Tài nguyên khoáng sản (TNKS) là tài sản, là nguồn lực quan trọng cho
phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. TNKS lại có đặc thù là luôn cố
định về vị trí trong không gian và khi khác thác sẽ bị cạn kiệt và hầu hết là
không tái tạo lại đƣợc. Đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ các
quốc gia về HĐKS (HĐKS) nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả TNKS phục vụ
tốt nhất yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc.
- Ở Việt Nam, Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu “Khoáng sản
là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, là nguồn lực
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phải được điều tra, thăm dò, đánh
giá đúng trữ lượng và có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng hiệu quả, góp
phần vào tăng trưởng chung và bền vững của nền kinh tế”. Quan điểm này đã đặt ra
yêu cầu bắt buộc phải quản lý HĐKS.
Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc, nhiều loại
khoáng sản đƣợc khai thác, chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng mang lại lợi
ích kinh tế to lớn và đóng góp không nhỏ vào GDP. Tuy nhiên, quản lý nhà
nƣớc về HĐKS của Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi hoàn thiện các
chính sách trong HĐKS. nhằm đảm bảo sự phát triển sạch, tăng trƣởng xanh,
thực hiện Chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia.
- Nghệ An là một trong những tỉnh có khoáng sản (KS) đa dạng về chủng
loại và về loại hình, quy mô trữ lƣợng mỏ khoáng sản. HĐKS trên địa bàn tỉnh
đã diễn ra khá mạnh và là một trong những lĩnh vực quan trọng đóng góp
vào ngân sách nhà nƣớc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Quản lý
nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị
liên quan và đạt đƣợc hiệu quả nhất định, song vẫn còn một số tồn tại, bất cập.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
HOÀNG QUỐC VIỆT
NGHIÊN CỨU TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ
NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.310.110
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Khoa Kinh tế - QTKD, Trƣờng Đại học Mỏ - Địa chất
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Phan Thị Thái
TS. Lê Ái Thụ
Phản biện 1: GSTS. Nguyễn Kế Tuấn
Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Hữu Tùng
Phản biện 3: PGS.TS. Đinh Đăng Quang
Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận án cấp Trƣờng họp tại :
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
- Tài nguyên khoáng sản (TNKS) là tài sản, là nguồn lực quan trọng cho
phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia. TNKS lại có đặc thù là luôn cố
định về vị trí trong không gian và khi khác thác sẽ bị cạn kiệt và hầu hết là
không tái tạo lại đƣợc. Đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ của Chính phủ các
quốc gia về HĐKS (HĐKS) nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả TNKS phục vụ
tốt nhất yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc.
- Ở Việt Nam, Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị đã nêu “Khoáng sản
là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý, là nguồn lực
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phải được điều tra, thăm dò, đánh
giá đúng trữ lượng và có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch sử dụng hiệu quả, góp
phần vào tăng trưởng chung và bền vững của nền kinh tế”. Quan điểm này đã đặt ra
yêu cầu bắt buộc phải quản lý HĐKS.
Việt Nam bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nƣớc, nhiều loại
khoáng sản đƣợc khai thác, chế biến để phục vụ nhu cầu tiêu dùng mang lại lợi
ích kinh tế to lớn và đóng góp không nhỏ vào GDP. Tuy nhiên, quản lý nhà
nƣớc về HĐKS của Việt Nam còn bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi hoàn thiện các
chính sách trong HĐKS... nhằm đảm bảo sự phát triển sạch, tăng trƣởng xanh,
thực hiện Chiến lƣợc phát triển bền vững quốc gia.
- Nghệ An là một trong những tỉnh có khoáng sản (KS) đa dạng về chủng
loại và về loại hình, quy mô trữ lƣợng mỏ khoáng sản. HĐKS trên địa bàn tỉnh
đã diễn ra khá mạnh và là một trong những lĩnh vực quan trọng đóng góp
vào ngân sách nhà nƣớc, thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh. Quản lý
nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh đã có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị
liên quan và đạt đƣợc hiệu quả nhất định, song vẫn còn một số tồn tại, bất cập.
