Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số sinh học và tác dụng của điều trị tái tăng áp trong bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm

Bệnh giảm áp là một bệnh nghề nghiệp của lao động lặn, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Số bệnh nhân bị bệnh giảm áp vẫn còn là một con số không nhỏ trong nhóm bệnh nghề nghiệp. Ở Đan Mạch, Svendsen J.C. và cs. thấy giai đoạn 1999- 2013 có 205 bệnh nhân giảm áp, trung bình là 14 bệnh nhân/năm. Tại Việt Nam, Nguyễn Văn Non và cs. báo cáo tỷ lệ bệnh giảm áp tại Vịnh Bắc Bộ là 22% trong tổng số ngư dân lặn [4]. Bóng khí là yếu tố cơ bản gây ra các rối loạn bệnh lý trong bệnh giảm áp cấp tính. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của các rối loạn sinh học khác bên cạnh yếu tố bóng khí. Các rối loạn sinh học bao gồm: rối loạn các chỉ số tế bào máu ngoại vi, hóa sinh và đông máu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn theo nhiều chiều hướng khác nhau và chưa đánh giá diễn biến của các chỉ số này theo trình tự thời gian diễn biến bệnh. Tại Việt Nam, chưa có tác giả nào xây dựng mô hình gây bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm. Việc có mô hình gây bệnh trên động vật là cần thiết cho các nghiên cứu chuyên sâu về y sinh học và tác dụng của các thuốc điều trị.

pdf28 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 472 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu sự biến đổi một số chỉ số sinh học và tác dụng của điều trị tái tăng áp trong bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN QUÂN Y CAO HỒNG PHÚC NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỀU TRỊ TÁI TĂNG ÁP TRONG BỆNH GIẢM ÁP CẤP TÍNH THỰC NGHIỆM Chuyên ngành: Khoa học Y sinh Mã số: 972 0101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI-2018 CAO HỒNG PHÚC NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC VÀ TÁC DỤNG CỦA ĐIỀU TRỊ TÁI TĂNG ÁP TRONG BỆNH GIẢM ÁP CẤP TÍNH THỰC NGHIỆM Chuyên ngành: Khoa học Y sinh Mã số: 972 0101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC HÀ NỘI-2018 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Tùng Linh 2. PGS.TS. Đặng Quốc Bảo Phản biện 1: ............................................................................ ............................................................................ Phản biện 2: ............................................................................ ............................................................................ Phản biện 3: ............................................................................ ............................................................................ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại Học viện Quân y vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia 2. Thư viện Học viện Quân y 3. .................................. