Thạch Thành là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Thanh
Hoá. Phương hướng phát triển nông nghiệp của huyện Thạch Thành:
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây
trồng; phát triển một số cây trồng vừa có hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ
được môi trường sinh thái, né tránh được thiên tai và thích ứng với biến đổi
khí hậu. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng thích hợp ở huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hóa”.
Mục đích nghiên cứu
Xác định và đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa có liên quan đến hệ thống cây
trồng.
Xác định và đánh giá được thực trạng hệ thống cây trồng và các
vấn đề tồn tại cần giải quyết.
Tuyển chọn được các giống cây trồng mới và xác định hệ thống
cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xác định thống cây trồng thích hợp ở huyện Thạch thành, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
LÊ HOÀI THANH
NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH THỐNG CÂY TRỒNG
THÍCH HỢP Ở HUYỆN THẠCH THÀNH,
TỈNH THANH HÓA
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ: 62 62 01 10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI, NĂM 2017
Công trình được hoàn thành tại
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Nguyễn Huy Hoàng, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
GS. TS. Nguyễn Hồng Sơn, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp Viện, họp tại:
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2017
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Hà Nội.
- Thư viện Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.
CÁC C NG TR NH Đ C NG BỐ CÓ LI N U N
ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Huy Hoàng, Lê Quốc Thanh, Hoàng Tuyển Phương, Lê
Hoài Thanh (2015), Nghiên cứu tuyển chọn giống đậu và lạc trồng
xen canh với mía tại Thanh Hóa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ
Nông nghiệp Việt Nam, số 3 (56)/2015, tr 47- 53.
2. Lê Hoài Thanh, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Hồng Sơn (2016),
Ảnh hưởng của việc thả vịt, cá đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
và hiệu quả kinh tế của lúa ở mô hình lúa- cá- vịt. Tạp chí Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, số 15/2016, tr 85-90.
3. Lê Hoài Thanh, Lê Văn Ninh, Lê Hữu Cần (2016), Nghiên cứu
xác định giống lúa ngắn ngày trồng trên đất hai vụ lúa huyện
Thạch Thành để tăng quỹ đất trồng cây vụ Đông. Tạp chí Khoa
họcTrường Đại học Hồng Đức, số 30/8 - 2016, tr. 90 – 98.
4. Lê Hoài Thanh, Lê Hữu Cần, Lê Đăng Ninh (2017), Kết quả
nghiên cứu xác định giống đậu tương thích hợp trồng xen cao su thời
kỳ kiến thiết cơ bản tại Thanh hóa. Tạp chí Khoa họcTrường Đại học
Hồng Đức, số 34/6-2017, tr. 136-144.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thạch Thành là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Thanh
Hoá. Phương hướng phát triển nông nghiệp của huyện Thạch Thành:
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và
phát triển bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây
trồng; phát triển một số cây trồng vừa có hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ
được môi trường sinh thái, né tránh được thiên tai và thích ứng với biến đổi
khí hậu. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng thích hợp ở huyện Thạch
Thành, tỉnh Thanh Hóa”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định và đánh giá được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của
huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa có liên quan đến hệ thống cây
trồng.
Xác định và đánh giá được thực trạng hệ thống cây trồng và các
vấn đề tồn tại cần giải quyết.
Tuyển chọn được các giống cây trồng mới và xác định hệ thống
cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa
phương nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là minh chứng cho sự áp dụng thành công và bổ
sung cho tính khoa học của cách tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu
khoa học công nghệ nông nghiệp, đặc biệt trong nghiên cứu xác định hệ
thống cây trồng mới có tính đến tất cả các yếu tố liên quan như sinh
học, tự nhiên và kinh tế-xã hội. Kết quả của đề tài còn là nguồn tài liệu
khoa học phục vụ cho công tác đào tạo.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc quản lý
và chỉ đạo sản xuất của địa phương, góp phần phát triển sản xuất nông
nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung, bền vững, nâng cao hiệu quả sản
xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người nông dân, thúc đẩy
2
phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo cho sự thành công của công cuộc tái
cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương.
4. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
4.1. Đối tượng
- Đất nông nghiệp trên địa bàn huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
- Một số cây trồng nông nghiệp (mía, lúa, ngô, đậu đỗ, ), cây
cao su và giống vật nuôi (vịt, cá) tại vùng nghiên cứu.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa,
trong giới hạn đất nông nghiệp.
