Trên thế giới, bọ phấn trắng (hay còn gọi là rầy phấn trắng)
Aleurocybotus indicus David & Subramaniam lần đầu được tìm thấy tại
Satara, Ấn Độ năm 1966 (Alam, 1989); chúng được xác định là dịch hại
chính trên lúa ở Fanaye và N Diaye, Senegal và ở Niger năm 1977 và có
thể làm thất thu năng suất đến 80% (Abdou, 1992). Hiện nay, chưa có
nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái của bọ phấn trắng A.
indicus. Tuy nhiên, có vài ghi nhận trên một số loài khác như loài
Aleurodicus disperses, Bemisia tabaci, Trialeurodes vaporariorum. Đặc
biệt, chưa tìm thấy tài liệu về các biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng A.
indicus ở Việt Nam và trên thế giới.
Tại Việt Nam, bọ phấn trắng gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng
trồng lúa ở ĐBSCL trong vụ lúa Hè Thu 2010 như Long An, An Giang,
Tây Ninh với diện tích là 15.462 ha (Bộ NN & PTNT, 2010). Tác hại do
bọ phấn trắng gây ra là làm cho lá lúa bị vàng và gây hiện tượng lép hạt.
Cây lúa bị bọ phấn trắng gây hại có hiện tượng cổ lá lúa bị co rút “siết”
chặt làm cho bông lúa không trổ thoát ra được hoặc trổ ra được nhưng bị
quấn sát vào nhau làm cho hạt bị lép và kết quả bước đầu đã xác định loài
bọ phấn trắng này có tên khoa học là Aleurocybotus sp., thuộc họ
Aleyrodidae (Nguyễn Văn Liêm, 2010). Bọ phấn trắng đã gây hại trên cây
lúa với quy mô và mật độ ngày càng gia tăng, do đó để tạo lập cơ sở khoa
học và xây dựng quy trình phòng trừ hiệu quả chúng tôi đã thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu xác định thành phần loài, quy luật phát sinh, gây hại và
biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (Hemiptera:
Aleyrodidae) tại hai tỉnh Long An và An Giang” nhằm tìm ra các biện
pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa có hiệu quả và an toàn tại hai
tỉnh nói trên
14 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 586 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xác định thành phần loài, quy luật phát sinh, gây hại và biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa tại hai tỉnh Long An và An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
-----------------------
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI, QUY LUẬT
PHÁT SINH, GÂY HẠI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔNG HỢP
BỌ PHẤN TRẮNG HẠI LÚA (HEMIPTERA: ALEYRODIDAE)
TẠI HAI TỈNH LONG AN VÀ AN GIANG
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã số: 62.62.01.12
CẦN THƠ - 2016
2
Công trình được hoàn thành tại: Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Nguyễn Thị Lộc
2. TS. Bùi Thị Thanh Tâm
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại
Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long ngày .... tháng..... năm.....
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
3. Thư viện Viện Lúa ĐBSCL
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới, bọ phấn trắng (hay còn gọi là rầy phấn trắng)
Aleurocybotus indicus David & Subramaniam lần đầu được tìm thấy tại
Satara, Ấn Độ năm 1966 (Alam, 1989); chúng được xác định là dịch hại
chính trên lúa ở Fanaye và N Diaye, Senegal và ở Niger năm 1977 và có
thể làm thất thu năng suất đến 80% (Abdou, 1992). Hiện nay, chưa có
nhiều nghiên cứu về đặc điểm sinh học và sinh thái của bọ phấn trắng A.
indicus. Tuy nhiên, có vài ghi nhận trên một số loài khác như loài
Aleurodicus disperses, Bemisia tabaci, Trialeurodes vaporariorum. Đặc
biệt, chưa tìm thấy tài liệu về các biện pháp phòng trừ bọ phấn trắng A.
indicus ở Việt Nam và trên thế giới.