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Bệnh giảm áp là một bệnh nghề nghiệp của lao động lặn, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế. Số bệnh nhân bị bệnh giảm áp vẫn còn là một con số không nhỏ trong nhóm bệnh nghề nghiệp. Ở Đan Mạch, Svendsen J.C. và cs. thấy giai đoạn 1999- 2013 có 205 bệnh nhân giảm áp, trung bình là 14 bệnh nhân/năm. Tại Việt Nam, Nguyễn Văn Non và cs. báo cáo tỷ lệ bệnh giảm áp tại Vịnh Bắc Bộ là 22% trong tổng số ngư dân lặn [4]. Bóng khí là yếu tố cơ bản gây ra các rối loạn bệnh lý trong bệnh giảm áp cấp tính. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của các rối loạn sinh học khác bên cạnh yếu tố bóng khí. Các rối loạn sinh học bao gồm: rối loạn các chỉ số tế bào máu ngoại vi, hóa sinh và đông máu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu còn theo nhiều chiều hướng khác nhau và chưa đánh giá diễn biến của các chỉ số này theo trình tự thời gian diễn biến bệnh. Tại Việt Nam, chưa có tác giả nào xây dựng mô hình gây bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm. Việc có mô hình gây bệnh trên động vật là cần thiết cho các nghiên cứu chuyên sâu về y sinh học và tác dụng của các thuốc điều trị. 2. Mục tiêu của đề tài 1. Xây dựng mô hình gây bệnh giảm áp cấp tính trên động vật thực nghiệm. 2. Xác định sự biến đổi một số chỉ số huyết học, hoá sinh và mô bệnh học trong bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm. 3. Đánh giá tác dụng của điều trị bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm bằng trị liệu tái tăng áp. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Luận án đã xây dựng được mô hình gây bệnh giảm áp cấp tính trên động vật thực nghiệm là thỏ. Các thông số của mô hình có thể là cơ sở áp dụng cho các nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời, luận án cũng chỉ ra được mức độ ảnh hưởng của 3 yếu tố trong lặn tới bệnh giảm áp bao gồm: thời gian đáy, tốc độ lên và tốc độ xả khí. Kết quả có thể được ứng dụng trong thực hành dự phòng y tế cho thợ lặn 2 - Luận án đã chỉ ra rõ sự biến đổi của các chỉ số tế bào máu ngoại vi trong thời gian sớm (30 phút sau gây bệnh) và trong thời gian muộn (4,5 giờ, 24h, 48h sau gây bệnh). Những số liệu này có thể là số liệu cơ sở ứng dụng trong đánh giá mức độ bệnh giảm áp cấp tính trên người. Đồng thời nó cũng là số liệu cơ sở giúp theo dõi và tiên lượng bệnh nhân. Thêm vào đó, luận án đã chỉ có sự hoạt hóa tiểu cầu trong tiến trình bị bệnh. Kết quả này góp phần xây dựng cơ chế bệnh lý và là cơ sở để thực hiện các nghiên cứu về vai trò của các thuốc kháng tiểu cầu trên lâm sàng. - Luận án đã xác định được tác dụng của điều trị tái tăng áp trong bệnh giảm áp cấp tính. Hiện tại, các tài liệu mới chỉ đề cập tới các bảng điều trị và sự thay đổi của các triệu chứng lâm sàng. Chưa thấy dữ liệu công bố về tác dụng của điều trị tái tăng áp trên các chỉ số xét nghiệm bao gồm huyết học, hóa sinh. Kết quả của luận án là cơ sở để đánh giá tác dụng của điều trị tái tăng áp đồng thời cung cấp số liệu để theo dõi bệnh nhân trong điều trị. 3. Cấu trúc luận án - Cấu trúc luận án: tổng số trang là 130 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục, được cấu trúc thành 7 phần: Đặt vấn đề (2 trang), Tổng quan (27 