Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam

Bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn được coi là bệnh ký sinh trùng phổ biến và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi lợn. Ngoài ra một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn có thể lây nhiễm cho người như: Acaris suum, Trichuris suis, Strongyloides ransomi, Gnathostoma spp (Miyazaki, 1955; Akahane et al., 1998; Nguyễn Phước Tương, 2002; Bùi Quý Huy, 2006). Nhiều công trình nghiên cứu về giun tròn đường tiêu hóa ở lợn đã được thực hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống và đầy đủ về bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn nhất là bệnh giun dạ dày Gnathostoma spp. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường hóa và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc là điều cần thiết.

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa, bệnh học do giun dạ dày gây ra ở lợn, biện pháp phòng trị tại ba tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM LA VĂN CÔNG NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN TRÕN ĐƯỜNG TIÊU HÓA, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, BỆNH HỌC DO GIUN DẠ DÀY GÂY RA Ở LỢN, BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ TẠI BA TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : KÝ SINH TRÙNG VÀ VI SINH VẬT HỌC THÖ Y MÃ SỐ: 62 64 01 04 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI - 2016 Công trình hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN THỌ 2. TS. NGUYỄN VĂN QUANG Phản biện 1: TS. LÊ THỊ NGỌC MỸ Hội Thú y Phản biện 2: TS. NGUYỄN THỊ LAN ANH Viện Thú y Phản biện 3: TS. PHẠM NGỌC DOANH Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại thƣ viện: - Thƣ viện Quốc gia Việt Nam - Thƣ viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam - Thƣ viện Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Bệnh giun tròn đường tiêu hóa ở lợn được coi là bệnh ký sinh trùng phổ biến và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người chăn nuôi lợn. Ngoài ra một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa lợn có thể lây nhiễm cho người như: Acaris suum, Trichuris suis, Strongyloides ransomi, Gnathostoma spp (Miyazaki, 1955; Akahane et al., 1998; Nguyễn Phước Tương, 2002; Bùi Quý Huy, 2006). Nhiều công trình nghiên cứu về giun tròn đường tiêu hóa ở lợn đã được thực hiện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên chưa có công trình nào nghiên cứu hệ thống và đầy đủ về bệnh giun tròn đường tiêu hóa lợn nhất là bệnh giun dạ dày Gnathostoma spp. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng nhiễm giun tròn đường hóa và đề xuất biện pháp phòng trị bệnh nhằm nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi lợn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc là điều cần thiết. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Xác định được tỷ lệ nhiễm, cơ cấu nhiễm và đánh giá tác hại của giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên - Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp bằng thuốc điều trị đặc hiệu và áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh nhằm giảm thiểu nhiễm giun tròn đường tiêu hóa ở lợn. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2010 đến 2014, trên đàn lợn nuôi ở các hộ nông dân tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc: Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI - Đã xác định được 5 loài giun tròn đường tiêu hóa lợn của ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên là loài T. suis, S. ransomi, O. dentatum, A. suum và G. doloresi. Trong đó loài G. doloresi mới được phát hiện tại vùng nghiên cứu. - Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa tại ba tỉnh là 71,65% (qua mổ khám) và 70,52% (qua xét nghiệm phân). - Đã xác định được trứng G. doloresi phát triển và thời gian nở phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Trứng G. doloresi phát triển thuận lợi ở trong môi trường có pH= 7,0 và không phát triển được trong môi trường pH= 5. Trứng G. doloresi bị phá hủy sau 5 ngày trong môi trường NaOH, Ca(OH)2 nồng độ 5% và 10%. - Bệnh tích đặc trưng nhất do G. doloresi gây ra ở dạ dày lợn là niêm mạc bị tổn thương nặng, tụ huyết, xuất huyết, viêm loét tạo thành các hang lớn. - Đã xác định được hiệu lực tẩy giun G. doloresi của ba loại thuốc: ivermectin 0,25%, liều 0,3mg/kgTT; levamisole 7,5%, liều 7,5mg/kgTT và mebendazole 10%, liều 30mg/kgTT đạt 92,23 - 100%. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Cung cấp thông tin khoa học về thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường 2 tiêu hóa lợn, phản ánh được thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa lợn tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. - Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên chuyên ngành Chăn nuôi Thú y và Thú y các trường Cao Đẳng và Đại học Nông nghiệp. Làm tài liệu tham khảo cho các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề xuất các biện pháp phòng trị bệnh giun tròn đường tiêu hóa của lợn đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao năng suất trong chăn nuôi lợn. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2.1.1. Đặc điểm giải phẫu và sinh lý dạ dày lợn Đặc điểm giải phẫu và sinh lý tiêu hóa ở dạ dày lợn được nghiên cứu bởi các tác giả Nguyễn Xuân Tịnh và cs. (1996); Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006). 2.1.2. Giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa lợn đã đƣợc phát hiện trên thế giới và ở Việt Nam Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã phát hiện các giống loài giun tròn ở đường tiêu hóa lợn nhà và lợn rừng là: loài Trichocephalus suis (Schrank, 1788), Oesophagostomum dentatum (Rudolphi, 1803), Ascarops strongylina (Rudolphi, 1819), Physocephalus sexalatus (Molin, 1861), Strongyloides ransomi (Schwartz and Alicata, 1930) Strongyloides papillosus (Wedl, 1856), Ascaris suum (Goeze, 1782), Gnathostoma doloresi (Tubangui, 1925) (dẫn theo Phan Thế Việt và cs., 1977). Ở Việt Nam, Nguyễn Thị Lê và cs. (1996) đã phát hiện và thống kê được 27 loài giun tròn ký sinh ở lợn, trong đó có 18 trên 27 loài (chiếm 66,7%) ký sinh ở đường tiêu hóa, gồm: 1. Ký sinh ở dạ dày: Ascarops strongylina, Physocephalus sexalatus, Gnathostoma doloresi, Gnathostoma hispidum; 2. Ký sinh ở ruột: Trichocephalus suis, Strongyloides ransomi, Ascaris suum, Raillietostrongylus samoensis, Bourgelatia diducta, Oesophagostomum dentatum 2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc Nghiên cứu tỷ lệ và cường độ nhiễm, tác hại, biện pháp phòng trị giun đũa, giun tóc, giun kết hạt, giun lươn và giun dạ dày lợn bởi các tác giả Lương Văn Huấn (1994); Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996); Phan Địch Lân và cs. (2005); Phạm Sỹ Lăng và cs. (2006); Đoàn Thị Phương và cs. (2010); Phạm Sỹ Lăng và cs. (2011); Nguyễn Thị Kim Lan (2011) ... 2.2.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Nghiên cứu về đặc điểm sinh học, tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, tác hại và biện pháp phòng trị A. suum, T. suis, S. ransomi, O. dentatum và Gnathostpma spp được thực hiện do Ishwata et al. (1997); Bowman (1999); Mejer and Roepstorff (2001); Caballero-Hernandez et al. (2004); Jarvis and Magi (2007); Rose and Small (2009)... 3 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu thực địa tại ba tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. - Phân tích mẫu tại Phòng thí nghiệm ký sinh trùng, Bộ môn Bệnh động vật, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Bộ môn Bệnh lý, Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; Phòng kính hiển vi điện tử - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương. 3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu đề tài từ năm 2010 đến 2014. 3.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu - Lợn ở các lứa tuổi và các loài giun tròn đường tiêu hóa lợn tại ba tỉnh nghiên cứu. 3.3.2. Vật liệu nghiên cứu - Các mẫu giun tròn đường tiêu hóa lợn, mẫu phân lợn mới thải, các phần dạ dày lợn có bệnh tích và trứng giun dạ dày lợn. - Kính hiện vi quang học, buồng đếm Mc. Master, máy cắt cúp tổ chức, dung dịch bảo quản giun, thuốc nhuộm HE, lamen, đĩa petri, khéo, đũa thủy tinh, NaCl, Ca(OH)2, NaOH, các loại thuốc tẩy giun tròn 3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.4.1. Thành phần loài, tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh miền núi phía Bắc 3.4.1.1. