Tóm tắt Luận án Nghiên cứu việc sử dụng protein trong khẩu phần thỏ Californian tăng trưởng

Nghề chăn nuôi thỏ ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người. Giống thỏ lai địa phương được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) vì thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, tuy nhiên, năng suất thịt thì thấp. Giống thỏ Californian được nhập vào những năm 1980 để nâng cao tầm vóc thỏ địa phương. Thời gian đầu khi nhập về, năng suất thỏ Californian chưa được ổn định. Trong những năm gần đây, thỏ Californian đã thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi ở ĐBSCL vì thế năng suất của chúng cũng được cải thiện. Con thỏ đạt được năng suất tăng trưởng tối ưu khi được cung cấp khẩu phần cân đối về đạm, acid amin, xơ và năng lượng. Chất lượng khẩu phần cho ăn là hạn chế trong việc chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL, đặc biệt là khẩu phần nuôi thỏ Californian. Để phối hợp được khẩu phần cân đối về dưỡng chất thì cần phải biết thành phần dinh dưỡng của các thực liệu được sử dụng trong khẩu phần đó. Tuy nhiên, những thông tin về hàm lượng dinh dưỡng của các thực liệu sử dụng trong chăn nuôi thỏ còn rất hạn chế, đặc biệt là hàm lượng về acid amin. Bên cạnh đó, nghiên cứu để tìm ra nguồn đạm thích hợp cho con thỏ Californian vẫn chưa được thực hiện. Ngoài ra những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của thỏ Californain trong điều kiện chăn nuôi ở ĐBSCL còn rất ít, đặc biệt là các nhu cầu về mức độ đạm thô, lysine và threonine và mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần. Vì vậy, nghiên cứu “Nghiên cứu việc sử dụng protein trong khẩu phần thỏ Californian tăng trưởng” được thực hiện.

pdf24 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu việc sử dụng protein trong khẩu phần thỏ Californian tăng trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của luận án Nghề chăn nuôi thỏ ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của con người. Giống thỏ lai địa phương được nuôi phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) vì thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên, tuy nhiên, năng suất thịt thì thấp. Giống thỏ Californian được nhập vào những năm 1980 để nâng cao tầm vóc thỏ địa phương. Thời gian đầu khi nhập về, năng suất thỏ Californian chưa được ổn định. Trong những năm gần đây, thỏ Californian đã thích nghi tốt với điều kiện chăn nuôi ở ĐBSCL vì thế năng suất của chúng cũng được cải thiện. Con thỏ đạt được năng suất tăng trưởng tối ưu khi được cung cấp khẩu phần cân đối về đạm, acid amin, xơ và năng lượng. Chất lượng khẩu phần cho ăn là hạn chế trong việc chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL, đặc biệt là khẩu phần nuôi thỏ Californian. Để phối hợp được khẩu phần cân đối về dưỡng chất thì cần phải biết thành phần dinh dưỡng của các thực liệu được sử dụng trong khẩu phần đó. Tuy nhiên, những thông tin về hàm lượng dinh dưỡng của các thực liệu sử dụng trong chăn nuôi thỏ còn rất hạn chế, đặc biệt là hàm lượng về acid amin. Bên cạnh đó, nghiên cứu để tìm ra nguồn đạm thích hợp cho con thỏ Californian vẫn chưa được thực hiện. Ngoài ra những nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của