trang), Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (20 trang), Kết quả nghiên cứu (42 trang), Bàn luận (38 trang), Kết luận (2 trang), Kiến nghị (1 trang) - Số lượng các bảng, hình: 51 bảng, 36 hình - Tài liệu tham khảo của luận án bao gồm: 140 tài liệu, tính đến thời điểm có quyết định bảo vệ cấp cơ sở (2017) có 44 tài liệu công bố trong 2 năm (31,42%), 77 tài liệu công bố trong 5 năm (54,99%), 119 tài liệu công bố trong 10 năm (85%), 21 tài liệu công bố trên 10 năm (15%). Trong số này có 21 tài liệu là dạng sách, 119 tài liệu là các bài báo khoa học. - Phụ lục gồm danh sách thỏ nghiên cứu, bệnh án nghiên cứu, hình minh họa mức độ bóng khí, danh sách truy xuất hình ảnh, các bảng điều trị tái tăng áp. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh giảm áp Bệnh giảm áp là một bệnh nghề nghiệp ở những đối tượng lao động trong môi trường bị biến đổi áp suất, xuất hiện do sự giảm áp nhanh dẫn đến sự quá bão hòa của các khí trơ trong cơ thể, hình thành các bóng khí trong máu và trong mô cơ quan. Về mặt lâm sàng, người ta chia bệnh giảm áp thành 2 loại là bệnh giảm áp cấp tính và bệnh giảm áp mạn tính. Bệnh giảm áp cấp tính là bệnh giảm áp có triệu chứng liên quan trực tiếp với quá trình giảm áp nhanh, thường xuất hiện trong vòng 24h sau giảm áp. Bệnh giảm áp mạn tính là bệnh giảm áp xuất hiện muộn theo thời gian, thường là vài tháng đến vài năm, do hình thành các vi bóng khí trong thời gian dài hoặc điều trị giai đoạn cấp tính không triệt để. Triệu chứng lâm sàng của bệnh giảm áp bao gồm: đau cơ xương khớp và lạo xạo khớp, thường xuất hiện ở gối, vai, cổ tay, cổ chân, khuỷu tay, đùi, cẳng chân, cánh tay, cẳng tay. Tiếp theo là triệu chứng ngứa da, ban nhiễm sắc, tràn khí dưới da và sưng đau hạch. Các triệu chứng tiêu hóa là bao gồm đau bụng, phản ứng viêm phúc mạc, buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Một số ít bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tiền đình với các triệu chứng như buồn nôn, nôn; chóng mặt; ù tai hoặc điếc một bên. Một số bệnh nhân nặng có triệu chứng rối loạn hô hấp bao gồm đau tức ngực, khó thở, rối loạn tần số thở, ho, tiếng thở có ran nổ, ran ẩm và bệnh nhân có thể bị ngừng hô hấp; rối loạn tim mạch như đau tức ngực trái, nhịp tim nhanh, huyết áp giảm, suy tim cấp tính, thiếu máu cơ tim và nhồi máu cơ tim; rối loạn thần kinh - tâm thần gồm rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, rối loạn cơ vòng, rối loạn ngôn ngữ và rối loạn tâm thần. Các bệnh nhân này có thể diễn biến nặng và tử vong. Triệu chứng cận lâm sàng của bệnh giảm áp bao gồm: một số biến đổi về tế bào máu ngoại vi, một số biến đổi về hóa sinh và miễn 4 dịch, một số biến đổi về đông máu như tăng tiêu fibrin và kéo dài thời gian đông máu, xuất hiện hình ảnh bóng khí trên siêu âm, X- quang, một số dấu hiệu tổn thương trên phim chụp cắt lớp vi tính và phim chụp cộng hưởng từ. Điều trị bệnh giảm áp bao gồm 2 bước cơ bản: cấp cứu và điều trị chuyên khoa. Cấp cứu được thực hiện ngay tại nơi xảy ra bệnh giảm áp với biện pháp lặn lặp lại. Điều trị chuyên khoa được thực hiện tại bệnh viện với biện pháp điều trị tái tăng áp. Ngoài ra còn sử dụng một số biện pháp khác như thở oxy, truyền dịch, dùng thuốc. 