Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực hiện trên mẫu các doanh nghiệp thành lập mới tại Hà Nội

Khu vực các doanh nghiệp (DN) mới thành lập đang nhận được nhiều sự chú ý hơn từ các nhà nghiên cứu và quản lý, thay vì chỉ tập trung vào khu vực các doanh nghiệp tại vị lâu năm ((Doruck, 2014) bởi khuynh hướng phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy những mô hình mang tính tổ chức mới và linh hoạt (Naude và Greis, 2008). Do đó, cho phép các DN mới có thể theo đuổi các cơ hội và khai thác các sáng kiến kinh doanh với sự tương thích lớn hơn đối với những kỳ vọng của thị trường hiện tại (Hyytinen và cộng sự, 2014). Tại Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp mới thành lập chiếm tới 24% trong giai đoạn 2010- 2015 (VCCI, 2014, 2015), tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ở một góc độ nhất định, các DN này là cơ sở nền tảng đối với phát triển khu vực doanh nghiệp trong tương lai, là động lực của tăng trưởng kinh tế, và là đối trọng buộc các DN hiện tại phải vào vị thế cạnh tranh, nâng cao hiệu suất kinh doanh. Mặc dù vậy, so với các doanh nghiệp trưởng thành, những hạn chế về hiệu quả kinh doanh (HQKD) hay khả năng tồn tại trong những năm đầu hoạt động là vấn đề được thừa nhận rộng rãi (Diambeidou và Gailly, 2011). Những bất lợi này của các DN mới trở thành mối quan tâm đối với các nhà nghiên cứu và đại diện như một đối tượng nghiên cứu thú vị về những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của các DN này. Trên thực tế, đã có một số nghiên cứu dựa theo cách tiếp cận về nguồn lực, chiến lược kinh doanh, khả năng cạnh tranh hoặc hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm luận giải về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các start-ups. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài chính, vấn đề này mới tập trung chủ yếu vào các DN lâu năm hoặc các DN niêm yết. Nhưng rõ ràng, các DN này không thể đại diện cho các DN mới thành lập vì sự khác biệt bởi những đặc tính riêng của giai đoạn khởi sự. Trong khi đó, cân nhắc các quan điểm dựa trên cách tiếp cận về nguồn lực cho rằng nếu DN không bị cản trở bởi các yếu tố về nguồn lực thì các định hướng kinh doanh sẽ được hiện thực hóa bằng hiệu suất và ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển của DN. Cụ thể hơn, các lựa chọn về vốn và sử dụng vốn vay cũng như vốn chủ sở hữu trong cấu trúc tài chính ban đầu được cho là thực sự có ý nghĩa đối với hoạt động, nguy cơ phá sản, hiệu suất cũng như tiềm năng mở rộng quy mô doanh nghiệp (Cassar, 2004). Bởi vậy, bằng việc kiểm tra liệu các DN mới non trẻ nếu đạt được lợi thế hoặc ít lợi thế về nguồn lực tài chính trong quyết định cấu trúc vốn ban đầu có tác động như thế nào tới sự phát triển xét trên các khía cạnh về hiệu quả kinh doanh (HQKD), sự tồn tại và tăng trưởng trong những năm đầu hoạt động là thực sự có ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam, một quốc gia thuộc nhóm nước có nền kinh tế đang phát triển, với thị trường tài chính non trẻ, vốn đầu tư mạo hiểm là không sẵn có, các chương trình mục tiêu của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương là những động lực chính tạo tiền đề và cơ sở phát triển cho các DN này còn nhiều hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài xác định ảnh hưởng của lựa chọn cấu trúc vốn ban đầu đến sự phát triển của các DN trong giai đoạn khởi sự kinh doanh. Cụ thể kiểm tra chiều hướng và mức độ tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh (HQKD) và tăng trưởng của các DN mới thành lập. Đồng thời phân tích liệu việc sử dụng nợ có gây rủi ro phá sản cho doanh nghiệp mới thành lập không. Trên cơ sở các kết quả đạt được hàm ý một số giải pháp cho phát triển cho các DN mới thành lập

