Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun xoắn (Trichinella spp) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và hiệu quả biện pháp can thiệp (2015 – 2017)

Tại Việt Nam, bệnh giun xoắn được phát hiện trên người từ năm 1967. Đến nay đã có ít nhất 5 vụ dịch giun xoắn xảy ra tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa với trên 140 người mắc và 15 người tử vong. Bệnh giun xoắn được xếp ở nhóm C trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 3/2007/QH 12, ngày 21 tháng 11 năm 2007. Các nghiên cứu dịch tễ Trichinella tại Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là mô tả hình thái dịch, triệu chứng lâm sàng và điều trị và phòng chống bệnh giun xoắn tại các vụ dịch xảy ra. Do vậy cần có một nghiên cứu toàn diện hơn về bệnh giun xoắn tại cộng đồng để tìm hiểu về dịch tễ sự lưu hành bệnh, sự tồn tại các ổ bệnh trong tự nhiên, loài giun xoắn và diễn biến của bệnh trong cộng đồng tại những vùng đã từng xảy dịch để từ đó đề xuất được các biện pháp dự phòng và chống dịch bệnh giun xoắn hiệu quả. Từ thực tiễn và ý nghĩa nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun xoắn (Trichinella spp) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và hiệu quả biện pháp can thiệp (2015 – 2017)” được triển khai. Mục tiêu 1. Mô tả thực trạng nhiễm giun xoắn trên người và động vật tại 4 tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Điện Biên và Thanh Hóa năm 2015. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm giun xoắn ở người tại các điểm nghiên cứu. 3. Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng bằng truyền thông giáo dục sức khỏe tại các điểm nghiên cứu

pdf24 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun xoắn (Trichinella spp) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và hiệu quả biện pháp can thiệp (2015 – 2017), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, bệnh giun xoắn được phát hiện trên người từ năm 1967. Đến nay đã có ít nhất 5 vụ dịch giun xoắn xảy ra tại các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa với trên 140 người mắc và 15 người tử vong. Bệnh giun xoắn được xếp ở nhóm C trong Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 3/2007/QH 12, ngày 21 tháng 11 năm 2007. Các nghiên cứu dịch tễ Trichinella tại Việt Nam còn hạn chế, chủ yếu là mô tả hình thái dịch, triệu chứng lâm sàng và điều trị và phòng chống bệnh giun xoắn tại các vụ dịch xảy ra. Do vậy cần có một nghiên cứu toàn diện hơn về bệnh giun xoắn tại cộng đồng để tìm hiểu về dịch tễ sự lưu hành bệnh, sự tồn tại các ổ bệnh trong tự nhiên, loài giun xoắn và diễn biến của bệnh trong cộng đồng tại những vùng đã từng xảy dịch để từ đó đề xuất được các biện pháp dự phòng và chống dịch bệnh giun xoắn hiệu quả. Từ thực tiễn và ý nghĩa nêu trên, đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun xoắn (Trichinella spp) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam và hiệu quả biện pháp can thiệp (2015 – 2017)” được triển khai. Mục tiêu 1. Mô tả thực trạng nhiễm giun xoắn trên người và động vật tại 4 tỉnh: Yên Bái, Sơn La, Điện Biên và Thanh Hóa năm 2015. 