Vehicle Routing Problem and các bài toán mở rộng
1.2.1 Bài toán định tuyến xe với ràng buộc tải trọng
Bài toán VRP tiêu chuẩn là bài toán định tuyến xe có ràng buộc tải trọng
(CVRP), trong đó một đội xe cố định đồng nhất được lập lộ trình để phục vụ
nhu cầu của một tập khách hàng vận chuyển hàng hóa từ một kho cụ thể với
chi phí vận chuyển nhỏ nhất.
1.2.2 Bài toán định tuyến xe giao và nhận với ràng buộc thời
gian
Một biến thể quan trọng của VRP là bài toán định tuyến xe nhận và giao
hàng với khung thời gian (PDVRPTW). Trong PDVRPTW, bài toán yêu cầu
tìm một hoặc nhiều tuyến với chi phí tối thiểu để phục vụ một số yêu cầu của
khách hàng, trong đó mỗi yêu cầu được xác định bởi điểm nhận hàng, điểm giao
hàng tương ứng và nhu cầu (hàng hóa hoặc hành khách) được vận chuyển giữa
các vị trí này trong khoảng thời gian xác định trước.
Hình 1.2: Rich vehicle routing problem.
1.2.3 Bài toán định tuyến taxi chia sẻ lộ trình
Hầu hết các mô hình chia sẻ chuyến đi đều dựa trên bài toán định tuyến xe
phục vụ yêu cầu dựa trên cuộc gọi (DARP) nổi tiếng. DARP bao gồm việc thiết
kế các lộ trình cho đội xe chở một số người từ điểm đón tới điểm trả theo yêu
cầu. Gần đây, Li et al. 2014 đã đề xuất mô tả về bài toán lập lộ trình taxi chia
sẻ (SARP) động trong đó người và hàng hóa được phục vụ bởi cùng một mạng
lưới taxi. Các tác giả trong Li et al. 2014 đã trình bày các công thức MILP cho
SARP với một số ràng buộc thực tế.
1.2.4 Bài toán định tuyến xe phong phú
Xu hướng mới chủ yếu tập trung vào việc áp dụng VRP và các mở rộng của
chúng cho các vấn đề trong cuộc sống thực bằng cách kết hợp nhiều ràng buộc
thực tế. Bài toán đó được gọi là bài toán định tuyến xe phong phú (RVRP).
Hình 1.2 trình bày một số biến thể và mở rộng của bài toán VRPs.
27 trang |
Chia sẻ: khanhvy204 | Ngày: 13/05/2023 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu và phát triển các thuật toán giải quyết các bài toán tối ưu trong giao thông vận tải người và hàng hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
NGUYỄN VĂN SƠN
NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÁC THUẬT TOÁN GIẢI QUYẾT
CÁC BÀI TOÁN TỐI ƯU TRONG GIAO THÔNG VẬN TẢI NGƯỜI
VÀ HÀNG HÓA
Ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 9480101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH
Hà Nội - 2023
Công trình được hoàn thành tại:
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Phạm Quang Dũng
2. PGS. TS. Nguyễn Xuân Hoài
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trường
họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Vào hồi .. giờ, ngày .. tháng .. năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội
2. Thư viện Quốc gia Việt Nam
GIỚI THIỆU
Ngành giao thông vận tải đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế
và kết nối giữa các vùng. Điều này càng đúng hơn trong nền kinh tế toàn cầu,
bao gồm sự tăng cường hợp tác kinh tế liên quan đến sự di chuyển của người
và hàng hóa. Bài toán tìm lộ trình tối ưu cho các xe phục vụ các yêu cầu vận
chuyển được gọi là Bài toán Định tuyến Xe (VRP). Đây là một bài toán thuộc
lớp NP-khó. Hàng ngàn bài báo trên thế giới đã được dành cho vấn đề này.
Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất nhiều mô hình và thuật toán cho VRP và các
biến thể của nó. Việc nghiên cứu và mở rộng bài toán với sự kết hợp của các
yếu tố thực tế làm tăng khả năng ứng dụng của bài toán VRP vẫn là một vấn
đề mang tính thời sự. Vì vậy, luận án này nhằm nghiên cứu và đề xuất những
biến thể mới của VRPs, xem xét một số yếu tố trong thế giới thực để mở rộng
VRPs một cách linh hoạt và thực tế hơn.
