Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất trồng mắc ca huyện Tuy đức, tỉnh Đắk Nông

Huyện Tuy Đức là huyện biên giới nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đắk Nông, cách trung tâm tỉnh lỵ Đắk Nông 50 km. Huyện có diện tích tự nhiên 111.924,93 ha, trong đó nhóm đất đỏ chiếm tới 96,20% diện tích tự nhiên (DTTN) của huyện. Diện tích đất nông nghiệp có độ dốc chủ yếu trên 80, chiếm 92,73% DTTN, thích hợp cho phát triển những cây lâu năm (như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, mắc ca) và cây hàng năm. Mắc ca là cây lâu năm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là cây đa mục đích mới được trồng thử nghiệm trên các vùng đất dốc của huyện Tuy Đức với diện tích đến năm 2016 là 880,30 ha đã bắt đầu cho thu hoạch. Kết quả khảo sát cho thấy đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nơi đây và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, góp phần cải thiện môi trường, chống xói mòn, rửa trôi trên đất dốc. Tuy nhiên tình hình phát triển cây mắc ca ở Tây Nguyên nói chung và Tuy Đức nói riêng hiện đang gặp phải một số khó khăn do chưa có cơ sở khoa học đủ mạnh để khảng định khả năng thích hợp của cây mắc ca trên từng vùng đất. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất trồng mắc ca huyện Tuy Đức là rất cần thiết nhằm khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nâng cao hiệu q

pdf27 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất trồng mắc ca huyện Tuy đức, tỉnh Đắk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ LÊ TROṆG YÊN NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TRỒNG MẮC CA HUYỆN TUY ĐỨC, TỈNH ĐẮK NÔNG Chuyên ngành : Quản lý đất đai Mã số : 9.85.01.03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Hµ NéI, 2018 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Thị Bình PGS.TS. Nguyễn Văn Dung Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Khắc Thời Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Tuấn Trường Đại học Khoa học tự nhiên Phản biện 3: PGS.TS. Vũ Năng Dũng Hội Khoa học đất Việt Nam Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện, họp tại: Học viện Nông nghiệp Việt Nam Vào hồi 08h30 ngày 28 tháng 12 năm 2017 Có thể tìm hiểu Luận án tại thư viện: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Huyện Tuy Đức là huyện biên giới nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đắk Nông, cách trung tâm tỉnh lỵ Đắk Nông 50 km. Huyện có diện tích tự nhiên 111.924,93 ha, trong đó nhóm đất đỏ chiếm tới 96,20% diện tích tự nhiên (DTTN) của huyện. Diện tích đất nông nghiệp có độ dốc chủ yếu trên 80, chiếm 92,73% DTTN, thích hợp cho phát triển những cây lâu năm (như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, mắc ca) và cây hàng năm. Mắc ca là cây lâu năm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là cây đa mục đích mới được trồng thử nghiệm trên các vùng đất dốc của huyện Tuy Đức với diện tích đến năm 2016 là 880,30 ha đã bắt đầu cho thu hoạch. Kết quả khảo sát cho thấy đây là loại cây trồng tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai nơi đây và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, góp phần cải thiện môi trường, chống xói mòn, rửa trôi trên đất dốc. Tuy nhiên tình hình phát triển cây mắc ca ở Tây Nguyên nói chung và Tuy Đức nói riêng hiện đang gặp phải một số khó khăn do chưa có cơ sở khoa học đủ mạnh để khảng định khả năng thích hợp của cây mắc ca trên từng