Những đóng góp mới của Luận án
- Luận án đã làm rõ tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến
tăng trưởng kinh tế theo đánh giá tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác
động tổng hợp.
- Luận án đã đề xuất 02 nhóm chỉ tiêu phục vụ đánh giá tác động tổng hợp
của du lịch đến tăng trưởng kinh tế:
+ Nhóm chỉ tiêu/nhân tố đầu vào phản ánh du lịch trong nước (gồm các
chỉ tiêu phản ánh khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa);
+ Nhóm chỉ tiêu đầu ra biểu hiện tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và
4
du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế, gồm 05 chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GO)
của du lịch, VA của du lịch, GDP của du lịch, thu nhập của người lao động từ du
lịch và lao động du lịch.
- Luận án đề xuất sử dụng Bảng I-O phi cạnh tranh làm công cụ tính toán
và phân rõ tường minh vai trò của du lịch quốc tế và du lịch nội địa khi đánh giá
tác động của hoạt động du lịch đối với tăng trưởng kinh tế.
Luận án đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh tác động của du
lịch đến tăng trưởng kinh tế và tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động
của du lịch đến tăng trưởng kinh tế.
Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng
kinh tế.
Chương 2. Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng
trưởng kinh tế.
Chương 3. Đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam năm 2013
14 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 404 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thống kê tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O
Tr−êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
NGUYÔN THÞ H¦¥NG
NGHI£N CøU THèNG K£
T¸C §éNG TæNG HîP CñA DU LÞCH
§ÕN T¡NG TR¦ëNG KINH TÕ ë VIÖT NAM
CHUY£N NGµNH: KINH TÕ HäC (THèNG K£ KINH TÕ)
M· sè: 62310101
Hµ Néi - 2016
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: GS.TS. PHAN C¤NG NGHÜA
Phản biện: 1:..........................................................
Phản biện: 2:..........................................................
Phản biện: 3:..........................................................
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Vào hồi:.......... ngày ..... tháng ..... năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Đại học Kinh tế Quốc dân
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hoạt động du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
xã hội. Du lịch đang trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa,
xã hội của con người. Hơn thế, cùng với sự phát triển về kinh tế, nhu cầu về du
lịch tăng lên không ngừng với các hình thức du lịch ngày càng đa dạng. Du lịch
được coi là ngành công nghiệp không khói vì đã có tác động và đóng góp không
nhỏ đến tăng trưởng kinh tế của nhiều vùng lãnh thổ, nhiều quốc gia trên toàn
thế giới. Theo thống kê của World Travel & Tourism Council –WTTC (2012),
tổng doanh thu tạo ra từ du lịch chiếm khoảng 9,2% tổng sản phẩm trong nước
(GDP) toàn cầu với trên 6,5 nghìn tỷ đô la Mỹ và việc làm cho hơn 260 triệu
người. Dự báo trong mười năm tới, với mức tăng trưởng bình quân khoảng 4%
năm, hoạt động du lịch sẽ tạo ra giá trị chiếm khoảng 10% GDP toàn cầu, tương
ứng với 10 nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Nền kinh tế phát triển, đời sống người
dân ngày càng được cải thiện, du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống
và chất lượng cuộc sống của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Sản phẩm tiêu
dùng trong du lịch vừa để đáp ứng những yêu cầu thiết yếu của đời sống hàng
ngày (ăn, mặc, ở, đi lại,..), vừa để thỏa mãn những nhu cầu đặc biệt của con
người (tìm hiểu, khám phá thiên nhiên, văn hóa, lịch sử, ). Chính vì vậy, hoạt
động du lịch có liên quan đến rất nhiều ngành hoạt động trong nền kinh tế. Mức
độ ảnh hưởng và lan tỏa của hoạt động du lịch đối với kinh tế trong mối liên hệ
liên ngành, liên quốc gia là rất đáng kể. Để có thể quan sát, đo lường, đánh giá,
phân tích được hoạt động du lịch cần có phương pháp luận khoa học và thống
nhất trên phạm vi quốc tế. Cho đến nay có nhiều cách đánh giá và ghi nhận
những tác động của hoạt động du lịch vào phát triển kinh tế xã hội khác nhau.