pdf13 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 409 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực hiện trên mẫu các doanh nghiệp thành lập mới tại Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu Khu vực các doanh nghiệp (DN) mới thành lập đang nhận được nhiều sự chú ý hơn từ các nhà nghiên cứu và quản lý, thay vì chỉ tập trung vào khu vực các doanh nghiệp tại vị lâu năm ((Doruck, 2014) bởi khuynh hướng phát triển, tạo thêm nhiều việc làm, thúc đẩy những mô hình mang tính tổ chức mới và linh hoạt (Naude và Greis, 2008). Do đó, cho phép các DN mới có thể theo đuổi các cơ hội và khai thác các sáng kiến kinh doanh với sự tương thích lớn hơn đối với những kỳ vọng của thị trường hiện tại (Hyytinen và cộng sự, 2014). Tại Việt Nam, tỷ lệ các doanh nghiệp mới thành lập chiếm tới 24% trong giai đoạn 2010- 2015 (VCCI, 2014, 2015), tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Ở một góc độ nhất định, các DN này là cơ sở nền tảng đối với phát triển khu vực doanh nghiệp trong tương lai, là động lực của tăng trưởng kinh tế, và là đối trọng buộc các DN hiện tại phải vào vị thế cạnh tranh, nâng cao hiệu suất kinh doanh. Mặc dù vậy, so với các doanh nghiệp trưởng thành, những hạn chế về hiệu quả kinh doanh (HQKD) hay khả năng tồn tại trong những năm đầu hoạt động là vấn đề được thừa nhận rộng rãi (Diambeidou và Gailly, 2011). Những bất lợi này của các DN mới trở thành mối quan tâm đối với các nhà nghiên cứu và đại diện như một đối tượng nghiên cứu thú vị về những yếu tố ảnh hưởng đến thành công của các DN này. Trên thực tế, đã có một số nghiên cứu dựa theo cách tiếp cận về nguồn lực, chiến lược kinh doanh, khả năng cạnh tranh hoặc hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm luận giải về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của các start-ups. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tài chính, vấn đề này mới tập trung chủ yếu vào các DN lâu năm hoặc các DN niêm yết. Nhưng rõ ràng, các DN này không thể đại diện cho các DN mới thành lập vì sự khác biệt bởi những đặc tính riêng của giai đoạn khởi sự. Trong khi đó, cân nhắc các quan điểm dựa trên cách tiếp cận về nguồn lực cho rằng nếu DN không bị cản trở bởi các yếu tố về nguồn lực thì các định hướng kinh doanh sẽ được hiện thực hóa bằng hiệu suất và ảnh hưởng tới tăng trưởng và phát triển của DN. Cụ thể hơn, các lựa chọn về vốn và sử dụng vốn vay cũng như vốn chủ sở hữu trong cấu trúc tài chính ban đầu được cho là thực sự có ý nghĩa đối với hoạt động, nguy cơ phá sản, hiệu suất cũng như tiềm năng mở rộng quy mô doanh nghiệp (Cassar, 2004). Bởi vậy, bằng việc kiểm tra liệu các DN mới non trẻ nếu đạt được lợi thế hoặc ít lợi thế về nguồn lực tài chính trong quyết định cấu trúc vốn ban đầu có tác động như thế nào tới sự phát triển xét trên các khía cạnh về hiệu quả kinh doanh (HQKD), sự tồn tại và tăng trưởng trong những năm đầu hoạt động là thực sự có 2 ý nghĩa, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam, một quốc gia thuộc nhóm nước có nền kinh tế đang phát triển, với thị trường tài chính non trẻ, vốn đầu tư mạo hiểm là không sẵn có, các chương trình mục tiêu của Chính phủ cũng như chính quyền địa phương là những động lực chính tạo tiền đề và cơ sở phát triển cho các DN này còn nhiều hạn chế. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của đề tài xác định ảnh hưởng của lựa chọn cấu trúc vốn ban đầu đến sự phát triển của các DN trong giai đoạn khởi sự kinh doanh. Cụ thể kiểm tra chiều hướng và mức độ tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh (HQKD) và tăng trưởng của các DN mới thành lập. Đồng thời phân tích liệu việc sử dụng nợ có gây rủi ro phá sản cho doanh nghiệp mới thành lập không. Trên cơ sở các kết quả đạt được hàm ý một số giải pháp cho phát triển cho các DN mới thành lập. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là cấu trúc vốn của các DN mới thành lập và tác động của cấu trúc vốn đến sự phát triển của các DN trong giai đoạn đầu của chu kỳ kinh doanh trên ba khía cạnh bao gồm HQKD, khả năng tồn tại và tăng trưởng. Đơn vị nghiên cứu là các doanh nghiệp thành lập mới thực sự. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên mẫu các DN thành lập mới tại Hà Nội, khu vực có số lượng các DN gia nhập mới thuộc nhóm cao nhất, chiếm khoảng 28,5% tổng số. Đồng thời, đây là trung tâm kinh tế- chính trị trong cả nước, môi trường mà các DN có thể tiếp cận một cách đầy đủ và thuận tiện hơn về mặt thông tin cũng như các dịch vụ tài chính. Về thời gian, nghiên cứu giai đoạn đầu hoạt động của các DN thành lập năm 2010, giai đoạn nghiên cứu là 2010- 2015. 4. Những đóng góp của đề tài - Luận án góp phần cung cấp bằng chứng thực nghiệm về vấn đề hiện còn thiếu vắng trong các nghiên cứu về lĩnh vực tài chính DN, trên mẫu các DN mới thành lập về tác động của cấu trúc vốn đến HQKD và tăng trưởng của doanh nghiệp, cụ thể trong bối cảnh nền kinh tế chuyển đổi, thị trường tài chính chưa phát triển như ở Việt nam. - Dựa trên các phát hiện từ nghiên cứu định tính, luận án đề xuất sử dụng biến kiểm soát về việc sử dụng vốn vay chính thức (ngân hàng) và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Kết quả cho thấy vai trò quan trọng của nợ vay chính thức trong quyết định cấu trúc vốn ban đầu đối với HQKD của các DN mới thành lập. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển, khi các nguồn cấp vốn khác đối với DN mới thành lập là không sẵn có. 3 - Trái ngược với các DN trưởng thành, các phát hiện của luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động thuận chiều của cấu trúc vốn đến HQKD và tăng trưởng của các DN mới thành lập và việc sử dụng mức nợ cao trong giai đoạn khởi sự không phải là nguyên nhân gây ra rủi ro phá sản. Kết quả này giúp khẳng định yếu tố chu kỳ kinh doanh cần được xem xét khi nghiên cứu về cấu trúc vốn, đồng thời cho thấy các thiết lập tài chính ban đầu đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của DN ở giai đoạn khởi sự. - Kết quả nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn DN mới thành lập cũng cho biết một số khác biệt mang tính đặc thù của bối cảnh nền kinh tế đang phát triển, gợi ý về xu hướng mới trong tổ chức nguồn vốn chủ sở hữu cũng như đặc điểm cấu trúc tài sản. 5. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được cấu trúc gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu; Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của cấu trúc vốn đến sự phát triển của các doanh nghiệp mới thành lập; Chương 3: Thực trạng cấu trúc vốn doanh nghiệp mới thành lập- Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội; Chương 4: Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến sự phát triển của doanh nghiệp mới thành lập: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp trên địa bàn Hà nội và Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và khuyến nghị. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về cấu trúc vốn doanh nghiệp mới thành lập 1.1.1. Khả năng tiếp cận và sử dụng các nguồn tài trợ trong cấu trúc vốn của các doanh nghiệp mới thành lập Các DN mới thành lập được biết đến là các doanh nghiêp có độ mờ đục về thông tin cao (Miettinen và Virtanen 2013, 2013), thiếu dữ liệu về lịch sử hoạt động và danh tiếng (Berger và Udell, 1998; Cassar, 2004; Huyghebeart và Gutch, 2004) cũng như nguy cơ rủi ro phá sản cao trong giai đoạn đầu hoạt động (Huyghebeart, 2007; Latinien, 1992). Những đặc điểm này ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và sử dụng các nguồn vốn trong cấu trúc vốn ban đầu của chu kỳ kinh doanh. Do đó, cách tiếp cận dựa trên chi phí người đại diện cho rằng các DN mới thành lập sẽ có ít nợ hơn các DN lâu năm trong khi đó do bị giới hạn khả năng tạo tiền mặt trong thời gian đầu hoạt động, các doanh nghiệp mới sẽ sử dụng nợ để bù đắp thiếu hụt về nguồn vốn 4 (Miettinen và Virtanen, 2013). Trên cơ sở này, các nghiên cứu hướng đến việc kiểm tra, tìm hiểu xem các DN mới thành lập quyết định như thế nào trong việc lựa chọn và sử dụng các nguồn tài trợ ban đầu. Tuy nhiên, các phát hiện cho thấy vẫn chưa thống nhất trong tranh luận về mức độ sử dụng tổng nợ cũng như khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng. 1.1.2. Các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn doanh nghiệp mới thành lập Dựa trên những đặc tính khác biệt về chu kỳ kinh doanh của các DN mới thành lập, các nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn của DN ở giai đoạn đầu hoạt động nhằm luận giải cho các mức độ nợ được sử dụng. Các phát hiện cho thấy 2 vấn đề chính (1) Không giống như các DN trưởng thành, cấu trúc vốn của các DN mới thành lập còn chịu ảnh hưởng bởi các đặc tính chủ sở hữu và (2) chưa có được sự đồng thuận chung về chiều hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố qua các nghiên cứu được kiểm tra. Có thể khái quát các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn các DN mới đối với 6 nghiên cứu điển hình được xem là tương đối đồng nhất (Bảng 1.1). Các nghiên cứu đó bao gồm nghiên cứu của Scherrs và Sugrue (1993) (Ký hiệu là SS), Cassar (2004) (CR), Sanyal và Mann (2010) (SM), Miettinen và Vitanen (2013) (MV), Robb và Robinson (2010) (RR) Huyghebeart (2004) (HT). Bảng 1.1: Tổng kết các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn DN mới thành lập Các đặc tính CR HT MV SM RR SS Đặc điểm doanh nghiệp Khả năng sinh lời + Cấu trúc tài sản + + + + + Quy mô doanh nghiệp + + Tăng trưởng (***) + Tổ chức pháp lý (***) Đặc điểm chủ sở hữu Độ tuổi - - Giới tính + Kinh nghiệm làm việc (***) + - + Trình độ học vấn (***) - Kinh nghiệm trong ngành + + Ghi chú: Vùng trống biểu thị rằng nghiên cứu cụ thể không bao gồm đặc điểm điểm được nêu. Nguồn: Tác giả tổng hợp 5 1.2. Tổng quan nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến sự phát triển của doanh nghiệp. 