Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thông tin trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) là một phần của thông tin phi tài chính công khai cho thấy các hoạt động tương tác của DN với xã hội và môi trường sống. Thông qua những thông tin này các bên liên quan có thể đánh giá mức độ thực hành TNXH của DN. Vì vậy CBTT TNXH DN có ý nghĩa rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh của DN với các bên liên quan về các hoạt động TNXH của DN nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư, cải thiện hiệu quả hoạt động của DN. Nhiều DN trên thế giới đã có những thành quả nhất định thông qua thực hành và CBTT TNXH của DN chẳng hạn như Microsoft trở thành tập đoàn công nghệ uy tín hàng đầu trên thế giới do hãng tư vấn toàn cầu Reputation Institute khảo sát năm 2012 với những chương trình hỗ trợ cộng đồng, chương trình từ thiện hay hãng giày thể thao Nike vực dậy sau thời gian doanh số tụt dốc với những cáo buộc và kiện cáo do những bê bối liên quan đến việc các nhà cung cấp của Nike bóc lột lao động với mức lương rẻ mạt nhờ vào việc công khai danh sách các nhà cung cấp của Nike để các tổ chức phi chính phủ có thể giám sát vào năm 2004. Thật vậy, những thành quả từ thực hành và CBTT này của các DN cũng đã được chứng minh bằng công trình khoa học của các nhà nghiên cứu trên thế giới: thực hành và CBTT TNXH giúp tạo dựng uy tín cho DN (Hess và cộng sự, 2002; Brammer and Millington, 2005; Yingjun Lu và cộng sự, 2015), gia tăng giá trị thị trường (Belkaoui, 1976; Frankle and Anderso,1980; Robert,1978; Martin Freedman and Stagliano, 1991; Berthelot và cộng sự, 2012; Clarkson và cộng sự, 2013; Klerk và cộng sự, 2015, Cahan và cộng sự, 2015), giảm thiểu chi phí vốn (Dhaliwal và cộng sự, 2011; Orens và công sự, 2010), tăng sự hài lòng của nhân viên (Kim và cộng sự, 2010). Chính nhờ những lợi ích như vậy mà thực hành và CBTT TNXH đã trở thành xu thế của thời đại giúp DN tồn tại và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, không nằm ngoài xu thế thế giới, Nhà nước và các DN ngày càng quan tâm đến TNXH DN nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Nhà nước cũng đã có những cơ chế để hỗ trợ hướng dẫn các DN thực hiện và báo cáo các hoạt động trách nhiệm xã hội phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Chẳng hạn, năm 2012 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết hợp với một số tổ chức như VCCI, IFC, ACCA, GRI đã đưa ra những hướng dẫn lập báo cáo phát triển bền vững dựa trên tiêu chuẩn báo cáo được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Năm 2015, đánh dấu sự gia tăng áp lực của phía Nhà nước đối với các DN Việt Nam đó là sự ra đời của Thông tư số 155/2015/TTBTC ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính được xem là văn bản pháp lý đầu tiên về yêu cầu CBTT về phát triển bền vững của các DN niêm yết. Về phía các DN Việt Nam,

pdf12 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thông tin trách nhiệm xã hội (TNXH) của doanh nghiệp (DN) là một phần của thông tin phi tài chính công khai cho thấy các hoạt động tương tác của DN với xã hội và môi trường sống. Thông qua những thông tin này các bên liên quan có thể đánh giá mức độ thực hành TNXH của DN. Vì vậy CBTT TNXH DN có ý nghĩa rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh của DN với các bên liên quan về các hoạt động TNXH của DN nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, thu hút đầu tư, cải thiện hiệu quả hoạt động của DN. Nhiều DN trên thế giới đã có những thành quả nhất định thông qua thực hành và CBTT TNXH của DN chẳng hạn như Microsoft trở thành tập đoàn công nghệ uy tín hàng đầu trên thế giới do hãng tư vấn toàn cầu Reputation Institute khảo sát năm 2012 với những