Có thể đánh giá tác động của hoạt động du lịch dựa trên đo lường trực tiếp kết
quả hoạt động du lịch (từ phía cung): Theo doanh thu, theo vốn, lao động,
hoặc đánh giá dựa trên tổng số chi tiêu của khách du lịch (từ phía cầu). Vấn đề
đặt ra là cách đánh giá nào phản ánh toàn diện nhất, tổng hợp nhất đồng thời cho
phép phân chia chi tiết theo từng loại khách du lịch để đo lường tác động, đồng
thời xem xét, đánh giá và phân tích được đóng góp của chúng đối với nền kinh
tế trong nước và trên toàn cầu.
Trên thế giới và trong nước, đã có nhiều tổ chức, cá nhân nghiên cứu về đo
2
lường và đánh giá tác động của hoạt động du lịch đến tăng trưởng kinh tế trong
phạm vi một vùng, một quốc gia. Tuy nhiên, các nghiên cứu quốc tế và trong
nước chưa xác định cụ thể về việc sử dụng Bảng I-O dạng phi cạnh tranh và
cũng chưa phân rõ một cách tường minh vai trò của du lịch quốc tế và du lịch
nội địa khi đánh giá tác động hoạt động du lịch đối với tăng trưởng kinh tế.
2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất và xây dựng cách tính toán lượng hóa tác động của du
lịch đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam một cách toàn diện, đầy đủ và khả thi
dựa trên Bảng I-O dạng phi cạnh tranh. Đồng thời xem xét tác động của du lịch
đến tăng trưởng kinh tế qua biểu hiện chính của hai loại khách du lịch là du lịch
quốc tế và du lịch nội địa.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu đánh giá một cách toàn diện nhất, tổng thể nhất tác
động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế, nội dung nghiên cứu trả lời các câu
hỏi sau:
Câu hỏi chính: Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch nội địa
và du lịch quốc tế đến tăng trưởng kinh tế như thế nào?
Các câu hỏi phụ:
- Du lịch nội địa và du lịch quốc tế tác động trực tiếp đến giá trị tăng
thêm (VA) và GDP như thế nào?
- Du lịch nội địa và du lịch quốc tế tác động gián tiếp đến VA và GDP như
thế nào?
- Tác động tổng hợp của du lịch nội địa và du lịch quốc tế đến tăng trưởng
kinh tế và tạo việc làm như thế nào?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến
tăng trưởng kinh tế. Tác động của du lịch cần được xem xét chi tiết theo hai loại
khách du lịch để thấy rõ ảnh hưởng của từng loại hình du lịch đối với tăng trưởng
kinh tế một cách riêng biệt. Việc tách chi tiết này cũng cho phép xác định rõ vai
trò và vị trí của từng loại hình du lịch trong bức tranh du lịch nói chung. Đây
chính là cơ sở quan trọng để nghiên cứu, phân tích và đề xuất những biện pháp
tăng cường tác động, ảnh hưởng của du lịch theo từng loại hình du lịch đến tăng
trưởng kinh tế một cách chi tiết và phù hợp hơn.
3
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Trong phạm vi nghiên cứu, Luận án xác định mô hình,
nguồn thông tin và phương pháp tính nhằm đo lường tác động tổng hợp về mặt
kinh tế của du lịch đến tăng trưởng kinh tế. Luận án tập trung nghiên cứu tác
động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế thông qua chi
tiêu của khách du lịch và Bảng I-O phi cạnh tranh.
+ Về thời gian nghiên cứu: Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp phục vụ tính
toán thử nghiệm với thông tin cập nhật nhất do Tổng cục Thống kê (TCTK) công
bố gồm: Bảng I-O của Việt Nam năm 2012 và kết quả điều tra chi tiêu của du lịch
năm 2013.