thỏ Californain trong điều kiện chăn nuôi ở ĐBSCL còn rất ít, đặc biệt là các nhu cầu về mức độ đạm thô, lysine và threonine và mức năng lượng trao đổi trong khẩu phần. Vì vậy, nghiên cứu “Nghiên cứu việc sử dụng protein trong khẩu phần thỏ Californian tăng trưởng” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu luận án - Cung cấp dữ liệu khoa học về thành phẩn dưỡng chất của một số loại thức ăn phổ biển sử dụng cho chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL Việt nam. - Xác định mức độ tối ưu của hàm lượng đạm thô trong khẩu phần nuôi thỏ Californian. 2 - Xác định nguồn đạm thô thích hợp sử dụng trong khẩu phần nuôi thỏ Californian tăng trưởng ở ĐBSCL. - Xác định mức độ lysine và threonine tối ưu trong khẩu phần nuôi thỏ Californian. - Xác định mức độ tối ưu của năng lượng trao đổi trong khẩu phần nuôi thỏ Californian dưới điều kiện chăn nuôi ở ĐBSCL. 1.3 Nội dung của luận án Luận án bao gồm 5 thí nghiệm Thí nghiệm 1: Đánh giá thành phần dưỡng chất, đặc biệt là thành phần acid amin của 1 số loại thức ăn phổ biến dùng cho chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức độ protein thô trong khẩu phần lên tăng trọng, sự sản xuất thịt, dưỡng chất tiêu hóa được và hiệu quả kinh tế của thỏ Californian ở ĐBSCL. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các nguồn đạm khác nhau trong khẩu phần lên sự tiêu thụ thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, tăng trọng và chất lượng quầy thịt của thỏ Californian ở ĐBSCL. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các mức độ lysine và threonine trong khẩu phần lên thức ăn ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, tăng trọng và chất lượng quầy thịt của thỏ Californian ở ĐBSCL. Thí nghiệm 5: Sự đáp ứng về khả năng tận dụng thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, tăng trọng và chất lượng quầy thịt của thỏ Californian được nuôi bằng các khẩu phần có mức năng lượng trao đổi khác nhau. 3 1.4 Thời gian và địa điểm Luận án được thực hiện tại trại thực nghiệm thuộc phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, Việt nam. Thành phần hóa học của thức ăn, phân, nước tiểu và thịt được phân tích tại phòng thí nghiệm E205 của Bộ môn Chăn nuôi, khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. Thành phần acid amin được phân tích tại bộ môn Chế biến sản phẩm vật nuôi, viện Chăn nuôi quốc gia. Thời gian thực hiện luận án từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014. 5 Những đóng góp mới của luận án - Cung cấp dữ liệu về thành phần dưỡng chất của một số loại thức ăn cho chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL, đặc biệt là thành phần acid amin. - Xác định được nguồn đạm thích hợp sử dụng cho chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL. - Xác định được mức độ tối ưu của đạm thô, lysine, threonine và năng lượng trao đổi trong khẩu phần nuôi thỏ Californian tăng trưởng trong điều kiện nuôi ở ĐBSCL. 1.6 Hình thức của luận án Luận án gồm 155 trang bao gồm phần giới thiệu, lược khảo tài liệu, phương tiện và phương pháp thí nghiệm, kết luận và đề nghị, và phụ chương. Luận án có 43 biểu bảng, 41 biểu đồ và 206 tài liệu tham khảo. Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Thỏ Californian được nhập vào Việt Nam những năm 1980 để nâng cao tầm vóc cho thỏ lai địa phương. Vào những năm 2000, người chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL bắt đầu nuôi thỏ Californian bằng cách sử dụng các nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương. Vào thời gian đầu của quá trình nuôi, khả năng tăng trưởng và sinh sản của thỏ Californian thì thấp và không ổn định. Trong những năm gần đây, thỏ Californian đã thích nghi với điều 4 kiện nuôi ở địa phương nên năng suất đã nâng cao. Tuy nhiên những nghiên cứu trên thỏ Californian thì rất hiếm, thậm chí trên phạm vi thế giới. Những nghiên cứu tiến bộ gần đây trên thỏ tập trung vào nghiên cứu về nhu cầu các acid amin thiết yếu cho thỏ (lysine, methionine và threonine). Tuy nhiên các nhà nghiên cứu tập trung vào lysine và threonine (Carabano et al., 2008). Có nhiều tác giả nghiên cứu về lysine, methionine và sự tương tác của chúng khi nghiên cứu về dinh dưỡng trên thỏ, tuy nhiên, nghiên cứu về sự tương tác giữa lysine và threonine còn rất ít. Threonine là acid amin rất quan trọng cho sự tổng hợp protein. Threonine có vài trò trong việc sản xuất hệ thống miễn dịch và kháng thể cho cơ thể. Threonine thì cần thiết cho sự tổng hợp glycine và serine, 2 acid amin có vai trò trong việc sản xuất chất keo, mô cơ và protein sợi (Hawwa, 2013). Hầu hết các nghiên cứu về thực liệu cung cấp protein, khả năng sử dụng và tỷ lệ tiêu hóa đều được thực hiện ở các nước Châu Âu bằng cách sử dụng thức ăn hỗn hợp. Chưa có các nghiên cứu trên thỏ Californian sử dụng các nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương như ĐBSCL. Người chăn nuôi thỏ cần những nghiên cứu này để có thể sử dụng hiệu quả nguồn thức ăn địa phương và nâng cao thu nhập. Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 3.1 Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm 1: Đánh giá thành phần dưỡng chất, đặc biệt là thành phần acid amin của 1 số loại thức ăn phổ biến cho chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL, Việt Nam Nghiên cứu được thực hiện trên 15 mẫu thức ăn được sử dụng phổ biến cho chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL với 3 lần lặp lại. Mỗi mẫu được thu ở 3 địa điểm khác nhau trong cùng thời điểm. 5 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức độ protein thô trong khẩu phần lên tăng trọng, sự sản xuất thịt, dưỡng chất tiêu hóa được và hiệu quả kinh tế của thỏ Californian ở ĐBSCL Sáu mươi thỏ Californian lúc 42 ngày tuổi với khối lượng trung bình 470 ± 6,96 g được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Mỗi đơn vị thí nghiệm bao gồm 2 thỏ đực và 2 thỏ cái. Năm nghiệm thức là 5 mức độ đạm thô khác nhau trong khẩu phần lần lượt là 15, 17, 19, 21 và 23% (DM) tương ứng với nghiệm thức CP15, CP17, CP19, CP21 và CP23. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 12 tuần. Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất được thực hiện liên tục trong 7 ngày khi thỏ 12 tuần tuổi. Kết thúc giai đoạn tăng trưởng, tất cả thỏ được mổ khảo sát để đánh giá chất lượng quầy thịt và thịt. Công thức khẩu phần và thành phần hóa học của khẩu phần thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.1 Bảng 3.1 Công thức khẩu phần, thành phần hóa học và năng lượng trao đổi của các khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm 2 (% DM) Thực liệu, %DM Nghiệm thức CP15 CP17 CP19 CP21 CP23 Dây lá bìm bìm 21,0 20,0 17,0 14,0 10,0 Cỏ lông tây 21,0 21,0 22,0 23,0 25,0 Khô dầu đậu nành 12,0 17,0 23,0 29,0 35,0 Bã đậu nành 10,0 10,0 9,00 8,00 7,00 Củ khoai lang 36,0 32,0 29,0 26,0 23,0 Thành phần hóa học của khẩu phần, %DM DM 20,3 20,9 22,2 23,5 25,1 OM 93,2 93,2 93,2 93,2 93,3 CP 15,0 17,0 19,0 21,0 23,0 EE 4,10 4,11 3,99 3,87 3,72 CF 14,2 14,0 13,6 13,2 12,8 6 NDF 32,3 32,2 32,0 31,8 31,8 ADF 23,2 23,2 23,0 22,7 22,6 ME, MJ/kgDM 11,6 11,6 11,6 11,6 11,6 DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, CF: xơ thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, ME: Năng lượng trao đổi Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của các nguồn đạm khác nhau trong khẩu phần lên sự tiêu thụ thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, tăng trọng và chất lượng quầy thịt của thỏ Californian ở ĐBSCL Sáu mươi thỏ Californian lúc 42 ngày tuổi với khối lượng trung bình 470 ± 7,93 g được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại .Năm nghiệm thức là năm nguồn đạm khác nhau được sử dụng trong khẩu phần gồm khô dầu nành, bột lá rau muống, bột cá, bột lông vũ và bột huyết tương ứng với các nghiệm thức KDN, LRM, BC, BLV và BH. Tỷ lệ đạm thô và mức năng lượng trao đổi được tính toán ở mức 19%CP và 11,6 MJ/kgDM ở tất cả các nghiệm thức. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 12 tuần. Mỗi đơn vị thí nghiệm bao gồm 2 thỏ đực và 2 thỏ cái. Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất được thực hiện liên tục trong 7 ngày khi thỏ 12 tuần tuổi. Kết thúc giai đoạn tăng trưởng, tất cả thỏ được mổ khảo sát để đánh giá chất lượng quầy thịt và thịt. Công thức khẩu phần và thành phần hóa học của khẩu phần thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2 Bảng 3.2 Công thức khẩu phần, thành phần hóa học và năng lượng trao đổi của các khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm 3 (% DM) Nghiệm thức KDN LRM BC BLV BH Thực liệu, %DM Cỏ đậu lá nhỏ 19,5 18,0 23,4 24,3 24,4 Cỏ lông tây 17,3 13,1 12,9 13,4 13,5 Bã đậu nành 5,30 3,91 6,40 6,60 6,60 7 Tấm 37,3 27,6 44,8 46,4 46,7 Khô dầu đậu nành 20,6 - - - - Bột lá rau muống - 37,4 - - - Bột cá - - 12,5 - - Bột lông vũ - - - 9,30 - Bột huyết - - - - 8,80 Thành phần hóa học của khẩu phần, %DM Vật chất khô 31,4 35,6 30,9 30,3 30,2 Vật chất hữu cơ 92,1 90,2 90,5 90,9 92,7 Đạm thô 19,0 19,0 19,0 19,0 19,0 Béo thô 4,89 6,55 5,53 5,16 4,68 Xơ thô 11,7 15,6 10,9 11,5 11,4 Xơ trung tính 33,6 40,9 31,7 34,0 33,0 Xơ acid 21,8 27,1 20,6 22,8 21,9 ME, MJ/kgDM 11,6 11,6 11,6 11,6 11,6 %CP_protein source/ total CP 47,0 57,2 41,5 39,3 39,0 Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của các mức độ lysine và threonine trong khẩu phần lên thức ăn ăn vào, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, tăng trọng và chất lượng quầy thịt của thỏ Californian ở ĐBSCL Bảy mươi hai thỏ Californian lúc 42 ngày tuổi với khối lượng trung bình 445 ± 21,3 g được bố trí theo thể thức 2 nhân tố và 3 lần lặp lại. Nhân tố thứ 1 là 3 mức độ lysine trong khẩu phần (%DM) (0.85, 0.95 và 1.05%) và nhân tố thứ 2 là 2 mức độ threonine trong khẩu phần (%DM) (0.65 và 0.75%). Tất cả khẩu phần thí nghiệm được phối trộn có tỷ lệ đạm thô là 19%, mức năng lượng trao đổi là 11,6MJ/kgDM, tỷ lệ methionine trong khẩu phần là 0,67%. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 12 tuần. Mỗi đơn vị thí nghiệm bao gồm 2 thỏ đực và 2 thỏ cái. Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng 8 chất được thực hiện liên tục trong 7 ngày khi thỏ 12 tuần tuổi. Kết thúc giai đoạn tăng trưởng, tất cả thỏ được mổ khảo sát để đánh giá chất lượng quầy thịt và thịt. Công thức khẩu phần và thành phần hóa học của khẩu phần thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.3. Bảng 3.3 Công thức khẩu phần, thành phần hóa học và năng lượng trao đổi của các khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm 4 (% DM) Nghiệm thức Lys-0.85 Lys-0.95 Lys-1.05 Thực liệu, %DM Thr- 0.65 Thr- 0.75 Thr- 0.65 Thr- 0.75 Thr- 0.65 Thr- 0.75 Rau muống 11,5 11,5 11,5 11,4 11,4 11,4 Cỏ lông tây 31,6 31,6 31,6 31,5 31,5 31,5 Bắp 33,1 33,1 33,1 33,1 33,0 33,0 Khô dầu nành 23,5 23,5 23,5 23,4 23,4 23,4 Lysine 0,00 0,00 0,15 0,15 0,30 0,30 Methionine 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16 0,16 Threonine 0,12 0,24 0,12 0,24 0,12 0,24 Thành phần hóa học của khẩu phần, % DM DM 26,3 26,3 26,3 26,3 26,3 26,4 OM 93,1 93,0 92,9 92,8 92,8 92,7 CP 19,0 19,0 19,0 19,0 19,0 18,9 EE 4,58 4,57 4,57 4,56 4,56 4,56 CF 12,2 12,1 12,1 12,1 12,1 12,1 NDF 34,3 34,3 34,3 34,2 34,2 34,2 ADF 19,2 19,2 19,1 19,1 19,1 19,1 ME, MJ/kgDM 11,6 11,6 11,6 11,6 11,6 11,6 Lysine 0,85 0,85 0,95 0,95 1,05 1,05 Methionine 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 0,67 Threonine 0,65 0,75 0,65 0,75 0,65 0,75 9 Thí nghiệm 5: Sự đáp ứng về khả năng tận dụng thức ăn, tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất, tăng trọng và chất lượng quầy thịt của thỏ Californian được nuôi bằng các khẩu phần có mức năng lượng trao đổi khác nhau Sáu mươi thỏ Californian lúc 45 ngày tuổi với khối lượng trung bình 500 ± 12,9 g được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. Năm nghiệm thức là 5 mức độ năng lượng trao đổi khác nhau trong khẩu phần bao gồm 10.0; 10.5; 11.0; 11.5 và 12.0 MJ/kgDM tương ứng với các nghiệm thức ME10.0; ME10.5; ME11.0; ME11.5 và ME12.0. Tỷ lệ đạm thô, lysine, methionine và threonine của tất cả khẩu phần thí nghiệm có giá trị 19.0% CP, 0.95% Lys, 0.67% Met và 0.75% Thr. Thời gian tiến hành thí nghiệm là 12 tuần . Mỗi đơn vị thí nghiệm bao gồm 2 thỏ đực và 2 thỏ cái. Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất được thực hiện liên tục trong 7 ngày khi thỏ 12 tuần tuổi. Kết thúc giai đoạn tăng trưởng, tất cả thỏ được mổ khảo sát để đánh giá chất lượng quầy thịt và thịt. Công thức khẩu phần và thành phần hóa học của khẩu phần thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.4. Bảng 3.4 Công thức khẩu phần, thành phần hóa học và năng lượng trao đổi của các khẩu phần sử dụng trong thí nghiệm 5 (% DM) Thực liệu, %DM Nghiệm thức ME10.0 ME10.5 ME11.0 ME11.5 ME12.0 Dây lá rau lang 47,0 40,0 38,0 31,0 24,0 Cỏ lông tây 38,0 35,0 