Do tầm quan trọng thực tế của VRP, mục tiêu chính của luận án này là mở
rộng các bài toán VRP hiện có một cách linh hoạt và thực tế hơn. Điều quan
trọng là các biến thể mới được xây dựng và các thuật toán phù hợp được phát
triển để giải quyết chúng một cách hiệu quả nhất có thể. Theo khảo sát từ các
công trình khoa học cũng như hoạt động vận hành thực tế của các công ty vận
tải, hoạt động định tuyến thường được phân thành hai kịch bản: tĩnh và động.
Do đó, luận án tập trung vào hai trường hợp điển hình này của các bài toán
VRP. Đối với bài toán VRP tĩnh, các tác giả trong Vidal et al. 2020 tuyên bố
rằng một trong những mục tiêu quan trọng nhất của bài toán định tuyến là cân
bằng phân bổ khối lượng công việc để đảm bảo các kế hoạch được chấp nhận,
duy trì sự hài lòng và tinh thần của nhân viên, giảm thời gian làm thêm giờ
và để giảm tắc nghẽn trong sử dụng tài nguyên. Do sức chứa hạn chế, quy mô
đội xe cố định và hạn chế về thời gian, các xe phải vận chuyển các sản phẩm
từ nhiều trung tâm phân phối đến khách hàng và thực hiện nhiều chuyến đi.
Tuy nhiên, một số chuyến đi của các phương tiện được lập kế hoạch chở quá
ít hàng hóa trong các thực tế do ràng buộc thời gian chặt. Vì vậy, luận án này
đề xuất một biến thể mới của bài toán VRP tĩnh trong đó xét đến hầu hết các
ràng buộc đã được nghiên cứu kỹ lưỡng và bao gồm một ràng buộc mới về giới
hạn dưới của tải trọng chưa từng được nghiên cứu trong các công trình. Luận
án này mô hình hóa bài toán xem xét dưới dạng quy hoạch nguyên tuyến tính
hỗn hợp (MILP), phân tích các thách thức của các ràng buộc mới về giới hạn
dưới tải trọng và đề xuất một khung tìm kiếm lân cận lớn thích ứng (ALNS) để
giải quyết nó. Đối với bài toán VRP động, một mô hình vận chuyển người mới
1
được nghiên cứu, đây là phần mở rộng của bài toán chia sẻ chuyến đi do Li et
al. 2014 đề xuất. Trong mô hình đó, người và hàng hóa có thể chia sẻ chuyến đi
trên cùng mạng lưới taxi và thông tin về các yêu cầu trong tương lai được dự
đoán. Một mô hình toán học mới và một thuật toán học dựa trên dữ liệu được
đề xuất. Đồng thời, một thuật toán điều phối lịch trình taxi khai thác các thông
tin dự đoán cũng được phát triển trong luận án này.
Động lực nghiên cứu
Việc tối ưu hóa giao thông vận tải đã trở thành một vấn đề lớn trong những
năm gần đây. Bài toán định tuyến là một thách thức mới đối với ngành giao
thông vận tải: nâng cao năng suất và giảm chi phí bằng cách tăng số lượng khách
hàng được phục vụ, giảm thời gian và chi phí vận chuyển để đạt được kế hoạch
nguồn nhân lực tốt và hoạt động hiệu quả. Nghiên cứu về VRP không chỉ mang
lại lợi ích cho các công ty vận tải mà còn cho cả xã hội. Điều này thúc đẩy chúng
tôi lấp đầy khoảng trống trong tài liệu về một số bài toán VRP bằng cách kết
hợp các yếu tố trong thế giới thực để mở rộng các bài toán này một cách linh
hoạt và thực tế hơn.
Phương pháp
Phương pháp luận của luận văn này như sau:
• Nghiên cứu lý thuyết các biến thể của bài toán VRP.
• Phân tích các công trình khoa học liên quan đến các bài toán được xem xét.
• Thiết kế các mô hình thực tế và hữu ích cho bài toán VRP đang xem xét.