Tại Việt Nam, bọ phấn trắng gây hại nghiêm trọng tại nhiều vùng
trồng lúa ở ĐBSCL trong vụ lúa Hè Thu 2010 như Long An, An Giang,
Tây Ninh với diện tích là 15.462 ha (Bộ NN & PTNT, 2010). Tác hại do
bọ phấn trắng gây ra là làm cho lá lúa bị vàng và gây hiện tượng lép hạt.
Cây lúa bị bọ phấn trắng gây hại có hiện tượng cổ lá lúa bị co rút “siết”
chặt làm cho bông lúa không trổ thoát ra được hoặc trổ ra được nhưng bị
quấn sát vào nhau làm cho hạt bị lép và kết quả bước đầu đã xác định loài
bọ phấn trắng này có tên khoa học là Aleurocybotus sp., thuộc họ
Aleyrodidae (Nguyễn Văn Liêm, 2010). Bọ phấn trắng đã gây hại trên cây
lúa với quy mô và mật độ ngày càng gia tăng, do đó để tạo lập cơ sở khoa
học và xây dựng quy trình phòng trừ hiệu quả chúng tôi đã thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu xác định thành phần loài, quy luật phát sinh, gây hại và
biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa (Hemiptera:
Aleyrodidae) tại hai tỉnh Long An và An Giang” nhằm tìm ra các biện
pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa có hiệu quả và an toàn tại hai
tỉnh nói trên.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Xác định được thành phần loài bọ phấn trắng hại lúa ở hai tỉnh
Long An và An Giang.
- Bước đầu xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh,
phát triển của bọ phấn trắng hại lúa.
- Đề xuất biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa có hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Bọ phấn trắng là loài côn trùng gây hại mới trên lúa tại đồng bằng
sông Cửu Long, do đó việc nghiên cứu xác định đặc điểm sinh học và
quy luật phát sinh, gây hại của bọ phấn trắng hại lúa có ý nghĩa khoa học
rất lớn nhằm làm nền tảng cơ bản cho các nghiên cứu tiếp theo. Kết quả
của đề tài là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, phát triển biện pháp
quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa theo hướng hiệu quả và an toàn.
Kết quả của đề tài còn làm cơ sở cho những công trình nghiên cứu tiếp
theo và là tài liệu quý giá trong công tác giảng dạy.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái, các biện pháp phòng
trừ và đề xuất một số biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa
an toàn và hiệu quả ở hai tỉnh Long An và An Giang nhằm giúp nông dân
giảm được chi phí trong sản xuất lúa, góp phần tăng thu nhập, cải thiện
đời sống và bảo vệ môi trường sinh thái.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Bọ phấn trắng hại lúa tại Long An, An
Giang và các đối tượng thiên địch như ong ký sinh và bọ rùa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: thành phần loài bọ phấn trắng hại lúa; đặc
điểm hình thái, sinh học, sinh thái, khả năng gây hại và các biện pháp
quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa.
3
5. Những đóng góp mới của luận án
Kết quả đề tài đã xác định được loài bọ phấn trắng hại lúa tại các
tỉnh Long An, An Giang và Cần Thơ có tên khoa học là Aleurocybotus
indicus David & Subramaniam, thuộc bộ cánh nửa (Hemiptera), họ
Aleyrodidae và có kiểu biến thái không hoàn toàn. Vòng đời của bọ phấn
trắng trung bình 21,93 ± 0,23 ngày (T = 29,4 ± 1,2oC, RH = 79,3 ± 7,9
%), gồm 3 giai đoạn: thành trùng, trứng và ấu trùng, trong đó ấu trùng có
4 tuổi và ấu trùng tuổi 4 được gọi là nhộng giả. Đặc biệt, chúng có khả
năng sinh sản đơn tính và cho ra đời thế hệ sau với 100% thành trùng
đực. Bọ phấn trắng phát triển tốt khi nuôi thử nghiệm ở nhiệt độ 30oC.