Tuyển chọn được các giống cây trồng mới và xác định hệ thống
cây trồng thích hợp với điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của địa
phương.
4.3. Thời gian nghiên cứu: Từ 2/2012 - 2/2016
5. Điểm mới của luận án
- Đã hệ thống hoá hiện trạng sản xuất và các yếu tố cản trở phát
triển hệ thống cây trồng tại huyện Thạch Thành.
- Đã xác định được bộ giống cây trồng mới phù hợp để thực hiện
chuyển đổi hệ thống cây trồng tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa:
giống lúa Hồng Đức 9, Gia Lộc 102, giống ngô NK 4300, giống lạc L
26 và giống đậu tương ĐT26.
- Đã xác định được hệ thống cây trồng thích hợp cho các chân đất
khác nhau của huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóanhư: lúa xuân - lúa
mùa - đậu tương Đông; mía xen lạc/đậu tương; cao su xen lạc/đậu
tương và mô hình canh tác lúa - cá - vịt trên chân đất trũng nâng cao
hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
6. Bố cục của Luận án
Luận án chính gồm 129 trang: Mở đầu (4 tr). Tổng quan tài liệu và
cơ sở khoa học của đề tài (31 tr). Vật liệu, nội dung và phương pháp
nghiên cứu (15tr). Kết quả nghiên cứu và thảo luận (75 tr). Kết luận và
đề nghị (3 tr). Các công trình đã công bố có liên quan đến Luận án (1 tr;
4 công trình đã công bố). Tài liệu tham khảo (11 tr; 114 tài liệu, gồm 98
3
tài liệu tiếng Việt và 16 tài liệu tiếng Anh). Luận án có 50 bảng biểu, 02
biểu đồ, 7 hình ảnh minh họa, 6 phụ lục.
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦ ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Lý thuyết hệ thống đã được nhiều người nghiên cứu và được áp dụng
ngày càng rộng rãi trong lĩnh vực nông nghiệp, đã được nhiều nhà khoa học
trong và ngoài nước áp dụng để tác động một cách toàn diện, tổng hợp
mang lại hiệu quả cao và bền vững hơn
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.2.1. Những nghiên cứu trên thế giới.
Về hệ thống cây trồng và các biện pháp kỹ thuật canh tác
như: trồng xen, trồng gối, thâm canh tăng vụ,đã được nhiều nhà
khoa học trên thế giới nghiên cứu, kết quả nghiên cứu đã được ứng
dụng có hiệu quả ở nhiều nước và ở Việt Nam, góp phần làm tăng
năng suất cây trồng, nâng cao đời sống của người nông dân và bảo
vệ môi trường,...
1.2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Công tác nghiên cứu về hệ thống cây trồng ở Việt Nam cũng đã
được nhiều nhà khoa học thực hiện từ thập niên 60 của thế kỷ 20. Các
nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng
trên các vùng đất, bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng mới
vào hệ canh tác nhằm tăng sản lượng nông sản/1 đơn vị diện tích
canh tác/1 năm với mục đích xây dựng nền nông nghiệp sinh thái
phát triển bền vững; nêu các vấn đề tồn tại của hệ thống nông nghiệp ở
các vùng sinh thái, các địa phương và nguyên nhân của sự tồn tại. Sắp
xếp lại các vụ sản xuất; bố trí lại các chế độ luân canh, xen canh. Sử
dụng đất đai hợp lý hơn và phù hợp với khí hậu của mỗi địa phương.
Đưa vụ Đông thành vụ sản xuất chính với các cây trồng có hiệu quả cao
cả về kinh tế và môi trường...
Chương 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHI N CỨU
2.1. Vật liệu và địa điểm nghiên cứu
4
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
Giống lúa; giống đậu tương; giống lạc; giống ngô; giống mía; giống
vịt; giống cá; Số liệu và tài liệu thống kê; bản đồ của huyện Thạch Thành
và tỉnh Thanh Hoá
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại các xã Thạch Định, Thành Tân, Thành
Tâm và Thành Vân, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
2.2. Nội dung nghiên cứu
Đề tài thực hiện 4 nội dung nghiên cứu sau đây:
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chi phối hệ thống
cây trồng huyện Thạch Thành;
- Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp của huyện
Thạch Thành;
- Nghiên cứu xác định bộ giống cây trồng ngắn ngày thích hợp ở
huyện Thạch Thành;
- Nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng/hệ thống canh tác
thích hợp ở huyện Thạch Thành
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện
trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp của huyện Thạch Thành
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
của nông dân (PRA), phương pháp thảo luận nhóm (KIP) và công cụ
SWOT.