+ Về không gian nghiên cứu: Phương pháp luận và thử nghiệm tính toán
trong Luận án xây dựng cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế có hoạt động du lịch;
trong đó, tập trung nghiên cứu đối với du lịch trong nước, bao gồm du lịch quốc
tế đến và du lịch nội địa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sau khi tổng hợp các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan
đến đề tài nghiên cứu, tác giả lựa chọn các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp, phân tích trên cơ sở phương pháp luận của: Hệ
thống Tài khoản quốc gia (SNA) của Thống kê Liên hợp quốc; Tài khoản du
lịch (TSA) của UNWTO.
- Phương pháp khai thác dữ liệu sẵn có qua: Điều tra khách du lịch quốc
tế Tổng cục Thống kê; Điều tra khách du lịch nội địa của Tổng cục Du lịch.
- Phương pháp mô hình hóa: Sử dụng mối quan hệ đã được lượng hóa của
Bảng I-O để tính toán tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và du lịch nội địa
đến tăng trưởng kinh tế.
5. Những đóng góp mới của Luận án
- Luận án đã làm rõ tác động của du lịch quốc tế và du lịch nội địa đến
tăng trưởng kinh tế theo đánh giá tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác
động tổng hợp.
- Luận án đã đề xuất 02 nhóm chỉ tiêu phục vụ đánh giá tác động tổng hợp
của du lịch đến tăng trưởng kinh tế:
+ Nhóm chỉ tiêu/nhân tố đầu vào phản ánh du lịch trong nước (gồm các
chỉ tiêu phản ánh khách du lịch quốc tế đến và khách du lịch nội địa);
+ Nhóm chỉ tiêu đầu ra biểu hiện tác động tổng hợp của du lịch quốc tế và
4
du lịch nội địa đến tăng trưởng kinh tế, gồm 05 chỉ tiêu: Giá trị sản xuất (GO)
của du lịch, VA của du lịch, GDP của du lịch, thu nhập của người lao động từ du
lịch và lao động du lịch.
- Luận án đề xuất sử dụng Bảng I-O phi cạnh tranh làm công cụ tính toán
và phân rõ tường minh vai trò của du lịch quốc tế và du lịch nội địa khi đánh giá
tác động của hoạt động du lịch đối với tăng trưởng kinh tế.
Luận án đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm đẩy mạnh tác động của du
lịch đến tăng trưởng kinh tế và tăng cường công tác thống kê đánh giá tác động
của du lịch đến tăng trưởng kinh tế.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận án gồm 3 chương:
Chương 1. Lý luận chung về tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng
kinh tế.
Chương 2. Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng
trưởng kinh tế.
Chương 3. Đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
của Việt Nam năm 2013.
5
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁC ĐỘNG
TỔNG HỢP CỦA DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
1.1. Lý luận về du lịch và phương pháp xác định một số chỉ tiêu thống kê du
lịch
1.1.1. Các khái niệm về du lịch và thống kê du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
Tài khoản vệ tinh du lịch là một hệ thống chỉ tiêu, phương pháp luận tính
toán các giá trị của hoạt động du lịch trong một quốc gia và quốc tế. Tại mục 2.2
của TSA: RMF 2008 phát hành bởi United Nation (2009, tr.12), một lần nữa
định nghĩa về du lịch:“Du lịch là các hoạt động của du khách ở nơi ngoài môi
trường sinh hoạt hàng ngày trong thời gian không quá một năm liên tục với mục
đích chính không liên quan tới hoạt động kiếm tiền ở nơi họ đến”.
Theo đó, du lịch được xác định khi có đủ ba điều kiện sau:
- Về không gian, du khách phải đi ra ngoài môi trường thường xuyên của
mình, không bao gồm các chuyến đi trong phạm vi nơi ở, các chuyến đi có tính
chất định kỳ giữa nơi ở và nơi làm việc và các chuyến đi thường xuyên khác;
- Về thời gian hoạt động du lịch của du khách diễn ra ít hơn một năm;
- Về mục đích, chuyến đi không phải là hoạt động kiếm tiền trong phạm vi
vùng tới thăm.
Luận án sử dụng khái niệm du lịch và các khái niệm liên quan đến du lịch
theo TSA phục vụ việc xem xét ảnh hưởng của du lịch đến tất cả các hoạt động
kinh tế, từ đó có thể đo lường tác động tổng hợp đến tăng trưởng kinh tế một
cách đầy đủ và toàn diện.
