Tóm tắt luận án Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những vùng sản xuất cà chua lớn nhất cả nước. Điều kiện khí hậu và đất đai nơi đây có thể cho phép sản xuất cà chua nhiều vụ trong năm, đem lại lợi nhuân cao cho người sản xuất. Tuy nhiên, áp lực bệnh hại như héo xanh vi khuẩn, xoăn vàng lá. ngày càng gia tăng làm giảm mạnh năng suất của cây cà chua. Ngoài ra, việc phần lớn diện tích trồng cà chua ở ĐBSH tập trung vào chính vụ (vụ Đông), năng suất cao nhưng giá rẻ, trong khi sản xuất trái vụ (vụ Hè Thu, Xuân Hè) có nhu cầu sản phẩm cao nhưng diện tích còn ít, vì thời tiết không thích hợp cho cây sinh trưởng tốt đạt năng suất cao và thiếu bộ giống phù hợp Đứng trước nhu cầu và thực tế sản xuất, thời gian qua các cơ quan nghiên cứu trong nước đã đưa ra một số giống cà chua ưu thế lai như HT7, HT42, lai số 9, VT3, FM20, FM29 kèm theo qui trình thâm canh và bước đầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím trong điều kiện trồng trái vụ. Tuy nhiên cho tới nay, các giống cà chua lai được tạo ra nhưng vào sản xuất còn chậm do công nghệ sản xuất hạt lai trong nước hạn chế. Hơn nữa, chưa có nhiều giống năng suất, chất lượng cao đáp ứng được đa mục đích của thị trường ăn tươi và chế biến, phục vụ xuất khẩu. Tạo giống gốc ghép kháng bệnh là một yêu cầu bức thiết của sản xuất, nhưng các công trình nghiên cứu chọn tạo giống gốc ghép chưa nhiều. Nguồn vật liệu gốc ghép chủ yếu vẫn phải nhập nội. Ngoài ra, trong sản xuất, các qui trình kỹ thuật trồng cà chua trái vụ, kỹ thuật trồng cà chua ghép, vẫn là qui trình gốc chung, cần được hoàn thiện cho từng giống ở từng vùng sinh thái cụ thể Trong bối cảnh đó, đánh giá và ứng dụng nhanh các giống cà chua lai nhập nội triển vọng có năng suất, chất lượng cao, chống chịu bệnh tốt, thích ứng rộng với mùa vụ cùng kỹ thuật thâm canh đi kèm phù hợp cho vùng ĐBSH, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sản xuất là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng”.

pdf31 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1810 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HOC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM -------***------- ĐẶNG VĂN NIÊN NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TĂNG NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT CÀ CHUA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 62.62.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP Hµ néi, 2014 -2- Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Nông nghệp Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huệ 2. TS. Trần Ngọc Hùng Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Vào hồi: …… Giờ …… ngày…… tháng ….. năm 2014 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Hà Nội - Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam -3- Më §Çu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những vùng sản xuất cà chua lớn nhất cả nước. Điều kiện khí hậu và đất đai nơi đây có thể cho phép sản xuất cà chua nhiều vụ trong năm, đem lại lợi nhuân cao cho người sản xuất. Tuy nhiên, áp lực bệnh hại như héo xanh vi khuẩn, xoăn vàng lá... ngày càng gia tăng làm giảm mạnh năng suất của cây cà chua. Ngoài ra, việc phần lớn diện tích trồng cà chua ở ĐBSH tập trung vào chính vụ (vụ Đông), năng suất cao nhưng giá rẻ, trong khi sản xuất trái vụ (vụ Hè Thu, Xuân Hè) có nhu cầu sản phẩm cao nhưng diện tích còn ít, vì thời tiết không thích hợp cho cây sinh trưởng tốt đạt năng suất cao và thiếu bộ giống phù hợp Đứng trước nhu cầu và thực tế sản xuất, thời gian qua các cơ quan nghiên cứu trong nước đã đưa ra một