang và Vũ Ngọc Út, 2014. Thành phần động vật đáy (Zoobenthos) trên sông Hậu. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 2: 239-247. 2. Nguyễn Thị Kim Liên, Lâm Quang Huy, Dương Thị Hoàng Oanh, Trương Quốc Phú và Vũ Ngọc Út, 2016. Chất lượng nước trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu. Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, số 43a: 68-79. 3. Nguyễn Thị Kim Liên và Vũ Ngọc Út, 2016. So sánh sự phát triển của động vật đáy (Zoobenthos) giữa khu vực đầu nguồn, giữa nguồn và cuối nguồn của sông Hậu. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ISSN 1859-4581, số 18: trang 94-102. Hội nghị, hội thảo 1. Nguyen thi Kim Lien, Tran Ngoc Tiem and Vu Ngoc Ut, 2014. Zoobenthos community in Hau river of the Mekong delta, Vietnam. IFS 2014. 4th. International Fisheries Symposium. Programme and abstract book. Octobeber 30-31th, 2014. JW Marriot Hotel, Surabaya, Indonesia. Page 267. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Sông Hậu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước chủ yếu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của một số tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy để quản lý, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách hợp lý thì việc quan trắc chất lượng nước cần phải được quan tâm. Hiện nay, có hai phương pháp quan trắc chất lượng nước đó là phương pháp lý hóa học và phương pháp quan trắc sinh học. Trong đó, phương pháp quan trắc sinh học được thực hiện trên cơ sở sử dụng các nhóm sinh vật chỉ thị như cá, thực vật bậc cao, thực vật nổi, tảo khuê sống đáy và động vật không xương sống cỡ lớn (ĐVKXSCL) (De Pauw et al., 1992). Phương pháp quan trắc chất lượng nước bằng cách sử dụng ĐVKXSCL được sử dụng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới (Hoàng Thị Thu Hương, 2009; Friberg et al., 2010). Ở châu Á, đặc biệt là các nước đang phát triển, việc quan trắc chất lượng nước ở các sông, suối chủ yếu dựa vào các yếu tố lý hóa học, các nghiên cứu đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp sinh học còn nhiều hạn chế (Morse et al., 2007). Đánh giá chất lượng nước bằng phương pháp lý hóa học được ứng dụng phổ biến trong các nghiên cứu trên sông nhưng chỉ xác định được chất lượng nước tại từng thời điểm nghiên cứu. Vì thế khó có thể dự báo chính xác về các tác động lâu dài cũng như ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến khu hệ sinh vật trong nước, chu kỳ thu mẫu phải được lặp đi lặp lại nhiều lần nên tốn nhiều chi phí. Phương pháp quan trắc sinh học đòi hỏi kiến thức cơ bản về phân loại của nhóm sinh vật được sử dụng làm sinh vật chỉ thị, trong đó ĐVKXSCL được sử dụng phổ biến do chỉ phân loại đến bậc họ, đây là phương pháp mang tính chất hiện đại hơn với chu kỳ thu mẫu dài hơn nên tiết kiệm được chi phí. Ở Việt Nam, Nguyễn Xuân Quýnh và ctv. (2001) đã xây dựng được hệ thống điểm BMWPVIỆT áp dụng cho các thủy vực nước ngọt của Việt Nam dựa trên những chuyển đổi của hệ thống tính điểm BMWP của Anh và Thái Lan. Đến nay đã có một số nghiên cứu ứng dụng ĐVKXSCL làm sinh vật chỉ thị để đánh giá chất lượng nước nhưng chỉ chủ yếu tập trung ở khu vực miền Bắc và miền Trung. Riêng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc đánh giá chất lượng nước chủ yếu bằng phương pháp lý hóa học, còn phương pháp sinh học chưa được ứng dụng nhiều. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm phát triển phương pháp quan trắc sinh học cho lưu vực sông Hậu. 2 .1.2 Mục tiêu của nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định hiện trạng chất lượng nước, đặc điểm môi trường sống và tính đa dạng thành phần ĐVKXSCL nhằm phát triển phương pháp quan trắc sinh học trong đánh giá chất lượng nước trên sông Hậu. 1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu Phát triển hệ thống BMWPVIET đặc trưng cho lưu vực sông Hậu dựa trên nhóm ĐVKXSCL có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất lớn: (1) phát triển được hệ thống quan trắc sinh học đặc thù cho lưu vực sông Hậu (2) hỗ trợ đáng kể công tác quan trắc, đánh giá và quản lý chất lượng nước một cách hiệu quả do tính chính xác, tiện lợi và ít tốn kém của phương pháp này, nhất là ở những địa phương không có điều kiện đầu tư trang thiết bị phân tích chất lượng nước hiện đại. Kết quả của luận án còn cung cấp cơ sở dữ liệu về ĐVKXSCL trên tuyến sông Hậu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và làm cơ sở cho các nghiên cứu về đa dạng sinh học thủy sinh vật ở vùng ĐBSCL. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trên sông chính và sông nhánh của tuyến sông Hậu thuộc địa phận tỉnh An Giang, TPCT, Hậu Giang và Sóc Trăng. Nhóm ĐVKXSCL là đối tượng chính được sử dụng trong nghiên cứu này 1.5 Nội dung nghiên cứu (1) Đánh giá chất lượng nước mặt trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu (2) Đa dạng thành phần động vật không xương sống cỡ lớn trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu (3) Phát triển phương pháp quan trắc sinh học sử dụng động vật không xương sống cỡ lớn 1.6 Điểm mới của luận án - Là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện với qui mô lớn ở khu vực khảo sát. - Nghiên cứu đã tìm ra được thành phần ĐVKXSCL bao gồm động vật đáy và côn trùng thủy sinh phân bố trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu. - Xác định được thành phần loài và mật độ động vật đáy cũng như đặc điểm chất lượng nước của các nhóm thủy vực bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khác nhau như nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và nước thải sinh hoạt. 3 - Tìm ra được xu hướng chung của một số thông số chất lượng nước trên sông Hậu cũng như qui luật biến động của các nhóm động vật đáy qua các giai đoạn thu mẫu. - Đã phát hiện được 66 họ ĐVKXSCL phân bố trên sông Hậu và đã bổ sung được 24 họ ĐVKXSCL vào hệ thống điểm BMWPVIET để ứng dụng cho lưu vực sông Hậu. 1.7 Tên các chuyên đề và tiểu luận tổng quan Chuyên đề 1: Đặc điểm môi trường nước sông Cửu Long Chuyên đề 2: Đặc điểm môi trường sống của Động vật không xương sống cỡ lớn Tiểu luận tổng quan: Các phương pháp sử dụng trong quan trắc sinh học CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp nghiên cứu 2.1.1 Địa điểm thu mẫu: Tổng cộng có 36 điểm thu mẫu gồm 14 điểm trên sông chính (5 điểm đầu nguồn, 5 điểm giữa nguồn và 4 điểm cuối nguồn) và 22 điểm trên sông nhánh được thể hiện ở Hình 3.1. Hình 3.1: Vị trí các điểm thu mẫu trên sông Hậu 2.1.2 Chu kỳ thu mẫu: Tổng cộng có 4 đợt thu mẫu trong chu kỳ 1 năm (Tháng 06/2013, tháng 09/2013, tháng 12/2013 và tháng 03/2014). 