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh nghiên cứu. Thông qua các mẫu giun thu thập được từ mổ khám lợn xác định thành phần loài giun tròn đường tiêu hóa tại ba tỉnh nghiên cứu Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. 3.4.1.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh nghiên cứu. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua mổ khám, qua xét nghiệm phân theo địa điểm nghiên cứu, theo tuổi lợn, theo vùng địa hình, theo phương thức nuôi và tình trạng vệ sinh. 3.4.2. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn Sự phát triển của trứng giun dạ dày lợn trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm. Sức đề kháng của trứng giun dạ dày lợn trong môi trường pH khác nhau và trong môi trường hóa chất thông dụng. 3.4.3. Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh học do giun da dày gây ra ở lợn Xác định bệnh tích đại thể và những tổn thương vi thể do giun dạ dày gây ra ở lợn. 3.4.4. Nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày lợn Xác định hiệu lực tẩy trừ của thuốc ivermectin, levamisole và mebendazole. Thử nghiệm các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày ở lợn. Đề xuất biện pháp phòng bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn. 4 3.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp dịch tễ học mô tả cắt ngang, nghiên cứu can thiệp và các nghiên cứu thực nghiệm của (Nguyễn Như Thanh và Trương Quang, 2011). 3.5.1.1. Chọn mẫu - Chọn mẫu và thu thập mẫu nghiên cứu theo phương pháp lấy mẫu chùm nhiều bậc, bậc cuối cùng là các thôn/xóm. Số lợn mổ khám và xét nghiệm phân ở các thôn/xóm được lấy ngẫu nhiên, thực hiện tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. 3.5.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu - Cỡ mẫu cần lấy để điều tra được lấy theo công thức dịch tễ học:     2 2 1 96,1 d PP N   Trong đó: + N là dung lượng mẫu cần nghiên cứu. + P là tỷ lệ lưu hành giun tròn đường tiêu hóa của lợn ước đoán. + d là sai số ước lượng. + 1,96 là giá trị của hệ số giới hạn tương ứng với độ chính xác 95%. 3.5.2. Phƣơng pháp xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu 3.5.2.1. Phương pháp thu thập và xét nghiệm mẫu Thu thập và xét nghiệm của 9936 mẫu phân lợn ở các lứa tuổi, nuôi tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Lấy mẫu và bảo quản mẫu theo phương pháp thường quy trong nghiên cứu ký sinh trùng. Xét nghiệm mẫu phân lợn bằng phương pháp Fullerborn theo (Phạm Văn Khuê và Phan lục, 1996). Các mẫu có cả lợn không bị nhiễm ký sinh trùng và lợn nhiễm ký sinh trùng, có lợn tiêu chảy, có lợn phân bình thường, không bị mắc bệnh truyền nhiễm và các bệnh khác. 3.5.2.2. Phương pháp mổ khám Mổ khám 1080 lợn từ 6 tháng tuổi trở lên tại các hộ kinh doanh thịt lợn và các hộ gia đình nuôi lợn ở 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên. Theo phương pháp mổ khám toàn diện đường tiêu hóa lợn của Skrjabin (1928) (dẫn theo Phạm Văn Khuê và Phan lục, 1996). Mẫu giun tròn đường tiêu hóa thu được của mỗi lợn được bảo quản ở từng lọ riêng bằng dung dich Barbagalo theo (Nguyễn Thị Lê và cs., 1996). 3.5.2.3. Phương pháp xác định thành phần loài giun tròn đường tiêu hóa của lợn Quá trình định loại được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng, Bộ môn Bệnh động vật, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Theo khóa định loại của (Phan Thế Việt và cs., 1977; Nguyễn Thị Lê và cs., 1996). Chuyển các mẫu giun tới Phòng Ký sinh trùng Viện sinh thái - Tài nguyên sinh vật để giám định đồng thời chọn một số giun dạ dày phát hiện được trong vùng nghiên cứu gửi tới Phòng Kính hiển vi điện tử Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương chụp tiêu bản siêu cấu trúc bằng kính hiển vi điện tử quét. Định loại trứng giun tròn đường tiêu hóa lợn theo khoá định loại của Monnig (dẫn theo Trịnh Văn Thịnh, 1963). 