Huyện Cư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 18
km về phía Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 82.450,13 ha, trong đó có
35.754 ha đất trồng cà phê và được phân bố ở tất cả các xã. Cư M’gar là huyện có
diện tích đất trồng cà phê lớn nhất so với các địa phương khác trong tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên, diện tích cà phê cần phải tái canh khá lớn do cà phê già cỗi, năng suất
thấp hoặc bị bệnh. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thì
đến năm 2020, huyện Cư M’gar cần phải thực hiện tái canh 11.894 ha, chiếm đến
33,27% diện tích đất trồng cà phê của huyện. Kết quả khảo sát cho thấy những năm
gần đây tại huyện Cư M’gar đang có xu hướng chuyển từ loại sử dụng đất (LUT) cà
phê trồng thuần sang LUT cà phê trồng xen. Nhiều nông hộ đã lựa chọn LUT cà phê
trồng xen với một số cây lâu năm khi thực hiện tái canh cà phê, tuy nhiên trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Cư M’gar nói riêng chưa có nghiên cứu nào làm rõ
cơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê khi tái canh.
Vì vậy nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê huyện Cư
M’gar nhằm phục vụ tái canh cà phê là rất cần thiết và cấp bách góp phần thực hiện
thành công tái canh cà phê tỉnh Đắk Lắk
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 531 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê huyện cư M’gar phục vụ tái canh cây cà phê tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯
ĐẶNG THỊ THÚY KIỀU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ HUYỆN CƯ M’GAR
PHỤC VỤ TÁI CANH CÂY CÀ PHÊ TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 9.85.01.03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Hµ NéI, 2018
Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Vũ Thị Bình
2. TS. Nguyễn Quang Dũng
Phản biện 1: PGS.TS. Lê Thái Bạt
Hội Khoa học đất Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. Trần Quốc Vinh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 3: TS. Thái Thị Quỳnh Như
Tổng cục Quản lý đất đai
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp
Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi 08h30 ngày 28 tháng 12 năm 2017
Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Huyện Cư M’gar cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 18
km về phía Bắc. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 82.450,13 ha, trong đó có
35.754 ha đất trồng cà phê và được phân bố ở tất cả các xã. Cư M’gar là huyện có
diện tích đất trồng cà phê lớn nhất so với các địa phương khác trong tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên, diện tích cà phê cần phải tái canh khá lớn do cà phê già cỗi, năng suất
thấp hoặc bị bệnh. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk thì
đến năm 2020, huyện Cư M’gar cần phải thực hiện tái canh 11.894 ha, chiếm đến
33,27% diện tích đất trồng cà phê của huyện. Kết quả khảo sát cho thấy những năm
gần đây tại huyện Cư M’gar đang có xu hướng chuyển từ loại sử dụng đất (LUT) cà
phê trồng thuần sang LUT cà phê trồng xen. Nhiều nông hộ đã lựa chọn LUT cà phê
trồng xen với một số cây lâu năm khi thực hiện tái canh cà phê, tuy nhiên trên địa bàn
tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Cư M’gar nói riêng chưa có nghiên cứu nào làm rõ
cơ sở khoa học cho việc định hướng sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê khi tái canh.
Vì vậy nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng hiệu quả đất trồng cà phê huyện Cư
M’gar nhằm phục vụ tái canh cà phê là rất cần thiết và cấp bách góp phần thực hiện
thành công tái canh cà phê tỉnh Đắk Lắk.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả các loại sử dụng đất trồng cà phê (trồng thuần,
trồng xen), đánh giá thích hợp đất đai đối với một số loại sử dụng đất trồng cà phê
phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
- Đề xuất định hướng sử dụng đất trồng cà phê khi thực hiện tái canh và các giải
pháp sử dụng hiệu quả đất tái canh cà phê huyện Cư M’gar trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các LUT cà phê (trồng thuần, trồng xen tiêu, xen sầu riêng, xen bơ).
- Các loại đất đang trồng cà phê và có khả năng trồng cà phê.
- Các hộ gia đình, cá nhân trồng cà phê và tái canh cà phê.