2.3.2. Phương pháp phân tích chất lượng gạo
Các phương pháp phân tích gạo, thử nếm chất lượng cơm được áp
dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam [3].
Phương pháp đánh giá cảm quan chất lượng cơm: Đánh giá bằng cảm
quan chỉ tiêu mùi thơm, độ trắng, độ bóng, độ mềm, độ dính, chất lượng
thử nếm cơm.
2.3.3. Nghiên cứu xác định bộ giống cây trồng ngắn ngày thích hợp
ở huyện Thạch Thành
Các thí nghiệm đồng ruộng: bố trí theo phương pháp của Gomes
5
[34], [35].
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu xác định giống lúa ngắn ngày trồng
trên đất ruộng vàn chủ động nước để tăng quỹ đất trồng cây vụ Đông và
né tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD) ba lần
nhắc lại. Tiến hành trong 2 năm 2013 và 2014. Giống thí nghiệm:
P6ĐB; Gia Lộc 101; Gia Lộc 102; BT1; VTNA2; PC6; Hồng Đức 9;
Khang Dân 18 (đối chứng).
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi theo: QCVN 01 - 55:
2011/BNNPTNT.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu xác định giống Đậu Tương trồng vụ
Đông trên đất 2 vụ lúa, trồng xen mía và trồng xen cao su thời kỳ
KTCB
Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD), 3 lần
nhắc lại .
- Thí nghiệm trồng đậu tương vụ Đông trên đất 2 vụ lúa: Tiến hành
trong vụ Đông năm 2012, năm 2013 và năm 2014. Giống thí nghiệm:
ĐT12 (đối chứng); DT84; ĐVN6; ĐT26.
- Thí nghiệm trồng đậu tương xen mía: Tiến hành vụ Xuân năm
2013 và năm 2014. Giống thí nghiệm: DT84 (đối chứng); ĐT12; Đ8;
ĐT26.
- Thí nghiệm trồng đậu tương xen cao su: tiến hành vụ Xuân 2013,
vụ Hè 2013 và Xuân 2014. Giống thí nghiệm: ĐT12 (đối chứng);
DT84; VX93; ĐT26.
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi theo: QCVN 01 - 58:
2011/BNNPTNT.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu xác định giống lạc trồng xen mía và
trồng xen cao su thời kỳ KTCB
Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD), 3 lần
nhắc lại.
- Thí nghiệm xác định giống lạc trồng xen mía: Tiến hành vụ Xuân
năm 2013 và vụ Xuân năm 2014. Giống thí nghiệm: L14, (dùng làm đối
6
chứng); L18; L23; L26.
- Thí nghiệm xác định giống lạc trồng xen cao su: Tiến hành vụ
Xuân năm 2013, vụ Thu năm 2013 và vụ Xuân năm 2014. Giống thí
nghiệm: L14, (đối chứng); L18; L23; L26.
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi theo: QCVN 01 - 57:
2011/BNNPTNT.
Thí nghiệm 4: Nghiên cứu xác định giống ngô trồng xen cao su
thời kỳ KTCB
Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đủ (RCBD), 3 lần
nhắc lại. Tiến hành vụ Xuân năm 2013, vụ Hè năm 2013 và vụ Xuân
năm 2014. Giống thí nghiệm: LCH9; LVN14; NK4300; LVN10 (đối
chứng).
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi theo: QCVN 01 - 56:
2011/BNNPTNT
2.3.4. Nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng/hệ thống canh
tác thích hợp ở huyện Thạch Thành
2.3.4.1. Nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng mới trên đất
ruộng vàn chủ động nước
Thực nghiệm bố trí theo phương pháp ô lớn, không nhắc lại.
Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi theo (QCVN 01 - 55:
2011/BNNPTNT và QCVN 01 - 58: 2011/BNNPTNT).
2.3.4.2. Nghiên cứu xác định hệ thống cây trồng thích hợp trên
đất ruộng cao và đất đồi
a) Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen canh với cây mía trên
đất ruộng cao và đất đồi.