2. Phân tích một số yếu tố liên quan tới tình trạng nhiễm giun xoắn ở người tại các điểm nghiên cứu. 3. Đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng bằng truyền thông giáo dục sức khỏe tại các điểm nghiên cứu. TÍNH KHOA HỌC, TÍNH MỚI VÀ TÍNH THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN - Đánh giá được thực trạng nhiễm giun xoắn trên người và lợn nuôi, chuột tại 20 xã thuộc 4 huyện có dịch giun xoắn cũ với tỷ lệ nhiễm ấu trùng trên người là 10,5% ở Điện Biên; 9,8% ở Sơn La và 1,4% ở Thanh Hóa; - Tỷ lệ nhiễm giun xoắn ở lợn và chuột là 0,12% tại Sơn La. - Bằng kỹ thuật sinh học phân tử và giải trình tự gen, đề tài đã xác định được loài giun xoắn ở chuột là loài Trichinella spiralis. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án gồm 119 trang được chia thành các phần sau: Đặt vấn đề (2 trang), tổng quan tài liệu (32 trang); Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (20 trang); Kết quả nghiên cứu (34 trang); Bàn luận (27 trang); Kết luận (2 trang); Kiến nghị (1 2 trang). Tính mới, tính khoa học (1 trang). Luận án có 33 bảng, 26 hình , 116 tài liệu tham khảo (25 tài liệu tiếng Việt và 91 tài liệu tiếng Anh) và 05 Phụ lục. Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sinh học giun xoắn Giun xoắn thuộc giới Animalia, ngành Nematodes, lớp Nematoda, bộ Enoplida, họ Trichinellidea, giống Trichinella. Đến nay đã phát hiện được 8 loài giun xoắn gồm T. spiralis, T. nativa, T. britovi, T. pseudospiralis, T. murrelli, T. nelsoni, T. papuae, T. zimbabwensis và 3 kiểu gen Trichinella chưa được đặt tên loài. Các nhà khoa học trên thế giới thống nhất chia giống Trichinella thành 2 nhóm dựa trên dữ liệu về di truyền, sinh hóa và sinh học là (1) các Trichinella có tạo kén trong cơ và (2) không tạo kén trong cơ. Trichinella có sự phân bố và vật chủ chính khác nhau tùy từng khu vực, khả năng lây nhiễm trên động vật và sự đề kháng với nhiệt độ âm (-29oC đến -15oC) khác nhau. 1.2. Đặc điểm dịch tễ học bệnh 1.2.1 Tác nhân gây bệnh và ổ bệnh - Tác nhân gây bệnh: Trichina spiralis giun tạo kén trong cơ. - Ổ bệnh: trong tự nhiên lưu hành ở các loại động vật hoang dại như lợn rừng, gấu, ngựa, chó sói, cáo, mèo rừngvà các động vật gần người như lợn nuôi thả rông, chuột. 1.2.2 Đường truyền bệnh Người hoặc động vật mắc bệnh giun xoắn do ăn thịt sống, thịt tái, tiết canh hoặc những thực phẩm từ thịt chưa nấu chín có chứa nang ấu trùng giun xoắn. Giun xoắn không lây truyền trực tiếp từ người sang người. 1.2.3 Khối cảm nhiễm và miễn dịch Mọi người không phân biệt giới tính, tuổi, dân tộc, đều có thể mắc bệnh giun xoắn khi ăn thịt chưa nấu chín có chứa nang ấu trùng giun xoắn. Tuy nhiên trẻ em có ít biến chứng và phục hồi nhanh hơn người lớn. Chứng tăng bạch cầu ái toan (BCAT) máu và mô là đặc trưng bệnh giun xoắn ở người và IgE tổng số tăng xuất hiện ở nhiều trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, vai trò bảo vệ của quần thể tế bào này chống lại ký sinh trùng Trichinella như thế nào vẫn còn gây tranh cãi. Hơn nữa, khi số lượng bạch cầu ái