2.1.3 Phương pháp thu và phân tích các thông số môi trường nước Các thông số môi trường nước gồm: Nhiệt độ, pH, độ đục, TSS, DO, COD, N-NO3-, TAN, P-PO43-, TN, TP và TOM được thu và phân tích theo APHA (1995) và APHA (1999) tại phòng thí nghiệm phân tích chất lượng nước Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ. Ngoài ra, mẫu sa cấu đất được phân tích theo Whiting et al. (2011). 4 2.2 Phương pháp thu và phân tích mẫu 2.2.1 Phương pháp thu mẫu ĐVKXSCL Động vật không xương sống cỡ lớn trong nghiên cứu này được chia thành 2 nhóm: ĐVKXSCL sống đáy (động vật đáy, ĐVĐ) và côn trùng thủy sinh. - Động vật đáy: Động vật đáy được thu bằng gàu Petersen (0,03 m2) tại mỗi vị trí thu tổng cộng 10 gàu và cố định bằng formol (8-10%). - Côn trùng thủy sinh: Sử dụng vợt ao để thu mẫu trong diện tích khoảng 10 m2. Mẫu sau khi thu được cho vào lọ nhựa và cố định bằng formol 8-10%. 2.2.2 Phương pháp phân tích mẫu ĐVKXSCL - Phân tích định tính: Thành phần động vật đáy được xác định đến bậc loài, riêng côn trùng thủy sinh được định danh đến bậc họ bằng cách quan sát đặc điểm hình thái-cấu tạo, sau đó dựa vào các tài liệu phân loại đã được công bố để định danh như Bouchard (2012), Yunfang (1995), Sangpradub and Boosoong (2006), Đặng Ngọc Thanh và ctv., (1980). - Phân tích định lượng: Mật độ động vật đáy được xác định theo công thức: D (ct/m2) = X/S (X là số cá thể ĐVĐ, S là diện tích thu mẫu (S= n x d), với n là số lượng gàu và d là diện tích miệng gàu) 2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu thu thập đuợc xử lý và phân tích bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS 22.0 và XLSTAT 2016. 2.3.1 Nội dung 1: Đánh giá chất lượng nước mặt trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu Phân tích sự khác biệt của các thông số môi trường nước cũng như mức độ ô nhiễm nước của các nhóm thủy vực trên sông chính và sông nhánh (Bảng 3.1). Chỉ số chất lượng nước (WQI) được tính theo Kannel et al. (2007) và Liu et al., (2012). Nghiên cứu cũng xác định chỉ số WQIhi để đánh giá sự tác động của con người đến chất lượng nước sông Hậu (MRC, 2008). Bảng 3.1: Phương pháp phân tích số liệu của nội dung 1 STT Nội dung phân tích Phương pháp phân tích 1 Sự khác biệt của các thông số chất lượng nước và chỉ số WQI giữa các nhóm thủy vực và trong cùng một nhóm thủy vực. One-Way ANOVA với kiểm định Tukey HSD (p<0,05) 5 2 Sự khác biệt của các thông số chất lượng nước giữa sông chính và sông nhánh Independent-Samples T- test” (p<0,05) 3 Phân tích sự biến động của các thông số chất lượng nước theo mùa vụ thu mẫu Phương pháp PCA (Principal Component Analysis) 2.3.2 Nội dung 2: Đa dạng thành phần động vật đáy trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu. Nội dung nghiên cứu này nhằm so sánh sự khác biệt về thành phần, số lượng và cấu trúc thành phần loài động vật đáy theo từng nhóm thủy vực thu mẫu, tìm ra qui luật biến động các nhóm động vật đáy, đánh giá sự tương đồng thành phần động vật đáy trên sông chính và sông nhánh qua các giai đoạn khảo sát. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đánh giá tính đa dạng thành phần động vật đáy bằng chỉ số đa dạng Shannon-Weaver (H’), Margalef (d)), chỉ số ưu thế Berger-Parker (D), chỉ số đồng đều Peilou (J’), xác định mối tương quan giữa các chỉ số đa dạng với thành phần loài và mật độ của động vật đáy (Bảng 3.2). Bảng 3.2: Phương pháp phân tích số liệu của nội dung 2 STT Nội dung phân tích Phương pháp phân tích 1 Sự khác biệt về mật độ động vật đáy giữa các nhóm thủy vực trên sông chính và sông nhánh Kiểm định phi tham số Kruskal-Wallis (K- Independent samples) 2 - Sự khác biệt về mật độ động vật đáy giữa sông chính và sông nhánh qua 4 đợt khảo sát - Sự khác biệt chỉ số ưu thế D và chỉ số đồng đều J’ giữa sông chính và sông nhánh Kiểm định phi tham số “Mann-Whitney” (p<0,05). 3 So sánh sự tương đồng về thành phần động vật đáy của các nhóm thủy vực trên sông chính và sông nhánh. Phân tích cụm (Cluster analysis) 4 Đánh giá sự tương đồng về thành phần động vật đáy giữa sông chính và sông nhánh Chỉ số tương đồng Sorencen (1948) 5 Sự biến động và mối tương quan giữa các nhóm động vật đáy theo mùa vụ thu mẫu Phương pháp PCA Phân tích nhân tố ) 6 Phân tích tương quan chính tắc giữa thành phần họ động vật đáy và các thông số môi trường nước Phân tích CCA (Canocial Correspondence Analysis ) 6 7 - Sự tương quan của một số yếu tố môi trường nước với thành phần loài và mật độ của động vật đáy - Phân tích mối tương quan giữa các chỉ số WQI, các chỉ số đa dạng, chỉ số ưu thế, thành phần loài và mật độ động vật đáy Tương quan đơn biến (Pearson correlation) (p<0,05) 8 Sự khác biệt các chỉ số đa dạng, chỉ số ưu thế và chỉ số đồng đều giữa các nhóm thủy vực One-Way ANOVA với kiểm định “Tukey HSD” (p<0,05). 9 Sự khác biệt của các chỉ số đa dạng (H’ và d) giữa sông chính và sông nhánh Independent Samples T- test (p<0,05) Ghi chú: Chỉ số ưu thế Berger-Parker và chỉ số đồng đều Pielou được chuyển sang ARCSIN căn bậc 2 trước khi xử lý số liệu 2.3.2 Nội dung nghiên cứu 3: Nghiên cứu phương pháp quan trắc sinh học sử dụng ĐVKXSCL (1) Sử dụng động vật đáy trong quan trắc sinh học Dựa trên kết quả của các nội dung gồm: (1) Đặc điểm chất lượng nước của khu vực nghiên cứu (2) Biến động thành phần loài và mật độ động vật đáy (3) Các chỉ số đa dạng, chỉ số ưu thế và chỉ số đồng đều liên quan tới chất lượng nước (mức độ ô nhiễm), và từ đó (4) So sánh phân mức chất lượng nước khi sử dụng phương pháp sinh học (chỉ số H’ và chỉ số ưu thế D) và phương pháp lý hóa học (chỉ số WQI) trong cùng khu vực khảo sát nhằm tìm ra chỉ số quan trắc phù hợp để đánh giá chất lượng nước cho lưu vực sông Hậu. (2) Sử dụng ĐVKXSCL trong quan trắc sinh học Nghiên cứu xác định được thành phần họ ĐVKXSCL phân bố trên sông Hậu nhằm đánh giá khả năng ứng dụng BMWPVIET (Biological Monitoring Working Party) thông qua chỉ số trung bình bậc họ ASPT (Average Score Per Taxon). Nghiên cứu cũng tìm ra các họ có và không có trong BMWPVIET, sau đó dựa vào (1) các thông số chất lượng nước, (2) chỉ số chất lượng nước và (3) đặc điểm môi trường