chương trình hỗ trợ cộng đồng, chương trình từ thiện hay hãng giày thể thao Nike vực dậy sau thời gian doanh số tụt dốc với những cáo buộc và kiện cáo do những bê bối liên quan đến việc các nhà cung cấp của Nike bóc lột lao động với mức lương rẻ mạt nhờ vào việc công khai danh sách các nhà cung cấp của Nike để các tổ chức phi chính phủ có thể giám sát vào năm 2004. Thật vậy, những thành quả từ thực hành và CBTT này của các DN cũng đã được chứng minh bằng công trình khoa học của các nhà nghiên cứu trên thế giới: thực hành và CBTT TNXH giúp tạo dựng uy tín cho DN (Hess và cộng sự, 2002; Brammer and Millington, 2005; Yingjun Lu và cộng sự, 2015), gia tăng giá trị thị trường (Belkaoui, 1976; Frankle and Anderso,1980; Robert,1978; Martin Freedman and Stagliano, 1991; Berthelot và cộng sự, 2012; Clarkson và cộng sự, 2013; Klerk và cộng sự, 2015, Cahan và cộng sự, 2015), giảm thiểu chi phí vốn (Dhaliwal và cộng sự, 2011; Orens và công sự, 2010), tăng sự hài lòng của nhân viên (Kim và cộng sự, 2010). Chính nhờ những lợi ích như vậy mà thực hành và CBTT TNXH đã trở thành xu thế của thời đại giúp DN tồn tại và phát triển bền vững. Tại Việt Nam, không nằm ngoài xu thế thế giới, Nhà nước và các DN ngày càng quan tâm đến TNXH DN nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Nhà nước cũng đã có những cơ chế để hỗ trợ hướng dẫn các DN thực hiện và báo cáo các hoạt động trách nhiệm xã hội phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Chẳng hạn, năm 2012 Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết hợp với một số tổ chức như VCCI, IFC, ACCA, GRI đã đưa ra những hướng dẫn lập báo cáo phát triển bền vững dựa trên tiêu chuẩn báo cáo được sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Năm 2015, đánh dấu sự gia tăng áp lực của phía Nhà nước đối với các DN Việt Nam đó là sự ra đời của Thông tư số 155/2015/TT- BTC ngày 6/10/2015 của Bộ Tài chính được xem là văn bản pháp lý đầu tiên về yêu cầu CBTT về phát triển bền vững của các DN niêm yết. Về phía các DN Việt Nam, 2 trong những năm qua, hoạt động trách nhiệm xã hội đã được các DN lồng ghép phần nào vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng tập trung chủ yếu ở những DN niêm yết trên TTCK. Một số DN niêm yết đã tiên phong trong việc CBTT TNXH ngay cả khi chưa có quy định pháp lý yêu cầu bắt buộc lập báo cáo bền vững như Tập đoàn Bảo Việt, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, Công ty cổ phần chứng khoán TP Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra liệu có phải tất cả các DN Việt Nam đều quan tâm và thực hành tốt CBTT TNXH và liệu rằng thực hành và CBTT TNXH có mang lại những lợi ích cho các DN Việt Nam như các bằng chứng trên thế giới đã chỉ ra. Để tìm hiểu câu trả lời này nhiều nhà nghiên cứu cũng đã thực hiện khảo sát các DN Việt Nam và cung cấp bằng chứng rằng TNXH làm nâng cao HQTC (Châu Thị Lệ Duyên, 2013; Trần Thị Hoàng Yến, 2016), gia tăng lòng trung thành của khách hàng (Nguyễn Thị Anh Bình và Phạm Long, 2015), ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng (Nguyễn Phương Mai, 2015). Bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu về CBTT TNXH cho thấy CBTT TNXH ảnh hưởng đến HQTC DN chẳng hạn như nghiên cứu của Ho Ngoc Thao Trang and Liafisu Sina Yekini (2014), Nguyễn Thị Bích Ngọc và cộng sự (2015), Nguyễn Xuân Hưng và Trịnh Hiệp Thiện (2016), Tạ Thị Thúy Hằng (2017), Hồ Thị Vân Anh (2018). Tuy nhiên các nghiên cứu này có kết quả nghiên cứu không đồng nhất và mới chỉ dừng lại ở mẫu có số lượng quan sát nhỏ, thời gian nghiên cứu ngắn và chỉ dừng lại ở việc sử dụng hồi quy đa biến thông thường (OLS, FEM, REM) để tìm hiểu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN mà chưa giải quyết hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu do biến CBTT TNXH và HQTC có thể có mối quan hệ tương quan hai chiều. Đồng thời do môi trường thực hành và CBTT TNXH ở Việt Nam ngày càng được gia tăng nhưng chưa có nghiên cứu nào thực hiện xem liệu sự gia tăng này có kéo theo sự gia tăng của HQTC DN hay không. Vì vậy việc sử dụng phương pháp ước lượng mô hình bổ sung nhằm khắc phục hiện tượng nội sinh giữa các biến và tìm kiếm sự khác biệt theo thời gian về ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN là việc cần thiết để khẳng định kết luận về ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN đầy đủ và đáng tin cậy hơn. Từ những lý do trên, tác giả thấy rằng cần phải mở rộng các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN đưa ra kết luận rõ ràng và đáng tin cậy hơn. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài “Nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu chính cho nghiên cứu này. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án 3 2.1. Mục tiêu nghiên cứu của luận án Như đã trình bày ở phần lý do chọn đề tài, mục tiêu cơ bản của nghiên cứu này là tìm hiểu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu của luận án Từ mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận án xác định các câu hỏi nghiên cứu: 1. Có sự khác biệt giữa CBTT TNXH của các DN sản xuất và DN phi sản xuất trên TTCK Việt Nam hay không? 2. CBTT TNXH có ảnh hưởng đến HQTC của các DN niêm yết trên trên TTCK Việt Nam hay không? Ảnh hưởng này có sự khác biệt ở khoảng thời gian khác nhau hay không? CBTT TNXH năm trước có ảnh hưởng đến HQTC năm tiếp theo hay không? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của Luận án: Mức độ CBTT TNXH DN, HQTC DN, ảnh hưởng của mức độ CBTT TNXH đến HQTC của các DN niêm yết trên TTCK Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả thực hiện đo lường CBTT TNXH theo mức độ CBTT TNXH và HQTC DN được xác định theo hai chỉ tiêu đại diện là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROA và giá trị thị trường Tobin’Q. Nội dung thông tin TNXH được tác giả lựa chọn là cộng hợp của 4 thành phần thông tin: Thông tin về trách nhiệm môi trường, Thông tin về trách nhiệm với lao động, Thông tin về trách nhiệm với cộng đồng xã hội, Thông tin về trách nhiệm với người tiêu dùng. + Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp niêm yết phi tài chính trên TTCK Việt Nam trên cả 2 sàn giao Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các DN niêm yết trên sàn UPCOM sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án. + Phạm vi thời gian: Các DN niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội được công bố công khai với dữ liệu từ năm 2006 - 2016. Những DN có thời gian niêm yết sau năm 2006 và hủy niêm yết trong thời gian 2006 - 2016 sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của Luận án. 4. Kết cấu luận án 4 Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, các phụ lục và tài liệu tham khảo, Luận án có kết cấu gồm 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu, khuyến nghị và kết luận CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan nghiên cứu tác động của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính 1.1.1. Thông tin TNXH DN được các nghiên cứu tiếp cận theo các nội dung khác nhau 1.1.2. Hiệu quả tài chính doanh nghiệp được các nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu khác nhau để đo lường Nghiên cứu đo lường HQTC DN theo giá trị thị trường Nghiên cứu đo lường hiệu quả DN theo số liệu kế toán Tổng quan nghiên cứu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN thì thấy rằng đa số kết quả có mối quan hệ tích cực giữa hai biến số này. Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho kết quả ngược chiều hoặc không có mối liên hệ giữa hai biến số này. Điều này được lý giải bởi một số nguyên nhân sau: Thứ nhất, Khác biệt về bối cảnh nghiên cứu. Thứ hai, Khác biệt về phương pháp nghiên cứu Thứ ba, Sự khác biệt về các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu. Thứ tư, Sự khác biệt về phương pháp đo lường CBTT TNXH và đo lường 5 HQTC. Thứ năm, Sự khác biệt về thời gian nghiên cứu. 1.2. Khoảng trống nghiên cứu Như vậy, thông qua nghiên cứu tổng quan nước ngoài và trong nước đã trình bày tác giả nhận thấy vẫn khoảng trống của các nghiên cứu trước: Thứ nhất, Bối cảnh và thời gian nghiên cứu có thể là nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN. Thứ hai, Các nghiên cứu đa số đo lường mức độ CBTT TNXH dựa trên phương pháp phân tích nội dung. Tuy nhiên, cách thực hiện có sự khác biệt giữa các nghiên cứu và còn có nhiều bàn cãi về độ tin cậy của thang đo. Thứ ba, Sự đa dạng trong việc sử dụng các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính cũng khiến cho những kết luận về ảnh hưởng của công bố thông tin trách nhiệm xã hội đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp là không đồng nhất. Thứ tư, Các nghiên cứu trước đây thường chỉ dừng lại ở việc sử dụng hồi quy đa biến thông thường (OLS, FEM, REM) để tìm hiểu ảnh hưởng của CBTT TNXH đến HQTC DN mà chưa giải quyết hiện tượng nội sinh trong mô hình nghiên cứu do biến CBTT TNXH và HQTC có thể có mối quan hệ tương quan hai chiều. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 2.1. Lý luận chung về trách nhiệm xã hội và công bố thông tin trách nhiệm xã hội 2.1.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp TNXH là một phạm trù phức tạp và được định nghĩa theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên, dù cách thể hiện hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau song nội hàm phản ánh TNXH về cơ bản đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng DN phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. 2.1.2. Công bố thông tin trách nhiệm xã hội 2.1.2.1. Bản chất công bố thông tin trách nhiệm xã hội 6 CBTT TNXH bắt nguồn từ TNXH DN. CBTT TNXH là công cụ quan trọng được doanh nghiệp sử dụng nhằm truyền tải thông tin về các hoạt động TNXH của DN tới các bên liên quan. Rob Gray và cộng sự (1995) cho rằng CBTT TNXH là quá trình cung cấp thông tin về những ảnh hưởng đến môi trường và xã hội do những hoạt động kinh tế của tổ chức cho những người quan tâm trong xã hội. 2.1.2.2. Phương thức công bố thông tin trách nhiệm xã hội Có rất nhiều các phương tiện và cách thức để các DN thực hiện công bố các thông tin này thông qua các cuộc họp, các sự kiện công cộng, diễn đàn, báo cáo, bản tin, tạp chí, áp phích, quảng cáo, thư điện tử, thư thoại, video, trang web, podcast, blog, chèn lên nhãn sản phẩm, hoặc có thể thông qua các thông cáo báo chí, phỏng vấn, các bài báo 2.1.3. Đo lường công bố thông tin trách nhiệm xã hội Đo lường mức độ CBTT TNXH bằng việc tính số lượng thông tin thông qua đếm số ký tự, số từ, số câu, số trang, và tỷ lệ khối lượng tỷ lệ TNXH so với tổng thông tin DN công bố trên các báo cáo Đo lường CBTT TNXH thông qua xây dựng chỉ số CBTT TNXH. Theo đó, các nhà nghiên cứu xây dựng một danh sách kiểm tra các khía cạnh khác nhau của hoạt động TNXH để có được bức tranh đầy đủ về thực hành TNXH của DN. Dựa trên cơ sở danh sách kiểm tra, các nhà nghiên cứu tiến hành tính toán chỉ số CBTT bằng việc gán điểm công bố thông tin TNXH Ngoài phương pháp phân tích nội dung kể trên, một số nghiên cứu sử dụng dữ liệu đánh giá CBTT của bên thứ ba để đánh giá mức độ CBTT TNXH của DN 2.1.4. Các tiêu chuẩn công bố thông tin trách nhiệm xã hội và quy định tại Việt Nam Thứ nhất, Hiệp ước toàn cầu của Liên hiệp quốc (United Nations Global Compact - UNGC) UNGC