Sang thế kỷ 21, HĐKS ở Nghệ An trở nên sôi động, có lúc trở thành vấn
đề nóng bỏng, gây nên nhiều bất cập nhƣ: Hiện tƣợng khai thác trái phép; khai
thác không đúng quy trình thiết kế gây tai nạn lao động; không xây dựng hệ
thống xử lý chất thải gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng, gây nên sự bức xúc
của ngƣời dân; vận chuyển KS quá tải trọng làm hƣ hại hệ thống giao thông...
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó đặc biệt là những bất
cập, yếu kém trong quản lý nhà nƣớc về HĐKS.
Từ những lý do trên, đề tài “Nghiên cứu tăng cường quản lý nhà nước về
hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An” có tính cấp thiết và thời sự.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn
tỉnh Nghệ An cũng nhƣ bối cảnh trong nƣớc và quốc tế có liên quan thời kỳ tới,
đề tài đề xuất quan điểm, định hƣớng và giải pháp có cơ sở khoa học và phù hợp
thực tiễn tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về HĐKS nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý nhà nƣớc, góp phần khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả,
đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trƣờng nguồn tài nguyên KS, phục vụ phát
triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An và cả nƣớc nói chung.
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: công tác quản lý nhà nƣớc về HĐKS.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: HĐKS và quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh
Nghệ An.
+ Về thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc về HĐKS
trong khoảng thời gian từ 2010-2016, một số thông tin đƣợc cập nhật đến hết
quý II/2017 và đề xuất quan điểm, định hƣớng, giải pháp cho giai đoạn đến năm
2020, tầm nhìn đến 2030.
+ Về nội dung: Công tác quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh
Nghệ An, bao gồm các nội dung thuộc thẩm quyền của chính quyền tỉnh Nghệ
An và một số nội dung liên quan thuộc thẩm quyền của các cơ quan trung ƣơng.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong và
ngoài nƣớc, nhằm chỉ ra các khoảng trống khoa học cần giải quyết.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và tổng quan thực tiễn trong và ngoài nƣớc về
quản lý nhà nƣớc về HĐKS.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ
An, chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.
- Đề xuất quan điểm, định hƣớng và một số giải pháp cơ bản tăng cƣờng
quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
5. Kết quả đạt đƣợc, những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
của đề tài Luận án
5.1. Kết quả đạt được
1) Hệ thống hóa đƣợc cơ sở lý luận quản lý nhà nƣớc về kinh tế và cơ sở lý
luận quản lý nhà nƣớc về HĐKS, làm cơ sở đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc
về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
2) Tổng quan kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nƣớc về HĐKS trong và
ngoài nƣớc, qua đó rút ra một số bài học tham khảo cho Việt Nam và tỉnh Nghệ
An. Một trong những bài học quốc tế quan trọng là cần áp dụng Sáng kiến minh
bạch hóa trong hoạt động khoáng sản (EITI).
3) Đánh giá thực trạng HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An, làm rõ những kết
quả đạt đƣợc, những hạn chế, yếu kém trong ban hành chính sách, thực thi chính
sách và trong kiểm tra giám sát. Đây là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lƣợng
công tác quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
4) Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An
từ năm 2010 đến 2017, chỉ rõ những kết quả đạt đƣợc, những bất cập, hạn chế và
nguyên nhân xét theo tính khả thi, tính hiệu lực, tính hiệu quả của công tác.
5) Đề xuất quan điểm, định hƣớng và một số giải pháp cơ bản khắc phục
bất cập, hạn chế đã nêu ra, nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên
địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
5.2. Đóng góp mới của Luận án
Luận án đã chỉ ra:
3
* Về mặt lý luận:
1) Xuất phát từ đặc điểm, vai trò của khoáng sản và đặc điểm, nguyên tắc
HĐKS, phải vận dụng những phƣơng pháp, công cụ quản lý nhà nƣớc về kinh tế
vào quản lý nhà nƣớc về HĐKS cho phù hợp mới đạt đƣợc mục tiêu đề ra.