• Đề xuất các thuật toán metaheuristic hiệu quả để giải quyết các mô hình
VRP nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu
Các bài toán VRP là các bài toán rất phức tạp bao gồm nhiều bài toán con
và biến thể. Do đó, phạm vi của luận án này là nghiên cứu hai bài toán định
tuyến giao thông thực tế điển hình cho hai loại VRP, tĩnh và động. Trong lớp
bài toán VRP tĩnh, bài toán phân phối hàng hóa được nghiên cứu. Bài toán xem
xét sự kết hợp các ràng buộc thực tế để giải quyết các vấn đề thực tế tại một
trong những công ty sữa lớn nhất Việt Nam. Trong lớp bài toán VRP động, bài
toán lập lịch trình taxi động với thông tin dự báo được nghiên cứu. Bài toán
này được mở rộng từ bài toán VRP chia sẻ chuyến đi mới do Li et al. 2014 đề
xuất, trong đó người và hàng hóa được phục vụ trên cùng một mạng lưới taxi.
2
Các bài toán được xem xét đều là các bài toán NP -khó. Hơn nữa, sự kết hợp
của các ràng buộc thực tế làm cho vấn đề trở nên thách thức hơn. Vì vậy, luận
án chủ yếu tập trung vào các thuật toán heuristic/metaheuristic để giải quyết
các bài toán đề xuất.
Đóng góp chính
Luận án này có ba đóng góp chính bao gồm:
• Với mục tiêu phát triển các mô hình vận chuyển hàng hóa để giải quyết
các vấn đề thực tế của doanh nghiệp, luận án đề xuất một bài toán vận
chuyển sản phẩm mới có tính đến hầu hết các ràng buộc đã được nghiên
cứu kỹ lưỡng, đặc biệt là với một ràng buộc mới về giới hạn dưới tải trọng
chưa được nghiên cứu trong các công trình khoa học. Luận án xây dựng bài
toán dưới dạng mô hình MILP và đề xuất một số thuật toán metaheuristic
hiệu quả để giải bài toán đó. Các thí nghiệm được thực hiện trong các tình
huống khác nhau để kiểm tra hiệu quả của các thuật toán.
• Đối với mô hình vận tải hành khách, một biến thể mới của mô hình định
tuyến vận tải taxi chia sẻ trong kịch bản động được phát triển trong luận
án này. Trong mô hình này, người và hàng hóa được phục vụ trong cùng
một mạng lưới taxi, trong đó hệ thống định tuyến cần đề xuất tuyến đường
tốt nhất cho tài xế taxi không tải để cơ hội nhận được nhu cầu vận chuyển
mới cao khi taxi rảnh rỗi. Chúng tôi đề xuất một thuật toán hiệu quả để
định tuyến các taxi và khai thác các thông tin dự đoán.
• Luận án này cũng đã đề xuất một thuật toán thích nghi và dựa trên dữ liệu
để học quy trình Poison không thuần nhất nhằm dự đoán các yêu cầu vận
chuyển trong tương lai giúp giảm thiểu khoảng cách không tải của phương
tiện. Kết quả thực nghiệm chứng minh rằng việc áp dụng cải tiến hướng di
chuyển trong định tuyến dựa trên dự đoán nhu cầu dẫn đến di chuyển linh
hoạt và hiệu quả di chuyển tổng thể. Nghiên cứu này đã liên kết các vấn
đề giao thông với học máy, vốn được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề giao
thông truyền thống.
Cấu trúc luận án
Luận án được bố cục như sau:
• Chương 1 cung cấp một số kiến thức nền tảng về bài toán VRP và các thuật
toán giải quyết các bài toán VRP.
• Chương 2 trình bày bài toán phân phối sản phẩm, mô hình, các thách thức
và thuật toán ALNS được điều chỉnh để giải quyết bài toán. Trong thuật
3
toán đề xuất, giải pháp ban đầu được tạo và sau đó các chiến lược tìm
kiếm lân cận lớn thích nghi được áp dụng để cải thiện chất lượng của giải
pháp . Hiệu suất của thuật toán đề xuất được so sánh với hiệu suất của các
phương pháp phỏng đoán khác bằng cách tiến hành các thử nghiệm số mở
rộng để đánh giá khả năng áp dụng của thuật toán được đề xuất trong các
ứng dụng trong thế giới thực.
• Chương 3 nghiên cứu bài toán định tuyến taxi chia sẻ hành khách và bưu
kiện trong kịch bản động. Một phương pháp học tập dựa trên dữ liệu được
phát triển để dự đoán các yêu cầu vận chuyển mới và một thuật toán hiệu
quả được đề xuất để định tuyến taxi và khai thác các yêu cầu được dự đoán
trong tương lai.