toan rất lớn, có thể gây độc hại đối với các mô chủ. Triệu chứng bệnh ở thai phụ thường nhẹ hơn so với những người không mang thai, có ghi nhận sẩy thai hoặc thai chết lưu do giun xoắn. Các triệu chứng của bệnh giun xoắn nặng một cách điển hình ở các phụ nữ đang cho con bú hơn là phụ nữ không cho 3 con bú. Các động vật nuôi như lợn, ngựa và động vật hoang dã như lợn rừng, chuột, gấu, cáo, chim, những động vật ăn tạp khác đều có thể mắc bệnh giun xoắn khi ăn thịt sống có chứa nang ấu trùng giun xoắn. 1.2.4 Phân bố bệnh giun xoắn trên thế giới và tại Việt Nam - Thế giới: Sự phân bố Trichinella và tập quán ăn uống là những yếu tố chính liên quan tới việc nhiễm bệnh trên người ở các nước trên thế giới. Có 55 nước phát hiện Trichinella spp gây bệnh trên người bao gồm 7 nước ở Châu Phi , 5 nước ở nước ở Châu Mỹ, 18 nước ở Châu Á, 23 nước ở Châu Âu, 2 nước ở Châu Đại Dương. Có 4/7 nước Châu Phi phát hiện người mắc bệnh giun xoắn ở các dân tộc ít người và khách du lịch, và có liên quan ăn thịt chưa nấu chín hoặc thịt của một số loài động vật hoang dã. Hiện nay có 43 nước phát hiện Trichinella spp trên gia súc bao gồm 3 nước ở Châu Phi, 5 nước ở nước ở Châu Mỹ, 9 nước ở Châu Á, 24 nước ở Châu Âu, 2 nước ở Châu Đại Dương. Có 66 quốc gia phát hiện Trichinella spp trên động vật hoang dã, bao gồm 13 nước ở Châu Phi, 3 nước ở nước ở Châu Mỹ, 14 nước ở Châu Á, 34 nước ở Châu Âu, 2 nước ở Châu Đại Dương. - Việt Nam: Năm 1929, một con lợn nhiễm ấu trùng giun xoắn được phát hiện tại lò mổ ở Bình Tây ở Nam Bộ. Năm 1962, Nguyễn Bá Thi phát hiện được hai con lợn nhiễm ấu trùng giun xoắn tại lò mổ tại Hà Nội. Đến tháng 2/1967 một vụ dịch giun xoắn xảy ra ở Lai Châu trên người với 21 người mắc và 3 người chết. Từ 1970 - 2013, có sáu vụ dịch bùng phát của bệnh giun xoắn trên người tại các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam tại Yên Bái, Sơn La, Điện Biên và Thanh Hóa. Bệnh giun xoắn trên người thường được phát hiện muộn sau 1 - 2 tuần. Nguyên nhân do hầu hết người dân và cán bộ y tế tuyến cơ sở chưa có kiến thức đầy đủ về bệnh giun xoắn và thiếu trang thiết bị để chẩn đoán bệnh. 1.3. Các yếu tố liên quan với tình trạng nhiễm giun xoắn Bệnh giun xoắn liên quan tới tập quán ăn, chế biến và phương pháp bảo quản thực phẩm như ăn tiết canh, ăn thịt tái, lạp, nem chua, thịt khô, thịt nướng, thịt hun khói, thịt treo gác bếp, thịt nấu chưa chín kỹ. Bệnh thường xảy ra vào các ngày lễ hội, nơi tập trung ăn uống nhiều người có giết mổ lợn hoặc săn được thú rừng. Hay gặp ở cộng đồng có hiểu biết về bệnh giun xoắn và biện pháp phòng chống bệnh giun xoắn còn hạn chế. Đặc biệt, nơi có tập quán nuôi lợn thả rông hoặc bán thả rông, đặc biệt ở là các dân tộc ít người ở vùng rừng núi và trung du. 1.