vùng đất. Xuất phát từ thực tiễn trên, việc nghiên cứu tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất trồng mắc ca huyện Tuy Đức là rất cần thiết nhằm khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên đất, nâng cao hiệu quả sử dụng các vùng đất dốc của huyện, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu thưc̣ traṇg và tiềm năng phát triển cây mắc ca dưới các hình thức trồng thuần, trồng xen trên điạ bàn huyêṇ Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. - Đánh giá mức đô ̣thích hợp đất đai đối với các loaị sử duṇg đất có trồng cây mắc ca và đề xuất định hướng phát triển cây mắc ca trên điạ bàn huyêṇ Tuy Đức. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Cây mắc ca trồng thuần và trồng xen cà phê, xen tiêu và keo lai. - Các loại đất có tiềm năng phát triển trồng mắc ca trên địa bàn huyện. - Các hộ gia đình và cá nhân trồng mắc ca trên địa bàn huyện. - Các cơ quan quản lý nhà nước, khoa học kỹ thuật và doanh nghiệp có liên quan đến sự phát triển của cây mắc ca trên địa bàn nghiên cứu. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên toàn bô ̣đất nông nghiêp̣ và đất chưa sử dụng của huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông. Trong đó tâp̣ trung nghiên cứu sâu được thực hiện trên 4 xã (Quảng Trực, Đăk R’tih, Quảng Tâm, Đắk Buk So) chọn nghiên cứu điểm và xây dưṇg mô hình. - Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu được điều tra từ 2011 - 2016. Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ năm 2014 - 2017. 2 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá được hiệu quả và tính bền vững của các loaị sử duṇg đất có trồng cây mắc ca trên các vùng đất dốc của huyện Tuy Đức. Xác định được tiềm năng đất đai và điṇh hướng phát triển cây mắc ca dưới daṇg trồng thuần, trồng xen theo hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp trên điạ bàn huyêṇ Tuy Đức tỉnh Đắk Nông. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần bổ sung cơ sở khoa học trong đánh giá tiềm năng đất đai và phát triển diện tích trồng cây mắc ca dưới các hình thức trồng thuần và trồng xen nhằm nâng cao hiêụ quả và khả năng sử duṇg đất bền vững cho huyện Tuy Đức và các địa phương khác thuộc vùng Tây Nguyên có điều kiện sinh thái tương tự. 1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp các nhà quản lý ở huyêṇ Tuy Đức chỉ đạo sử dụng đất nông nghiệp theo hướng hiêụ quả, nâng cao thu nhập cho người dân trong huyện và bảo vệ môi trường. PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Sử dụng đất nông nghiệp là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, vốn để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tùy vào mức độ phát triển kinh tế, xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao, phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng trên các mặt sản xuất, sinh hoạt, sinh thái (Nguyễn Đình Bồng, 2012). Loại sử dụng đất (Land Use Type - LUT) là một cây trồng, một tổ hợp cây trồng hoặc một phương thức canh tác trên một vạt đất với những phương thức quản lý trong điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định (FAO, 1976, 1985). Để có căn cứ lựa chọn loại sử dụng đất nông nghiệp bền vững cần hiểu rõ khái niệm phát triển bền vững, nhờ đó mới có thể xem xét và lựa chọn được các loại sử dụng đất phù hợp. Sử dụng đất bền vững là sử dụng đất với tất cả những đặc trưng vật lý, hóa học, sinh học có ảnh hưởng đến khả năng của đất (Nguyễn Đình Bồng, 2012). Ở Việt Nam, một loại sử dụng đất được coi là bền vững phải đạt được 3 yêu cầu: (1) Bền vững về mặt môi trường nghĩa là loại sử dụng đó phải bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, không làm tổn hại đến môi trường tự nhiên. (2) Bền vững về mặt kinh tế: cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận (3) Bền vững về mặt xã hội: thu hút được lao động, bảo đảm đời sống, xã hội được phát triển (Nguyễn tử Siêm và cs., 1999). 