Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài bời lời nhớt litsea glutinosa họ long não và loài nhãn dê họ bồ hòn của Việt Nam

Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát triển ồ ạt của các ngành công nghiệp đồng thời kéo theo nhiều vấn đề về môi trường, sinh thái ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Thế giới luôn phải đối mặt với nhiều bệnh hiểm nghèo và dịch bệnh có khả năng lan rộng thành đại dịch ở quy mô toàn cầu như HIV/AIDS, ung thư, viêm đường hô hấp cấp SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm lợn H1N1 và các bệnh về tim mạch v.v. Thực tế đó đã thúc đẩy chúng ta luôn luôn phải tìm ra các thuốc chữa bệnh mới, có hiệu quả cao và tác dụng chọn lọc hơn, giá thành rẻ và thân thiện với môi trường. Một trong những con đường hữu hiệu để phát hiện ra các chất có hoạt tính, để phát triển thành thuốc chữa bệnh cho người, gia súc và phòng dịch bệnh cho cây trồng là đi từ các hợp chất thiên nhiên. Chi Bời lời (Litsea Lam.) họ Long não (Lauraceae) và chi Gió khơi (Lepisanthes Blume.) họ Bồ hòn (Sapindaceae) là 2 chi mọc khá phổ biến ở nước ta đặc biệt là ở các vùng đồi núi trung du. Các công bố nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài thuộc 2 chi này cho thấy rất phong phú về cấu trúc hóa học và nhiều hoạt tính sinh học lý thú. Để nhằm tìm kiếm phát hiện những hoạt chất mới và những chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao cho việc nghiên cứu phát triển thuốc cũng như thực phẩm chức năng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài Bời lời nhớt [Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob.] họ Long não (Lauraceae) và loài Nhãn dê [Lepisanthes rubiginosa (Roxb.)] họ Bồ hòn (Sanpindaceae) của Việt Nam’’.

pdf28 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài bời lời nhớt litsea glutinosa họ long não và loài nhãn dê họ bồ hòn của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ----------------------------- Ạ T NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC LOÀI BỜI LỜI NHỚT LITSEA GLUTINOSA (LOUR.) C.B. ROB. HỌ LONG NÃO (LAURACEAE) VÀ LOÀI NHÃN DÊ (LEPISANTHES RUBIGINOSA (ROXB.) LEENH.) HỌ BỒ HÒN (SAPINDACEAE) CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Hóa hữu cơ Mã số: 62.44.01.14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾ ỌC HÀ NỘI, 2018 Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T T Ầ V T T Ầ T T ẢO Phản biện 1: ............................................................................... Phản biện 2: ............................................................................... Phản biện 3: ............................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ ..’, ngày tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 I. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1 Đặt vấn đề Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát triển ồ ạt của các ngành công nghiệp đồng thời kéo theo nhiều vấn đề về môi trường, sinh thái ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Thế giới luôn phải đối mặt với nhiều bệnh hiểm nghèo và dịch bệnh có khả năng lan rộng thành đại dịch ở quy mô toàn cầu như HIV/AIDS, ung thư, viêm đường hô hấp cấp SARS, cúm gia cầm H5N1, cúm lợn H1N1 và các bệnh về tim mạch v.v.... Thực tế đó đã thúc đẩy chúng ta luôn luôn phải tìm ra các thuốc chữa bệnh mới, có hiệu quả cao và tác dụng chọn lọc hơn, giá thành rẻ và thân thiện với môi trường. Một trong những con đường hữu hiệu để phát hiện ra các chất có hoạt tính, để phát triển thành thuốc chữa bệnh cho người, gia súc và phòng dịch bệnh cho cây trồng là đi từ các hợp chất thiên nhiên. Chi