Cỏ Lục lông Chloris barbata Sw. là ký chủ phụ của bọ phấn trắng. Bước
đầu đã xác định được bọ rùa 8 chấm Harmonia octomaculata Fabricus và
bọ rùa đỏ Micraspis discolors Fabricus là thiên địch bắt mồi của thành
trùng bọ phấn trắng và ong Encarsia transvena Timberlake là thiên địch
ký sinh bọ phấn trắng. Bọ phấn trắng xuất hiện và gây hại chủ yếu ở 3
giai đoạn phát triển của cây lúa là đẻ nhánh, làm đòng và trổ. Giống lúa
thơm Jasmine 85 và các giống lúa được lai tạo từ giống lúa thơm Jasmine
85 có mật số bọ phấn trắng cao hơn các giống lúa khác. Ấu trùng bọ phấn
trắng chỉ chích hút nhựa lá làm cho lá bị vàng, trong khi thành trùng có
thể làm xoăn một phần lá hay làm cho lá lúa bị co rút và xoắn chặt. Tuy
nhiên, chưa phát hiện virus trong những cây có triệu chứng xoắn lá. Thí
nghiệm lây nhiễm thành trùng bọ phấn trắng trên lúa OM4900 và nếp
IR4625 với mật số 30 - 40 con/dảnh ở 30NSS đã ảnh hưởng đến năng
suất lúa và có thể làm giảm năng suất đến 23 - 31% khi lây nhiễm với
mật số 60 con/dảnh. Đã chọn ra được thuốc sinh học M.a(1,2x109 bt/g),
B.b(1,5x109 bt/g) sử dụng đơn hoặc phối trộn có hiệu lực trừ bọ phấn
trắng từ 66,0 - 66,8% ở 10 NSP và chưa thấy ảnh hưởng đến ong ký sinh
của bọ phấn trắng. Thuốc Abamectin 1.8% có hiệu lực trừ bọ phấn trắng
khá cao (khoảng 65,1 - 68,0% ở 10 NSP); thuốc Pymetrozine 500g/kg có
4
hiệu lực cao trong việc phòng trừ bọ phấn trắng hại lúa (đạt 70,5 đến
72,6% ở 10 NSP) và ít ảnh hưởng đến thiên địch trong ruộng lúa. Kết
quả của đề tài đã chọn ra được một số biện pháp để quản lý tổng hợp bọ
phấn trắng hiệu quả như sử dụng giống lúa ít nhiễm bọ phấn trắng
(OM4218 và nếp IR4625), sạ hàng 120 kg/ha, trồng hoa quanh bờ ruộng
để thu hút thiên địch, bón phân cân đối, sử dụng thuốc sinh học hoặc hóa
học chọn lọc để quản lý khi xuất hiện bọ phấn trắng.
6. Cấu trúc của luận án
Luận án gồm 156 trang, được chia thành 3 chương và 2 phần (Mở
đầu và kết luận - đề nghị) với 41 bảng, 38 hình, 4 phụ lục (hình ảnh thí
nghiệm, số liệu khí tượng, tình hình canh tác và sử dụng thuốc BVTV
của nông dân tại Long An và An Giang, Bảng tính hiệu quả kinh tế) và
103 tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Trên thế giới có 1.556 loài bọ phấn trắng thuộc 161 giống (Martin
và Mound, 2007). Trong đó, bọ phấn trắng Aleurocybotus indicus David
& Subramaniam đã được tìm thấy tại Satara, Ấn Độ năm 1966, được xác
định là dịch hại chính trên lúa ở Senegal và Niger năm 1977 và có thể
làm thất thu năng suất đến 80% (Alam, 1989; Abdou, 1992). Một số kết
quả nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy bọ phấn trắng A. indicus là
côn trùng nhỏ, hai cánh phủ đầy một lớp bột hoặc sáp màu trắng. Vòng
đời của bọ phấn trắng dao động từ 17 đến 24 ngày tuỳ theo điều kiện
nhiệt độ và ẩm độ không khí. Thành trùng cái A. indicus có thể sống lâu