3 2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐÁNH GIÁ THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI 2.2.1. Khái quát về tiềm năng đất đai Tiềm năng là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi, tiềm năng đất đai có thể là những khả năng tiềm ẩn, những thế mạnh còn chưa được khai thác, chưa được biết đến hoặc chưa được sử dụng hợp lý vào các hoạt động vì lợi ích của con người (Bùi Văn Sỹ, 2012). 2.2.2. Nghiên cứu đánh giá đất trên thế giới và Việt Nam - Đánh giá đất trên thế giới Đánh giá đất đai đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới và trở thành một khâu trọng yếu trong các hoạt động đánh giá tài nguyên hay quy hoạch sử dụng đất. Đánh giá đất đai có vai trò rất lớn trong việc sử dụng tài nguyên đất đai bền vững và trở thành công cụ cần thiết cho việc quy hoạch, bố trí sử dụng đất hợp lý (Trần An Phong, 1995). - Đánh giá đất ở Việt Nam Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu đánh giá đất ở Việt Nam theo phương pháp mới có chất lượng tốt công bố trên tạp chí quốc tế. Ví dụ: “Design of a GIS and multi-criteria-based land evaluation procedure for sustainable land-use planning at the regional level” của Thanh et al. (2015). 2.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY MẮC CA Mắc ca là cây trồng á nhiệt đới, có nguồn gốc ở vùng rừng mưa ven biển thuộc miền Nam Queensland và miền Bắc New South Wales ở Australia, giữa vĩ độ 250 và 330 Nam (Nguyễn Công Tạn, 2012). Mắc ca có hai loài chính là Macadamia integrifolia và Macadamia tetraphylla thuộc, chi Macadamia và họ Proteaceae (Bộ NN & Phát triển Nông thôn, 2015). Nhiệt độ thích hợp cây mắc ca từ 120C đến 320C, một trong những điều kiện quan trọng là nhiệt độ về đêm vào mùa lạnh của cây mắc ca cần để ra hoa là từ 150C đến 210C, tối ưu để cây ra nhiều hoa là từ 150C đến 18 0C, lượng mưa tối ưu từ 1.500 - 2.500 mm. Trên thế giới đã có các phương thức trồng mắc ca gồm: Trồng thuần loài và trồng xen canh (với các loài cây công nghiệp như cà phê, tiêu,...). Các nước phát triển như Úc, Mỹ,... chủ yếu là trồng thuần loài, các nước đang phát triển sau khi đã có các loài cây công nghiệp tán thấp thì chủ yếu trồng xen. Guatemala có đến 90% diện tích là trồng xen canh với cây cà phê (Phạm Thế Trịnh, 2015). Ở Việt Nam, cây mắc ca đã được trồng ở một số tỉnh phía Bắc (Ba Vì - Hà Nội, Lạng Sơn...) bắt đầu từ năm 1994 và đã cho kết quả khả quan. Diện tích mắc ca toàn quốc đến năm 2015 là 2.700 ha (vùng Tây Nguyên là 1.892,5 ha, Tây Bắc là 629,3 ha, còn lại là ở các vùng khác). Trong đó, đa số diện tích là mới trồng khoảng 5 năm gần đây. Vì vậy, sản lượng hàng năm không đáng kể, năm 2015 đạt khoảng 200-300 tấn hạt NIS (Viện Điều tra Quy hoạch rừng, 2016). 