1.1.1.2. Các khái niệm về thống kê du lịch
(1) Khách du lịch; (2) Môi trường sống thường xuyên; (3) Nhà ở thứ hai;
(4) Độ dài chuyến đi; (5) Mục đích chính của chuyến đi ; (6) Chi tiêu du lịch;
(7) Tiêu dùng du lịch; (8) Sản phẩm du lịch; (9) Ngành du lịch.
1.1.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu thống kê du lịch
1.1.2.1. Phân biệt du lịch quốc tế và du lịch nội địa
Du lịch được phân chia thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa theo thường
trú và không thường trú.
6
1.1.2.2. Các chỉ tiêu thống kê về du lịch quốc tế và du lịch nội địa
a. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế
b. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch nội địa
c. Các chỉ tiêu phản ánh du lịch trong nước
1.1.2.3. Phương pháp tính chỉ tiêu thống kê về du lịch quốc tế và du lịch nội địa
a. Phương pháp tính chỉ tiêu phản ánh du lịch quốc tế
b. Phương pháp tính chỉ tiêu phản ánh du lịch nội địa
1.2. Lý luận về tăng trưởng kinh tế và phương pháp xác định một số chỉ
tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế
1.2.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
Theo SNA, tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về mặt lượng của các chỉ tiêu
phản ánh kết quả hoạt động sản xuất của toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ
nhất định, thường được phản ánh bằng sự tăng lên của chỉ tiêu GDP. Luận án
vận dụng lý luận về tăng trưởng kinh tế theo phương pháp luận SNA phục vụ
cho nghiên cứu thống kê đánh giá tác động tổng hợp của hoạt động du lịch đối
với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.
1.2.2. Phương pháp xác định một số chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế
1.2.2.1. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị sản xuất
a. Khái niệm
Giá trị sản xuất (GO) là toàn bộ giá trị của những sản phẩm vật chất và
dịch vụ do các cơ sở sản xuất thuộc tất cả các ngành kinh tế tạo ra trong một thời
gian nhất định (quý hoặc năm).
Giá trị sản xuất được tính theo giá cơ bản và giá người sản xuất (gọi tắt là
giá sản xuất).
b. Phương pháp tính
b1. Tính trực tiếp từ sản lượng sản phẩm
b2. Tính từ doanh thu tiêu thụ
b3. Phương pháp tính từ doanh số tiêu thụ
b5. Phương pháp tính riêng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù:
Hoạt động ngân hàng và bảo hiểm
1.2.2.2. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm
a. Khái niệm
Giá trị tăng thêm (VA) là giá trị mới của hàng hoá và dịch vụ tạo ra từ
quá trình sản xuất trong một ngành kinh tế.
7
b. Phương pháp tính
Công thức chung tính VA theo phương pháp sản xuất:
VA = GO – IC
Giá trị tăng thêm theo giá cơ bản được tính bằng GO theo giá cơ bản trừ
(-) tiêu dùng trung gian theo giá sử dụng.
1.2.2.3. Khái niệm và phương pháp tính chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước
a. Khái niệm
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh
giá trị mới của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra của toàn bộ nền kinh tế trong
một khoảng thời gian nhất định (tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, năm).
GDP luôn được đánh giá theo giá sử dụng.
b. Phương pháp tính
GDP được tính theo ba phương pháp: Phương pháp sản xuất, phương pháp
thu nhập và phương pháp sử dụng.
1.2.2.4. Khái niệm và phương pháp tính tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước
a. Khái niệm
Tốc độ tăng GDP là tỷ lệ phần trăm tăng lên của GDP thời kỳ sau so với
thời kỳ trước. Tốc độ tăng GDP thường được tính từ GDP theo giá so sánh (giá
năm gốc) của năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo.