1.2.1. Sự phát triển của doanh nghiêp mới thành lập Tác động của cấu trúc vốn đến sự phát triển của các DN mới thành lập cần được kiểm tra và đánh giá trên cả 3 phương diện về (1) Tác động của cấu trúc vốn đến HQKD, (2) Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến tăng trưởng của doanh nghiệp và (3) Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến nguy cơ phá sản của DN mới thành lập. Cách tiếp cận này phù hợp với quan điểm trong nghiên cứu được đưa ra bởi Yanga et al (2016). 1.2.2. Tác động của cấu trúc vốn đến sự phát triển của các doanh nghiệp mới thành lập 1.2.2.1. Tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Quan điểm về ảnh hưởng tích cực của cấu trúc vốn đến HQKD của DN dựa theo cách tiếp cận vấn đề người đại diện và tín hiệu thị trường và lý thuyết đánh đổi. Giả thuyết chính trong các nghiên cứu theo hướng này đó là mức nợ cao trong cấu trúc vốn của công ty liên quan đến hiệu quả kinh doanh cao hơn. Một số nghiên cứu ủng hộ về về về sự độc lập của cấu trúc vốn với HQKD nhằm minh chứng cho định đề về “sự không liên quan của nợ” trong lý thuyết của Modgliani và Miller (1954). Theo hướng này có thể kể đến một số nghiên cứu của Krishman và Moyer (1997); Ebaid (2011); Phillips và Sipahioglu (2004); Simerly và Li (2000), Chathoth và Olsen (2007). - Quan điểm về tác động tiêu cực của cấu trúc vốn đến HQKD chủ yếu dựa trên luận giải của lý thuyết trật tự phân hạng (POT) và kết hợp cả các giới hạn ngoại sinh đối vấn đề của người đại diện được đưa ra với số lượng nghiên cứu được đánh giá là xu hướng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu ở các nước phát triển và cả các nước đang phát triển cũng như tại Việt nam trên mẫu các DN đã niêm yết (Đoàn Ngọc Phi Anh, 2010; Lê Phương Vy và Phan Bích Nguyệt, 2017; Thang Nguyen và Henry D, 2013; Trần ThanhTú, 2010; Phan Hồng Mai, 2016). 1.2.2.2. Tác động của cấu trúc vốn đến tăng trưởng của doanh nghiệp Lý thuyết về cấu trúc vốn dựa trên chi phí người đại diện đề nghị rằng khi nợ đóng vai trò kỷ luật đối với sự tùy tiện của nhà quản lý thì cũng đồng thời gây ảnh hưởng bất lợi đến tăng trưởng (Jensen và Meckling, 1986 và Stulz, 1990). Nghiên cứu của Lang et al (1996); Lin (2015) và (Titman và Wessel, 1988) cung cấp bằng chứng về tác động tiêu cực của đòn bẩy lên tăng trưởng. Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Kiani và cộng sự (2012); Huynh và Petrunia (2010); Opler và Titman (1994); Anton (2016); Honjo và Harada (2006) cũng dẫn các bằng chứng cho thấy lợi ích của việc sử dụng mức nợ cao đến tăng trưởng của các DN SMEs. Một số nghiên cứu 6 khác (Giannageli và Fagiolo, 2016; Avarmaa, 2011; Titman và Wessel (1988), Chittten et al (1996)) xác nhận chiều hướng tác động này song với những ràng buộc cụ thể. Các kết quả cho thấy, nghiên cứu trong trường hợp các DN mới thành lập thực sự còn khá ít, ngoại trừ báo cáo của Huynh và Petrunia (2010). Do đó, đây cũng là khoảng trống nghiên cứu cần được làm rõ hơn. 1.2.2.3. Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến sự tồn tại của doanh nghiệp Cách tiếp cận dựa trên các yếu tố nguồn lực ban đầu phủ nhận mối quan hệ giữa cấu trúc vốn hay các tương quan giữa vốn tài chính và khả năng tồn tại của DN. Dựa trên quan điểm từ các lý thuyết cấu trúc vốn, kết quả nghiên cứu của Chung và cộng sự (2013) cũng chỉ ra rằng mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng tồn tại của doanh nghiệp là không đáng kể. Khi kiểm tra ảnh hưởng này trên mẫu các doanh nghiệp mới thành lập, phần lớn mối quan hệ này mới chỉ được đưa ra từ kết quả quan