• Chương Kết luận tổng kết các kết quả nghiên cứu và định hướng nghiên
cứu trong tương lai.
4
Chương 1
KIẾN THỨC CƠ SỞ
1.1 Bài toán tối ưu hóa
Các bài toán tối ưu hóa (OP) là các bài toán trong đó cần xác định một tập
hợp các biến quyết định chưa biết {x}n1 sao cho hàm mục tiêu f được tối thiểu
hóa / cực đại hóa và một số ràng buộc được thỏa mãn (Boyd et al. 2004) (từ
bây giờ chúng ta sẽ chỉ xem xét mục tiêu tối thiểu hóa).
Định nghĩa 1. (Boyd et al. 2004) Dạng chuẩn của một bài toán tối ưu hóa là:
Tối thiểu hóa f(x)
thỏa mãn gj(x) = 0, j = 1, . . . ,m
∗,
gj(x) ≤ 0, j = m∗ + 1, . . . ,m,
xi ∈ Di,∀i = 1, . . . , n
trong đó x = {x1, x2, . . . , xn} là véc tơ biến quyết định, m là tổng số ràng buộc,
m∗ là tổng số ràng buộc dạng phương trình và Di là miền xác định của xi.
1.2 Vehicle Routing Problem and các bài toán mở rộng
1.2.1 Bài toán định tuyến xe với ràng buộc tải trọng
Bài toán VRP tiêu chuẩn là bài toán định tuyến xe có ràng buộc tải trọng
(CVRP), trong đó một đội xe cố định đồng nhất được lập lộ trình để phục vụ
nhu cầu của một tập khách hàng vận chuyển hàng hóa từ một kho cụ thể với
chi phí vận chuyển nhỏ nhất.
1.2.2 Bài toán định tuyến xe giao và nhận với ràng buộc thời
gian
Một biến thể quan trọng của VRP là bài toán định tuyến xe nhận và giao
hàng với khung thời gian (PDVRPTW). Trong PDVRPTW, bài toán yêu cầu
tìm một hoặc nhiều tuyến với chi phí tối thiểu để phục vụ một số yêu cầu của
khách hàng, trong đó mỗi yêu cầu được xác định bởi điểm nhận hàng, điểm giao
hàng tương ứng và nhu cầu (hàng hóa hoặc hành khách) được vận chuyển giữa
các vị trí này trong khoảng thời gian xác định trước.
5
Hình 1.2: Rich vehicle routing problem.
1.2.3 Bài toán định tuyến taxi chia sẻ lộ trình
Hầu hết các mô hình chia sẻ chuyến đi đều dựa trên bài toán định tuyến xe
phục vụ yêu cầu dựa trên cuộc gọi (DARP) nổi tiếng. DARP bao gồm việc thiết
kế các lộ trình cho đội xe chở một số người từ điểm đón tới điểm trả theo yêu
cầu. Gần đây, Li et al. 2014 đã đề xuất mô tả về bài toán lập lộ trình taxi chia
sẻ (SARP) động trong đó người và hàng hóa được phục vụ bởi cùng một mạng
lưới taxi. Các tác giả trong Li et al. 2014 đã trình bày các công thức MILP cho
SARP với một số ràng buộc thực tế.
1.2.4 Bài toán định tuyến xe phong phú
Xu hướng mới chủ yếu tập trung vào việc áp dụng VRP và các mở rộng của
chúng cho các vấn đề trong cuộc sống thực bằng cách kết hợp nhiều ràng buộc
thực tế. Bài toán đó được gọi là bài toán định tuyến xe phong phú (RVRP).
Hình 1.2 trình bày một số biến thể và mở rộng của bài toán VRPs.
1.3 Phương pháp luận cho bài toán VRP
Nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết VRP đã được nghiên cứu. Các
phương pháp VRP hiện tại có thể được chia thành hai loại: phương pháp giải
chính xác và phương pháp không đầy đủ.
6
Chương 2
MÔ HÌNH HÓA VÀ GIẢI QUYẾT MỘT BIẾN THỂ MỚI
BÀI TOÁN ĐỊNH TUYẾN TĨNH
2.1 Giới thiệu
Trong các kịch bản định tuyến tĩnh, một công ty nhận được lượng lớn nhu
cầu từ các khách hàng có vị trí khác nhau mỗi ngày. Họ thường định tuyến các
phương tiện để phục vụ những khách hàng này vào một thời điểm cố định (ví
dụ: 8 giờ sáng). Công ty sở hữu một đội xe cố định (xe tự sở hữu) và có thể
thuê một số xe từ một số công ty logistics bên thứ ba (xe thuê ngoài) khi cần.