- Các chính sách liên quan đến phát triển cây cà phê tại Việt Nam.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Công tác tái canh cà phê phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất trồng;
đầu tư vốn; kỹ thuật canh tác, xử lý đất, chọn giống, cách trồng, chăm sóc, phòng trừ
dịch bệnh hại,... Trong phạm vi giới hạn của đề tài này chúng tôi chỉ đi sâu nghiên
cứu khả năng thích hợp đất đai và hiệu quả của các loại sử dụng đất trồng cà phê để
phục vụ cho việc tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện Cư M’gar, trong đó tập
trung nghiên cứu điểm tại 5 xã có diện tích trồng cà phê và tái canh cà phê tương đối
lớn, đó là xã Quảng Tiến, Cư Suê, Ea Kpam, Quảng Hiệp, Ea Kiết.
- Về thời gian:
+ Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2005-2016.
+ Số liệu sơ cấp như điều tra tình hình sản xuất của các vườn cà phê đang cho
thu hoạch và theo dõi các mô hình trồng cà phê trong 3 năm liên tiếp là 2014, 2015
và 2016.
2
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Xác định được hiệu quả các loại sử dụng đất trồng cà phê, đánh giá được mức
độ thích hợp đất đai đối với các loại sử dụng đất cà phê trồng thuần, cà phê trồng xen
với cây công nghiệp, cây ăn quả và định hướng sử dụng đất trồng cà phê phục vụ tái
canh cà phê huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Luận án đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận khoa học về đánh giá thích hợp
đất đai trồng cà phê phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar và các địa phương
khác có điều kiện tương tự trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm các căn cứ để các nhà quản lý
tham khảo trong quá trình chỉ đạo thực hiện tái canh cây cà phê trên địa bàn huyện
Cư M’gar và tỉnh Đắk Lắk; đồng thời là căn cứ để người sử dụng đất trồng cà phê
thực hiện tái canh.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ
Cà phê là cây trồng nhiệt đới, các yếu tố như khí hậu, độ cao địa hình, loại
đất,...có tính chất quyết định đến sinh trưởng và phát triển cây cà phê. Trong các yếu
tố sinh thái chính ảnh hưởng đến cây cà phê thì yếu tố khí hậu mang tính quyết định
vì đây là yếu tố khó thay đổi. Các biện pháp kỹ thuật canh tác chỉ có thể hạn chế bớt
ảnh hưởng của khí hậu đến sinh trưởng và phát triển cà phê, do vậy khi quy hoạch
vùng trồng cà phê phải đặc biệt quan tâm đến các yếu tố khí hậu trước rồi mới đến
yếu tố đất đai (Lê Ngọc Báu, 2011).
Nhiều nghiên cứu cho thấy cây cà phê không đòi hỏi khắt khe về đất, có thể
trồng được trên nhiều loại đất khác nhau như: Đất nâu đỏ, nâu vàng hoặc đất xám,
với điều kiện các loại đất này có tầng canh tác dày, thoát và giữ ẩm tốt, tơi xốp, độ
chua nhẹ, giàu hữu cơ, hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu cao. Đắk Lắk là tỉnh
có khí hậu, độ cao, đất đai phù hợp cho phát triển cây cà phê. Vì vậy Đắk Lắk trở
thành vùng phát triển cà phê tập trung và hiệu quả nhất ở Việt Nam.
Trong 10 năm trở lại đây, biến đổi khí hậu thể hiện rõ tại khu vực Tây Nguyên
và đã ảnh hưởng đến sử dụng đất trồng cà phê. Để ứng phó với biến đổi khí hậu thì
việc chọn các LUT cà phê trồng xen đang chứng tỏ là một cách làm hiệu quả, đem lại
lợi ích về nhiều mặt cho người trồng cà phê. Tuy nhiên khi chọn các loại cây đưa vào
hệ thống trồng xen theo Boussard (1980), cần chú ý đến một số yếu tố như khả năng
thích ứng với khí hậu và đất đai trong vùng của cây trồng chính, nhu cầu về nước, sự
phân bố của hệ rễ và nhu cầu dinh dưỡng, vóc dáng hay tư thế ngoại hình, chu kỳ
sinh trưởng, nguồn nhân công có sẵn, giá trị kinh tế của cây trồng, khả năng cải tạo
đất và cơ giới hóa trên vườn cây.