sát thực tiễn, hoặc một số dấu hiệu chỉ dẫn từ phân tích vị thế tài chính của các công ty mới ngoại trừ báo cáo của Åstebro và Bernhardt (2003) cho biết một dự báo tích cực về việc có một khoản vay ngân hàng trong cấu trúc vốn với sự sống còn của DN dựa trên mẫu các doanh nghiệp tại Hoa Kỳ. Tại Việt nam, ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng tồn tại cũng đã được kiểm tra trong những ngành nhất định (Phan Hồng Mai, 2012; Đặng Phương Mai, 2016) đối với các doanh nghiệp niêm yết. Khi đó liệu các ảnh hưởng về nguồn lực tài chính ban đầu có thực sự có ý nghĩa với các doanh nghiệp mới không cũng là câu hỏi cần có luận giải cụ thể hơn. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu 1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu Thứ nhất, đó là sự thiếu vắng các nghiên cứu về cấu trúc vốn ở giai đoạn khởi sự kinh doanh. Đồng thời, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cấu trúc vốn ban đầu và gợi ý về những ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu suất đầu ra của doanh nghiệp, thay vì kiểm tra tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập, trong khi các phát hiện trên mẫu các doanh nghiệp trưởng thành hiện có ( 1) thiếu sự đồng thuận về chiều hướng và mức độ ảnh hưởng và (2) không thể đại diện cho các doanh nghiệp mới thành lập bởi những khác biệt về đặc tính của chu kỳ kinh doanh. Thứ hai, về cách tiếp cận nghiên cứu, các nghiên cứu về cấu trúc vốn hiện có chủ yếu thực hiện các kiểm tra mang tính đơn hướng đến hoặc hiệu quả kinh doanh, hoặc tăng trưởng hay khả năng tồn tại của doanh nghiệp, mà thiếu sự xem xét toàn 7 diện hơn về ảnh hưởng cấu trúc vốn đồng thời đến các khía cạnh khác nhau về hiệu suất đầu ra. Vấn đề này dẫn đến những hạn chế nhất định trong đánh giá và phân tích kết quả đã được chỉ ra trong nghiên cứu Murphy (1996). Thứ ba, các nghiên cứu hiện có về cấu trúc vốn hướng việc kiểm tra theo cách tiếp cận về phía cầu tín dụng. Khi đó, vấn đề còn bỏ ngỏ là với những hạn chế từ phía cung tín dụng cũng như cú sốc từ thị trưởng tài chính có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và HQKD cũng là vấn đề chưa được kiểm tra trong các nghiên cứu hiện tại. Bởi vậy, việc kiểm tra ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và vai trò của đòn bẩy chính thức là có ý nghĩa. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi 1: Cấu trúc vốn của các doanh nghiệp mới thành lập chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào, chiều hướng và mức độ ảnh hưởng? Câu hỏi 2: Cấu trúc vốn có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của doanh nghiệp mới thành lập? Câu hỏi nghiên cứu này được chi tiết bởi các câu hỏi cụ thể: - Cấu trúc vốn có ảnh hưởng như thế nào đến HQKD và tăng trưởng của các doanh nghiệp mới thành lập, về chiều hướng và mức độ tác động? Việc sử dụng vốn vay Ngân hàng có ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và HQKD của các doanh nghiệp mới thành lập? và, cấu trúc vốn ban đầu có liên quan như thế nào đến tình trạng phá sản, ngừng hoạt động của các doanh nghiệp mới thành lập? 