Do sức chứa hạn chế, quy mô đội xe cố định và hạn chế về khung thời gian,
các phương tiện phải vận chuyển các hàng hóa từ nhiều trung tâm phân phối
đến khách hàng và thực hiện nhiều chuyến đi. Tổng trọng lượng sản phẩm vận
chuyển trong mỗi chuyến phải nằm trong khoảng cho phép tùy thuộc vào tải
trọng của phương tiện vận hành. Sự hiện diện của các ràng buộc giới hạn dưới
tải trọng làm cho vấn đề trở nên khó khăn hơn.
Những yêu cầu thực tế này đến từ một trong những công ty phân phối sữa
lớn nhất Việt Nam. Với trung bình trên 1000 điểm khách hàng mỗi lần lập kế
hoạch, công ty phải mất ít nhất một ngày làm việc để lên kế hoạch lộ trình.
Theo hiểu biết tốt nhất của chúng tôi, ràng buộc giới hạn dưới của tải trọng
chưa được nghiên cứu trong các công trình khoa học cho lớp bài toán VRP tĩnh.
Bên cạnh đó, sự kết hợp của các ràng buộc thực tế làm cho bài toán trở nên
phức tạp hơn rất nhiều.
Các đóng góp chính của chương này là:
• Chương này đề xuất một mô hình bài toán VRP tĩnh mới có tính ứng dụng
cao, với sự kết hợp của các thuộc tính sau:
– Có ba loại điểm không gian: các bãi đỗ xe, các trung tâm phân phối và
các điểm khách hàng.
– Mỗi xe có thể thực hiện nhiều chuyến và lấy hàng tại các trung tâm
phân phối khác nhau trong mỗi chuyến.
– Tổng trọng lượng hàng trong mỗi chuyến trên xe phải lớn hơn hoặc
bằng trọng lượng tối thiểu quy định.
– Thời gian phục vụ tại mỗi điểm phụ thuộc vào trọng lượng hàng được
tải lên/dỡ xuống.
7
– Mỗi xe có một tập các khách hàng không được phép phục vụ và một
tập các khách hàng được chỉ định phục vụ.
• Bài toán nghiên cứu được mô hình hóa dưới dạng mô hình quy hoạch nguyên
tuyến tính hỗn hợp (MILP). Một số thử nghiệm được thực hiện trên các
kịch bản thực quy mô nhỏ, các phiên bản tiêu chuẩn và các kịch bản tự
sinh được giải bằng trình tối ưu hóa GUROBI nhằm xác thực mô hình.
• Chương này cũng phân tích những thách thức của ràng buộc cận dưới tải
trọng, coi ràng buộc này là một ràng buộc mềm và đưa nó (với một hệ số
xác định) vào hàm mục tiêu để so sánh. Luận án đã xuất ba thuật toán xây
dựng thích nghi hiệu quả để giải quyết vấn đề này.
2.2 Mô tả bài toán và mô hình hóa
2.2.1 Mô tả bài toán
Một hệ thống lập lịch xe nhận được một số lượng lớn yêu cầu vận chuyển các
sản phẩm sữa từ trung tâm phân phối đến khách hàng trong một thời điểm cố
định. Mỗi yêu cầu bao gồm thông tin về vị trí của khách hàng, khoảng thời gian
cần phục vụ và trọng lượng cần vận chuyển. Hệ thống thực hiện lập lịch trình
và định tuyến một đội xe không đồng nhất thực hiện nhiều chuyến đi: một xe
khởi hành từ bãi đỗ xe, thực hiện một chuỗi các chuyến đi và quay trở lại khu
vực đỗ xe trong một ngày làm việc. Bài toán này nhằm đạt được số lượng khách
hàng được phục vụ lớn nhất, số lượng xe cần thiết tối thiểu và lộ trình xe chạy
tốt nhất để tổng quãng đường di chuyển là nhỏ nhất.
Một ví dụ về hành trình của các xe được minh họa trong Hình 1.2 trong đó
hành trình của một xe được định tuyến theo trình tự các điểm 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 0.