1.2. Ảnh hưởng của bóng khí trong bệnh giảm áp Các vị trí hình thành bóng khí bao gồm 4 vị trí cơ bản: bóng khí trong tĩnh mạch, bóng khí trong động, bóng khí trong mô, bóng khí trong tế bào. Cơ chế hình thành bóng khí là cơ chế quá bão hòa của Haldane: khi lặn, áp suất môi trường bên ngoài tăng, làm tăng hoà tan các khí thở. Khi ngoi lên nhanh, áp suất môi trường bên ngoài giảm, giảm hòa tan các khí. Khi đó, tổng lượng khí đã hòa tan trước đó trở nên quá bão hòa, “thừa ra” và hình thành bóng khí . Ngoài ra, còn có một số cơ chế khác như cơ chế hạt nhân khí, cơ chế cửa sổ oxy... Bóng khí gây ảnh hưởng lên tế bào, mô, mạch máu và các chất hòa tan trong máu. 1.3. Một số nghiên cứu về mô hình gây bệnh và biến đổi chỉ số sinh học trong bệnh giảm áp cấp tính 1.3.1. Một số nghiên cứu về mô hình gây bệnh giảm áp cấp tính Trong nghiên cứu thực nghiệm, hầu hết các tác giả đều thí nghiệm trên động vật. Động vật được lựa chọn khá phong phú, từ chuột cống, thỏ, chó cho đến lợn. Một số tác giả nghiên cứu bệnh giảm áp trên người (là các bệnh nhân giảm áp). 1.3.2. Một số nghiên cứu biến đổi tế bào máu ngoại vi trong bệnh giảm áp cấp tính Một số tác giả thấy các chỉ số hồng cầu tăng trong khi đó một số khác lại thấy giảm, một số nghiên cứu thấy số lượng bạch cầu tăng 5 nhưng một số khác lại thấy giảm, hầu hết các tác giả đều thấy số lượng tiểu cầu giảm trong bệnh giảm áp cấp tính. 1.3.3. Một số nghiên cứu biến đổi đông máu trong bệnh giảm áp Nhiều nghiên cứu về rối loạn đông máu trong bệnh giảm áp đã được thực hiện nhưng kết quả còn nhiều sự khác biệt về thời gian đông máu, nồng độ fibrinogen, nồng độ các yếu tố đông máu và các marker đông máu của huyết tương. Một số tác giả thấy ở động vật mắc bệnh giảm áp cấp tính thời gian đông máu bị kéo dài. Một số tác giả thấy nồng độ fibrinonge tăng nhưng một số khác thấy nồng độ fibrinogen giảm. Một số nghiên cứu chỉ ra nồng độ một số marker tiểu cầu và đông máu tăng. 1.3.4. Một số nghiên cứu biến đổi hóa sinh trong bệnh giảm áp Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự thay đổi các chỉ số hóa sinh trong bệnh giảm áp: hoạt độ AST và ALT tăng, hoạt hóa bổ thể và hệ thống kinin trong máu. Các nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ các marker tế bào tăng sau giảm áp, có mối tương quan với nguy cơ mắc bệnh như nồng độ MDH, ET-1, ICAM-1, NSE, TNF, GFAP, IL-1β, IL-6, CSF T-tau, Aβ38, Aβ40 và Aβ42. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Gồm 125 thỏ: nặng 2,0-2,3 kg, không phân biệt giống, do Ban Cung cấp động vật thực nghiệm (Học viện Quân y) cung cấp. Nghiên cứu được tiến hành tại các cơ sở: Bộ môn Y học quân binh chủng; Bộ môn Miễn dịch học; Khoa Huyết học-Truyền máu; Khoa Giải phẫu bệnh-Pháp y (Học viện Quân y); Phòng Xét nghiệm Siêu cấu trúc (Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương) Thời gian nghiên cứu: từ 1/2012 - 12/2016 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Thiết