hơn thành trùng đực và nếu không được giao phối thì thế hệ sau sẽ nở
toàn con đực (Rusell, 2000; Trần Ngọc Xuyến, 2011 và Phan Thị Hạnh
Trang, 2011). Trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu về biện pháp quản
lý tổng hợp đối với bọ phấn trắng hại lúa A. indicus nhưng có rất nhiều
nghiên cứu trên các loài bọ phấn trắng hại rau màu và cây ăn trái như
5
Bemisia tabaci, Aleurodicus disperses, Trong đó, một số biện pháp
sinh học cũng đã được đưa ra để phòng trừ bọ phấn trắng có hiệu quả tốt
giống như biện pháp hóa học. Tại Việt Nam, bọ phấn trắng gây hại
nghiêm trọng tại nhiều vùng trồng lúa ở ĐBSCL trong vụ lúa Hè Thu
2010, tuy nhiên, chưa xác định được tên khoa học cũng như biện pháp
phòng trừ. Do đó việc xác định được chính xác loài gây hại, đặc điểm
sinh học, sinh thái và quy luật phát sinh, gây hại sẽ là cơ sở khoa học cho
việc nghiên cứu, phát triển biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại
lúa tại Việt Nam theo hướng hiệu quả và an toàn.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Đặc điểm hình thái và sinh học
Một số đặc điểm hình thái của bọ phấn trắng hại lúa A. indicus được
mô tả bởi Russell (2000). Thành trùng có cơ thể mảnh mai, vảy màu vàng
hoặc lưng nhuốm màu nâu. Đầu có hai mắt kép, có 2 hoặc 3 cặp lông cứng
nhỏ gần đỉnh, râu có 7 đốt, đốt râu thứ III dài nhất và dài hơn các đốt IV-
VII, đốt VII là ngọn râu. Chân có đốt chậu, đốt chuyển, đốt đùi, đốt chày
và khối xương cổ chân. Bụng: vùng xung quanh lỗ vasiform cứng, mảnh.
Lỗ vasiform tròn, kéo dài ra cuối đuôi. Kết quả quan sát bước đầu trong
luận văn tốt nghiệp đại học của Trần Ngọc Xuyến (2011) và Phan thị Hạnh
Trang (2011) cũng đã mô tả một số đặc điểm hình thái và sinh học của bọ
phấn trắng Aleurocybotus sp.
1.2.2. Thiên địch của bọ phấn trắng
Theo Martin (2005), A. indicus thường bị ký sinh bởi một số đại
diện của các chi Encarsia japonica, Encarsia sophia thuộc họ
Aphelinidae. Theo Schauff và ctv. (1996), bọ phấn trắng A. indicus tại
Mexico bị ký sinh bởi ong Encarsia transvena Timberlake.
1.2.3. Phòng trừ bọ phấn trắng
Cho đến nay, chưa tìm thấy tài liệu về các biện pháp phòng trừ bọ
phấn trắng Aleurocybotus indicus David & Subramaniam nhưng rất nhiều
6
nghiên cứu về biện pháp quản lý tổng hợp trên các loài khác như Bemisia
tabaci, Aleurodicus disperses, Trialeurodes vaporariorum.
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2012 đến tháng 3/2015.
- Địa điểm: phòng thí nghiệm và nhà lưới bộ môn Bảo vệ thực vật -
Viện Lúa ĐBSCL, các ruộng lúa tại Long An, An Giang và Cần Thơ.
- Đối tượng nghiên cứu: Bọ phấn trắng Aleurocybotus indicus, cỏ Lục
lông Chloris barbata, cỏ Chân gà Dactyloctenium aegyptium, bọ rùa 8 chấm
Harmonia octomaculata, bọ rùa đỏ Micraspis discolors, ong ký sinh bọ
phấn trắng Encarsia transvena.