cung cấp một định hướng nền tảng cho các DN để xây dựng, thực hiện và CBTT về các chính sách và hành động có trách nhiệm và bền vững. UNGC mong muốn cộng đồng các DN lồng ghép trong chiến lược sản xuất kinh doanh của mình theo10 nguyên tắc do UNGC đưa ra và các DN cũng như các tổ chức thành viên được yêu cầu hàng năm lập một Báo cáo Tiến bộ (COP - Communication of Progress) trình bày các hoạt động thưc tế mà DN đã thực hiện hoặc có kế hoạch thực hiện 10 nguyên tắc của UNGC. Thứ hai, Sáng kiến Báo cáo Toàn cầu (Global Reporting Initiative – GRI) 7 GRI đưa ra những hướng dẫn áp dụng tự nguyện báo cáo phát triển bền vững cho tất cả các loại hình DN. Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc báo cáo và các chỉ số báo cáo về kinh tế, môi trường và xã hội. Trong phiên bản gần nhất G4 được phát hành năm 2013 GRI đưa ra hướng dẫn CBTT chia theo 3 nhóm kinh tế, môi trường và xã hội Thứ ba, Bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 26000 (International Standards Organization – ISO 26000:2010) Bộ tiêu chuẩn Quốc tế ISO 26000 đưa ra những hướng dẫn thực hành trách nhiệm xã hội tự nguyện tất cả các tổ chức ở mọi loại hình, cả ở lĩnh vực công cộng lẫn tư nhân, tại các nước phát triển và đang phát triển, cũng như các nền kinh tế chuyển đổi. Bộ tiêu chuẩn này xác định các mục tiêu cốt lõi của TNXH DN trong 7 nhóm vấn đề: quản trị DN, nhân quyền, thực hành lao động, môi trường, thực hành công bằng, các vấn đề của người tiêu dùng, tham gia và phát triển cộng đồng Thứ tư, Hội đồng Báo cáo Tích hợp quốc tế (International integrated reporting Council - IIRC) Báo cáo tích hợp được xây dựng trên cơ sở báo cáo tài chính có sẵn, kết hợp với các chỉ tiêu phi tài chính. DN có thể lựa chọn việc công bố báo cáo bền vững một cách độc lập và/hoặc được lồng ghép về nội dung trong báo cáo thường niên. 2.2. Hiệu quả tài chính và các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính 2.2.1. Hiệu quả tài chính Performance: hiệu quả theo từ điển Anh – Anh được định nghĩa là hoạt động hoặc quá trình thực hiện hoặc hoàn thành nhiệm vụ, công việc cụ thể. Phạm trù hiệu quả được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội (từ sản xuất kinh doanh đến y tế, giáo dục, quốc phòng) nó phản ánh trình độ của con người sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia trong các hoạt động để đạt được kết quả với mục đích của mình. Trong hoạt động kinh doanh, Venkatraman and Ramanujam (1987) lập luận hiệu quả doanh nghiệp phản ánh bối cảnh của quản trị chiến lược, nó là thành phần trong tổng thể hiệu suất của doanh nghiệp. Xét trên phạm vi hẹp hiệu quả doanh nghiệp thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính đầu ra phản ánh việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu này Venkatraman và Ramanujam gọi là hiệu quả tài chính (financial performance). Những chỉ tiêu này có thể là những chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng doanh thu, khả năng sinh lợi (ROA, ROE, ROI), thu nhập trên cổ phiếu EPS hay là những chỉ tiêu đo lường thông qua giá thị trường như giá cổ phiếu, giá thị trường so với giá sổ sách (market to book) hay là các chỉ tiêu biến thể của nó. 8 2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính Nhóm thứ nhất, nhóm chỉ tiêu tài chính cổ điển Các thước đo truyền thống thường được sử dụng để đánh giá HQTC thường được tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu của kế toán. Theo tổng hợp của Nguyễn Thị Thanh Hải (2015) có bốn nhóm chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp: nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời, nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của tài sản, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và nhóm chỉ tiêu