2) Để có cơ sở khoa học đấu giá quyền khai thác khoáng sản (KTKS) và thu
tiền cấp quyền (KTKS), cần thiết phải định giá mỏ khoáng sản. Phƣơng pháp định
giá mỏ khoáng sản đã qua thăm dò phù hợp nhất với Việt Nam hiện nay nói chung
và Nghệ An nói riêng là định giá theo tô mỏ. Đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng
khá rộng rãi ở nhiều nƣớc trên thế giới nhƣng chƣa đƣợc vận dụng ở Việt Nam.
3) Trong bối cảnh quốc tế và trong nƣớc hiện nay, tăng cƣờng quản lý nhà
nƣớc về HĐKS cần (1) Theo các mục tiêu: đảm bảo quản lý, bảo vệ, khai thác,
sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên KS với vai trò là nguồn lực
quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trƣớc mắt,
lâu dài và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng; (2) Tăng cƣờng
tính công khai, minh bạch, dân chủ, tạo sự tham gia tích cực thực sự có hiệu quả
của cộng đồng, tiến tới đảm bảo phù hợp với Sáng kiến minh bạch trong ngành
công nghiệp khai khoáng (EITI) và khung quản trị công nghiệp khai thác khu
vực ASEAN (3) Đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất, phối hợp chặt chẽ, hiệu lực,
hiệu quả trên cơ sở hoàn thiện bộ máy; đơn giản hóa thủ tục hành chính; ứng
dụng công nghệ 4.0 và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức làm quản lý (4) Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về HĐKS toàn diện trên tất
cả các mặt: xây dựng, ban hành, phổ biến, tổ chức thực hiện hệ thống văn bản
pháp quy về cơ chế, chính sách cũng nhƣ kiểm tra, giám sát, tổng kết, đánh giá.
* Về mặt thực tiễn:
1) Hạn chế, yếu kém cơ bản trong quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn
tỉnh Nghệ An gồm (1) Một số văn bản pháp quy còn những lỗ hổng nhất định,
hoặc chậm đƣợc ban hành và triển khai; (2) Quy hoạch KS có chất lƣợng còn
thấp, mau chóng bị lỗi thời, chƣa đảm bảo vai trò định hƣớng cho thực tiễn, thậm
chí còn chạy theo sau thực tiễn; (3) Thực thi pháp luật và chính sách HĐKS còn
nhiều bất cập, nguồn tài chính để thực hiện các hoạt động bảo vệ KS, bảo vệ môi
trƣờng sử dụng kém hiệu quả; (4) Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát HĐKS,
nhất là hoạt động trái phép còn chƣa thƣờng xuyên và kết quả còn hạn chế.
2) Nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An
trong thời gian tới, cần thực thi đồng bộ các giải pháp: (1) Rà soát, điều chỉnh,
bổ sung những chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý
HĐKS, trong đó chính quyền tỉnh Nghệ An cần tập trung vào xây dựng giá tính
thuế tài nguyên và mức giá khởi điểm đấu giá quyền KTKS; (2) Nâng cao chất
lƣợng công tác quy hoạch HĐKS; (3) Tăng cƣờng quản lý bảo vệ môi trƣờng tại
khu vực HĐKS và tuyên truyền trong nhân dân cũng nhƣ trong các cơ quan, đơn
vị có liên quan; (4) Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp
luật trong HĐKS; (5) Nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nƣớc về HĐKS và
(6) Một số giải pháp khác về phát triển cơ sở hạ tầng và xây dựng cơ chế tài
chính phù hợp.