29,0 24,0 20,0 Khô dầu đậu nành 10,0 13,0 14,0 17,0 20,0 Bắp 5,00 12,0 19,0 28,0 36,0 Thành phần hóa học của khẩu phần, % DM DM 14,0 15,6 17,0 19,9 23,6 10 OM 89,1 89,9 90,7 91,8 92,8 CP 19,0 19,0 19,0 19,0 19,0 EE 5,60 5,34 5,27 5,01 4,74 CF 20,2 18,5 16,5 14,2 12,1 NDF 47,2 43,9 40,4 36,1 32,3 ADF 29,8 27,2 24,7 21,4 18,5 Ash 10,9 10,1 9,29 8,21 7,24 ME, MJ/kgDM 10,0 10,5 11,0 11,5 12,0 DM: vật chất khô, OM: vật chất hữu cơ, CP: đạm thô, EE: béo thô, CF: xơ thô, NDF: xơ trung tính, ADF: xơ acid, ME: Năng lượng trao đổi Quy trình thực hiện cho thí nghiệm tiêu hóa dưỡng chất Đối với thí nghiệm 2, 3, 4 và 5 tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến phân và nitơ tích lũy được thực hiện trong 7 ngày liên tục khi thỏ đạt 12 tuần tuổi. Thức ăn cho ăn, thức ăn thừa và phân được thu, cân và sấy hàng ngày. Phân được thu 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng và 5 giờ chiều. Nước tiểu được thu vào mỗi buổi sáng và mang lên phòng thí nghiệm ngay lập tức để phân tích nitơ bằng phương pháp Kjeldal. Tỷ lệ tiêu hóa dưỡng chất được xác định theo phương pháp của McDonald và ctv. (2010). Các chỉ tiêu theo dõi Thức ăn ăn vào hàng ngày được xác định bằng cách cân lượng thức ăn trước khi cho ăn trừ cho lượng thức ăn thừa. Tăng trọng của thỏ được xác định bằng cách cân khối lượng từng con thỏ, hàng tuần vào lúc sáng sớm từ 7h đến 7h30 khi chưa cho thỏ ăn. Chất lượng quầy thịt và thịt được xác định bằng cách mổ khảo sát tất cả thỏ ở thí nghiệm 2, 3, 4 và 5. Quy trình mổ khảo sát được thực hiện theo hướng dẫn của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (QCVN 01- 11 75: 2011/BNNPTNT, 2001). Giá trị pH và khả năng giữ nước của thịt thỏ (water holding capacity) được xác định theo phương pháp của Petracci et al. (2009). Tất cả các thí nghiệm nuôi dưỡng đều được tính toán hiệu quả kinh tế. 3.2 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu của thí nghiệm 1 được phân tích giá trị trung bình và độ lệch chuẩn bằng cách sử dụng mô hình thống kê mô tả (Descriptive statistics model) của phần mềm Minitab 16.1.0 (Minitab, 2010). Số liệu của thí nghiệm 2, 3, 4 và 5 được xử lý sơ bộ trên phần mềm Excel, phân tích phương sai và so sánh sự khác biệt giữa các trung bình của nghiệm thức bằng phương pháp Tukey của chương trình Minitab 16.1.0 (Minitab, 2010) Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá thành phần dưỡng chất, đặc biệt là thành phần acid amin của 1 số loại thức ăn phổ biến cho chăn nuôi thỏ ở ĐBSCL, Việt Nam Thành phần dinh dưỡng của các loại rau cỏ tự nhiên sử dụng làm thức ăn cho thỏ được trình bày ở Bảng 4.1 Bảng 4.1 Thành phần dinh dưỡng của các loại rau cỏ tự nhiên dùng làm thức ăn cho thỏ (Trung bình ± SD) Chỉ tiêu, g/kgDM Cỏ lông tây Rau muống Cỏ đậu lá nhỏ Bìm bìm DM 167±7,51 95,7±6,03 183±12,6 152±8,74 CP 126±5,13 205±8,39 194±7,94 155±5,77 EE 37,0±2,65 45,3±5,51 55,8±5,86 65,3±5,51 CF 257±11,5 152±8,74 241±14,0 186±20,0 12 NDF 671±12,2 364±7,21 495±6,11 388±11,8 ADF 434±12,8 225±12,7 381±18,3 307±4,93 Ash 93,0±7,51 111±9,85 88,0±10,4 121±3,06 ME, MJ/kgDM 8,14±0,29 9,54±0,06 8,90±0,03 8,79±0,05 Acid amin thiết yếu Lysine 4,19 10,7 12,8 6,85 Threonine 2,41 7,33 7,77 4,92 Methionine 2,83 