5 3.5.2.4. Những yếu tố cần xác định liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn trong quá trình thu thập mẫu Dựa vào bản đồ địa lý của 3 tỉnh nghiên cứu phân thành 3 vùng địa hình đó là vùng đồng bằng, vùng bán sơn địa và vùng núi cao. Mùa vụ trong năm được làm 2 vụ: vụ Hè - Thu là từ tháng 4 đến tháng 9, vụ Đông - Xuân là từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Tình trạng vệ sinh được chia làm 3 mức: vệ sinh thú y tốt, vệ sinh thú y trung bình và vệ sinh thú y kém. Phương thức nuôi được chia làm 3 phương thức: nuôi thả rông, nuôi bán chăn thả và nuôi nhốt hoàn toàn. Tuổi lợn nghiên cứu tại 3 tỉnh được chia thành 5 lứa tuổi: nhỏ hơn hoặc bằng 2 tháng tuổi, lớn hơn 2-4 tháng tuổi, lớn hơn 4-6 tháng tuổi, lớn hơn 6-8 tháng tuổi và lớn hơn 8 tháng tuổi. 3.5.3. Phƣơng pháp xác định tỷ lệ nhiễm và cƣờng độ nhiễm giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu Sử dụng phương pháp Fullerborn để xét nghiệm mẫu phân lợn tìm trứng giun tròn. Đánh giá cường độ nhiễm bằng phương pháp Mc. Master. Xác định tỷ lệ nhiễm giun bằng phương pháp mổ khám toàn diện đường tiêu hóa. Đánh giá cường độ nhiễm giun/lợn tròn bằng trị số min (nhỏ nhất) và trị số max (lớn nhất) 3.5.4. Phƣơng pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của giun dạ dày lợn tại vùng nghiên cứu 3.5.4.1. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng giun dạ dày trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm Thu thập trứn giun dạ dày bằng phương pháp mổ tử cung giun cái trưởng thành từ các mẫu giun thu được trong quá trình mổ khám lợn. Đếm trứng giun bằng phương pháp tự tạo. Nôi trứng giun dạ dày trong môi trường nước cất ở điều kiện phòng thí nghiệm. Quan sát sự phát triển của trứng giun qua sự phát triển của tế bào phôi trứng dưới kính hiển vi quang học. Theo dõi tới khi trứng phát triển thành ấu trùng trong thời gian nuôi. Đo kích thước trứng và ấu trùng giun dạ dày bằng trắc vi thị kính. 3.5.4.2. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng giun dạ dày trong môi trường pH khác nhau Dùng 8 đĩa petri trong đó 2 đĩa chứa sẵn axit axetic có pH=5; 2 đĩa chứa nước cất có pH=7 và 2 đĩa chứa NaOH có pH=9 và 2 đĩa chứa NaOH có pH=11. Cho trứng giun dạ dày vào nuôi, mỗi đĩa 60 trứng để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Hàng ngày kiểm tra, theo dõi sự phát triển của tế bào phôi trong trứng và quá trình hình thành ấu trùng giun. Ghi chép, chụp ảnh mô tả sự thay đổi của trứng và ấu trùng trong các môi trường nuôi. 3.5.4.3. Phương pháp theo dõi sự phát triển của trứng và ấu trùng giun dạ dày trong môi trường hóa chất thông dụng Dùng 6 đĩa petri chứa sẵn dung dịch hóa chất, trong đó 2 đĩa chứa Nacl, nồng độ 5% và 10%; 2 đĩa chứa NaOH, nồng độ 5% và 10%, và 2 đĩa chứa Ca (OH)2, nồng độ 5% và 10%. Đưa trứng giun dạ dày vào nuôi, để ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. Hàng ngày theo dõi sự biến đổi về hình thái, kích thước, màu sắc của trứng, sự biến đổi tế bào phôi và ấu trùng trong trứng... 6 3.5.5. Phƣơng pháp nghiên cứu bệnh học của lợn bị nhiễm giun dạ dày. Chúng tôi tiến hành mổ khám 20 lợn nhiễm giun dạ dày ở cường độ từ 500-800 trứng/gam phân bằng phương pháp mổ khám toàn diện đường tiêu hóa của Skrjabin (1928) (dẫn theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). Quan sát những biến đổi về bệnh tích đại thể ở các cơ quan như: gan, phổi, thực quản, dạ dày, nơi ấu trùng di hành và vị trí ký sinh của giun trưởng thành. Ghi chép các thông tin về bệnh tích, chụp ảnh và mô tả. Chọn 9 lợn bị nhiễm giun dạ dày ở cường độ từ 500-800 trứng/gam phân, mổ khám để nghiên cứu bênh tích vi thể. Thu thập bệnh phẩm từ những vùng bệnh tích điện hình ở niêm mạc dạ dày có giun ký sinh. Cố định bệnh phẩm bằng dung dịch formon 10%. Làm tiêu bản vi thể theo quy trình tẩm đúc Parafin, nhuộm tiêu bản bằng Hematoxilin – Eosin (HE) Tiến hành xét nghiệm máu của 18 lợn từ 6 đến 8 tháng tuổi. Trong đó 9 lợn bị nhiễm giun dạ dày có cường độ nhiễm từ 500-800 trứng/gam phân và 9 lợn khỏe mạnh được xác định không bị nhiễm giun, sán và không bị mắc bệnh khác. Mẫu máu dùng cho xét nghiệm các chỉ tiêu huyết học phải được lấy vào buổi sáng trước khi cho lợn ăn. Các chỉ tiêu huyết học của lợn bị nhiễm giun dạ dày được xác định bằng máy đo huyết học tự động CD - 3700. 