4 Vào những năm 1990, thị trường tiêu thụ hạt mắc ca lớn nhất vẫn tập trung ở Mỹ và Australia. Tuy nhiên, 10 năm trở lại đây, các thị trường mới ngày càng gia tăng, làm thay đổi các thị trường truyền thống (Hoàng Hòe 2014, trích dẫn từ Hiệp hội Macadamia Australia - AMS (2011). Thị trường mắc ca trong nước tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã bắt đầu sôi động. Một số doanh nghiệp như IDT international, Vinamacca và một số doanh nghiệp nhỏ khác đã tung ra thị trường một số sản phẩm bước đầu được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, triển vọng rất khả quan. 2.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỬ DUṆG ĐẤT TRỒNG MẮC CA 2.4.1. Một số kết quả nghiên cứu trên thế giới Vườn cây mắc ca thương mại đầu tiên được Rous Mill trồng vào đầu những năm 1880 cách Lismore, New South Wales, Australia khoảng 12 km về phía Đông Nam. Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 nhờ sự phát triển của ngành công nghiệp nhỏ tại Australia, cây mắc ca bắt đầu trở thành cây trồng thương mại ở nhiều khu vực. Sau Australia, Hawaii (Mỹ) được biết đến là vùng đất thứ hai cây mắc ca được trồng với mục đích thương mại (Hoàng Hòe, 2015). 2.4.2. Một số kết quả nghiên cứu ở Việt Nam Nghiên cứu của Phạm Thế Trịnh (2014) về phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với cây mắc ca trên vùng quy hoạch trồng cây cà phê thuộc nhóm đất đỏ (chủ yếu đất đỏ bazan) của huyện Krông Năng cho thấy có 7 LMU ở mức rất thích hợp (S1); 7 LMU ở mức thích hợp (S2); 12 LMU ở mức ít thích hợp (S3) và 5 LMU ở mức không thích hợp (N) đối với cây mắc ca. Viện địa lý (2016) với kết quả đánh giá thích hợp đất đai cho cây mắc ca trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có thể thấy: đây là vùng đất khá thích hợp cho việc phát triển mắc ca. 2.5. NHẬN XÉT CHUNG TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2.5.1. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu Các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển bền vững các loại hình sử dụng đất, đặc biệt là loại hình sử dụng đất trồng cây công nghiệp lâu năm trên vùng đất đồi núi giúp cho người dân cải thiện môi trường và nâng cao thu nhập trên các vùng đất dốc. Tuy nhiên việc đưa một cây trồng mới như cây mắc ca vào sử dụng trên vùng đồi núi nước ta thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu sâu về đánh giá khả năng thích hợp đất đai để đảm bảo phát triển bền vững. Cây mắc ca là loại cây lâu năm đã được phát triển ở nhiều nước trên thế giới và mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Các kết quả nghiên cứu bước đầu về trồng cây mắc ca ở Việt Nam cho thấy đây là cây có triển vọng, phù hợp với điều kiện sinh thái của một số vùng như Tây bắc, Tây Nguyên. Đây là loài cây lâu năm vừa có khả năng che phủ đất bảo vệ môi trường vừa có khả năng cho sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, phù hợp với điều kiện của người dân vùng miền núi. 5 2.5.2. Định hướng nghiên cứu của đề tài Phân tích đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tuy Đức liên quan đến trồng mắc ca thuần và trồng xen với cây công nghiệp, cây rừng. Trong đó đi sâu phân tích các điều kiện sinh thái như khí hậu; địa hình, địa mạo và đặc điểm tài nguyên đất làm căn cứ xác định tiềm năng đất đai với loại sử dụng đất trồng mắc ca. Phân tích thực trạng sử dụng đất nông nghiệp và phát triển cây mắc ca, đánh giá hiệu quả các loaị sử duṇg đất trồng mắc ca thuần và mắc ca trồng xen với cây cà phê, cây tiêu, xen rừng trồng keo lai, kết hợp với việc nghiên cứu các mô hình trồng mắc ca trên các cấp độ dốc khác nhau để đánh giá khả năng bền vững của các loại sử dụng đất trồng mắc ca trên địa bàn huyện Tuy