5,82 5,53 5,67 Thành phần dinh dưỡng của phụ phẩm công nông nghiệp bao gồm dây lá rau lang, lá rau muống, khô dầu đậu nành và bã đậu nành được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2 Thành phần dinh dưỡng của phụ phẩm công và nông nghiệp sử dụng cho chăn nuôi thỏ (Trung bình ± SD, n=3) Chỉ tiêu, g/kgDM Rau lang Lá rau muống Khô dầu đậu nành Bã đậu nành DM 105±7,51 112±7,51 879±4,16 127±3,06 CP 201±8,50 223±19,3 451±5,69 225±6,00 EE 75,0±5,00 85,2±4,51 38,3±1,53 92,3±2,52 CF 165±5,00 192±14,4 65,6±8,39 155±3,00 NDF 425±6,51 448±11,8 237±4,58 324±4,36 ADF 282±7,51 291±14,5 135±8,89 278±3,06 Ash 118±12,5 124±6,03 62,0±3,00 40,0±5,51 ME, MJ/kgDM 10,5±0,38 9,57±0,11 12,5±0,27 10,2±0,39 Acid amin thiết yếu Lysine 12,4 13,1 21,2 14,1 Threonine 5,87 11,3 14,3 7,48 Methionine 5,98 8,26 11,7 6,31 13 4.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn bổ sung đạm và năng lượng sử dụng trong chăn nuôi thỏ Bảng 4.3 Thành phần dinh dưỡng của thức ăn bổ sung đạm và năng lượng sử dụng trong chăn nuôi thỏ (Trung bình ± SD, n=3) Thức ăn bổ sung đạm Thức ăn bổ sung năng lượng Chỉ tiêu, g/kgDM Đậu nành Bột cá Bột lông vũ Bột huyết Bắp Tấm DM 894±10,9 830±7,51 842±7,51 905±5,00 884±6,03 894±12,2 CP 420±8,66 631±3,61 801±9,02 829±1,00 84,0±4,58 86,5±6,26 EE 186±6,03 87,2±1,66 60,5±0,50 6,50±0,50 42,0±2,65 39,5±2,18 CF 105±5,00 10,1±0,85 45,8±0,76 15,2±0,69 26,7±1,16 23,2±1,53 NDF 258±6,00 99,5±5,27 281±7,55 152±10,6 164±6,03 181±8,54 ADF 145±7,00 41,2±0,72 224±5,29 112±7,64 43,7±1,53 92,1±2,01 Ash 57,0±12,1 215±7,00 70,0±5,29 35,7±6,51 13,0±6,24 57,0±7,00 ME, MJ/kgDM 12,1±0,35 11,5±0,46 10,8±0,46 11,4±0,53 14,8±0,20 14,2±0,59 Acid amin thiết yếu Lysine 19,3 35,0 18,1 56,7 2,92 3,65 Threonine 11,9 12,2 16,5 24,6 1,57 2,22 Methionine 11,0 10,9 8,97 20,9 3,03 3,38 Bìm bìm, rau muống, cỏ đậu lá nhỏ và cỏ lông tây có thể được sử dụng trong khẩu phần cơ bản của thỏ vì có hàm lượng đạm thô khá cao, xơ cân đối, tỷ lệ tiêu hóa cao, ngon miệng và giá thành rẻ. Dây lá rau lang và lá rau muống là nguồn phụ phẩm sử dụng làm thức ăn rất tốt cho thỏ vì chúng có hàm lượng CP cao, xơ cân đối và giá thành rẻ. Dây lá rau lang và lá rau muống là phụ phẩm miễn phí, người chăn nuôi thỏ chỉ tốn công lao động để thu hoạch. Đậu nành, bột cá, bột lông vũ và bột huyết có thể cung cấp đạm cho thỏ trong khi bắp, tấm và củ khoai lang cung cấp năng lượng. Việc sử dụng các nguồn thức ăn địa phương cho thỏ nên chú ý tới 14 hàm lượng dinh dưỡng, tỷ lệ tiêu hóa, tính ngon miệng và hiệu quả kinh tế. 4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của các mức độ protein thô trong khẩu phần lên tăng trọng, sự sản xuất thịt, dưỡng chất tiêu hóa được và hiệu quả kinh tế của thỏ Californian ở ĐBSCL Dưỡng chất ăn vào của thỏ được nuôi bằng khẩu phần có mức đạm thô khác nhau được trình bày qua bảng 4.4 Tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế của các nghiệm thức được trình bày qua bảng 4.5 Bảng 4.5 Tăng khối lượng, hệ số chuyển hóa thức ăn và hiệu quả kinh tế của thỏ thí nghiệm Nghiệm thức Chỉ tiêu CP15 CP17 CP19 CP21 CP20 SEM/P KL đầu TN, g/con 463 469 463 477 475 6,96/0,475 KL cuối TN, g/con 1.975a 2.168b 2.341c 2.435c 2.421 c
Luận văn liên quan