kế: sử dụng phương pháp thực nghiệm, nghiên cứu tiến cứu, có can thiệp, so sánh trước gây bệnh, sau gây bệnh và sau điều trị. 6 - Mô hình nghiên cứu: Toàn bộ 125 thỏ được chia ngẫu nhiên thành 8 lô, phân bố vào 2 giai đoạn như sau (hình 2.1 và 2.2) Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu giai đoạn 1 - Các chỉ tiêu nghiên cứu + Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh giảm áp cấp tính trên thỏ (theo mô tả của Pontier và cs., Bao và cs.): có một trong các triệu chứng cắn gãi liên tục, khó thở, bại liệt chân, co giật, chết; xuất hiện triệu chứng trong vòng 30 phút tính từ khi giảm áp xong; có bóng khí trong cơ thể: trong tế bào, gian bào, mô, trong lòng mạch. + Các chỉ tiêu lâm sàng gồm có: số thỏ mắc bệnh, số thỏ chết, thời gian sống sau gây bệnh, triệu chứng lâm sàng, số thỏ đáp ứng với điều trị, mức độ bệnh, mức độ liệt, tỷ lệ, vị trí có bóng khí, mức độ bóng khí trong lòng mạch. Quan sát bằng mắt thường. + Các chỉ tiêu huyết học gồm: chỉ tiêu tế bào máu ngoại vi thực hiện trên máy xét nghiệm huyết học tự động; chỉ tiêu đông máu: 7 thời gian PT, APTT, nồng độ fibrinogen huyết tương được thực hiện theo quy trình xét nghiệm của Bộ Y tế; chỉ tiêu nồng độ marker tiểu cầu PF4 và BTG được thực hiện trên máy xét nghiệm ELISA Hình 2.2. Sơ đồ nghiên cứu giai đoạn 2 + Các chỉ tiêu hóa sinh: hoạt độ AST, ALT; nồng độ ure, creatinin huyết tương được thực hiện trên máy xét nghiệm hóa sinh. 8 + Các chỉ tiêu mô bệnh học gồm: quan sát đại thể bóng khí được thực hiện bằng quan sát mắt thường; quan sát vi thể bóng khí và tổn thương mô dưới kính hiển vi quang học; quan sát hình dạng tiểu cầu dưới kính hiển vi điện tử để đánh giá hoạt hóa tiểu cầu. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả xây dựng mô hình gây bệnh giảm áp cấp tính trên động vật thực nghiệm Bảng 3.11. Tỷ lệ mắc bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm và khả năng sống của thỏ sau áp dụng 4 mô hình gây bệnh Mô hình gây bệnh Số lượng thỏ Số lượng thỏ Mắc bệnh Không mắc bệnh Chết Không chết MH 1 (50x4x10) (n=10) 4 6 0 10 MH 2 (50x4x15) (n=10) 6 4 4 6 MH 3 (50x5x10) (n=10) 10 0 5 5 MH 4 (50x4x10x2) (n=10) 10 0 4 6 p <0,01 <0,05 Kết quả trong bảng 3.11 cho thấy số lượng thỏ mắc bệnh của mô hình gây bệnh 3 và 4 đạt cao nhất (10/10), số lượng thỏ chết của mô hình gây bệnh 3 và 4 tương đương nhau (5/10 và 4/10). Bảng 3.12. Phân bố mức độ bệnh giảm áp cấp tính của thỏ sau áp dụng 4 mô hình gây bệnh Mô hình gây bệnh Số lượng thỏ theo mức độ bệnh Tổng p Mức độ 0 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 MH 1 (50x4x10) 6 3 1 0 10 p < 0 ,0 1 MH 2 (50x4x15) 4 2 0 4 10 MH 3 (50x5x10) 0 4 1 5 10 MH 4 (50x4x10x2) 0 3 3 4 10 Từ bảng 3.12 thấy mô hình gây bệnh 3 và 4 có đầy đủ mức độ bệnh, không có thỏ nào không mắc bệnh (tương đương với mức độ 0). Sự khác biệt về mức độ bệnh giữa các mô hình có ý nghĩa thống kê. 9 3.2. Biến đổi một số chỉ số huyết học, hóa sinh và mô bệnh học trong bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm 3.2.1. Biến đổi một số chỉ số huyết