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Giả thuyết nghiên cứu 1.4.1.1. Giả thuyết nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn Nghiên cứu dựa trên khung lý thuyết tĩnh về đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng trong các lý giải về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, bao gồm nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm doanh nghiệp (quy mô doanh nghiệp, cấu trúc tài sản, khả năng sinh lời, khả năng tăng trưởng, tính thanh khoản và hình thức tổ chức pháp lý), các yếu tố thuộc về đặc tính chủ sở hữu (độ tuổi, giới tính) và yếu tố ngành được đề xuất trong nghiên cứu. Theo đó 8 giả thuyết liên quan được đề xuất cho mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DN mới thành lập. 2.4.1.2. Giả thuyết nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp mới thành lập Tranh luận mang tính trung tâm trong nghiên cứu này, đó là việc sử dụng đòn bẩy nợ cao hơn một cách tương đối so với các DN khác, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi cùng với việc có thể sử dụng ít nhất một khoản vay vốn từ ngân hàng 8 ngay trong những năm đầu tiên hoạt động mang lại cho DN khả năng tiếp cận rộng hơn về các nguồn lực, cũng như có điều kiện tốt hơn để thực hiện các cơ hội kinh doanh do ít bị hạn chế bởi các ràng buộc tài chính và do đó có được mức độ linh hoạt tài chính cao hơn. Theo đó, nghiên cứu đề xuất Giả thuyết H2a: Cấu trúc vốn với đòn bẩy nợ cao có ảnh hưởng tích cực hơn đến hiệu quả kinh doanh của các DN mới thành lập. Các giả thuyết cho biến kiểm soát về quy mô, độ tuổi doanh nghiệp, khả năng tăng trưởng và cấu trúc tài sản cũng được đề nghị cho mô hình nghiên cứu. 2.4.1.3. Giả thuyết về ảnh hưởng của cấu trúc vốn với tăng trưởng của doanh nghiệp Dựa trên quan điểm được hỗ trợ từ gợi ý của Myers (1984) cho rằng các DN có khả năng tăng trưởng cao nên có mức nợ cao hơn trong cấu trúc vốn. Trên cơ sở những thảo luận liên quan, nghiên cứu đề xuất Giả thuyết H3: Cấu trúc vốn có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng của các doanh nghiệp mới thành lập. Mối quan hệ giữa quy mô và độ tuổi, khả năng sinh lời, và tỷ lệ đầu tư dựa trên các nghiên cứu (Evan, 1987; Dunne et al, 1989; Elston, 2002 ; Chen et al, 1985; Lang et al, 1996; Kiani, 2012) cũng được kiểm soát trong mô hình theo 5 giả thuyết liên quan. 1.4.1.3. Giả định về mối liên hệ giữa cấu trúc vốn và sự tồn tại của các doanh nghiệp mới thành lập. Các kết quả thực nghiệm cũng chưa đưa ra các bằng chứng xác đáng về ảnh hưởng của nợ đến khả năng phá sản của DN nói chung. Bởi vậy nghiên cứu cũng kỳ vọng các dấu hiệu phá sản trong trường hợp các DN mới thành lập có thể ít liên quan đến mức nợ được sử dụng, hoặc ít nhất cũng không phải là nguyên nhân phổ biến. Giả định này được đặt ra nhằm kiểm tra sự liên quan giữa cấu trúc vốn của các DN mới thành lập với tình trạng phá sản dựa trên phân tích cấu trúc vốn trên mẫu các DN đã ngừng hoạt động. Do không thể phân tích tương quan vì các thông tin hạn chế trên dữ liệu các DN mới thành lập, nghiên cứu chấp nhận kiểm tra giả định này như một biện pháp thay thế. Do vậy, nghiên cứu cũng không đặt giả thuyết trong trường hợp này. 1.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất, các biến và thang đo Thứ nhất, nhóm mô hình kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn CS i,t = β0 + β1 SIZE_DT + β2GRO_DT + β3TANG + + β4LIQ + β5PROFIT1+ β6AGE + β7GTINH + β8TCPLY + β9YEAR + εi,t (1) Thứ hai, nhóm mô hình tác động của cấu vốn đến HQKD FP i,t = β0 + β1CS i,t + β2 ∑ Controli,t + εi,t (2.1) 9 Và FP i,t = β0 + β1CS i,t-1 + β2 ∑ Controli,t + εit (2.2) Thứ ba, nhóm mô hình tác động của cấu trúc vốn đến tăng trưởng GROWTH i,t = β0 + β1 CS i,t + β2∑ Control i,t + εi,t (3) Bản
Luận văn liên quan