2.2. Nguyên vật liệu và dụng cụ thí nghiệm
Nguyên vật liệu bao gồm giống lúa OM4900, phân bón, dung dịch
thuỷ canh TC - Mobi, cồn 70%, dung dịch Iodine 10%. Các dụng cụ dùng
để thu thập mẫu như vợt bắt côn trùng làm bằng vải voan đen, ống nghiệm,
kính hiển vi, kính lúp soi nổi, ẩm độ kế, nhiệt độ kế. Các dụng cụ thí
nghiệm trong phòng và nhà lưới như lồng sắt kích thước 0,5x0,5x1,3m, bể
xi măng đường kính 2,5mx3m trồng lúa, khay nhựa nhỏ đường kính
30x40cm và các vật liệu rẻ tiền khác.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu xác định thành phần loài, đặc điểm sinh học và sinh
thái của bọ phấn trắng hại lúa
- Nghiên cứu xác định thành phần loài, đặc điểm hình thái và sinh
học của bọ phấn trắng hại lúa.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái đối với bọ
phấn trắng hại lúa.
2.3.2. Nghiên cứu quy luật phát sinh, gây hại của bọ phấn trắng hại lúa
- Khảo sát mức độ gây hại của bọ phấn trắng hại lúa tại hai tỉnh
Long An và An Giang.
7
- Xác định phương thức gây hại và khả năng gây hại của bọ phấn
trắng hại lúa.
2.3.3. Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến quy luật
phát sinh của bọ phấn trắng hại lúa.
- Đánh giá hiệu lực của thuốc sinh học và hóa học đối với bọ phấn
trắng hại lúa và ảnh hưởng của thuốc đến thiên địch của chúng.
- Nghiên cứu các biện pháp để bảo tồn, gia tăng tập hợp thiên địch
của sâu hại lúa
2.3.4. Xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp BPT
hại lúa có hiệu quả tại hai tỉnh Long An và An Giang
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Nghiên cứu xác định thành phần loài, đặc điểm sinh học và sinh
thái của bọ phấn trắng hại lúa
2.4.1.1. Xác định thành phần loài, đặc điểm hình thái và sinh học của
BPT hại lúa
- Định danh: các mẫu bọ phấn trắng thu thập ở 3 tỉnh: Long An, An
Giang và Cần Thơ được gởi định danh tại IRRI (Tiến sỹ A.T. Barrion,
chuyên gia phân loại côn trùng, Viện Nghiên cứu lúa quốc tế) để xác
định tên khoa học.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái: thu ấu trùng và thành trùng BPT
hại lúa ngoài đồng về nhân nuôi trong nhà lưới qua nhiều thế hệ, quan sát
dưới kính lúp soi nổi và kính hiển vi có thước đo. Số mẫu quan sát là 30.
Mô tả màu sắc, hình dáng và đo kích thước BPT ở các pha phát dục như
trứng, ấu trùng tuổi 1, 2, 3, 4 (nhộng giả) và thành trùng.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học: sử dụng phương pháp nhân nuôi
trong ống nghiệm có cải tiến bằng cách sử dụng chai nhựa và lồng plastic
trong được thiết kế cửa sổ thoáng khí để nuôi thành trùng và ấu trùng. Bọ
phấn trắng được nhân nuôi cá thể với 30 lần lặp lại để theo dõi vòng đời
và các chỉ tiêu sinh học khác như sức sinh sản, tỷ lệ sống sót, của các
8
giai đoạn phát triển. Nghiên cứu sự sinh sản đơn tính của BPT: tách riêng
con cái từ giai đoạn nhộng giả để nghiên cứu các đặc điểm như trên.
2.4.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số điều kiện sinh thái đối với bọ
phấn trắng hại lúa
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến bọ phấn trắng: thí nghiệm trên 4 mức
nhiệt độ: 20, 25, 30 và 35oC.
- Ảnh hưởng của cây ký chủ: gồm 8 nghiệm thức: lúa OM4218,
OM6162, OM4900, Jasmine 85, IR50404, Nếp IR4625, cỏ Lục lông
Chloris barbata và cỏ Chân gà Dactyloctenium aeguptiacum.