2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ĐẤT VÀ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG ĐÁNH GIÁ ĐẤT Ở VIỆT NAM
Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của
vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại sử dụng đất yêu cầu phải
có (FAO, 1976).
3
Hiện nay trên thế giới có 3 phương pháp đánh giá đất chính đó là đánh giá đất
theo định tính (chủ yếu dựa vào sự mô tả và xét đoán), đánh giá đất theo phương
pháp thông số và đánh giá đất theo định lượng dựa trên mô hình mô phỏng định
hướng (Đào Châu Thu và cs., 1998). Các phương pháp đánh giá đất đai trên thế giới
có những ưu điểm và hạn chế riêng. Ưu điểm chung của các phương pháp đánh giá
đất là đều xác định đối tượng đánh giá bao gồm toàn bộ quỹ đất của vùng lãnh thổ
nghiên cứu. Mục đích chung của các phương pháp đánh giá đất đều nhằm phục vụ
cho quy hoạch sử dụng đất thích hợp, hiệu quả và lâu bền.
Phương pháp đánh giá đất của FAO là sự kế thừa, kết hợp được những điểm
mạnh của phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) và Hoa Kỳ, đồng thời có sự bổ
sung hoàn chỉnh về phương pháp đánh giá đất đai cho các mục đích sử dụng khác
nhau. Việc đưa ra phương pháp đánh giá đất mang tính quốc tế đã giúp cho các nhà
khoa học có tiếng nói chung và giảm những trở ngại trên các phương diện trao đổi
thông tin cũng như kiến thức trong đánh giá sử dụng đất. Điểm nổi bật của phương
pháp đánh giá đất của FAO là coi trọng và quan tâm đến việc đánh giá khả năng duy
trì và bảo vệ tài nguyên đất đai nhằm xây dựng cơ sở khoa hoc̣ trong viêc̣ sử duṇg
bền vững đất nông nghiêp̣ trên phạm vi toàn thế giới cũng như trong từng quốc gia
riêng rẽ (FAO, 1998).
Quy trình đánh giá đất của FAO gồm các bước đó là: xác định mục tiêu, thu thập
tài liệu, xác định loại sử dụng đất, xác định đơn vị đất đai, đánh giá khả năng thích
hợp, xác định hiện trạng kinh tế, xã hội và môi trường, xác định loại sử dụng đất
thích hợp nhất, quy hoạch sử dụng đất và áp dụng của việc đánh giá đất.
Phương pháp đánh giá đất theo FAO được ứng dụng vào Việt Nam từ cuối
những năm 1980. Trong thời gian qua, các nhà khoa học đất cùng với các nhà quy
hoạch quản lý đất đai đã sử dụng tài liệu đánh giá đất của FAO để áp dụng cho công
tác đánh giá đất tại Việt Nam. Đến nay đã có nhiều công trình ứng dụng phương pháp
đánh giá đất của FAO để phục vụ cho quy hoạch tổng thể và quy hoạch sử dụng đất
trên địa bàn cả nước.