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh giun xoắn 1.4.1.Chẩn đoán: Bệnh giun xoắn là bệnh thuộc nhóm C trong Luật phòng chống, 4 bệnh truyền nhiễm (ICD-10 B75). - Trường hợp bệnh nghi ngờ: Là trường hợp có ăn thịt lợn chưa nấu chín, tiết canh kèm theo các triệu chứng (1) Sốt nhẹ sau tăng dần, sau 2-3 ngày thân nhiệt có thể lên tới 39-40oC; (2) Đau cơ xuất hiện khi thở sâu, ho, khi nhai, nuốt, đại tiện, đau cả mặt và cổ, đau khi vận động và cả khi ăn, nói; (3) Phù mi mắt, phù mặt, sau lan xuống cổ và chi trên; (4) Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy hoặc táo bón). - Trường hợp bệnh nghi ngờ có nồng độ creatine kinase máu tăng. - Trường hợp bệnh xác định: Là trường hợp bệnh nghi ngờ và có một trong các kết quả xét nghiệm (1) Xét nghiệm tìm kháng thấy kháng thể kháng giun xoắn bằng kỹ thuật ELISA hoặc, (2) Sinh thiết tìm thấy ấu trùng giun xoắn trong cơ, hoặc (3) Xác định được đoạn gen đặc hiệu của giun xoắn bằng kỹ thuật sinh học phân tử. 1.4.2.Điều trị: Điều trị đặc hiệu kết hợp với điều trị triệu chứng, biến chứng tim mạch, phổi, viêm cơ, bù nước, điện giải và nâng cao thể trạng. - Albendazol: Người lớn dùng 800mg/ngày (hoặc liều 15 mg/kg/ngày) x 7 ngày. Trẻ em trên 2 tuổi dùng liều 10 mg/kg/ngày. Nếu nhiễm nặng có thể điều trị nhắc lại sau đợt điều trị lần một 5 ngày. - Mebendazol: liều 5-20mg/kg/ngày x 8 - 14 ngày. - Thiabendazol: Liều 25mg/kg cân nặng/ngày x 24 ngà. Điều trị triệu chứng: Chống dị ứng; Hạ sốt, giảm đau, an thần; Phòng và xử trí suy hô hấp; Kháng sinh phòng và chống bội nhiễm; Nâng cao thể trạng: Bù nước, điện giải và nghỉ ngơi tại giường. 1.5. Phòng chống - Tuyên truyền giáo dục: Cải tạo vệ sinh môi trường, không nuôi lợn thả rông, nâng cao ý thức vệ sinh ăn chín, uống nước đã đun sôi, đặc biệt ở các vùng dân có tập quán ăn sống, tái, ăn tiết canh. - Tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong giết mổ súc vật, đặc biệt ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. - Diệt các loại gặm nhấm xung quanh nhà và chuồng gia súc. - Xử lý hợp vệ sinh các sản phẩm săn bắn. - Biện pháp hiệu quả nhất để diệt các loài Trichinella là nấu chín thức ăn để diệt ký sinh trùng. Ấu trùng giun xoắn có thể bị diệt bằng cách đun đến 60°C trong 2 phút hoặc 55°C trong 6 phút. - Đông lạnh cũng là một phương pháp để diệt giun xoắn. Miếng thịt 15cm, nhiệt độ để diệt ấu trùng tại -15°C trong 20 ngày hoặc -23°C trong 10 ngày, hoặc -29°C 5 2 (1 /2) 2 (1 ) d p p n     trong 6 ngày. Thịt ướp muối, xông khói, hoặc làm khô thịt sẽ không tiêu diệt được nang kén. Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Người: Những người dân từ 6 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, giới tính, nghề nghiệp sinh sống tại các địa điểm nghiên cứu được lựa chọn - Động vật: Lợn nuôi hoặc thả rông tại điểm nghiên cứu không phân biệt nguồn gốc, giống, tuổi; Chuột hoang bắt tại các cánh đồng điểm nghiên cứu. - Ấu trùng giun xoắn thu được trên động vật và bệnh nhân trong các điểm nghiên cứu (nếu có). 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu - Thực địa: Bốn tỉnh Yên Bái, Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, mỗi tỉnh chọn chủ đích 1 huyện gồm 1 xã đã từng có dịch giun xoắn và 4 xã giáp ranh chưa có dịch - Phòng thí nghiệm: Phòng xét nghiệm Ký sinh trùng, Trường Cao đẳng Y tế Đặng Văn Ngữ, Phòng xét nghiệm Khoa Sinh học phân tử, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. 