số giống cà chua ưu thế lai như HT7, HT42, lai số 9, VT3, FM20, FM29… kèm theo qui trình thâm canh và bước đầu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật ghép cà chua lên gốc cà tím trong điều kiện trồng trái vụ. Tuy nhiên cho tới nay, các giống cà chua lai được tạo ra nhưng vào sản xuất còn chậm do công nghệ sản xuất hạt lai trong nước hạn chế. Hơn nữa, chưa có nhiều giống năng suất, chất lượng cao đáp ứng được đa mục đích của thị trường ăn tươi và chế biến, phục vụ xuất khẩu. Tạo giống gốc ghép kháng bệnh là một yêu cầu bức thiết của sản xuất, nhưng các công trình nghiên cứu chọn tạo giống gốc ghép chưa nhiều. Nguồn vật liệu gốc ghép chủ yếu vẫn phải nhập nội. Ngoài ra, trong sản xuất, các qui trình kỹ thuật trồng cà chua trái vụ, kỹ thuật trồng cà chua ghép, vẫn là qui trình gốc chung, cần được hoàn thiện cho từng giống ở từng vùng sinh thái cụ thể Trong bối cảnh đó, đánh giá và ứng dụng nhanh các giống cà chua lai nhập nội triển vọng có năng suất, chất lượng cao, chống chịu bệnh tốt, thích ứng rộng với mùa vụ cùng kỹ thuật thâm canh đi kèm phù hợp cho vùng ĐBSH, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sản xuất là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua tại Đồng bằng sông Hồng”. 2. Mục tiêu cụ thể của đề tài Đánh giá được thực trạng sản xuất cà chua ở ĐBSH những năm gần đây từ đó rút ra những tồn tại kỹ thuật cần cải tiến. -4- Xác định được một số giống cà chua lai nhập nội triển vọng phù hợp cho ĐBSH, có tính thích ứng rộng với mùa vụ, năng suất cao, chống chịu được một số bệnh nguy hiểm, góp phần làm đa dạng bộ giống cà chua. Xây dựng được quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp cho giống tuyển chọn Hình thành được mô hình sản xuất cà chua lai trái vụ theo hướng sản xuất hàng hóa tại một số địa phương thuộc ĐBSH. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu góp phần giải quyết một số vấn đề khoa học phục vụ sản xuất cà chua tại ĐBSH đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trên cơ sở phát huy lợi thế, khắc phục các tồn tại kỹ thuật trong sản xuất cà chua của vùng. Góp phần bổ sung những luận cứ khoa học, giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà chua lai tại ĐBSH. Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành Khoa học cây trồng và cán bộ nông nghiệp có quan tâm đến nghiên cứu và phát triển cây cà chua. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của đề tài chỉ ra được những khó khăn và hạn chế của sản xuất cà chua, góp phần thiết thực vào việc áp dụng và mở rộng một số biện pháp kỹ thuật mới cho sản xuất cà chua ở ĐBSH. Các kết quả về tuyển chọn, xác định giống cà chua lai mới kèm theo các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp và giới thiệu bổ sung 02 giống gốc ghép (cà chua Hawaii 7996 và cà gai), đã góp phần làm đa dạng và phong phú bộ giống, đồng thời nâng cao năng suất, chất lượng cà chua lai thương phẩm và thúc đẩy phát triển, mở rộng sản xuất cà chua có hiệu quả kinh tế cao tại ĐBSH. 4. Những đóng góp mới của Luận án Đánh giá được thực trạng sản xuất cà chua ở ĐBSH giai đoạn 2008-2011, từ đó đưa ra một số định hướng nghiên cứu nhằm khắc phục hạn chế, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của người nông dân. Tuyển chọn, xác định và giới thiệu được cho sản xuất 03 giống cà chua lai triển vọng: TAT072672, Savior và TAT062659 có năng suất cao, chống chịu bệnh tốt, phù hợp với cơ cấu chính vụ và trái vụ ở ĐBSH, góp phần làm phong phú và đa dạng bộ giống cà chua lai năng suất cao, chống chịu sâu bệnh tốt trong sản xuất. Tính đến -5- năm 2012, diện tích trồng hai giống Savior và TAT072672 đã đạt tới 1382,4 ha và 328,3 ha tương ứng. Giống TAT062659 đã được giới thiệu vào sản xuất trong năm 2013. Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất cho hai giống cà chua lai triển vọng TAT072672 và TAT062659 tại ĐBSH ở các thời vụ khác nhau. Xác định và giới thiệu bổ sung 02 giống gốc ghép mới phù hợp cho giống cà chua Savior: cà chua Hawaii 7996 và cà gai (Solanum incanum L.). Hoàn thiện qui trình trồng cây cà chua ghép ở các thời vụ khác nhau phục vụ sản xuất ở vùng ĐBSH. Kết quả mô hình trình diễn cà chua Savior ghép ở các địa phương đều cho năng suất vượt đối chứng và lợi nhuận thu được tăng hơn so với cà chua thông thường từ 18,7- 34,1%. Góp phần đưa nhanh một số giống cà chua lai triển vọng mới vào sản xuất trên địa bàn các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nội… được nông dân chấp nhận rộng rãi. Tính đến năm 2012, diện tích trồng hai giống Savior và TAT072672 đã đạt tới 1382,4 ha và 328,3 ha tương ứng. Giống TAT062659 đã được giới thiệu vào sản xuất trong năm 2013. 6. Cấu trúc của Luận án Luận án được trình bày trong 126 trang: Mở đầu (5 trang), Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở khoa học của Đề tài (36 trang); Chương 2: Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu (12 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (71 trang); Kết luận và Đề nghị (2 trang). Tài liệu tham khảo được sử dụng 161, trong đó 58 tài liệu tiếng Việt và 102 tài liệu tiếng Anh, 1 tài liệu là các trang Web. Luận án có 55 bảng biểu, 4 hình, 10 phụ lục, 4 công trình đã công bố. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI Luận án đã tham khảo và tổng quan 58 tài liệu tiếng Việt và 102 tài liệu tiếng Anh, với các nội dung liên quan bao gồm: 1. Giới thiệu chung về cây cà chua; 2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và ở Việt Nam; 3. Tình hình nghiên cứu cây cà chua liên quan đến đề tài trên thế giới và ở Việt Nam. -6- Với các dẫn liệu thu thập được, các kết quả phân tích đã khẳng định, cây cà chua Solanum lycopersicum L.có nguồn gốc từ khu vực Andean bao gồm các vùng của Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia và Chile (Jaime Prohens and Fernando Nuez, 2008). Cà chua là loại rau ăn quả có giá trị dinh dưỡng, giá trị y học cao và là một trong những loại rau cho hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới. Diện tích cà chua trên thế giới trong những năm gần đây vẫn tiếp tục gia tăng nhưng chưa thật ổn định. Năm 2011 diện tích trồng cà chua 4.734,35 nghìn ha, năng suất đạt 34,59 tấn/ha và sản lượng đạt 159,023 triệu tấn. (FAOSTAT Database, 2011). Ở Việt Nam, cây cà chua mới được trồng khoảng trên 100 năm, nhưng có sự phát triển mạnh mẽ ở nhiều vùng trên cả nước. Năm 2011 diện tích đạt 23.083 ha, năng suất trung bình là 25,55 tấn/ha và sản lượng đạt 589,83 nghìn tấn (Tổng cục thống kê, 2012). Phương pháp chọn tạo giống cà chua từ trước tới nay chủ yếu vẫn là các phương pháp truyền thống, bao gồm: lai hữu tính và chọn lọc quần thể phân ly; lai hữu tính kết hợp chọn lọc liên tục những cây có ít nhất các tính trạng không có lợi; chọn lọc hợp tử; dung hợp tế bào trần và chọn giống ưu thế lai F1. Thời gian gần đây, ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ gen trong chọn tạo giống cà chua đã được triển khai mạnh ở một số nước và tổ chức quốc tế. Bên cạnh những thành tựu về công nghệ gen, việc ứng dụng hiệu quả ưu thế lai vào cây cà chua được phát triển mạnh ở thế kỷ 20 (Singh and Checma (1989); Thomas and Umesh (1989), Pichet and Anon (1996)AVRDC (2003), AVRDC reports (2005, Foolad et al., (2012), Easlon H M, (2009), Nasar Virk et al., (2012). Những năm qua, sử dụng nguồn vật liệu khởi đầu đa dạng bao gồm các giống trồng và các loài hoang dại, công tác chọn tạo giống cà chua, đặc biệt là cà chua ưu thế lai cho năng suất cao, chất lượng tốt, giống chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn, kháng bệnh xoăn vàng lá, kháng bệnh sương mai, bệnh đốm lá, chống chịu tuyến trùng phù hợp cho ăn tươi và chế biến, sớm được thực hiện và đạt được nhiều thành công tại các nước Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Bulgaria, Thái Lan, Philipin… và Trung tâm nghiên cứu phát triển rau thế giới (Gaikwad et al., 2010; Wessel Beaver et al., 1992; Lin and Lai,1989; Anbinder et al.,2009; Vidavski F. et al.,2008, Dagan et al.,2012; AVRDC Report, 2004; 2005 và 2008a; Chunwongse J. et al., 2002; Min-Jea Kim et al., 2005; R.Chaerani và cộng sự, 2007; Chaerani et al., 2007;. Sử dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống cà chua chịu được các điều kiện bất thuận như chịu nóng và ẩm độ cao, chọn tạo giống thích ứng với điều kiện nhiễm mặn, chịu được hạn hán -7- cũng thành công ở nhiều nước (AVRDC, 2000; Easlon H M, 2009; Nasar Virk et al., 2012) Alica et al, (2001), Denoyes and Anais (1989); Denoyes and Rhino, (1999), Tiwari and Choudhury, (1993). Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ nhà lưới, nhà màn, nhà kính trong sản xuất đã mang lại kết quả có tính cách mạng cho sản xuất cà chua về năng suất cũng như khả năng điều khiển thời gian thu hoạch sản phẩm (Valerie et al., 2010; Asit Baran Mondal at el., 2011;, Sanchez et al., 2011; Liu et al., 2012; Choudhary et al., 2010; Manson et al., 2010; ….). Các công trình nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới về mật độ trồng, chế độ dinh dưỡng, môi trường trồng, quản lý dịch hại... đã cải thiện được đáng kể về năng suất và chất lượng cà chua, giảm đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh trong sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cà chua Shelley Bar Kley, (2004), Michelle L. et al, (2000). Nghiên cứu sử dụng gốc ghép cà tím, cà chua Hawai trong canh tác cà chua được triển khai từ rất sớm và đã mang lại kết quả vượt trội như nâng cao năng suất, chất lượng, chống chịu bệnh hại và điều kiện bất thuận (Nina, 2004; Khah et al., 2006; Francisco et al., (2010), Dimitrios Savvas et al., (2009),.. Nghiên cứu chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam tập trung vào các mục tiêu như sinh trưởng khỏe, năng suất cao, quả chắc, thịt quả dày, chịu nứt quả cao, chống chịu sâu bệnh tốt, chịu nhiệt, ngắn ngày, thời gian bảo quản dài, màu sắc chín đỏ đều, chất lượng đáp ứng yêu cầu ăn tươi và chế biến. Những năm gần đây, các trường đại học, các viện nghiên cứu cũng đã cho ra đời một loạt các giống cà chua lai mới năng suất cao và chống chịu tốt với một số bệnh hại chính như HT7, HT42, HT160, FM20, FM29, lai số 9, HPT 10, VT3, VT4… đã giúp cho sản xuất cà chua ở ĐBSH tiến những bước đáng kể. (Nguyễn Hồng Minh, Kiều Thị Thư và cộng sự (2006a,b, 2011a, 2011b...), Lê Thị Thủy và cộng sự (2010), Dương Kim Thoa và cộng sự (2012))… Tuy nhiên các giống này chưa nhiều, chỉ chiếm diện tích rất khiêm tốn và đưa chậm vào sản xuất. Trong sản xuất hiện vẫn thiếu các giống cà chua năng suất cao, có tính chống chịu tốt phù hợp trồng trong các điều kiện trái vụ. Song song với công tác chọn tạo giống, nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến (thời vụ, mật độ, chế độ phân bón, ghép cà chua trên gốc cà tím…) đã cho những kết quả khả quan, góp phần gia tăng