2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG CÀ PHÊ VÀ TÁI CANH CÀ PHÊ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.3.1. Tình hình sử dụng đất trồng cà phê và một số công trình nghiên cứu về sử
dụng đất trồng cà phê
* Trên thế giới
Cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị cao trên thế giới, với diện tích trên
10 triệu ha. Theo số liệu của ICO, hiện nay có 54 nước sản xuất cà phê, tập trung chủ yếu
vào các khu vực là Châu Mỹ, Châu Phi và Châu Á-Thái Bình Dương. Hiện tại có 10 nước
đang đứng đầu về sản lượng cà phê của thế giới theo thứ tự là Brazil, Việt Nam,
Comlombia, Indonesia, Ethiopia, Ấn Độ, Honduras, Uganda, Guatemala và Peru.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng đất trồng cà phê
như: Theo Raju et al. (1982), trên thế giới cà phê được trồng trên nhiều loại đất như
đất phát triển trên phiến sét, đá vôi, bazan, diệp thạch, gơnai, granit, trong đó đất
nâu đỏ phát triển trên đá bazan được xem là thích hợp nhất. Những nước có diện tích
cà phê trên đất bazan nhiều là Indonesia, Costa Rica, Ethiopia, Colombia, Nicaragoa,
Philippines và Việt Nam. Còn theo Krishnamurthy and Ramaiah (1985) và Ramaiah
4
(1985) thì đất trồng cà phê ở Ấn Độ gồm đất phát triển trên đá diệp thạch, gơnai,
granit và một số loại đất khác có thành phần cơ giới từ sét pha đến sét nặng. Kết cấu
đất và độ dày tầng đất có tầm quan trọng rất lớn vì cây cà phê có năng lực phát triển
bộ rễ rất mạnh. Ở Brazil, tại những vùng đất có độ màu mỡ dưới trung bình nhưng có
lý tính đặc biệt đã tạo điều kiện cho rễ cây cà phê phát triển mạnh. Ở những vùng đất
chặt, bí hoặc nông làm cho rễ cọc bị ngắn, các rễ khác chỉ lan rộng ở tầng đất mặt và
không sâu quá 30 cm.
* Ở Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê đến năm 2016, cà phê được trồng tại 19 tỉnh trên địa
bàn cả nước, với tổng diện tích là 645.400 ha. Trong đó, Đắk Lắk là tỉnh trồng cà phê
nhiều nhất với diện tích 201.200 ha, chiếm 31,17% tổng diện tích cà phê cả nước.
Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sử dụng đất trồng
cà phê như: Theo Vũ Cao Thái (1989), đất bazan thuộc vùng Tây Nguyên nước ta có
tầng đất dày, kết cấu tốt, tơi xốp, độ phì cao nên cây cà phê nơi đây sinh trưởng, phát
triển tốt, cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao hơn những nơi khác, do vậy người
ta mệnh danh chúng là “thiên đường” của cây cà phê. Theo Nguyễn Văn Toàn
(2005), đất đỏ bazan hiện đang trồng cà phê ở Tây Nguyên có 405.284 ha, chiếm
26,2% tổng quỹ đất bazan và chiếm 92,6% tổng diện tích cà phê toàn vùng. Hầu hết
cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đều được trồng trên đất đỏ (Ferralsols - FR) 396.336
ha, chiếm 97,8%; trên đất đen (Luvisols - LV) có 8.468 ha và rải rác ở đất nâu thẫm
(Phaeozems - PH) 480 ha. Như vậy, xét về điều kiện đất (độ dốc, tầng dày) về cơ bản
đất đang trồng cà phê là hợp lý.
Đã có một số kết quả nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê như
nghiên cứu của Nguyễn Văn Hóa (2014) cho thấy thu nhập cà phê trong niên vụ
2010/2011 của tỉnh Đắk Lắk cho thu nhập hỗn hợp (MI) đạt 74,57 triệu đồng/ha, lợi
nhuận kinh tế đạt 64,76 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí là 1,08 lần
(108%), lợi nhuận kinh tế trên một tấn cà phê nhân đạt 24,67 triệu đồng. Phạm Thế
Trịnh (2014), cũng đã nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sử dụng đất trồng cà phê trên
địa bàn huyện Krông Năng của tỉnh Đắk Lắk cho thấy đối với các vườn trồng cà phê
thuần lợi nhuận trung bình từ 37,34 triệu đồng/ha/năm đến 99,91 triệu đồng/ha/năm.
Đặc biệt là mô hình cà phê trồng xen mắc ca năm thứ 9 cho lợi nhuận 294,47 triệu
đồng/ha/năm.
2.3.2. Tình hình tái canh cà phê của một số nước trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới đã có nhiều nước thực hiện chương trình tái canh cà phê như Ấn
Độ, Colombia, Indonesia, Uganda, Brazil,... Lý do chính phải tiến hành tái canh cà
phê vì già cỗi hoặc bị bệnh do tuyến trùng và nấm gây hại dẫn đến năng suất thấp.
Ở Việt Nam, diện tích đã tái canh và ghép cải tạo cà phê của cả nước là 43.270
ha. Theo kế hoạch, diện tích cà phê cần tái canh đến năm 2020 là 200.000 ha (Trung
tâm Khuyến nông quốc gia, 2014).