Bời lời (Litsea Lam.) họ Long não (Lauraceae) và chi Gió khơi (Lepisanthes Blume.) họ Bồ hòn (Sapindaceae) là 2 chi mọc khá phổ biến ở nước ta đặc biệt là ở các vùng đồi núi trung du. Các công bố nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các loài thuộc 2 chi này cho thấy rất phong phú về cấu trúc hóa học và nhiều hoạt tính sinh học lý thú. Để nhằm tìm kiếm phát hiện những hoạt chất mới và những chất có hoạt tính sinh học có giá trị cao cho việc nghiên cứu phát triển thuốc cũng như thực phẩm chức năng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học loài Bời lời nhớt [Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob.] họ Long não (Lauraceae) và loài Nhãn dê [Lepisanthes rubiginosa (Roxb.)] họ Bồ hòn (Sanpindaceae) của Việt Nam’’. 2 Đối tượng nghiên cứu của luận án Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Bời lời nhớt thuộc chi Bời lời (Litsea Lam.) họ Long não (Lauraceae) và loài Nhãn dê chi Gió khơi (Lepisanthes Blume.) họ Bồ hòn (Sapindaceae) của Việt Nam’’. 3. Những đóng góp mới của luận án ● Lần đầu tiên thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài Bời lời nhớt [Litsea glutinosa (Lour.) C. B. Rob.] và loài Nhãn dê (Lepisanthes rubiginosa (Roxb.) Leenh.) được nghiên cứu. - Từ mẫu thu hái tại tỉnh Thừa Thiên – Huế: đã chiết tách và xác định cấu trúc hóa học của 14 hợp chất trong đó có 7 alkaloide khung aporphin, 4 flavonoid glycoside, hai megastigmane và một sterol. - Từ mẫu thu hái tại Thái Nguyên đã chiết tách và xác định cấu trúc hóa học của 10 hợp chất trong đó có 03 alkaloide khung aporphin (2 chất trùng với mẫu Thừa Thiên -Huế), số còn lại là các dẫn xuất của acid và alcol béo. - Có 15 chất từ hai mẫu này lần đầu tiên được phân lập từ loài Bời lời nhớt (Litsea glutinosa). - Đã chiết tách và xác định cấu trúc hoa học của 11 hợp chất, trong đó có 2 04 chất mới là các glycoside của acid oleanoic [Lepisanthes A (ND8), Lepisanthes B (ND9)] và 02 chất là các pentaglycoside của farnesol [Lepisanthes C (ND10), Lepisanthes D (ND11)] và 9 chất lần đầu tiên được phân lập từ loài này. ● Về hoạt tính sinh học - Đã thử hoạt tính hạ đường huyết trên động vật thực nghiệm của dịch chiết EtOH 80% của mẫu Bời lời nhớt thu tại Thừa Thiên -Huế. Kết quả cho thấy: với liều 250 và 500mg dịch chiết /kg thể trọng chuột thì hoạt tính hạ đường huyết có ý nghĩa thống kê với nhóm đối chứng. Trong đó liều 500mg dịch chiết /kg thể trọng chuột hoạt tính tương đương thuốc Acarbose liều 5mg/kg thể trọng. - Đã xác định được độc tính cấp của dịch chiết EtOH 80% của mẫu Bời lời nhớt Thừa Thiên- Huế với liều LD50 là 20g/kg thể trọng và thuộc loại không có độc. - Đã thử hoạt tính gây độc tế bào ung thư, hoạt tính kháng oxy hóa và hoạt tính ức chế enzym α- glucosidase của 11 chất sạch tách được. Một số chất có hoạt tính ở mức trung bình đến khá. Dịch chiết BuOH của loài Nhãn dê thể hiện hoạt tính ức chế tốt cả 4 dòng tế bào ung thư thử nghiệm là KB, HepG2, MCF-7 và Lu- 1. II. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN MỞ ĐẦU: Đề cập đến ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án.  C 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU Phần tổng quan tài liệu tập hợp các nghiên cứu trong nước và Quốc tế về các vấn đề liên quan đến 2 chi và 2 loài thực vật nghiên cứu bao gồm: Thực vật học 1.1. Đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thực vật thuộc chi Bời lời (Litsea Lam.). 