sống của ĐVKXSCL làm cơ sở cho việc bổ sung một số họ ĐVKXSCL phân bố ở sông Hậu vào BMWPVIET ứng dụng cho lưu vực sông Hậu. (3) Bổ sung một số họ ĐVKXSCL xác định được ở khu vực nghiên cứu vào BMWPVIET Dựa trên đặc điểm phân bố, điều kiện môi trường sống và các chỉ số chịu đựng ô nhiễm, các họ ĐVKXSCL đã xác định được ở khu vực nghiên cứu nhưng không có trong BMWPVIET được đề xuất bổ sung vào hệ thống này để đánh giá chất lượng nước cho lưu vực sông Hậu. 7 (4) Tóm tắt qui trình thực hiện phương pháp quan trắc sinh học ứng dụng cho lưu vực sông Hậu: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sẽ tóm tắt qui trình thực hiện phương pháp quan trắc sinh học ứng dụng cho lưu vực sông Hậu. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Xác định hiện trạng chất lượng nước mặt trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu 3.1.1 Nhiệt độ nước, pH, độ đục và TSS Nhiệt độ nước và pH trên sông Hậu dao động trong khoảng chung của lưu vực sông Mê Kông (27,1-32oC và 6,3-8,0). Độ đục và TSS của nước có sự biến động khá cao giữa các giai đoạn khảo sát (14-225 NTU và 5-161mg/L). Độ đục và TSS vào mùa mưa cao hơn mùa khô ở hầu hết các vị trí thu mẫu của cả sông chính và sông nhánh. Trên sông chính, độ đục và TSS ở đợt 2 cao hơn và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các đợt còn lại. Trên sông nhánh, độ đục và TSS khác biệt không đáng kể (p>0,05) giữa các nhóm thủy vực trong cùng đợt thu mẫu. Qua đó cho thấy hầu hết các điểm khảo sát trong nghiên cứu này đều có TSS cao hơn giới hạn của QCVN 08-MT: 2015/BTNMT (A1) (TSS<20 mg/L). 3.1.2 Lưu tốc dòng chảy Lưu tốc dòng chảy tại các vị trí thu mẫu trên tuyến sông Hậu có sự biến động khá cao (0,02-1,22 m/s và 0,02-1,18 m/s) (trung bình 0,19±0,23 m/s và 0,31±0,31 m/s) lần lượt cho sông chính và sông nhánh. Lưu tốc dòng chảy nhìn chung không có sự thay đổi lớn qua các giai đoạn thu mẫu trên sông nhánh, tuy nhiên trên sông chính lưu tốc dòng chảy có xu hướng tăng lên vào giai đoạn mưa lũ (0,32±0,29 m/s), một số điểm thu có lưu tốc dòng chảy khá cao và có thể đạt 1,22 m/s. 3.1.3 Một số thông số đánh giá mức độ dinh dưỡng tại các khu vực thu mẫu trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu 3.1.3.1 Oxy hòa tan (DO) Hàm lượng DO giữa các điểm thu mẫu biến động lớn và dao động từ 1,8-8,0 mg/L (4,9±1,4 mg/L). DO vào mùa mưa cao hơn mùa khô ở hầu hết các khu vực lấy mẫu. DO ở đợt 2 có xu hướng cao hơn các đợt còn lại. Lưu tốc nước trung bình ở đợt 2 cao hơn các đợt khác nên giúp tăng khả năng khuếch tán oxy vào trong nước. Theo QCVN 08-MT: 2015/BTNMT (loại A1) thì DO≥6 mg/L, DO ở phần lớn các điểm thu mẫu qua các đợt khảo sát đều thấp hơn 6 mg/L (117 trường hợp trên tổng số 144 trường hợp khảo sát, chiếm 81%) thể hiện môi trường nước bị ô nhiễm hữu cơ. 8 3.1.3.2 Tiêu hao oxy hóa học (COD) Hàm lượng COD qua các giai đoạn khảo sát có sự dao động khá lớn (2,56-35,84 mg/L), trung bình 14,3±6,3 mg/L. Trên sông chính, vùng đầu nguồn sông Hậu hàm lượng COD vào mùa khô cao hơn (p<0,05) mùa mưa. Khu vực này có điểm thu ở làng bè Châu Đốc nên có thể phân thải từ cá nuôi trong lồng bè chứa vật chất hữu cơ cao làm cho COD tăng