Tỉnh Đắk Lắk có đến 66.783 ha cà phê già cỗi, trong đó có 28.603 ha độ tuổi từ
15 năm đến 20 năm chiếm 42,83% và 38.180 ha trên 20 năm chiếm 57,17% (Cục
Trồng trọt, 2014). Ngoài diện tích cà phê già cỗi, còn một số diện tích có cây giống
xấu, bị nhiễm bệnh dẫn đến sinh trưởng kém và cho năng suất dưới 2 tấn nhân/ha cần
5
phải tái canh. Theo kế hoạch thì giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh Đắk Lắk phải thực
hiện tái canh 32.335 ha cà phê.
Một số công trình nghiên cứu về tái canh cà phê ở Việt Nam như: nghiên cứu
của Chế Thị Đa và cs. (2012), cho thấy kỹ thuật làm đất rà rễ kỹ, xử lý hố trước khi
trồng, bón phân hữu cơ với liều lượng 15-20 kg/hố, luân canh với cây họ đậu hoặc
cây ngô và thời gian luân canh ít nhất 1 năm với mật số tuyến trùng trong đất, rễ <
100 con/100g đất thì hầu hết tái canh cà phê đều thành công. Đề tài cũng đã nghiên
cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác tổng hợp trong tái canh cà phê vối. Nghiên
cứu của Trương Hồng và cs. (2016), đã khẳng định tuyến trùng Pratylenchus coffeae,
Meloidogyne incognita và nấm Fusarium sp., Rhizoctonia sp. là tác nhân chính gây
chết cà phê tái canh. Nghiên cứu của Vũ Anh Tú (2017), đã xác định được yếu tố hạn
chế chính của đất bazan trồng tái canh cà phê tại Gia Lai đó là về hóa học là hàm
lượng hữu cơ, kali dễ tiêu, magiê trao đổi; về vật lý là dung trọng; và về sinh học là
sự xuất hiện của các loài tuyến trùng Pratylenchus spp., Meloidogyne spp.
và Rotylenchulus reniformis với mật độ cao, gây hại cà phê vối từ đó cung cấp cơ sở
khoa học để bổ sung quy trình tái canh cà phê trên đất bazan ở Gia Lai.
2.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ HƯỚNG NGHIÊN
CỨU CỦA ĐỀ TÀI
2.4.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu
Nhiều nghiên cứu đã nêu được đặc điểm, tính chất của đất trồng cà phê, yêu
cầu sử dụng đất đối với cây cà phê cũng như vai trò của việc trồng xen cây lâu năm
với cây cà phê. Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam cũng đã làm rõ được
nguyên nhân phải tái canh cà phê và khẳng định việc tái canh cà phê là cần thiết. Đắk
Lắk là tỉnh có diện tích cà phê nhiều nhất cả nước và cũng là tỉnh có diện tích cà phê
cần phải tái canh khá nhiều (chỉ sau tỉnh Lâm Đồng). Một số báo cáo ban đầu của các
cơ quan chức năng cũng đã tổng kết được thực trạng tái canh cà phê trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ đi sâu về các biện pháp kỹ thuật tái canh
cà phê như kỹ thuật làm đất, chọn giống, bón phân, xử lý tuyến trùng, mà chưa chú
ý nghiên cứu sâu về chất lượng đất và khả năng thích hợp đất đai, phương thức canh
tác (trồng thuần, trồng xen) để làm sao giúp người trồng cà phê nâng cao hiệu quả sử
dụng đất khi tái canh cà phê. Vì vậy cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn về hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT cà phê, khả năng thích hợp đất đai đối
với các LUT cà phê, trên cơ sở đó khuyến cáo nông hộ nên tái canh những LUT cà
phê nào để đem lại hiệu quả cao, tránh được các rủi ro do biến động của thời tiết, sâu
bệnh và giá cả.