Đức; Đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển cây mắc ca theo các loaị sử duṇg đất và đề xuất định hướng sử dụng đất trồng mắc ca trong tương lai tại huyện Tuy Đức. Các loaị sử dụng đất trồng mắc ca được đề xuất căn cứ vào kết quả nghiên cứu trên cơ sở đánh giá hiệu quả và khả năng thích hợp đất đai, phát huy lợi thế so sánh của vùng, đồng thời xuất phát từ thực tiễn sản xuất và nhu cầu thị trường. PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Đặc điểm vùng nghiên cứu - Thực trạng sử dụng đất nông nghiêp̣ và phát triển cây mắc ca taị huyêṇ Tuy Đức - Đánh giá hiệu quả sử duṇg đất trồng mắc ca - Đánh giá tiềm năng đất đai cho phát triển cây mắc ca tại huyện Tuy Đức - Đánh giá khả năng bền vững của các loaị sử duṇg đất trồng mắc ca - Điṇh hướng sử duṇg đất trồng mắc ca tại huyện Tuy Đức 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn số liệu có sẵn tại các cơ quan ban ngành của tỉnh và huyện. Số liệu sơ cấp: chọn ngẫu nhiên 200 hộ theo các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca trên địa bàn 4 xã: Quảng Trực, Đăk R’tih, Quảng Tâm, Đắk Buk So huyện Tuy Đức để phỏng vấn theo những thông tin trong mẫu phiếu soạn sẵn. 3.2.2. Phương pháp chọn mô hình nghiên cứu và thí nghiệm theo dõi xói mòn Tiêu chí chọn mỗi mô hình có quy mô từ 0,5 ha trở lên ở 2 cấp đô ̣dốc và ở 2 đô ̣ tuổi mắc ca. Theo đó nghiên cứu đa ̃choṇ 6 mô hình taị 2 xa ̃(Đắk Buk So, Quảng Trưc̣) mỗi xa ̃3 mô hình để theo dõi đánh giá về hiêụ quả kinh tế xa ̃hôị và môi trường. Điạ điểm bố trí thí nghiệm taị Xã Quảng Trực và xã Đắk Buk So, đây là 2 xã có nhiều diện tích trồng mắc ca trong huyện. Thời gian theo dõi thí nghiệm: từ mùa mưa các năm 2014, 2015 và 2016. 3.2.3. Phương pháp đánh giá tiềm năng đất theo FAO Dựa vào quy trình đánh giá đất theo FAO để đánh giá phân hạng thích hợp cho cây mắc ca ở huyện Tuy Đức. 6 3.2.4. Phương pháp xây dựng bản đồ Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) để xây dựng các loại bản đồ đơn tính, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng thích hợp đất đai và bản đồ đề xuất sử dụng đất trồng mắc ca ở huyện Tuy Đức tỷ lệ 1/25.000. 3.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca Đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường đối với các loại hình sử dụng đất trồng mắc ca dựa theo cẩm nang sử dụng đất tập 2 của Bộ Nông nghiệp và PTNT 2014. 3.2.6. Phương pháp phân tích SWOT Khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong sử dụng đất trồng mắc ca làm căn cứ để lựa chọn giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương. 3.2.7. Phương pháp đánh giá khả năng bền vững đối với các loại sử dụng đất có trồng cây mắc ca Đánh giá khả năng bền vững của các loaị sử duṇg đất trồng mắc ca được xem xét cụ thể trong điều kiêṇ của huyêṇ Tuy Đức. Dựa trên bộ tiêu chí sử duṇg đất bền vững của Smyth and Dumanski (1993), với 5 tiêu chí được lựa chọn để phân tích, đánh giá tính bền vững gồm: Duy trì và nâng cao các hoạt động sản xuất. Giảm mức đô ̣ rủi ro đối với sản xuất. Bảo vê ̣tài nguyên đất, nước. Khả năng về măṭ kinh tế. Đươc̣ sư ̣chấp nhâṇ của xa ̃hôị. Các chỉ tiêu định lượng bảng 3.1. Bảng 3.1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng bền vững của các LUT TT Tiêu chí Chỉ tiêu Nôị dung Ký hiêụ 1 Duy trì và nâng cao các hoaṭ đôṇg sản xuất Diện tích, năng suất, sản lượng của các LUT Có xu hướng tăng. H Ổn điṇh. M Có xu hướng giảm L 2 Giảm mức đô ̣rủi ro đối với sản xuất Giá sản phẩm và