2.2. Thời gian thực hiện Nghiên cứu được triển khai từ tháng 5/2015 đến tháng 5/2017. 2.3. Thiết kế nghiên cứu - Mục tiêu 1 và 2: Nghiên cứu dịch tễ học mô tả có phân tích. - Mục tiêu 3: Nghiên cứu dịch tễ học can thiệp cộng đồng có đối chứng 2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu 2.4.1 Nghiên cứu dịch tễ học (mục tiêu 1 và 2) - Mẫu nghiên cứu tỷ lệ nhiễm trên người và phỏng vấn Trong đó: n là số lượng người cần điều tra tối thiểu tại một xã;Z1-α/2 = 1,96; d = 0,05; p là tỷ lệ nhiễm giun xoắn bằng kỹ thuật Western Blot là 17%. (Theo Lê Ngọc Anh (2014) tỷ lệ xét nghiệm Ab-ELISA tại Điện biên là 28,5%. Ước tính tối thiểu có 60% số mẫu ELISA (+) sẽ dương khi xác định lại bằng Western Blot). Điền số liệu vào công thức và tính toán được n = 216 người tại mỗi xã điều tra. Tổng số người cần điều tra ở 20 xã là 4.320 người, trong đó người tham gia nghiên cứu vừa được xét nghiệm máu đồng thời vừa được phỏng vấn. 6 - Cỡ mẫu điều tra trên động vật: Tổng số lợn tối thiểu cần xét nghiệm là: 36 lợn x 20 xã = 720 lợn. Trên thực tế nghiên cứu đã xét nghiệm máu cho 860 lợn. - Cỡ mẫu nghiên cứu định loài: tất cả ấu trùng và hoặc con trưởng thành thu được trên người (nếu có) và chuột (tiêu cơ) trong nghiên cứu dịch tễ được bảo quản lưu giữ cho định loại 2.4.2. Nghiên cứu can thiệp truyền thông tại cộng đồng (mục tiêu 3) Cỡ mẫu 206 người tại mỗi xã điều tra cắt ngang xác định tỷ lệ nhiễm ấu trùng giun xoắn và điều tra KAP ở mục tiêu 1 được sử dụng để đánh giá hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe về bệnh giun xoắn và phòng chống bệnh giun xoắn. Hai huyện được chọn chủ đích có tỷ lệ ELISA dương tính cao với Trichinella. Bốc thăm ngẫu nhiên chọn 1 huyện tiến hành can thiệp và huyện còn lại là huyện đối chứng 2.5. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu - Kỹ thuật điều tra phỏng vấn cộng đồng (theo bộ câu hỏi phỏng vấn). - Kỹ thuật lấy và bảo quản máu tĩnh mạch: Theo quy trình chuẩn của Viện Sốt rét- Ký sinh trùng-Côn trùng Trung ương. - Kỹ thuật ELISA phát hiện kháng thể Trichinella. - Kỹ thuật Western Blot phát hiện kháng thể Trichinella. - Kỹ thuật xét nghiệm giọt máu đàn để đếm và phân loại bạch cầu. - Kỹ thuật tiêu cơ phát hiện ấu trùng giun xoắn ở động vật. - Thu thập ấu trùng giun xoắn theo khóa định loại của Murrell và cs., 2000. Bảo quản trong cồn 70oC ở nhiệt độ âm. - Kỹ thuật PCR đa mồi định loại theo quy trình của phòng thí nghiệm tham chiếu thế giới về bệnh giun xoắn (ISS, Rome, Ý). - Giải trình tự gen: Tiến hành giải trình tự trên máy giải trình tự ABI 3500, so sánh kết quả với các trình tự gen được lưu trữ trên ngân hàng genbank, xác định độ tương đồng của các trình tự gen. - Tiến hành can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe. - Can thiệp bằng điều trị đặc hiệu albendazol 800mg/ngày x 7 ngày. 2.6. Chỉ số và biến số - Các biến số thu thập bằng bộ câu hỏi: + Tuổi: tính bằng năm và chia 4 nhóm (dưới 15; từ 15 – 59 tuổi; trên 59 tuổi). + Giới: nam và nữ. + Trình độ học vấn: mù chữ, tiểu học, THCS, THPT, trên THPT. + Nghề nghiệp: nông