1.2. Đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thực vật thuộc chi ió khơi (Lepisanthes Blume.) C 2: T ỰC Ệ 2 1 óa chất và thiết bị nghiên cứu 2 2 ẫu thực vật ● Cành và vỏ loài Bời lời nhớt được thu hái tại Thái Nguyên vào tháng 10/2014. Do nhà Thực vật học Ngô Văn Hải, viện Sinh Thái và Tài nguyên Sinh vật giám định tên khoa học là Litsea glutinosa (Lour.).C.B.Rob. thuộc họ Long não (Lauraceae). Mẫu tiêu bản vỏ thân và lá (PTN01) được lưu giữ tại Phòng THHC, viện Hóa học-Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam. ● Mẫu lá và vỏ loài Bời lời nhớt được thu hái tại Thừa Thiên-Huế (tháng 10/2015). Mẫu do nhà Thực vật học Ngô Văn Hải, viện Sinh Thái và Tài nguyên 3 Sinh vật giám định tên khoa học là Litsea glutinosa (Lour.).C.B.Rob. thuộc họ Long não (Lauraceae). Mẫu tiêu bản vỏ thân và lá (PTN02) được lưu giữ tại Phòng THHC, Viện Hóa học-Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam. ● Mẫu lá và cành loài Nhãn dê được thu hái tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên -Huế vào tháng 10 năm 2014. Mẫu do Tiến sĩ Đỗ Xuân Cẩm (đại học Nông lâm Huế) xác định tên khoa học (Lepisanthes rubiginosa (Roxb.) Leenh.) Mẫu tiêu bản thân và lá (ND) được lưu giữ tại Phòng THHC, Viện Hóa học-Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam. 2 3 hương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp chiết tách 2.3.2. Phương pháp xác định cấu trúc 2.3.3. Phương pháp thử hoạt tính sinh học Phương pháp thử hoạt tính quét gốc tự do DPPH; Phương pháp thử hoạt tính gây độc tế bào in vitro; Phương pháp thử hoạt tính hạ đường huyết; Phương pháp đánh giá hoạt tính hạ đường huyết trên chuột được tiêm alloxan (in vivo); Phương pháp thử độc tính cấp của cao chiết cồn nước (80/20) trên chuột thí nghiệm. 2 4 Chiết tách, tinh chế các hợp chất từ hai loài nghiên cứu 2.4.1. Loài Bời lời nhớt (Litsea glutinosa (Lour.) Rob.) 2.4.1.1. Phân lập các chất từ loài Bời lời nhớt thu hái tại tỉnh Thừa Thiên- Huế Mẫu lá loài Bời lời nhớt sấy khô, nghiền nhỏ thu được 2,2 kg bột mịn chiết với EtOH/nước (80/20) ở nhiệt độ phòng (4 × 3lít). Dịch chiết được cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn dịch chiết. Cặn dịch chiết được phân lớp với n-hexan, ethyl acetat (4 × 0,5 lit). Các dịch chiết được cô quay cất loại dung môi dưới áp suất giảm thu được các cặn chiết tương ứng (Sơ đồ Hình 2.1). * Các chất phân lập từ dịch nước ● Hợp chất BL01 (Nicotiflorin) ở dạng bột màu vàng; IR (KBr) νmax (cm -1 ): 3339; 2929; 1655; 1554; 1361; 1058; UV (MeOH), λmax (nm): 212,1; 265,8; 349,0 nm; (+) ESI-MS m/z: 617.1 [M+Na] + ; (-) ESI-MS m/z: 593,1 [M-H] - ; các số liệu phổ 1 H, 13 C-NMR, 1D, 2D, của BL01 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [152]. ● Hợp chất BL02 (Rutin) là chất bột màu vàng; IR (KBr) νmax (cm -1 ): 3392; 1614; 1518; 1455; 1244; 1007; UV (MeOH) λmax (nm): 206,9; 257,3; 358,0; (+) ESI- MS m/z: 611,0 [M+H] + ; (-) ESI-MS m/z: 609,1 [M-H] - ; các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL02 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [153]. ● Hợp chất BL03 (Afzelin) là chất bột màu vàng; IR (KBr) νmax (cm -1 ): 3379; 3100; 2920; 1646; 1562; 1459; 1074; UV (MeOH) λmax (nm): 206,9; 265,4; 316,6; (+) ESI-MS m/z: 432,8 [M+H] + ; (-) ESI-MS m/z: 431,0 [M-H] - ; các số liệu phổ 1H, 13C- NMR, 1D, 2D của BL03 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [154]. 4 Hình 2.1: Sơ đồ phân lập các chất từ dịch chiết lá loài Bời lời nhớt thu hái tại tỉnh Thừa Thiên- Huế * Các hợp chất phân lập từ dịch chiết ethyl acetat ● Hợp chất BL04 (Quercitrin) thu được dưới dạng bột màu vàng; Phổ IR (KBr) νmax (cm -1): 3415, 3253, 2970, 1655, 1557, 1471, 1052; UV (MeOH), λmax (nm): 206,9 nm); (+) ESI-MS m/z: 471,0 [M+Na] + ; (-) ESI-MS m/z: 447,0 [M-H] - ; các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL04 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [155]. 