thị trường tiêu thụ Có xu hướng tăng. H Ổn điṇh. M Không ổn điṇh L 3 Bảo vê ̣tài nguyên đất, nước Hiêụ quả môi trường của LUT Cao H Trung bình M Thấp L 4 Khả năng về kinh tế Hiêụ quả kinh tế của LUT Cao H Trung bình M Thấp L 5 Đươc̣ sự chấp nhâṇ của xã hội Hiêụ quả xa ̃hôị của LUT Cao H Trung bình M Thấp L Ghi chú: H – cao, M – Trung bình, L – Thấp. 7 3.2.8. Phương pháp phân tích thông tin và xử lý số liệu Các số liệu sau khi thu thập tiến hành xử lý, phân tích thông qua hệ thống bảng biểu thống kê, phát hiện xu hướng, tạo biểu đồ minh họa, tính toán tỷ lệ %... Phương pháp xử lý số liệu chung bằng phần mềm Excel 7.0. Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu điều tra sơ cấp, nghiên cứu theo dõi mô hình. 3.2.9. Phương pháp so sánh Hệ thống số liệu sau khi xử lý, phân tích đối chiếu với những tiêu chuẩn, những định mức, những quy định để so sánh và thảo luận phân tích vấn đề, đặc biệt sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các LUT và các mô hình sử dụng đất trồng mắc ca. Dùng hình ảnh và các sơ đồ, để minh họa kết quả nghiên cứu. PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 4.1.1. Điều kiêṇ tự nhiên huyêṇ Tuy Đức - Vị trí địa lý: Tuy Đức nằm ở phía Tây của tỉnh Đắk Nông cách Trung tâm thị xã Gia Nghĩa khoảng 50 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km. Tổng diện tích tự nhiên là 111.924,93 ha, (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông, 2016); dân số 47.069 người (Chi cục Thống kê Tuy Đức, 2016), phân bố trên địa bàn 06 xã (Quảng Trực, Đắk R’Tih, Quảng Tân, Quảng Tâm, Đắk Buk So, Đắk Ngo). - Đặc điểm khí hậu: Tuy Đức nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm với 2 mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ: trung bình từ năm 2010 - 2016 là 23,40C. Lượng mưa trung bình từ năm 2010 - 2016 là 2007,3 mm rất phù hợp cho cây mắc ca phát triển. - Đặc điểm thủy văn : Địa bàn huyện thuộc lưu vực của 2 con sông, khu vực phía Tây thuộc lưu vực sông Bé và khu vực phía Đông thuộc lưu vực sông Đồng Nai thượng. Các suối chính trên điạ bàn huyêṇ có moduyn dòng chảy khá lớn, bình quân hàng năm khoảng 36-40 l/s.km2, dòng chảy kiêṭ dao đôṇg từ 6-10 l/s.km2 - Đặc điểm địa hình, địa mạo: Huyện Tuy Đức gồm 3 dạng địa hình chính: trong đó địa hình đồi núi cao nguyên thấp dưới 900 m chiếm 83,98% diện tích tư ̣nhiên, địa hình gò đồi, núi thấp chiếm 12,20% diện tích tư ̣ nhiên. Đất có độ dốc từ 15- 250 chiếm 50,79%, diện tích tư ̣nhiên, phù hợp cho phát triển cây lâu năm và trồng rừng. - Đặc điểm thổ nhưỡng: Điạ bàn huyện Tuy Đức có 3 nhóm đất, trong đó phần lớn là nhóm đất đỏ có diện tích 107.662,20 ha, chiếm 96,20% DTTN gồm 2 đơn vị phân loại đất, tiếp theo là nhóm đất phù sa có 1.231,49 ha, chiếm 1,10% DTTN. Tính chất đất của huyện Tuy Đức: nhóm đất đỏ bazan với 2 đơn vị phân loại đất ký hiệu Fk và Fu. Đất có tầng dày, độ xốp cao, thành phần cơ giới nặng, mức độ cấu trúc tốt, đất có phản ứng chua đến rất chua, khả năng trao đổi cation từ thấp đến trung bình, có hàm lượng dinh dưỡng tổng số khá cao, có khả năng thích hợp phát triển mắc ca, tuy nhiên cần phải cải tạo độ chua. 4.1.2. Điều kiêṇ kinh tế - xã hội Giá trị sản xuất của toàn ngành kinh tế (theo giá hiện hành) năm 2016 đạt 8 2.245,57 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 15,18 %/năm. Dân số trung bình năm 2016 là 50.281 người, bao gồm 26 dân tộc chung sống trên địa bàn. Tổng số lao động là 21.680 ngư
Luận văn liên quan