Hiện nay, khi đề cập đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thường gắn với tốc độ
tăng GDP và một số chỉ tiêu kinh tế tổng hợp có liên quan.
b. Phương pháp tính
- Tốc độ tăng trưởng GDP năm báo cáo so với năm trước được tính theo
giá so sánh (giá năm gốc) theo công thức sau:
dGDP =
GDPn
x 100 - 100
GDPn-1
Trong đó:
dGDP - Tốc độ tăng trưởng GDP năm báo cáo so với năm trước năm báo cáo (%)
GDPn - Tổng sản phẩm trong nước của năm báo cáo theo giá so sánh;
GDPn-1 - Tổng sản phẩm trong nước của năm trước năm báo cáo theo
giá so sánh;
- Tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm).
8
1.3. Tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế và các chỉ tiêu
biểu hiện
1.3.1. Tác động trực tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
1.3.2. Tác động gián tiếp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
1.3.3. Tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
1.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tác động của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
Luận án đề xuất 05 nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng
hợp của du lịch đến tăng trưởng kinh tế gồm: (1) Giá trị sản xuất của du lịch; (2) Giá
trị tăng thêm của du lịch; (3) Tổng sản phẩm trong nước tạo ra từ tác động của du
lịch; (4) Thu nhập của người lao động từ du lịch; (5) Lao động du lịch.
9
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỔNG HỢP
CỦA DU LỊCH ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1. Mô hình nghiên cứu tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng
kinh tế
2.1.1. Giới thiệu Bảng cân đối liên ngành
2.1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Bảng cân đối liên ngành
Bảng I-O được xây dựng phục vụ nhu cầu phân tích, đánh giá tổng hợp các
hoạt động kinh tế trong một nền kinh tế. Trong đó, mỗi một ngành hoạt động sản
xuất được mô tả trong mối quan hệ tuyến tính giữa các sản phẩm vật chất và
dịch vụ là chi phí đầu vào cho quá trình sản xuất và số lượng sản phẩm sản xuất
ra. Mối quan hệ của tất cả các ngành trong toàn bộ nền kinh tế được biểu hiện
qua một hệ thống hàm tuyến tính với những hệ số được quyết định bởi quy trình
công nghệ.
2.1.1.2. Nội dung của Bảng cân đối liên ngành
a. Giả thiết của Bảng cân đối liên ngành
Bảng I-O được xây dựng với một số giả thiết cơ bản dưới đây: Giả thiết
tuyến tính; Giả thiết về giá cả; Giả thiết về nhập khẩu.
b. Cấu trúc bảng cân đối liên ngành
Bảng I-O được chia thành 3 ô chính: Ô I, ô II và ô III.
- Ô I: Biểu hiện Chi phí trung gian theo cột và tiêu dùng trung gian theo
dòng;
- Ô II: Biểu hiện phần Sử dụng cuối cùng, gồm: Tiêu dùng cuối cùng (của
hộ gia đình và của nhà nước), Tích lũy tài sản (lưu động và cố định), Xuất khẩu
và Nhập khẩu;
- Ô III: Biểu hiện Giá trị tăng thêm, gồm: Thu nhập của người lao động,
Khấu hao TSCĐ, Thuế sản xuất và Giá trị thặng dư.
c. Nội dung và các chỉ tiêu trong bảng cân đối liên ngành
2.1.1.3. Bảng cân đối liên ngành dạng phi cạnh tranh
Trong Bảng I-O cạnh tranh thông thường, quan hệ cung cầu được mô tả
qua phương trình:
X = AX + Y (2.1)
Ở đây, ma trận A mô tả định mức kỹ thuật đầu vào để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm. Đầu vào này bao gồm cả đầu vào được cung ứng từ nguồn
10
sản phẩm, dịch vụ trong nước (Ad) và đầu vào được cung ứng từ nguồn nước
ngoài (Am).