2.4.1.2. Phân lập các chất từ vỏ và cành loài Bời lời nhớt thu hái tại tỉnh Thừa Thiên- Huế Mẫu vỏ và cành loài Bời lời nhớt sấy khô, xay nhỏ thu được 1,7 kg; ngâm chiết với Cồn/nước (80/20) ở nhiệt độ phòng (4 x 2,5 lít) thu được cặn dịch chiết Ethanol tổng. Dịch chiết tổng tiếp tục được chiết lần lượt với các dung môi n- hexan; ethyl acetat; n-butanol, các dịch chiết được cất loại dung môi thu được cặn chiết tương ứng (Sơ đồ Hình 2.2). 5 Hình 2.2: Sơ đồ phân lập các chất từ dịch chiết vỏ và cành loài Bời lời nhớt thu hái tại tỉnh Thừa Thiên -Huế * Các hợp chất phân lập từ dịch nước ● Hợp chất BL05 (Magnocurarine chloride) thu được dưới dạng bột màu vàng. Phổ HR-ESIMS m/z: 314,1751 [M-Cl]+ (tính toán cho công thức phân tử C19H24NO3 + 314.1756). Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL05 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [156]. * Các hợp chất phân lập từ dịch chiết n-butanol  Hợp chất BL 06 (Oblongine chloride) thu được dưới dạng bột màu vàng nâu; Phổ IR (KBr) νmax (cm -1 ): 3482, 3239, 2989, 1656, 1556, 1061; UV (MeOH), λmax (nm): 204,8; 245,3; 295,2; Phổ ESI-MS m/z: 314,0 [M-Cl] + ; positive HR-ESIMS m/z: 314,1741 [M-Cl] + (calcd. for C19H24NO3 + 314,1756); Các số liệu phổ 1H, 13C- NMR, 1D, 2D của BL 06 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [157].  Hợp chất BL07 (Boldine methochloride) thu được dưới dạng bột màu vàng nâu: Phổ ESI-MS m/z: 342,0 [M-Cl]+; Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL07 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [158, 159].  Hợp chất BL08 (Pallidine) thu được dưới dạng bột màu nâu: Phổ ESI- MS m/z: 328.0 [M+H] + ; negative ESI-MS m/z: 326,0 [M-H] - ; Các số liệu phổ 1H, 6 13 C-NMR, 1D, 2D của BL08 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [160]  Hợp chất BL09 (Predicentrine) thu được dưới dạng bột màu vàng: Phổ ESI-MS m/z: 342,0 [M+H] + . Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL09 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [158, 159].  Hợp chất BL10 (Criptorodine) thu được dưới dạng bột màu vàng. Phổ ESI-MS m/z: 309,9 [M+H] + ; Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL10 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [161].  Hợp chất BL11 (Reticuline) thu được dưới dạng bột màu vàng. Phổ ESI- MS m/z: 330,0 [M+H] + ; Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL11 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [162]. ● Hợp chất BL12 (Aripuanin) thu được dạng dầu màu vàng; Phổ (+)-ESI- MS m/z: 267,0 [M+Na] + ; Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL12 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [163]. ● Hợp chất BL13 (Blumenol A) thu được dạng dầu màu vàng; Phổ (+)- ESI-MS m/z: 247 [M+Na] + ; Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL13 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [164]. * Các hợp chất phân lập từ dịch chiết n-hexan. ● Hợp chất BL14 (2-phyten-1-ol) thu được dưới dạng chất rắn màu trắng: Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL14 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [165]. 2.4.1.2. Phân lập các chất từ loài Bời lời nhớt thu hái tại Thái Nguyên Mẫu vỏ và cành (5 kg) sau khi được sấy khô, nghiền nhỏ được chiết lần lượt với các dung môi có độ phân cực tăng dần (n-hexan, ethyl acetat, methanol và methanol/nước =1:1). Dung môi được làm bay hơi dưới áp suất giảm thu được các cặn dịch chiết n-hexan, ethyl acetat, methanol và methanol-nước có khối lượng tương ứng (Sơ đồ Hình 2.3). 