3.5.6. Phƣơng pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày ở lợn * Xác định hiệu lực và độ an toàn của 3 loại thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày ở lợn - Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày của lợn trên diện hẹp - Hiệu lực và độ an toàn của một số thuốc thử nghiệm tẩy giun dạ dày của lợn trên diện rộng * Nghiên cứu thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày cho lợn - Thử nghiệm biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày cho lợn tại huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên + Lô thử nghiệm áp dụng biện pháp phòng trị bệnh: dùng thuốc tẩy giun dạ dày cho lợn. Chuồng trại được quét dọn và cọ rửa thường xuyên. Lợn phải được nuôi nhốt chuồng. + Lô đối chứng thì ngược lại không áp dụng các biện pháp phòng trị trên. + Bố trí thư nghiệm trong 3 tháng. Sau 3 tháng thử nghiệm đánh giá hiệu quả của biện pháp phòng trị bệnh giun dạ dày bằng phương pháp định lượng số trứng/gam phân của lô thử nghiệm và lô đối chứng. * Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp ủ phân hiếu khí đến sự phát triển của trứng giun dạ dày lợn * Kết quả biến đổi nhiệt độ, ẩm độ của đống phân ủ hiếu khí * Sức đề kháng của trứng giun dạ dày trong đống phân ủ hiếu khí * Sức sống của trứng giun dạ dày sau khi lưu giữ trong đống phân ủ hiếu khí 7 * Đề xuất và ứng dụng các biện pháp phòng chống bệnh giun tròn đường tiêu hóa cho lợn 3.5.7. Xử lý số liệu - Các số liệu của đề tài đươc xử lý bằng phần mềm Excel 2007 và phần mềm MINITAB 14.0 So sánh tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa tại các điạ điểm nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm theo vùng địa hình, mùa vụ, phương thức nuôi và tình trạng vệ sinh bằng phép thử χ2 (Chi-Square Test). So sánh các chỉ tiêu huyết học của lợn nhiễm giun dạ dày và lợn không bị nhiễm giun dạ dày bằng phép thử t (Student test). PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. THÀNH PHẦN LOÀI, TỶ LỆ VÀ CƢỜNG ĐỘ NHIỄM TRÕN KÝ SINH Ở ĐƢỜNG TIÊU HÓA CỦA LỢN NUÔI TẠI BA TỈNH MIỀN NÖI PHÍA BẮC 4.1.1. Thành phần loài giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn tại ba tỉnh ba tỉnh nghiên cứu Chúng tôi tiến hành mổ khám 1080 lợn và thu thập giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Nguyên để xác định thành phần loài (bảng 4.1). Bảng 4.1. Những loài giun tròn tìm thấy ở đường tiêu hóa của lợn tại vùng nghiên cứu TT Tên giun tròn Nơi ký sinh Phân bố Cao Bằng Bắc Kạn Thái Nguyên 1 Gnathostoma doloresi (Tubangui, 1925) Dạ dày + + + 2 Ascaris suum (Goeze, 1872) Ruột non + + + 3 Trichocephalus suis (Schranh, 1788) Ruột già + + + 4 Strongyloides ransomi (Schwartz et Alicata, 1930) Ruột non + + + 5 Oesophagostomum dentatum (Rodolphi, 1803) Ruột già + + + Tổng số loài phát hiện 5 5 5 Ghi chú: (+) có phát hiện. Lợn nuôi tại vùng nghiên cứu đều thấy nhiễm 5 loài giun tròn đường tiêu hóa là Trichocephalus suis, Strongyloides ransomi, Oesophagostomum dentatum, Ascaris suum và Gnathostoma doloresi. Trong đó loài G. doloresi lần đầu tiên mới được phát hiện tại vùng nghiên cứu. 4.1.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của lợn nuôi tại ba tỉnh nghiên cứu 4.1.2.1. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại các địa điểm qua mổ khám Chúng tôi tiến hành mổ khám 1080 lợn từ 6 tháng tuổi trở lên tại vùng nghiên cứu để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn (bảng 4.2). - Về tỷ lệ nhiễm: lợn ở 3 tỉnh nghiên cứu có tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa khá cao, tỷ lệ nhiễm chung là 71,67%, dao động từ 69,72 - 73,06%. 8 - Về cường độ nhiễm: lợn ở ba tỉnh có cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa từ 1 - 98 giun/lợn. Bảng 4.2. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa lợn tại các địa điểm qua mổ khám Địa phƣơng (tỉnh) Số lợn mổ khám (con) Số lợn nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cƣờng độ nhiễm số giun/lợn từ min - max Cao Bằng 360 260 72,22 1 - 88 Bắc Kạn 360 263 73,06 1 - 95 Thái Nguyên 360 251 69,72 1 - 98 Tính chung 1080 774 71,67 1 - 98 Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của lợn tại 3 tỉnh nghiên cứu gần tương tự nhau. Sự sai khác giữa các tỉnh là không rõ rệt (p > 0,05). 4.1.2.2. Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun trò
Luận văn liên quan