dân và khác 7 + Thu nhập: mức thu nhập bình quân/người/tháng + Kiến thức về bệnh giun xoắn: mức độ hiểu biết của đối tượng nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh, tác hại, đường lây truyền, biện pháp phòng chống. Đánh giá theo mức độ. + Thực hành phòng chống bệnh giun xoắn, tần suất thực hành phòng chống bệnh. Đánh giá đạt hay không đạt. + Thói quen ăn thịt lợn tái, sống. + Hình thức chế biến thức ăn thịt lợn tái sống. - Các biến số thu thập bằng phương pháp quan sát và đánh giá: + Thực trạng nguồn nước sinh hoạt + Tình trạng chế biến, nguồn gốc thịt. - Các biến số thu thập thông qua xét nghiệm + Tỷ lệ dương tính ELISA + Tỷ lệ dương tính Western Blot. + Kích thước các băng AND chuẩn định loại các loài giun xoắn. + Trật tự các axit amin trong đoạn gen thu được và giải trình tự. + Vị trí trên cây phả hệ. + Tỷ số tương đồng với loài Trichinella xác định được. - Tỷ lệ % dương tính giun xoắn theo ELISA, WB của từng nhóm đối tượng - Các chỉ số hiệu quả (CSHQ): + CSHQ của nhóm can thiệp= (TLtct - TLsct)/TLtct x 100% + CSHQ của nhóm chứng=(TLtc - TLsc)/TLtc x 100% + Chỉ số đánh giá hiệu quả can thiệp (HQCT) = CSHQ của nhóm can thiệp - CSHQ của nhóm chứng 2.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu - Kết quả nghiên cứu được trình bày theo tỷ lệ (%) của các biến số. - Phân tích so sánh các chỉ số thông qua p, 2. - Tính độ chênh OR, CI 95% - Kích thước các băng AND chuẩn định loại các loài giun xoắn. - Trật tự các axit amin trong đoạn gen thu được và giả trình từ. - Vị trí trên cây phả hệ. - Tỷ số tương đồng với loài Trichinella xác định được. 8 2.8. Sai số và biện pháp hạn chế sai số Sai số có thể gặp trong phỏng vấn và các tha tác kỹ thuật. Để hạn chế sai số, chọn các điều tra viên được tập huấn thành thạo, áp dụng các quy trình chuyên môn chuẩn của các phòng thí nghiệm đạt chuẩn ISO. 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu đã thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin đối tƣợng tham gia nghiên cứu Tổng cộng có 4.362 người thuộc 20 xã tại 4 tỉnh miền Bắc Việt Nam đã tham gia vào nghiên cứu. Trong đó, tỉnh Sơn La có 1.033 người, Điện Biên có 1.019 người, Yên Bái có 1.135 người, và Thanh Hóa có 1.175 người. Nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi có 3.789 người (86,9%). Tỷ lệ nữ tham gia cao hơn nam (66,0% vs 34,0 %). Dân tộc Thái tỷ lệ cao nhất (51,3%). Tỷ lệ đối tượng mù chữ cao nhất (37,7%) 3.1.1. Tình hình nhiễm giun xoắn trên người Bảng 3.5. Kết quả sàng lọc người nhiễm giun xoắn bằng ELISA Điểm nghiên cứu Số xét nghiệm ELISA dương tính Giá trị p Số lượng Tỷ lệ (%) Sơn La 1.033 142 13,7 < 0,05 Điện Biên 1.019 135 13,2 Thanh Hóa 1.175 24 2,0 Yên Bái 1.135 0 0,0 Tổng cộng 4.362 301 6,9 Nhận xét: Tỷ lệ người dương tính với ấu trùng giun xoắn bằng ELISA tại cộng đồng dân cư tại 4 tỉnh là 6,9%. Tỷ lệ ELISA dương tính ở Sơn La và Điện Biên tương đối cao 13,7% và 13,2%. Tỷ lệ ELISA dương tính ở Thanh Hóa thấp 2,0%; Yên Bái không tìm thấy trường hợp nào hiễm Trichinella. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. 