7 Hình 2.3: Sơ đồ phân lập các chất từ vỏ và cành loài Bời lời nhớt thu hái tại Thái nguyên * Các hợp chất Phân lập từ dịch chiết ethyl acetat  ợp chất BL15 (cis-5,8,11,14,17-eicosapentaenoic acid methyl este) thu được dưới dạng dầu màu vàng. Phổ IR (KBr, cm-1): 2923,11 (CH); 1740,14 (COO). Phổ ESI-MS m/z: 317,0 (25 %, [M+H]+). Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL15 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [166].  Hợp chất BL16: Spatozoate Hợp chất 16 thu được dưới dạng dầu màu vàng. Phổ IR (KBr, cm-1): 2964 (C-H), 1724 (COOR- este), 1283 (C-O). Phổ ESI-MS (m/z, %): 313,0 (98 %) [M+H] + . (C19H20O4): Các số liệu phổ 1 H, 13 C-NMR, 1D, 2D của BL16 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [167]. ● Hợp chất BL17: β-sitosterol; Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL17 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [168]. ● Hợp chất BL18: Daucosterol; Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL18 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [169]. * Các hợp chất phân lập từ dịch chiết n-hexan ● Hợp chất BL19 (1-heptadecanol) thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ ESI-MS m/z: 256,1 (98 %), [M]+, công thức phân tử C17H36O. Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của BL19 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [170, 171]. 8 ● Hợp chất BL20 (1-eicosanol) thu được dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ ESI-MS m/z: 298,2 (15 %) [M]+, 338,2 (80 %) [M+K+H]2+, công thức phân tử C20H42O; Các số liệu phổ 1 H, 13 C-NMR, 1D, 2D của BL20 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [170, 171].  Hợp chất BL21 (Glycerol 1,3-di-(9Z, 12Z-octadecadienoate) 2- hexadecanoate) thu được dưới dạng dầu màu vàng. Phổ ESI-MS m/z: 875,7 (98 %) [M+H2O+3H] + ; 595,4 (10 %) [M+3H-CO(CH2)14CH3)] +; công thức phân tử C55H98O6. Các số liệu phổ 1 H, 13 C-NMR, 1D, 2D của BL21 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [172]. * Phân lập các chất từ dịch chiết tổng alkaloid của vỏ loài Bời lời nhớt thu hái tại Thái Nguyên Gộp dịch chiết MeOH và MeOH:H2O; 1:1 hòa tan hoàn toàn bằng nước sau đó dùng axit HCl 30% nhỏ từ từ xuống hỗn hợp vừa nhỏ vừa khuấy để chuyển alkaloid tự do về dạng muối, điều chỉnh pH ≈ 4 để khoảng 5-10 phút. Dùng EtOAc chiết để tách riêng phần không alkaloid. Dịch nước còn lại chứa alkaloid dạng muối được kiềm hóa bằng NH3 (nhỏ từ từ NH3 vừa nhỏ vừa khuấy điều chỉnh pH ≈ 8 để khoảng 5-10 phút) rồi chiết bằng CH2Cl2 (chiết lặp lại 4 lần) thu được 12 gam cao dịch chiết tổng alkaloid (Sơ đồ Hình 2.4). Hình 2.4 Sơ đồ phân lập các chất từ dịch chiết alkaloid tổng của vỏ và cành loài Bời lời nhớt thu hái tại Thái nguyên Kết quả phân lập đã thu được các hợp chất BL09 (Predicentrine); BL10 (Criptodorine) và BL11 (Reticuline) có trong dịch n-butanol của Bời lời thu tại Huế. 2.4.2. Chiết xuất và phân lập các hợp chất từ loài Nhãn dê (Lepisanthes rubiginosa) Lá và cành Nhãn dê 1,5 kg đã được sấy khô ở nhiệt độ 40 C, xay nhỏ và chiết với hỗn hợp dung môi MeOH:H2O 80:20. Dịch chiết được quay cất loại 9 dung môi dưới áp suất giảm bằng máy quay cất chân không thu được cặn dịch. Cặn dịch chiết được pha loãng thêm bằng nước cất, dùng n-hexan; ethyl acetat, n- butanol chiết phân lớp. Các dịch chiết được cất loại dung môi thu được các cặn dịch chiết tương ứng (Sơ đồ Hình 2.5). * Các hợp chất phân lập từ dịch chiết ethyl acetat của loài Nhãn dê Hợp chất ND1 (lupeol) thu được là chất rắn màu trắng; phổ khối ESI- MS: m/z 409 (100, [M+1-H2O] +; M = 426 ứng với công thức phân tử C30H50O. Các số liệu phổ 1 H, 13 C-NMR, 1D, 2D của ND1 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [173, 174]. Hình 2.5: Sơ đồ phân lập các chất từ cây Nhãn dê ● Hợp chất ND2 (Diosmetin) thu được dưới dạng dầu màu vàng có công thức phân tử C16H12O6. Phổ khối ESI-MS: m/z 300,9 [M+H] + và m/z 298,9 [M- H] - . Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của ND2 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [175]. ● Hợp chất ND3: Heptadecanoic acid (Margaric acid, Daturinic acid). Phổ khối ESI-MS: m/z 271 [M+H]+; Các số liệu phổ 1H, 13C-NMR, 1D, 2D của ND3 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [176]. ● Hợp chất ND4: β-sitosterol ● Hợp chất ND5: Daucosterol * Các hợp chất phân lập từ dịch chiết n-butanol của loài Nhãn dê ● Hợp chất ND6 dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ ESI-MS của chất ND6 10 cho các pic ion tại m/z 803,4 [M+Na]+; 815,4 [M+Cl-]-. Các số liệu phổ 1H, 13C- NMR, 1D, 2D của ND6 phù hợp với công thức phân tử và tài liệu [178]. ● Hợp chất ND7 dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ ESI-MS của chất ND7 cho các pic ion tại m/z 803,4 [M+Na]+; 815,4 [M+Cl-]-; Các số liệu phổ 1H, 13C- NMR, 1D, 2D của ND1 phù hợp với công thức phân tử . ● Hợp chất ND8 dưới dạng chất rắn màu trắng. Phổ ESI-MS của chất ND8 cho các pic ion tại m/z 977,3 [M+Na]+; 989,4 [M+Cl-]-. Phổ khối phân giải cao HR-ESIMS cho tín hiệu tại m/z 977,5065. Phổ 1H và 13C NMR của chất ND8 trong (Bảng 3.18). ● Hợp chất ND9 dưới dạng rắn màu trắng Phổ khối ESI-MS của chất ND9 cho các pic ion tại m/z 935,4 [M+Na]+. Phổ khối phân giải cao HR- ESIMS cho pic ion tại m/z 935,4929 [M+Na]+. Các số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất ND9 được trình bày trong (Bảng 3.18).  Hợp chất ND10 dưới dạng rắn màu trắng. Phổ khối ESI-MS cho các pic tại m/z 963,4 [M+Na]+ và 939,4 [M-H]- Phổ khối phân giải cao HR- ESI-MS cho pic ion tại m/z 963,4314 [M+Na]+. Các số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất ND10 được trình bày trong (Bảng 3.19).  Hợp chất ND11 ở dạng màu trắng vô định hình. Phổ khối ESI-MS ion dương của ND11 cho pic ion tại m/z 979; Phổ khối phân giải cao ion dương có pic ion tại m/z 979,41760. Các số liệu phổ 1H-NMR và 13C-NMR của chất ND11 được trình bày trong (Bảng 3.19). C 3: ẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Loài Bời lời nhớt (Litsea glutinosa) 3.1.1. Hoạt tính sinh học của các dịch chiết từ loài Bời lời nhớt thu tại Thừa Thiên - Huế 3.1.1.1. Hoạt tính hạ đường huyết in vitro của các dịch chiết Dịch chiết cồn nước thu được từ vỏ và lá loài Bời lời nhớt (L. glutinosa) thu hái tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã được thử nghiệm hoạt tính ức chế enzyme - glucosidase. Các kết quả thu được cho thấy dịch chiết EtOH/H2O (80/20) của cả vỏ và lá đều cho hoạt tính ức chế enzyme -glucosidase tương đối tốt ở giá trị IC50 là 194,9 và 197,3 (g/ml), chất chuẩn Acarbose có hoạt tính ức chế là 165,7 g/ml. 3.1.1.2. Hoạt tính hạ đường huyết in vivo của dịch EtOH trên chuột bị tiểu đường ● Ảnh hưởng của dịch EtOH đến trọng lượng chuột bị tiểu đường Kết quả kiểm tra trọng lượng chuột thí nghiệm trước và sau khi dùng dịch EtOH (dịch chiết tổng EtOH/H2O (80/20) từ vỏ, lá và cành loài Bời lời nhớt) ở liều 250 và 500 mg/kg trọng lượng được trình bày ở bảng 7 cho thấy ở liều 500 mg dịch chiết tổng/kg thể trọng chuột hiệu quả chống tăng đường huyết là tương đương liều 5mg Acarbose/kg thể trọng. ● Ảnh hưởng của dịch EtOH đến nồng độ glucose trong huyết thanh của chuột bị tiểu đường (Bảng 3.3) 11 Nồng độ glucose trong huyết thanh của chuột thực nghiệm cũng được khảo sát cho thấy dịch EtOH của vỏ loài Bời lời nhớt ở liều 250 mg/kg và 500 mg/kg thể trọng đều có tác dụng hạ đường huyết trên chuột
Luận văn liên quan