- Xác định khả năng ăn mồi của bọ rùa 8 chấm Harmonia
octomaculata Fab. và bọ rùa đỏ Micraspis discolors Fab. đối với bọ phấn
trắng hại lúa
- Nghiên cứu ong ký sinh bọ phấn trắng: khảo sát ngoài đồng tại hai
tỉnh Long An và An Giang. Thời gian nghiên cứu: năm 2013.
3.4.2. Nghiên cứu quy luật phát sinh, gây hại của bọ phấn trắng hại lúa
3.4.2.1. Khảo sát mức độ gây hại của bọ phấn trắng hại lúa tại hai tỉnh
Long An và An Giang
a. Khảo sát, thu thập mẫu ngoài đồng tại hai tỉnh Long An và An
Giang trong thời gian 2 năm: 2012 và 2013. Khảo sát trực tiếp ngoài
đồng mật số BPT phối hợp với điều tra nông dân về biện pháp canh tác
và hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu cho cây lúa. Phương pháp:
đếm mật số ấu trùng và vợt thành trùng BPT ở 5 giai đoạn phát triển của
cây lúa: mạ, đẻ nhánh, làm đòng, trổ và chín. Phương pháp lấy chỉ tiêu
được thực hiện theo Quy chuẩn Việt Nam 01-38:2010/BNN&PTNT.
b. Đánh giá khả năng gây hại của bọ phấn trắng đối với một số giống
lúa phổ biến ở ĐBSCL: được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2013-2014 và
Hè Thu 2014 tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Thí nghiệm diện rộng
(500 m2/nghiệm thức), gồm 6 nghiệm thức: lúa OM4218, lúa OM6162, lúa
OM4900, lúa Jasmine 85, lúa IR50404 và nếp IR4625.
9
2.4.2.2. Xác định phương thức gây hại và đánh giá mức độ gây hại của
bọ phấn trắng
- Khảo sát khả năng truyền bệnh virus của thành trùng BPT bằng
cách cho chúng chích hút vào cây lúa bệnh 2 đêm rồi chuyển sang nuôi
trên cây lúa bình thường. Theo dõi triệu chứng gây hại và kiểm tra nhanh
sự hiện diện của virus trong cây lúa bằng Iodine.
- Đánh giá mức độ gây hại của bọ phấn trắng trên hai giống lúa
OM4900 và nếp IR4625 được thực hiện trong nhà lưới với các mật số:
10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80 thành trùng/dảnh.
- Các thí nghiệm đánh giá mức độ gây hại của bọ phấn trắng trên
hai giống lúa OM4900 và nếp IR4625 được thực hiện ngoài đồng tại hai
tỉnh Long An và An Giang trong 2 vụ lúa với các mức thả 30, 40, 60
thành trùng BPT/dảnh, có và không có phun thuốc trừ rầy Pymetrozine
500g/kg sau khi thả.
2.4.3. Nghiên cứu các biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa
2.4.3.1. Ảnh hưởng của các biện pháp canh tác đến quy luật phát sinh của
bọ phấn trắng hại lúa.
Thực hiện 6 thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp
canh tác đến quy luật phát sinh của bọ phấn trắng hại lúa gồm: phân bón,
chế độ tưới tiêu, mật độ sạ, phương pháp sạ, phương pháp quản lý rơm rạ
và quản lý cỏ dại. Các thí nghiệm được thực hiện tại Cần Thơ và An Giang
từ vụ Đông Xuân 2012 - 2013 đến vụ Hè thu 2014. Giống lúa sử dụng cho
thí nghiệm là OM4900 và sạ hàng 120 kg/ha.