Xe này thực hiện 2 chuyến, hàng hóa trên mỗi chuyến được xếp tại các trung
tâm phân phối khác nhau. Trong khi xe khác phải chạy theo hành trình 9, 10,
11, 12, 13, 10, 14, 15, 16, 9. Hàng hóa giao cho khách hàng trên các chuyến khác
nhau được xếp tại cùng một trung tâm phân phối trong hành trình này. Giới
hạn sức chứa là [70, 110] cho mỗi xe.
8
Hình 1.2: Một ví dụ về hành trình của các xe trong bài toán MTDLC-VR.
2.2.2 Kí hiệu và định nghĩa
2.2.3 Mô hình toán học
Chúng tôi định nghĩa số khách hàng không được phục vụ bởi gr = η−
∑
i∈C yi,
số xe cần thiết bởi gv =
∑
k∈K fkz
k,1, và tổng quãng đường di chuyển bởi gc =∑
k∈K
∑q(k)
q=1
∑
(i,j)∈E di,jx
k,q
i,j . Bài toán MTDLC-VR được mô tả dưới dạng toán
học như sau:
Tối thiểu hóa F = f̂ gr + gv + gc (2.1)
subject to
• Ràng buộc về luồng của hành trình
∑
j∈δ+(i)
q(k)∑
q=1
xk,qi,j =
∑
j∈δ−(i)
q(k)∑
q=1
xk,qj,i , ∀k ∈ K, ∀i ∈ V (2.2)
• Ràng buộc về luồng trên mỗi chuyến∑
j∈δ+(i)
xk,qi,j =
∑
j∈δ−(i)
xk,qj,i , ∀k ∈ K, ∀q = 1, 2, . . . , q(k),∀i ∈ C (2.3)
• Nếu xe k quay trở lại trung tâm phân phối dp thì nó phải phục vụ chuyến
tiếp theo∑
j∈δ−(dp)
xk,q−1j,dp =
∑
j∈δ+(dp)
xk,qdp,j , ∀k ∈ K, ∀q = 2, 3, . . . , q(k),∀dp ∈ D (2.4)
• Thời điểm khởi hành của các xe bằng thời điểm sớm nhất bắt đầu phục vụ
của bãi đỗ.
sk,1
p(k)
= e(p(k)), ∀k ∈ K (2.5)
9
Bảng 2.1: Các tập hợp và tham số
Kí hiệu Định nghĩa
PK Tập các bãi đỗ xe. Với mỗi bãi đỗ pk ∈ PK:
[e(pk), l(pk)]: khung thời gian làm việc của bãi pk.
P Tập các sản phẩm. Mỗi sản phẩm p ∈ P :
w(p): trọng lượng của một đơn vị sản phẩm p.
D Tập các trung tâm phân phối. Mỗi trung tâm dp ∈ D:
[e(dp), l(dp)]: khung thời gian của trung tâm phân phối dp.
twait(dp): thời gian đợi để có thể truy cập trung tâm phân phối dp.
tunit(dp): khoảng thời gian cần thiết để tải một đơn vị sản phẩm tại trung tâm dp.
C Tập các khách hàng. Số lượng khách hàng được kí hiệu bởi η. Với mỗi khách hàng
c ∈ C:
[e(c), l(c)]: khung thời gian của mỗi khách hàng c.
twait(c): thời gian đợi để truy cập điểm khách hàng c.
tunit(c): thời gian cần thiết để dỡ tải một đơn vị sản phẩm tại điểm khách hàng c.
d(c, p): trọng lượng yêu cầu của sản phẩm p cho khách hàng c.
V Tập tất cả các điểm. V = PK ∪D ∪ C
K Danh sách các xe. K = {0, 1, 2, . . . , κ− 1}, với mỗi xe k ∈ K:
p(k) ∈ P : bãi đỗ của xe k.
fk: hệ số ưu tiên sử dụng xe k.
c(k): giới hạn dưới của tải trọng xe k.
c(k): giới hạn trên của tải trọng xe k.
q(k): số chuyến tối đa trong ngày của xe k.