4
5.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận án
- Ý nghĩa khoa học: Thông qua hệ thống hóa cơ sở lý luận, tổng quan kinh
nghiệm thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa học và đề xuất định hƣớng, giải pháp
tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đề tài góp
phần bổ sung, làm phong phú khoa học quản lý nhà nƣớc về TNKS và HĐKS
với những đặc thù riêng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu có giá trị tham
khảo tốt đối với các cấp chính quyền tỉnh Nghệ An, các cơ quan quản lý nhà
nƣớc nhƣ Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Bộ Công Thƣơng, Bộ Xây
dựng... cũng nhƣ các địa phƣơng trong cả nƣớc có HĐKS.
6. Kết cấu nội dung của Luận án
Ngoài phần mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, kết
luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung Luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng.
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
- Liên quan đến cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về HĐKS: 3 công trình,
- Liên quan đến nội dung quản lý nhà nƣớc về HĐKS nói chung: 1 công trình,
- Liên quan đến từng nội dung chi tiết quản lý nhà nƣớc về HĐKS: 14 công trình,
1.1.2.Các công trình nghiên cứu ngoài nước
- Liên quan đến cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về HĐKS: 2 công trình,
- Liên quan đến từng nội dung chi tiết quản lý nhà nƣớc về HĐKS:5 công trình.
1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến
đề tài
1.1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu giải quyết
- Đã đƣa ra đƣợc một số cơ sở khoa học của quản lý nhà nƣớc về TNKS và
HĐKS, nhƣ: khẳng định TNKS là tài sản quốc gia và nhà nƣớc phải quản lý hoạt
động khai thác và sử dụng chúng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế quốc gia theo
hƣớng phát triển bền vững. Quá trình quản lý HĐKS phải tiến tới sự minh bách hóa
theo các nguyên tắc, yêu cầu và chính sách công khai theo quy định thống nhất của
EITI. Quản lý nhà nƣớc về HĐKS phải theo hƣớng phát triển kinh tế xanh.
Đây là những tài liệu quan trọng và cần thiết để Quốc Hội tham khảo ban
hành các văn bản Luật, Chính phủ ban hành các Nghị định và các địa phƣơng, các
Bộ ban hành các thông tƣ, quyết định triển khai Luật. Ở góc độ đề tài, Luận án sẽ
tiến hành phân tích những quyết định liên quan đến quản lý nhà nƣớc về HĐKS
trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua đã phù hợp với các xu hƣớng và quan
điểm chung chƣa?, còn hạn chế gì? và giải pháp khắc phục nhƣ thế nào?.
- Đã chỉ đƣợc thực trạng chung quản lý nhà nƣớc về HĐKS trong bối cảnh
phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian qua, nhƣ: Tình trạng khai thác
KS tràn lan và vô tổ chức ở nhiều nơi làm thất thoát lớn nguồn tài nguyên không
5
tái tạo, ảnh hƣởng xấu đến kết cấu hạ tầng, phá hủy môi trƣờng sống, nảy sinh
nhiều tệ nạn xã hội cho địa phƣơng nơi có mỏ. Mặt khác vì chạy theo lợi nhuận
nên nhiều doanh nghiệp không muốn đầu tƣ chế biến sâu, không quan tâm đến
tận thu KS đi kèm và xử lý phế thải... và tình trạng không minh bạch vẫn diễn
ra, tạo ra sự bất công.
Trong quá trình phân tích thực trạng quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa
bàn tỉnh Nghệ An, Luận án có sự so sánh, liên hệ với thực trạng chung này
nhằm chỉ ra những mặt mạnh, mặt còn hạn chế riêng trên địa bàn Tỉnh.
- Theo các nội dung chi tiết liên quan đến các mặt khác nhau của quản lý
nhà nƣớc về HĐKS cho thấy:
+ Một số công trình đã đi sâu nghiên cứu các phƣơng pháp đánh giá giá trị
kinh tế TNKS phục vụ cho cho quy hoạch khai thác, cấp giấy phép khai thác KS
và giải quyết các vần đề về tài chính KS.
Đây là vấn đề quan tâm của Nghệ An trong xây dựng quy hoạch HĐKS.