Thực nghiệm bố trí theo phương pháp ô lớn, không nhắc lại. Các
chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đối với lạc và đậu tương thực hiện
theo (QCVN 01 - 57: 2011/BNNPTNT và QCVN 01 - 58:
2011/BNNPTNT) ; Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi đối với mía
(phụ lục 3.5)
b) Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng xen cao su thời kỳ KTCB.
Thực nghiệm bố trí theo phương pháp ô lớn, không nhắc lại, mỗi ô
7
trồng 1 loại cây trồng xen. Đối chứng là mô hình trồng xen sắn với cao
su , trồng xen mía với cao su và trồng thuần cao su.
Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây đậu tương, lạc, ngô:
thực hiện theo (QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT; QCVN 01 - 56:
2011/BNNPTNT và QCVN 01 - 58: 2011/BNNPTNT) ; Các chỉ tiêu
sinh trưởng phát triển của cây cao su: Đo đường kính thân, chiều cao
cây, số tầng lá, tình hình sâu bệnh trên cây cao su.
Xác định xói mòn đất: phía dưới sườn dốc của mỗi băng đất, đào
các hố hứng đất (rộng 60 cm x sâu 60 cm x dài 4m). Lượng đất xói mòn
sẽ được vét sau mỗi lần mưa, cân và lấy mẫu sấy khô, sau đó quy ra
tấn/ha.
2.3.4.3. Nghiên cứu xác định hệ thống canh tác thích hợp trên đất
trũng
Thực nghiệm được bố trí với 2 mô hình trên ô lớn, không nhắc lại
Các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng, phát triển và năng suất của lúa
theo (QCVN 01 - 55: 2011/BNNPTNT )
2.3.5. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế
Xử lý các phiếu điều tra nông hộ, phân tích hiệu quả kinh tế các loại
đất dựa vào các chỉ tiêu: chi phí sản xuất, thu nhập, lãi thuần và tỷ suất lợi
nhuận bằng chương trình Excel theo công thức: RAVC = GR - TC
Hoặc xác định hiệu quả kinh tế của mô hình thực nghiệm thông qua
tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên (Margin Benefit Cost Ratio – MBCR)
của C MM T (1988):
)(
)(
DCTN
DCTN
CPCP
TGTG
MBCR
Việc định giá thống nhất theo bảng giá trung bình năm 2012, 2013,
2014 và 2015 tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá.
2.3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp xử lý số liệu thực hiện theo Excel và Statistix 8.2
Chương 3. KẾT UẢ NGHI N CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội chi phối hệ
thống cây trồng huyện Thạch Thành
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Thạch Thành
8
Thạch Thành nằm trong tiểu vùng khí hậu trung du phía Bắc của
tỉnh Thanh Hóa. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 18.726,35 ha
chiếm 33,49%; đất lâm nghiệp chiếm 48,02%; đất phi nông nghiệp
chiếm 14,90 %, đất chưa sử dụng chiếm 2,67 % tổng diện tích đất tự
nhiên. Mùa mưa thường ứ lụt, mùa khô lưu lượng nước thấp do nước
đầu nguồn suy giảm.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thạch Thành
Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 16,1%;
Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 28,8 triệu đồng; Giá trị sản
xuất ngành nông nghiệp bình quân hàng năm đạt 359.081 triệu đồng. Mật
độ dân số trung bình 250 người/km2. Cơ sở hạ tầng được xây dựng,
phục vụ tốt cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội.
3.2. Đánh giá hiện trạng hệ thống cây trồng nông nghiệp của
huyện Thạch Thành
3.2.1. Hiện trạng các công thức luân canh cây trồng trên các
chân đất khác nhau của huyện Thạch Thành
3.2.1.1. Các công thức luân canh cây trồng trên ch n đất ruộng
chủ động nước và đất trũng ở trong đê của huyện Thạch Thành
- Đất ruộng vàn chủ động nước trong đê có diện tích 3.488,68 ha
hiện tại có 5 công thức luân canh cây trồng chính: Công thức lúa Xuân –
lúa Mùa – rau vụ Đông có diện tích 585,14 ha; có lãi thuần đạt 34,0
triệu đồng/ha/năm. Công thức lúa Xuân – lúa Mùa – đậu tương Đông,
có diện tích 115,16 ha; có lãi thuần đạt 1 ,5 triệu đồng/ha/năm. Công
thức lúa Xuân – lúa Mùa – ngô vụ Đông, có diện tích 469,15 ha; có lãi
thuần đạt 16,6 triệu đồng/ha/năm. Công thức lúa Xuân – lúa Mùa –
khoai lang Đông có diện tích 410,11 ha; có lãi thuần đạt 15,3 triệu
đồng/ha/năm. Công thức 2 vụ lúa (lúa Xuân- lúa Mùa), vụ Đông bỏ
hóa, có diện tích 1.910,12 ha trên đất vàn.