2.4.2. Hướng nghiên cứu của đề tài
Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến sử dụng đất cà
phê của huyện Cư M’gar. Đánh giá thực trạng sử dụng đất trồng cà phê của huyện Cư
M’gar như: diện tích đất cà phê, tình hình biến động diện tích cà phê, diện tích các
LUT cà phê. Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT cà phê và
tình hình tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar. Đánh giá thích hợp đất đai cho các
LUT cà phê, đề xuất định hướng sử dụng đất cà phê và một số giải pháp sử dụng hiệu
quả đất cà phê khi tái canh tại huyện Cư M’gar.
6
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất trồng
cà phê tại huyện Cư M’gar.
- Thực trạng sử dụng đất trồng cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk giai
đoạn 2005 - 2016.
- Phân hạng thích hợp đất đai phục vụ tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh
Đắk Lắk.
- Theo dõi một số mô hình sử dụng đất trồng cà phê.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong sử dụng đất trồng cà phê huyện
Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk theo công cụ SWOT.
- Đề xuất sử dụng đất khi tái canh cà phê tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các Bộ ngành, tỉnh Đắk Lắk, huyện Cư M’gar
và công trình nghiên cứu đã công bố có liên quan.
3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Dựa trên các nhóm đất chính hiện đang trồng cà phê của huyện Cư M’gar đề
tài đã tiến hành phân ra 3 tiểu vùng đặc trưng cho 3 nhóm đất chính trên địa bàn gồm:
Tiểu vùng 1 đặc trưng là nhóm đất đỏ vàng với diện tích 69.426,72 ha: chọn 3 xã
Quảng Tiến, Cư Suê và Ea Kpam. Tiểu vùng 2 đặc trưng là nhóm đất đen với diện
tích 8.355,95 ha: chọn xã Quảng Hiệp. Tiểu vùng 3 đặc trưng là nhóm đất xám với
diện tích 2.185,71 ha: chọn xã Ea Kiết.
3.2.3. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Chọn có chủ ý 300 nông hộ trồng cà phê theo các LUT trồng thuần và trồng
xen trên địa bàn 5 xã để phỏng vấn, thông tin cần điều tra trong mẫu phiếu soạn sẵn.
- Phỏng vấn sâu 8 cán bộ của ngành nông nghiệp, Viện Khoa học và Kỹ thuật
Nông lâm nghiệp Tây Nguyên theo những thông tin trong mẫu phiếu soạn sẵn.
3.2.4. Phương pháp lựa chọn và theo dõi mô hình
Đề tài chọn 4 mô hình nghiên cứu gồm: cà phê trồng thuần, cà phê xen tiêu, cà
phê xen sầu riêng và cà phê xen bơ tại các xã Cư Suê, Ea Tul, Ea Kpam. Thời gian
theo dõi mô hình trong 3 năm: từ năm 2014 đến 2016.
3.2.5. Phương pháp lấy mẫu đất, phúc tra bản đồ thổ nhưỡng
Trên cơ sở bản đồ đất tỉnh Đắk Lắk tỷ lệ 1/100.000, tách riêng phần huyện
Cư M’gar đưa về tỷ lệ 1/25.000. Tuân thủ quy trình điều tra, lập bản đồ đất của Bộ
Khoa học và Công nghệ TCVN 9487:2012; sổ tay điều tra, phân loại, lập bản đồ đất
và đánh giá đất (Lê Thái Bạt và cs., 2015), đào 8 phẫu diện đất và lấy 8 mẫu đất
tầng mặt, lấy mẫu đất phân tích theo tầng phát sinh để phân tích nhằm phúc tra bản
đồ thổ nhưỡng.
3.2.6. Phương pháp phân tích đất
Các mẫu đất được phân tích tại Phòng thí nghiệm Bộ môn Khoa học đất
(Trường Đại học Tây Nguyên), các phương pháp phân tích tuân thủ theo các tiêu
chuẩn Việt Nam.
7
3.2.7. Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích
Số liệu điều tra sơ cấp được xử lý bằng phần mềm Excel. Số liệu sau khi được
xử lý như hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT cà phê, tình hình tái
canh cà phê sẽ được tổng hợp thành các bảng thống kê hoặc các biểu đồ.
3.2.8. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất trồng cà phê
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường đối với các LUT cà phê dựa theo
Cẩm nang sử dụng đất nông n