học trong bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm trên thỏ Bảng 3.18. Biến đổi số lượng bạch cầu theo mức độ bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm Số lượng bạch cầu (G/L) Nặng (n=9) (1) Vừa và nhẹ (n=22) (2) Tổng số (n=31) p2-1 Trước (a) 6,66 ± 1,70 8,07 ± 2,89 7,66 ± 2,65 >0,05 Sau (b) 10,87 ± 2,65 8,88 ± 3,42 9,46 ± 3,30 >0,05 % biến đổi 71,66 ± 55,17 13,29 ± 36,16 30,23 ± 49,52 <0,01 pa-b <0,01 >0,05 <0,01 Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy số lượng bạch cầu thỏ tăng ở thời điểm sau gây bệnh có ý nghĩa thống kê (p<0,01). Bảng 3.20. Biến đổi số lượng tiểu cầu theo mức độ bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm Số lượng tiểu cầu (G/L) Nặng (n=9) (1) Vừa và nhẹ (n=22) (2) Tổng số (n=31) p2-1 Trước (a) 360,33 ± 55,70 388,18 ± 79,51 380,09 ± 73,60 >0,05 Sau (b) 196,55 ± 73,76 384,90 ± 79,16 330,22 ± 115,71 <0,001 % biến đổi -108,22 ± 66,77 -3,27 ± 45,18 -33,74 ± 70,44 <0,001 pb-a <0,001 >0,05 <0,01 Từ bảng 3.20 thấy số lượng tiểu cầu giảm sau gây bệnh, mức độ nặng giảm nhiều hơn mức độ vừa và nhẹ (p<0,01). Bảng 3.22. Biến đổi thời gian PT theo mức độ bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm Thời gian PT (giây) Nặng (n=9) (1) Vừa và nhẹ (n=22) (2) Tổng số (n=31) p2-1 Trước (a) 11,88 ± 1,05 10,92 ± 2,21 11,20 ± 1,98 >0,05 Sau (b) 29,44 ± 18,93 10,87 ± 1,79 16,26 ± 13,08 <0,001 % biến đổi 139,46 ± 139,73 1,15 ± 14,44 41,30 ± 97,08 <0,001 pb-a <0,05 >0,05 <0,05 Theo bảng 3.22 sau gây bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm 30 phút, thời gian PT của thỏ bị kéo dài (p<0,05). Tỷ lệ kéo dài ở nhóm thỏ mức độ nặng lớn hơn so với nhóm mức độ vừa-nhẹ (p<0,001). 10 Bảng 3.23. Biến đổi thời gian APTT theo mức độ bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm Thời gian APTT (giây) Nặng (n=9) (1) Vừa và nhẹ (n=22) (2) Tổng số (n=31) p2-1 Trước (a) 70,33 ± 11,67 68,55 ± 21,49 69,07 ± 18,98 >0,05 Sau (b) 151,00 ± 74,52 77,99 ± 43,37 99,19 ± 62,71 <0,05 % biến đổi 115,99 ± 103,87 14,08 ± 39,71 43,67 ± 78,69 <0,05 pb-a <0,05 >0,05 <0,05 Bảng 3.23 cho thấy sau gây bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm, thời gian APTT của thỏ bị kéo dài (p<0,05). Tỷ lệ kéo dài ở nhóm thỏ mức độ nặng lớn hơn so với nhóm mức độ vừa-nhẹ, p<0,05. Bảng 3.25. Biến đổi nồng độ một số marker tiểu cầu trong huyết tương trước và sau gây bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm Nồng độ marker Thời điểm nghiên cứu Nặng (n=9) (1) Vừa và nhẹ (n=8) (2) Tổng số (n=17) p2-1 PF4 (ng/ml) Trước (a) 16,01 ± 2,42 18,31 ± 3,54 17,36 ± 3,26 >0,05 Sau (b) 16,76 ± 7,04 17,07 ± 4,39 16,94 ± 5,43 >0,05 % biến đổi 9,64 ± 59,86 - 4,27 ± 26,74 1,45 ± 42,38 >0,05 pb-a >0,05 >0,05 >0,05 BTG (pg/ml) Trước (a) 12,69 ± 0,70 12,89 ± 0,44 12,80 ± 0,55 >0,05 Sau (b) 12,76 ± 0,61 13,41 ± 1,20 13,14 ± 1,03 >0,05 % biến đổi 0,64 ± 3,49 4,14 ± 9,95 2,70 ± 7,96 >0,05 pb-a >0,05 >0,05 >0,05 Các giá trị trong bảng 3.25 cho thấy nồng độ PF4 và BTG huyết tương biến đổi không có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau gây bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm (p>0,05). 