cao (25,6 mg/L và 22,08 mg/L). Trên sông nhánh, phần lớn các nhóm thủy vực đều có COD tăng cao vào đợt 4 và tăng cao nhất ở nhóm TV1 (22,8±6,88 mg/L). Ở nhóm TV4, COD vào mùa khô cao hơn mùa mưa và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05). Nhìn chung, đa số các điểm thu mẫu (khoảng 80%) có COD>10 mg/L, cao hơn tiêu chuẩn về chất lượng nước mặt QCVN 08- MT: 2015/BTNMT (loại A1) từ 1-3,6 lần. 3.1.3.3 Đạm Ammonium (TAN) Hàm lượng TAN có sự chênh lệch tương đối cao giữa các vị trí thu mẫu (0,01-1,45 mg/L, 0,26±0,26 mg/L). Hàm lượng TAN ở sông chính thấp hơn sông nhánh (p<0,05) ở đợt 1, đợt 3 và đợt 4. Trên sông chính, TAN ở đợt 3 đạt cao hơn các đợt còn lại. Vùng giữa nguồn là khu vực tiếp nhận nguồn nước thải từ khu công nghiệp Trà Nóc nên có thể làm ảnh hưởng đến TAN. Ở sông nhánh, TAN cao nhất ở nhóm TV3 nhưng khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa các nhóm thủy vực. Có khoảng 39% các điểm thu mẫu có hàm lượng TAN cao hơn giới hạn quy định cột A1 QCVN08-MT:2015/BTNMT (0,3 mg/L). 3.1.3.4 Hàm lượng N-NO3 - và P-PO4 3- Hàm lượng N-NO3- và P-PO4 3- tại các vị trí thu mẫu trên sông chính và sông nhánh thuộc tuyến sông Hậu dao động từ 0,002-0,395 mg/L (0,11±0,07 mg/L) và 0,007-0,51 mg/L (0,1±0,07 mg/L). Hàm lượng N- NO3- và P-PO43-cao nhất vào đợt 4 ở hầu hết các nhóm thủy vực. Các điểm thu mẫu đều có hàm lượng N-NO3- đạt giới hạn cho phép theo QCVN 08- MT:2015/BTNMT (loại A1) (<2 mg/L), P-PO43- trong nước mặt dùng cho cấp nước sinh hoạt tối đa 0,1 mg/L. Qua đó cho thấy ở hầu hết các điểm khảo sát nguồn nước trên sông Hậu có mức độ dinh dưỡng cao, đặc biệt vào mùa khô trên sông nhánh. 3.1.3.5 Tổng đạm (TN) và tổng lân (TP) Hàm lượng TN và TP tại các vị trí thu mẫu biến động lần lượt 0,31- 2,57 mg/L (1,17±0,6 mg/L) và 0,01-1,12 mg/L (0,29±0,25 mg/L). Giá trị TN và TP ở các khu vực khảo sát vào mùa khô cao hơn mùa mưa ở cả sông chính và sông nhánh. Vào giữa mùa khô (tháng 03/2014) tỷ lệ các điểm thu có TN cao (TN>1,7 mg/L, chiếm 22%), đặc biệt các điểm thu của nhóm TV1, TV2 và TV3 cho thấy môi trường nước có hàm lượng dinh dưỡng 9 cao vào giai đoạn này. Nhóm TV1 và nhóm TV4 có TP ở đợt 4 cao hơn và khác biệt (p<0,05) so với các đợt còn lại. Nhìn chung, TN và TP trong nước tương đối cao và trên sông nhánh cao hơn sông chính. 3.1.3.6 Hàm lượng vật chất hữu cơ (TOM) trên nền đáy thủy vực Tỉ lệ phần trăm TOM qua các giai đoạn khảo sát khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05) giữa sông chính và sông nhánh. Biến động TOM giữa các điểm thu mẫu 2,4-10,0% (5,7±1,4 %). TOM trung bình trên sông chính và sông nhánh lần lượt 5,5±1,5% và 5,8±1,4%. Trên sông nhánh do nhóm TV1 và nhóm TV3 bị tác động bởi nguồn nước thải từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản, môi trường nhiều vật chất hữu cơ lắng tụ dưới nền đáy thủy vực nên TOM đạt cao hơn các nhóm TV khác. 3.1.4 Biến động các thông số chất lượng nước trên sông Hậu theo mùa Hàm lượng TSS và độ đục ở đợt 2 (Tháng 9/2013) cao hơn so với các đợt khác. Hàm lượng dinh dưỡng (N-NO3-, TN, TP) và vật chất hữu cơ (COD) trong nước biến động và có giá trị thấp vào mùa mưa và cao vào
Luận văn liên quan