đáng kể năng suất và hiệu quả trồng cà chua trong điều kiện chính vụ cũng như trái vụ. (Tạ Thu Cúc 2007; Đào Xuân Thảng và CS. 2005; Dương Kim Thoa và CS. 2006, Nguyễn Thị Mão, 2008;, -8- Trần Văn Lài và CS.,2002; Vũ Thanh Hải và CS., 2011; Trần Thị Ba và CS., 2010; Trần Khắc Thi và CS.,2011)… Mặc dù có những tiến bộ vượt bậc về nghiên cứu và ứng dụng giống ưu thế lai và biện pháp kỹ thuật canh tác cây cà chua ở Việt Nam nói chung, đồng bằng sông Hồng nói riêng trong thời gian qua, nhưng chưa phát huy hết tiềm năng. Vùng đồng bằng sông Hồng tuy điều kiện khí hậu và đất đai cho phép có thể sản xuất cà chua ở nhiều mùa vụ trong năm nhưng diện tích trồng cà chua chưa cân đối ở các thời vụ khác nhau do thiếu bộ giống cà chua có tính thích ứng rộng, năng suất chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt với đa mục đích sử dụng, và các qui trình kỹ thuật thâm canh chưa cụ thể cho từng nhóm giống, ở từng vùng sinh thái. Ứng dụng và phát triển sản xuất cà chua ghép trái vụ còn chưa phổ biến CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Vật liệu giống Tập đoàn gồm 80 tổ hợp lai dạng bán hữu hạn và 62 tổ hợp lai dạng hữu hạn có nguồn gốc nhập nội từ Thái Lan và Ấn Độ và 4 giống đối chứng phổ biến là Grandeva, DV269, HT42, VL2004 Mười giống triển vọng đưa vào khảo nghiệm gồm 5 giống dạng bán hữu hạn (TAT072672, Savior, TAI786, TAT08-1072, TAT08-1336) và 5 giống dạng hữu hạn (TAT071001, TAT071004, TAT062659, TAT08-1266 và TAT08-1336) 03 giống triển vọng Savior, TAT072672 (Hồng ngọc), TAT062659 đại diện cho 2 nhóm giống được sử dụng trong các thí nghiệm hoàn thiện qui trình kỹ thuật trồng cụ thể cho các giống cà chua triển vọng tại ĐBSH. Ba giống gốc ghép là Cà tím EG203, Cà chua Hawaii 7996 và Cà gai được sử dụng làm gốc ghép trong thí nghiệm đánh giá hiệu lực của gốc ghép trên giống cà chua Savior trong điều kiện trái vụ ở ĐBSH. 2.1.2. Vật liệu khác - Phân hữu cơ: Phân chuồng đã ủ mục - Phân vô cơ Đạm Urê 46,6% N, phân Supe lân Lâm Thao 16,5% P2O5, KCL 60% K2O, Phân NPK đầu trâu 13-13-13+TE. -9- 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1.Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp kỹ thuật góp phần tăng năng suất và hiệu quả sản xuất cà chua tại ĐBSH 2.2.2. Nghiên cứu xác định bộ giống cà chua phù hợp cho vùng ĐBSH 2.2.3. Xây dựng qui trình kỹ thuật canh tác cho các giống triển vọng 2.2.4. Hoàn thiện qui trình ghép cà chua và đánh giá hiệu quả của sản xuất cà chua Savior ghép ở ĐBSH 2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.3.1. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá hiện trạng sản xuất cà chua được tiến hành trên phạm vi 7 tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định. Các thí nghiệm tuyển chọn giống và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật được tiến hành HTX Song Phương, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Khảo nghiệm sản xuất tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Nam Định. Các thí nghiệm về ghép và mô hình được thực hiện tại Tam Đảo và Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc; Hoài Đức, Hà Nội; Nam Sách, Hải Dương và Tiên Lãng, Hải Phòng. 2.3.2. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008-2013 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp điều tra tình hình sản xuất cà chua tại ĐBSH. - Thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng, ban ngành liên quan ở trung ương và địa phương. - Phỏng vấn trực tiếp người dân theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn (RRA); đánh giá nông thôn cùng tham gia (PRA), Phỏng vấn người thạo tin (KIP), Phỏng vấn nhóm (Group Interview) được áp dụng. Phân tích điểm mạnh - yếu, cơ hội- thách thức. 2.4.2. Phương pháp bố trí các thí nghiệm đồng ruộng 2.4.2.1. Các thí nghiệm tuyển chọn, xác định giống Thí nghiệm 1. Khảo sát tập đoàn giống cà chua theo phương pháp tuần tự, không nhắc lại, 2 giống đối chứng được nhắc lại sau 10 giống, mỗi mẫu giống trồng 12,0m 2 (30 cây/ô). Thí nghiệm 2: Đánh giá giá trị canh tác và giá trị sử dụng của các giống triển vọng trong ba thời vụ trồng khác nhau: Vụ Thu Đông, Vụ Đông và vụ Xuân Hè ở ĐBSH -10- để xác định giống phù hợp theo mùa vụ. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô 20m2. Mật độ, khoảng cách trồng cho nhóm giống bán hữu hạn là 28,5 nghìn cây, nhóm hữu hạn là 35,7 nghìn cây. Phân bón cho thí nghiệm (tính trên 1ha) là: 25 tấn Phân chuồng, 1385 kg vôi bột, NPK tương đương 150 kg N+180 kg P2O5+200kg K2O. 2.4.2.2. Các thí nghiệm nghiên cứu biện pháp kỹ thuật Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, năng suất và sâu bệnh hại của cà chua Savior: Gồm 12 công thức thời vụ (TV) khác nhau từ 20/7/2009 đến 20/2/2010: Vụ Hè Thu gồm 2 thời vụ, Vụ Thu Đông gồm 3 thời vụ, Vụ Đông gồm 3 thời vụ Vụ Xuân Hè gồm 4 thời vụ. Bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô 12,0 m2. Trồng với khoảng cách 70 x 50 cm. Phân bón tính trên 1 ha: Phân chuồng 25 tấn, vôi bột 1385kg, phân NPK tương đương 150kg N+180kg P2O5+ 200 kgK2O. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT072672 trong vụ Xuân Hè và Thu Đông. Bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô 12,0 m2 với 5 công thức tương ứng với khoảng cách trồng (cây x cây) là 35cm, 40cm, 45cm, 50cm và 55cm, hàng cách hàng 70cm. Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT072672 trong vụ Xuân Hè và Thu Đông. Gồm 6 CT phân bón với tỷ lệ tương ứng N;P:K là CT1: 120:150:150; CT2: 120:180:180; CT3: 150:180:200; CT4: 150:200:200; CT5: 180:180:180; CT6: 180:200:200. Bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô 12,0 m2. Phân bón nền /1ha gồm: 25 tấn PC + 1385 kg vôi bột; khoảng cách trồng 70 x50cm. Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT062659 trong vụ Đông. Gồm 5CT: 70 x 35cm, 70x40cm, 70x45cm, 70x50cm và 70x55cm. Bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc, mỗi ô 12,0 m2. Phân bón/1ha): 25 tấn PC + 1385 kg vôi bột +150kgN + 180kg P2O5 + 200kg K2O. Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ phân bón đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của giống TAT062659 trong vụ Đông. Gồm 6 CT phân bón với tỷ lệ tương ứng N;P:K:. CT1: 120:150:150; CT2: 120:180:180; CT3: 150:180:200; CT4: 150:200:200; CT5: 180:180:180; CT6: -11- 180:200:200, phân bón nền (tính trên 1ha) là 25 tấn phân chuồng + 1385 kg vôi bột, Bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô 12,0 m2. khoảng cách trồng 70x40cm. Thí nghiệm 8 : Nghiên cứu xác định loại gốc ghép, tiêu chuẩn gốc ghép và tuổi cây ghép phù hợp cho cà chua Savior. Gồm 3 loại gốc ghép cà tím, Cà chua Hawai, cà gai Thí nghiệm 9. Đánh giá mức độ kháng bệnh héo xanh vi khuẩn của cà chua Savior và gốc ghép Hawaii7996 và ảnh hưởng của các isolate vi khuẩn đến các mẫu giống cà chua Thí nghiệm 10: Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển, khả năng thích ứng và năng suất của cà chua Savior ghép trên các loại gốc ghép khác nhau ở vụ Hè Thu và Xuân Hè tại ĐBSH. Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, mỗi ô 20m2 (50 cây/ô). Mật độ, khoảng cách trồng 70x 50 cm. Nền phân bón cho thí nghiệm (tính trên 1ha) là: 25 tấn phân chuồng + 1385 kg
Luận văn liên quan