A = Ad + Am (2.2)
2.1.2. Phương pháp đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến tăng trưởng
kinh tế dựa trên Bảng I-O
Theo đối tượng sử dụng, du lịch được chia thành hai phần: Du lịch quốc tế
và du lịch nội địa. Du lịch quốc tế thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh chi tiêu của
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Du lịch nội địa được biểu hiện qua các chỉ
tiêu phản ánh chi tiêu của khách du lịch nội địa. Chi tiêu của khách du lịch quốc
tế và du lịch nội địa đều được phản ánh bằng chỉ tiêu tương ứng trong tổng cầu
trong nền kinh tế. Hai chỉ tiêu chủ yếu phản ánh chi tiêu của khách là Xuất khẩu
trực tiếp và Tiêu dùng cuối cùng của cá nhân trong sử dụng cuối cùng.
2.1.3. Ứng dụng Bảng I-O dạng phi cạnh tranh đánh giá tác động tổng hợp
của du lịch đến tăng trưởng kinh tế
Phương trình ∆X = (I-Ad)-1∆Yd được sử dụng để đánh giá tác động đối với
toàn bộ nền kinh tế, trong đó ∆Yd là lượng thay đổi cầu cuối cùng của hàng hóa
và dịch vụ trong nước; là véc tơ tác động ban đầu được sử dụng để lượng hóa tất
cả các tác động tới các ngành kinh tế.
- Tác động tới sản lượng: ∆X = (I-Ad)-1∆Yd (2.6)
Theo Sổ tay Biên soạn và phân tích Bảng I-O của Liên hợp quốc (Tổng cục
Thống kê, 2003), công thức tính toán tổng tác động của hoạt động trên quan hệ
cung cầu, như sau:
+ Đối với Giá trị tăng thêm (VA)
V= vX (2.7)
Trong đó:
V: Sự thay đổi của VA khi có sự thay đổi của GO X
v: véc tơ hệ số theo dòng của VA
+ Đối với lao động
L= lX (2.8)
Trong đó:
L: Sự thay đổi lao động khi có sự thay đổi của GO X
l: véc tơ hệ số về lao động
11
2.1.4. Ý nghĩa của đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp trong
Bảng I-O
Những thay đổi về cầu cuối cùng tác động đến toàn bộ hệ thống kinh tế. Thay
đổi trong cầu cuối cùng có thể do thay đổi về cơ cấu tiêu dùng nội địa của tư nhân,
hộ gia đình hay chính phủ quốc gia đó, hoặc do xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Trong các nghiên cứu tác động, thay đổi về cầu cuối cùng được coi là tác động trực
tiếp, cú sốc trực tiếp, ảnh hưởng trực tiếp hay tác động ban đầu vì đây là cú sốc ngoại
sinh làm kích thích toàn bộ hệ thống kinh tế. Khi sốc do cầu tiêu dùng cuối cùng
(tiêu dùng du lịch) gây ra, nền kinh tế phản ứng lại bằng cách tạo ra những sản phẩm
mới (tăng GO) thông qua các giao dịch liên ngành trong nền kinh tế. Đây là những
phản ứng đáp trả của các ngành kinh tế trước sự thay đổi cầu cuối cùng trong
các ngành và được gọi là tác động gián tiếp. Tổng ảnh hưởng của tác động trực
tiếp và tác động gián tiếp tới GO phản ánh tổng tác động được tạo nên từ sự phụ
thuộc lẫn nhau giữa các ngành kinh tế. Đó chính là tác động tổng hợp đến toàn
bộ nền kinh tế.
2.2. Xác định nguồn thông tin đánh giá tác động tổng hợp của du lịch đến
tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Xác định nguồn thông tin về du lịch
2.2.1.1. Xác định nguồn thông tin đối với khách du lịch quốc tế
Để xác định được chi tiêu của khách du lịch quốc tế đến, cần xác định
nguồn thông tin để thu thập dữ liệu đối với chỉ tiêu:
- Tổng số lượt khách du lịch quốc tế, chia ra khách nghỉ qua đêm và khách
đi trong ngày;
- Chi tiêu bình quân cho một lượt khách du lịch quốc tế, chia ra khách nghỉ
qua đêm và khách đi trong ngày.
2.2.1.2. Xác định nguồn thông tin đối với khách du lịch nội địa
Để xác định được tổng chi tiêu của khách du lịch nội địa, cần xác định
nguồn thông tin để thu thập các chỉ tiêu dưới đây:
- Tổng số l