+ Một số công trình đã đƣa ra những cơ sở khoa học cũng nhƣ kinh
nghiệm của các nƣớc trên thế giới về định giá mỏ KS, trong đó tập trung vào
phƣơng pháp định giá mỏ theo tô mỏ làm cơ sở cho việc bán mỏ, đấu giá quyền
khai thác mỏ hoặc xác định thuế tài nguyên...
Đây là vấn đề cần quan tâm đối với Việt Nam nói chung và Nghệ An nói
riêng, vì hiện nay mới chỉ quản lý nhà nƣớc theo các chỉ tiêu hiện vật nhƣ trữ
lƣợng, sản lƣợng, tổn thất ... mà chƣa quan tâm đến chỉ tiêu giá trị của mỏ KS.
+ Một số công trình nghiên cứu sâu về quản lý môi trƣờng trong hoạt
động khai thác và chế biến KS. Các công trình nghiên cứu này chỉ ra thực trạng
môi trƣờng nơi có HĐKS, nhƣ: chất lƣợng môi trƣờng đất, nƣớc thải tại đây bị
giảm sút nhiều, một số KS có khả năng phát tán phóng xạ gây nguy hại cho sức
khỏe ngƣời lao động và dân cƣ vùng lân cận, nhƣng các chính sách quản lý nhà
nƣớc về môi trƣờng, đặc biệt các các loại thuế, phí môi trƣờng do nhà nƣớc ban
hành và trách nhiệm của các tổ chức khai thác và chế biến KS đang còn những
bất cập cần phải điều chỉnh.
HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An không nằm ngoài tình trạng chung này, nên
cần nghiên cứu vận dụng các chính quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng cho phù hợp.
- Đã đề xuất một số kiến nghị, giải pháp mang tính định hƣớng trong việc
ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách quản lý nhà nƣớc về HĐKS theo
một số mặt khác nhau nhƣ tài chính, môi trƣờng... Các chính sách cơ bản là: giá
cả, xuất khẩu sản phẩm, phí, thuế và một số chính sách thuộc về hành chính.
Luận án sẽ kế thừa và vận dụng linh hoạt những kiến nghị và giải pháp
này vào điều kiện cụ thể của Việt Nam và địa phƣơng tỉnh Nghệ An.
- Ba nhóm phƣơng pháp quản lý nhà nƣớc về HĐKS là: hành chính, kinh
tế, giáo dục đƣợc nhiều công trình đƣa ra nhƣng trong đó nhóm phƣơng pháp
kinh tế (tài chính) đƣợc các công trình chú trọng hơn.
Luận án tiếp thu trong việc đƣa ra các giải pháp, kiến nghị lên cơ quản quản lý
cấp trên nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.1.3.2. Những khoảng trống nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận án
6
Các công trình nghiên cứu đƣợc tổng hợp trên đã có những đóng góp khá
lớn theo từng khía cạnh chuyên sâu của quản lý nhà nƣớc về HĐKS. Tuy nhiên,
chƣa có công trình nào giải quyết đầy đủ các nội dung, các chức năng quản lý
nhà nƣớc về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng. Qua đó có thể khẳng
định rằng, đề tài chỉ có tính kế thừa một số quan điểm, giải pháp theo một số nội
dung của quản lý mà không có tính trùng lặp.
Một số nhiệm vụ đặt ra đối với đề tài Luận án:
- Từ các nguồn tài liệu liên quan đến quản lý nhà nước về HĐKS, hệ thống
hóa và xây dựng nên khung lý thuyết, làm cơ sở phương pháp luận cho việc
phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp tăng cường
công tác quản lý nhà nước về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Tìm hiểu thực tiễn quản lý nhà nước về HĐKS của một số địa phương khác
trong nước cũng như quốc tế để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Nghệ An.
- Làm rõ thực trạng HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An có những thành tựu,
bất cập, hạn chế gì để làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng quản lý Nhà nước
về HĐKS trên địa bàn.
- Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về HĐKS trên địa bàn tỉnh Nghệ An
đã làm được gì và còn những bất cập gì nhìn từ yêu cầu về tính phù hợp, tính
hiệu lực, tính hiệu quả và nguyên nhân nào dẫn tới điều đó.
- Đưa ra những quan điểm, định hướng và các giải pháp cơ bản để tăng
cường quản lý nhà nước về HĐKS phù hợp với điều kiện của tỉnh Nghệ An cũng
như bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay.
1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài luận án
Đƣợc mô tả trong hình 1.1. Trong đó, việc thu thập tài liệu, thông tin sơ cấp:
trực tiếp khảo sát với số liệu thống kê trong bảng 1.2
Bảng 1.2. Thống kê phiếu điều tra khảo sát
STT
Đối tƣợng điều tra khảo sát
Số
phiếu
phát ra
Số phiếu thu về
đảm bảo yêu cầu
Số
lƣợng
Tỉ lệ (%)
1 DN HĐKS (chủ yếu là DN khai thác và
chế biến KS)
80 68 85,0
- Doanh nghiệp lớn 8 4 50,0
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ 72 64 83,3
2 Cơ quan quản lý nhà nƣớc 50 37 74,0
- Các nhà quản lý HĐKS cấp huyện, xã 20 17 85,0
- Các nhà quản lý cấp tỉnh (Sở Tài
nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở
Tài chính...)
25 20
80,0
3 Các nhà khoa học thuộc lĩnh vực HĐKS 20 12 60,0
Tổng 150 117 78
7
Hình 1.1. Sơ đồ các bƣớc tiếp cận nghiên cứu đề tài
Kết luận chƣơng 1:
- Đã tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có liên quan
đến đề tài, chỉ ra đƣợc những kết quả nghiên cứu mà các công trình này đã đạt
đƣợc về: cơ sở khoa học quản lý nhà nƣớc về HĐKS, nội dung quản lý nhà nƣớc
về HĐKS nói chung, nội dung chi tiết quản lý nhà nƣớc về HĐKS. Qua đó chỉ ra đƣợc
những điểm mà luận án sẽ kế thừa và khoảng trống khoa học cũng nhƣ nhiệm vụ phải
giải quyết của Luận án.
- Trình bày đƣợc cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu tài
liệu lý luận
trong và ngoài
nƣớc bàn luận
vấn đề quản lý
nhà nƣớc
HĐKS
Nghiên cứu thực tế:
(1) Thu thập các tài liệu liên
quan đến quản lý nhà nƣớc về
HĐKS gồm các văn bản pháp
lý, báo cáo thống kê tại các
sở: Tài nguyên và Môi trƣờng,
Tài chính, Xây dựng, Công
thƣơng ... của tỉnh Nghệ An và
một số tỉnh khác;
(2)Thu thập các báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh của
một số DN hoạt động trong
lĩnh vực này
Phân tích và
hoàn thiện
khung lý thuyết
quản lý nhà
nƣớc về HĐKS
Phân tích thực trạng
quản lý nhà nƣớc về
HĐKS trên địa bàn tỉnh
Nghệ An
Nghiên cứu thực địa:
(1) Quan sát hiện trạng,
khai thác, chế biến
khoáng sản và thu thập
các tài liệu về tác động
môi trƣờng trên địa bàn
tỉnh Nghệ An
(2) Phỏng vấn các DN,
các nhà quản lý về một số
vấn đề liên quan đến
chính sách quản lý nhà
nƣớc về HĐKS
Đánh giá các công trình
nghiên cứu và kinh
nghiệm quản lý nhà
nƣớc về HĐKS
Đƣa ra các giải pháp và kiến
nghị nhằm tăng cƣờng quản lý
nhà nƣớc về HĐKS trên địa
bàn tỉnh Nghệ An
Đặt vấn đề và xác định mục tiêu nghiên cứu của Luận án
Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu phù hợp
Đƣa ra quan điểm, đị