2.4.3.2. Đánh giá hiệu lực của thuốc sinh học và hóa học đối với bọ phấn
trắng hại lúa và ảnh hưởng của thuốc đến thiên địch của chúng
Thực hiện 4 thí nghiệm trong nhà lưới về hiệu lực của thuốc sinh
học và hóa học (nhóm vi sinh vật, nhóm thảo mộc, nhóm thuốc trừ sâu
thế hệ mới và nhóm hóa học) đối với bọ phấn trắng hại lúa trong nhà
lưới. Các nhóm thuốc này cũng được đánh giá hiệu lực thông qua các thí
nghiệm ngoài đồng trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và Hè Thu 2014.
10
2.4.3.3. Nghiên cứu các biện pháp để bảo tồn, gia tăng tập hợp thiên
địch của sâu hại lúa
Thí nghiệm được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2013 - 2014 và Hè
Thu 2014 tại huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang. Thí nghiệm diện rộng
gồm 5 nghiệm thức thử nghiệm các biện pháp riêng lẻ để chọn lựa và
ứng dụng vào mô hình như trồng hoa bờ ruộng, bổ sung phân bón lá, xử
lý BPT bằng thuốc sinh học, thuốc trừ sâu thế hệ mới Abamectin và
thuốc hóa học.
2.4.4. Xây dựng mô hình áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp bọ
phấn trắng hại lúa có hiệu quả tại hai tỉnh Long An và An Giang
Mô hình được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2014 - 2015 tại Long
An và An Giang, bố trí theo kiểu trắc nghiệm diện rộng. Mô hình (có diện
tích 1 ha) áp dụng các biện pháp quản lý tổng hợp bọ phấn trắng hại lúa,
đối chứng do nông dân tự làm theo tập quán canh tác của địa phương.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Hiệu lực trừ BPT trong nhà lưới tính theo công thức Abbott
(1925). Hiệu lực trừ BPT ngoài đồng được tính theo công thức
Henderson - Tilton (1955). Các số liệu thí nghiệm được phân tích
thống kê bằng chương trình SPSS 16.0. Thí nghiệm trong phòng,
nhà lưới, ngoài đồng và mô hình được so sánh trung bình bằng
phép kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5%. Các thí nghiệm diện
rộng và mô hình được so sánh trung bình bằng phân tích phương
sai một nhân tố (One - way Anova).
11
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần loài, đặc điểm sinh học và sinh thái của bọ phấn
trắng hại lúa
3.1.1. Thành phần loài, đặc điểm hình thái và sinh học của bọ phấn
trắng hại lúa
3.1.1.1. Định danh bọ phấn trắng hại lúa
Bọ phấn trắng thu thập từ 3 tỉnh An Giang, Long An và Cần Thơ đã
được gởi định danh tại IRRI trong năm 2012 và được xác định tên khoa
học là Aleurocybotus indicus David & Subramaniam (còn gọi là
Vasdavidius indicus David & Subramaniam), thuộc bộ cánh nửa
(Hemiptera) và họ rầy phấn trắng (Aleyrodidae).
3.1.1.2. Đặc điểm hình thái của bọ phấn trắng hại lúa
Từ kết quả thí nghiệm kết hợp với quan sát đặc điểm hình thái, màu
sắc các pha phát dục của bọ phấn trắng hại lúa như sau:
- Trứng: hình bầu dục hoặc hình quả lê. Kích thước trung bình dài
0,19 ± 0,003 mm, rộng 0,09 ± 0,002 mm. Trứng mới đẻ có màu trắng đục
sau đó chuyển sang màu nâu.
- Ấu trùng tuổi 1 có kích thước trung bình dài 0,27 ± 0,003 mm, rộng
0,15 ± 0,003 mm. Ấu trùng mới nở màu vàng nhạt, bò chậm chạp sau đó
nằm cố định một chỗ. Ấu trùng tuổi 1 có một cặp mắt kép, 3 cặp chân, 1
cặp râu, phía đuôi có 2 lông cứng.
- Ấu trùng tuổi 2 có hình dạng giống ấu trùng tuổi 1 nhưng có kích
thước lớn hơn, trên lưng thấy rõ hai v