E Tập các cạnh (i, j), ∀(i, j) ∈ (PK×D) ∪ (D ×C) ∪ (C ×C) ∪ (C ×D) ∪ (C × PK) và
i ̸= j
δ+(i) = {j | (i, j) ∈ E}
δ−(i) = {j | (j, i) ∈ E}
dmw(i, p) Tham số đại diện cho nhu cầu trọng lượng của sản phẩm p tại điểm i, ∀i ∈ V,∀p ∈ P .
dmw(i, p) = 0,∀i ∈ PK ∪D,∀p ∈ P .
dmw(i, p) = dm(i, p) ∗ w(p),∀i ∈ C, ∀p ∈ P .
dr(i) Tham số đại diện cho khoảng thời gian phục vụ tại điểm i,∀i ∈ V .
dr(pk) = 0, ∀pk ∈ PK.
dr(dp) = twait(dp), ∀dp ∈ D.
dr(i) = twait(i) +
∑
p∈P dmw(i, p)tunit(i),∀i ∈ C.
rc(k, c) Giới hạn truy cập của xe k tới khách hàng c, ∀c ∈ C,∀k ∈ K.
rc(k, c) = 1: xe k có thể truy cập khách hàng c
rc(k, c) = 0: ngược lại.
rp(k, p) rp(k, p) = 1: xe k được cho phép chở sản phẩm p, ∀k ∈ K, ∀p ∈ P .
rp(k, p) = 0: ngược lại.
vc(k, c) vc(k, c) bằng 1 nếu khách hàng c là một khách hàng được chỉ định trước của k, bằng
0 nếu ngược lại, ∀k ∈ K,∀c ∈ C.
ti,j thời gian di chuyển từ điểm i tới điểm j, ∀(i, j) ∈ E.
di,j quãng đường di chuyển từ điểm i tới điểm j, ∀(i, j) ∈ E.
f̂ Hệ số phạt đối với một yêu cầu của khách hàng không được phục vụ.
M M là một hằng số lớn.
10
Bảng 2.2: Biến mô hình
Kí hiệu Định nghĩa
xk,qi,j Một biến nhị phân bằng 1 nếu xe k di chuyển trên cạnh (i, j) trong chuyến thứ q; bằng
0 nếu ngược lại, ∀k ∈ K, ∀(i, j) ∈ E, ∀q = 1, 2, . . . , q(k).
wk,qp Tổng trọng lượng của sản phẩm p vận chuyển bởi xe k trong chuyến thứ q, ∀k ∈ K,
∀q = 1, 2, . . . , q(k), ∀p ∈ P .
yi Một biến nhị phân bằng 1 nếu khách hàng i được phục vụ; bằng 0 nếu ngược lại, ∀i ∈ C.
zk,q Một biến nhị phân bằng 1 nếu xe k thực hiện chuyến thứ q; bằng 0 nếu ngược lại,
∀k ∈ K,∀q = 1, 2, . . . , q(k).
sk,qi Một biến để xác định thời gian bắt đầu phục vụ tại điểm i của xe k trong chuyến thứ q,
∀k ∈ K,∀q = 1, 2, . . . , q(k), ∀i ∈ C.
• Ràng buộc thời điểm bắt đầu phục vụ tại điểm khách hàng ngay sau điểm
trung tâm phân phối trên hành trình của xe
sk,qi + ti,j + dr(i) +M(x
k,q
i,j − 1) +
∑
p∈P
wk,qp tunit(i) ≤ sk,qj , (2.6)
∀k ∈ K, ∀q = 1, 2, . . . , q(k),∀(i, j) ∈ D × C
• Ràng buộc thời điểm bắt đầu phục vụ tại các điểm không phải trung tâm
phân phối.
sk,qi + ti,j + dr(i) +M(x
k,q
i,j − 1) ≤ sk,qj ,
(2.7)
∀k ∈ K, ∀q = 1, 2, . . . , q(k),∀(i, j) ∈ (PK×D) ∪ (C × C) ∪ (C × PK), i ̸= j
• Ràng buộc thời điểm bắt đầu phục vụ tại điểm cuối cùng của mỗi chuyển
sk,q−1i + ti,j + dr(i) +M(z
k,q − 1) +M(xk,q−1i,j − 1) ≤ sk,qj , (2.8)
∀k ∈ K, ∀q = 2, 3, . . . , q(k),∀(i, j) ∈ C ×D
• Ràng buộc khung thời gian phục vụ tại mỗi điểm
sk,qi +M(
∑
j∈δ+(i)
xk,qi,j − 1) ≤ l(i), (2.9)
sk,qi +M(1−
∑
j∈δ+(i)
xk,qi,j ) ≥ e(i), (2.10)
∀k ∈ K, ∀q = 1, 2, . . .