đánh giá vốn hoạt động. Nhóm thứ hai, nhóm chỉ tiêu tài chính hiện đại Đo lường HQTC DN dựa trên giá trị thị trường như: thu nhập trên cổ phiếu (EPS), giá trị kinh tế gia tăng (EVA), chỉ số giá trên thu nhập (P/E), giá trị thị trường gia tăng (MVA), giá trị thị trường Tobin’Q. Đây là những chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm nhiều bởi những chỉ tiêu này thường liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu tư để đưa ra các quyết định mua cổ phiếu hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác 2.3. Cơ sở lý thuyết mối quan hệ công bố thông tin trách nhiệm xã hội và hiệu quả tài chính doanh nghiệp 2.3.1. Lý thuyết các bên liên quan Freeman (1983) cho rằng nếu như DN chỉ quan tâm đến lợi ích của các cổ đông mà không quan tâm đến nhu cầu của các bên liên quan - những người có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được mục đích của DN thì DN có thể sẽ phải đóng cửa. Freeman kết luận rằng mục tiêu của DN là đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan, tức là bất kỳ ai bị ảnh hưởng bởi quyết định của công ty, nếu thực hiện được điều này lợi nhuận của DN sẽ được tạo ra. 2.3.2. Lý thuyết hợp pháp Guthrie and Parker (1989) cho rằng thuyết hợp pháp hóa liên quan đến sức mạnh của xã hội. Ông cho rằng DN kinh doanh trong xã hội phải kí kết một hợp đồng xã hội mà nhà quản lý phải thực hiện theo một số yêu cầu của xã hội để đạt được các mục tiêu của mình. Các điều khoản của hợp đồng này có thể nhận thấy rõ chẳng hạn như quy định của pháp luật nhưng cũng có thể là những điều khoản chưa được xác định rõ điều này còn phụ thuộc vào kỳ vọng của cộng đồng xã hội với DN. 2.3.3. Lý thuyết tín hiệu Lý thuyết tín hiệu được Michael Spence giới thiệu năm 1974 trong bối cảnh thị trường không hoàn hảo và tồn tại bất cân xứng về thông tin. Sự bất cân xứng 9 thông tin nảy sinh giữa những người nắm giữ thông tin và những người có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn nếu họ có những thông tin này. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Dựa trên lý thuyết các bên liên quan, thuyết hợp pháp hóa, thuyết tín hiệu tác giả xây dựng giả thuyết: H1: Công bố thông tin trách nhiệm xã hội ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả tài chính doanh nghiệp 3.2. Mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp định lượng để kiểm tra tác động của CBTT TNXH với các biến kiểm soát quy mô, đòn bẩy tài chính và tốc độ tăng trưởng của DN Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu Xác định biến CBTT TNXH (CSRD) Thông tin TNXH được tác giả lựa chọn là cộng hợp của 4 thành phần thông tin TNXH đặc trưng, phổ biến nhất và được quan tâm nhiều nhất đối với các bên liên quan tại Việt Nam về TNXH gồm: Thông tin về trách nhiệm môi trường (ENV), Thông tin về trách nhiệm với lao động (EMP), Thông tin về trách nhiệm với cộng đồng xã hội (COM), Thông tin về trách nhiệm với người tiêu dùng (CUS). Xác định biến HQTC DN (HQTC DN) ENV CSRD COM CUS ROA EMP HQ TC TBQ SIZE BIẾN LEV GRW 10 Trong nghiên cứu này tác giả lựa chọn hai chỉ tiêu đại diện cho hai nhóm đó là: tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), giá trị thị trường doanh nghiệp (Tobin’Q) để thể hiện sự đa dạng về chỉ tiêu đo lường. Các biến kiểm soát Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng các biến quy mô DN (SIZE), đòn bẩy tài chính (LEV) và tăng trưởng doanh thu (GRW) biến kiểm soát của mô hình bởi đây là các biến được nhiều tác giả sử dụng khi phân tích ảnh hưởng của thực hành và CBTT TNXH đến HQTC của DN.. 3.3. Xây dựng phương trình nghiên cứu định lượng Để kiểm tra giả thuyết được đề cập ở trên với các biến đã được xác định trong mô hình nghiên cứu tác giả xây dựng phương trình hồi qu
Luận văn liên quan