9 Bảng 3.6. Kết quả nhiễm giun xoắn bằng Western Blot Điểm nghiên cứu Số xét nghiệm WB (+) Giá trị p Số lượng Tỷ lệ (%) Sơn La 1.033 101 9,8 < 0,05 Điện Biên 1.019 107 10,5 Thanh Hóa 1.175 17 1,4 Yên Bái 1.135 0 0 Tổng cộng 4.362 225 5,2 Nhận xét: Tất cả 301 mẫu huyết thanh dương tính ELISA được xác định lại bằng WB. Mẫu nào có hình ảnh 3 dải băng trọng lượng phân tử Protein tương đương từ 53 - 72 kDa: 53 - 55 kDa; 59 - 62 kDa; 67 - 72 kDa sẽ cho kết quả dương tính giun xoắn. Trong số 301 trường hợp dương tính ELISA được xác định lại bằng WB có 225 người vẫn dương tính với giun xoắn. Tỷ lệ người nhiễm giun xoắn của 4 tỉnh là 5,2% (225/4.362) sau xét nghiệm ELISA và WB. Tỷ lệ nhiễm tại Điện Biên và Sơn La tương đối cao lần lượt là 10,5% và 9,8%; tại Thanh Hóa có tỷ lệ nhiễm thấp hơn 1,4% và Yên Bái không tìm thấy trường hợp nào nhiễm Trichinella. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Phân bố nhiễm giun xoắn theo tuổi, giới và dân tộc - Nam nhiễm giun xoắn thấp hơn giới nữ (3,8% vs 5,9%, p<0,05). - Nhiễm giun xoắn ở nhóm tuổi 16-59 thấp nhất (4,8%), tiếp là 60-92 tuổi (7,6%), và 6-15 tuổi nhiễm cao nhất (7,8%) (p>0,05). - Dân tộc Hmông có tỷ lệ nhiễm giun xoắn cao nhất là 6 %, tiếp là Thái 5,1%, Kinh 2,4% và thấp nhất là dân tộc Mường 1,5% (p>0,05). Bảng 3.11. Phân bố tỷ lệ tăng bạch cầu ái toan ở nhóm nhiễm giun xoắn tại bốn tỉnh nghiên cứu Nhiễm giun xoắn Bạch cầu ái toan Tổng OR (CI 95%) Giá trị p Tăng Bình thường Có 66 (25,9%) 159 (3,9%) 225 87 (6,28-11,96) <0,05 Không 189 (74,1%) 3948 (96,1%) 4.137 Tổng 255 4107 4.362 Nhận xét: Tỷ lệ người nhiễm giun xoắn có tăng BCAT là 25,9% và người nhiễm 10 giun xoắn nhưng BCAT bình thường là 3,9%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. 3.1.2. Nhiễm giun xoắn ở động vật: 3.1.3.1 Nhiễm giun xoắn ở lợn: Bảng 3.13-14. Tỷ lệ lợn nhiễm giun xoắn bằng kỹ thuật ELASA và WB tại điểm nghiên cứu Điểm nghiên cứu Số XN (con) ELISA Western Blot Số + Tỷ lệ % Số + Tỷ lệ % Sơn La 215 5 2,33 1 0,47 Điện Biên 215 1 0,8 0 0 Thanh Hóa 215 2 0,9 0 0 Yên Bái 215 2 0,9 0 0 Tổng cộng 860 10 1,16 01 0,12 Nhận xét: Tổng số 860 mẫu huyết thanh lợn thu thập tại 20 xã nghiên cứu, có 10 mẫu ELISA dương tính với kháng thể giun xoắn chiếm 1,16%. Tỷ lệ ELISA dương tính ở lợn tại Sơn La cao nhất với 2,33%. Thẩm định bằng kỹ thuật Western Blot chỉ có 01/10 mẫu dương tính tại xã Phiên Ban huyện Bắc Yên tỉnh Sơn La chiếm tỷ lệ 0,12%. 3.1.3.2 Nhiễm giun xoắn ở chuột Tổng số 860 chuột bắt được bằng bẫy và mổ quan sát các cơ của chuột. Sau khi tiến hành lấy mẫu thịt chuột tại các địa điểm nghiên cứu và được tiêu cơ để thu hồi ấu trùng giun xoắn. Tuy nhiên do một số chuột bé không đủ trọng lượng để làm xét nghiệm chúng tôi tiến hành gộp mẫu xét nghiệm. Có 510 mẫu thịt chuột được được tiến hành tiêu cơ để kiểm tra ấu trùng giun xoắn, kết quả được thể hiện bảng sau: Bảng 3.15. Kết quả xác định ấu trùng giun xoắn ở chuột bằng hình thể Địa điểm NC Số thu bắt (con) Số mẫu làm tiêu cơ Số + (con) Tỷ lệ (%) Sơn La 215 200 1 0,5 Điện Biên 215 100 0 0,0 Thanh Hóa 215 100 0 0,0 Yên Bái
Luận văn liên quan