11 3.2.2. Biến đổi một số chỉ số hóa sinh trong bệnh giảm áp Bảng 3.26. Biến đổi hoạt độ một số enzym theo mức độ bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm Hoạt độ enzym Thời điểm nghiên cứu Nặng (n=5) (1) Vừa và nhẹ (n=23) (2) Tổng số (n=28) p2-1 AST (U/L) Trước (a) 49,84 ± 17,78 41,30 ± 12,68 42,82 ± 13,74 >0,05 Sau (b) 80,57 ± 35,87 45,66 ± 16,01 51,89 ± 24,18 <0,05 % biến đổi 111,69 ± 177,34 19,19 ± 52,63 35,71 ± 92,84 >0,05 pb-a >0,05 >0,05 >0,05 ALT (U/L) Trước (a) 57,00 ± 16,57 48,25 ± 20,88 49,81 ± 20,19 >0,05 Sau (b) 87,82 ± 35,61 44,57 ± 16,86 52,29 ± 26,53 <0,05 % biến đổi 55,02 ± 56,58 1,65 ± 36,94 11,18 ± 44,94 <0,05 pb-a >0,05 >0,05 >0,05 Số liệu trong bảng 3.26 cho thấy hoạt độ enzym AST và ALT trong huyết tương thỏ có xu hướng tăng ở thời điểm sau gây bệnh nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.27. Biến đổi nồng độ ure và creatinin huyết tương trong bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm Chỉ số Thời điểm nghiên cứu Nặng (n=5) (1) Vừa và nhẹ (n=23) (2) Tổng số (n=28) p2-1 U re (µ m o l/ L ) Trước (a) 5,56 ± 0,69 6,58 ± 2,28 6,40 ± 2,12 >0,05 Sau (b) 6,58 ± 0,92 6,51 ± 1,89 6,52 ± 1,75 >0,05 % biến đổi 21,51 ± 33,12 9,45 ± 49,86 11,60 ± 47,01 >0,05 pb-a >0,05 >0,05 >0,05 C re at in in (µ m ol /L ) Trước (a) 100,10 ± 16,04 107,35 ± 25,17 106,05 ± 23,71 >0,05 Sau (b) 107,06 ± 9,22 102,93 ± 19,32 103,66 ± 17,87 >0,05 % biến đổi 8,45 ± 13,82 -2,47 ± 12,34 -0,52 ± 13,06 >0,05 pb-a >0,05 >0,05 >0,05 Các giá trị trong bảng 3.27 cho thấy nồng độ ure huyết tương thỏ có xu hướng tăng, nồng độ creatinin huyết tương thỏ có xu hướng giảm ở thời điểm sau gây bệnh nhưng không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 12 3.2.4. Biến đổi một số đặc điểm mô bệnh học trong bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm A B C Hình 3.11. Hình ảnh tĩnh mạch chủ bụng ở thỏ bình thường và thỏ mắc bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm A: thỏ bình thường; B: thỏ mắc bệnh mức độ nhẹ (thỏ A120); C: thỏ mắc bệnh mức độ nặng (thỏ B2), xuất hiện nhiều bóng khí trong tĩnh mạch chủ bụng (mũi tên). Hình 3.16. Hình ảnh mô gan ở thỏ mắc bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm Mũi tên: bóng khí (tiêu bản A46) Hình 3.19. Hình ảnh mô thận ở thỏ mắc bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm Mũi tên: bóng khí (tiêu bản A41) A (x25.000 lần) B (x10.000 lần) Hình 3.26. Hình ảnh biến dạng và thoái hóa của tế bào tiểu cầu thỏ sau gây bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm (Mũi tên trắng: chân giả; mũi tên xanh: tế bào bị thoái hóa; Hình dạng tiểu cầu bị xoắn vặn, lồi lõm, nhiều chân giả, thoái hóa. Nguồn: tiêu bản A64S). 13 3.3. Tác dụng điều trị bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm bằng trị liệu tái tăng áp 3.3.1. Tác dụng lên các triệu chứng lâm sàng của thỏ mắc bệnh giảm áp cấp tính thực nghiệm Bảng 3.34. Số thỏ đáp ứng với điều trị tái tăng áp theo mức độ bệnh Mức
Luận văn liên quan