- Diện tích đất trũng của huyện là 1.390 ha thuộc16 xã, hiện có 2
công thức chính: Công thức Lúa Xuân – Lúa Mùa có diện tích là 890 ha,
cho lãi thuần 9,3 triệu đồng/ha/năm. Công thức Lúa Xuân – Cá có diện
470 ha, cho lãi thuần 19,5 triệu đồng/ha/năm,
9
3.2.1.2. Các công thức luân canh cây trồng trên chân đất ruộng cao
không chủ động nước ở trong đê và đất gò đồi.
- Trên chân đất ruộng cao không chủ động nước và đất bãi có 4 công
thức luân canh cây trồng: Công thức ngô Xuân – lúa Mùa, có diện tích
782,21 ha. Công thức rau / cây màu khác – lúa Mùa, có diện tích
300,11 ha. Công thức chuyên rau (rau, đậu, cà chua), có diện tích
1.010,00 ha. Công thức chuyên cây mía, có diện tích 1.012,15 ha. Có 2
công thức trồng trọt cho lợi nhuận cao từ 45,4 - 47,0 triệu đồng/ha/năm
( công thức chuyên rau và mía trồng trên đất ruộng hoặc đất bãi); công
thức rau – lúa Mùa, cho lãi thuần đạt khá (21,1 triệu đồng/ha/năm );
công thức ngô Xuân – lúa Mùa có lợi nhuận thấp (đạt 11,3 triệu
đồng/ha/năm).
- Trên đất gò đồi của huyện Thạch Thành hiện tại có 3 công thức
cây trồng: mía, cao su và cây ăn quả. Diện tích trồng mía trên đất đồi
là 4.955,86 ha, có lợi nhuận đạt 25,3 triệu đồng/ha/năm; Diện tích
trồng cao su là 4.099,00 ha; Theo đơn giá trung bình 5 năm (2011 –
2015) thu nhập thuần từ cây cao su đạt 31,334 triệu đồng/ ha/năm. Diện
tích trồng cây ăn quả là 1.687,34 ha.
3.2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng qua các năm.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn từ năm
2012 – 2015 theo hướng tích cực, lấy trọng tâm là chuyển đổi cây trồng
theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao nhưng vẫn đảm bảo
được tích bền vững.
3.3. Kết quả xác định bộ giống cây trồng ngắn ngày thích hợp ở
huyện Thạch Thành
3.3.1. Kết quả xác định giống lúa ngắn ngày trồng trên đất
2 vụ lúa để tăng quỹ đất trồng cây vụ Đông và né tránh thiên tai,
thích ứng với biến đổi khí hậu
3.3.1.1. Một số chỉ tiêu nông sinh học chính của các giống lúa
Các giống tham gia tuyển chọn có: thời gian sinh trưởng ngắn từ
84-101 cm; chiều cao cây từ 85 – 99 cm. Giống có số nhánh hữu hiệu
cao ở vụ Mùa sớm cả 2 năm là Gia Lộc 102, VTNA2 và Hồng Đức 9.
10
Các giống lúa tham gia tuyển chọn có độ thoát cổ bông tốt,
tương đương giống Khang Dân 18 - đối chứng (điểm 1), trừ
giống Gia Lộc 101 (điểm 3). Các giống GL102, VTNA2,
PC6, Hồng Đức 9, PC6, BT1 là những giống cứng cây (điểm
1)
3.3.1.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng sất của các giống
lúa
Có 3 giống cho năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng - Khang
Dân 18 ở cả 2 vụ: GL102, VTNA2 và Hồng Đức 9.
So sánh với mục tiêu tuyển chọn giống lúa trồng trên đất 2 vụ lúa
để tăng quỹ đất trồng cây vụ Đông và né tránh thiên tai, thích ứng với
biến đổi khí hậu, có 2 giống là Hồng Đức 9 và GL102 đạt được tiêu chí
đặt ra: có thời gian sinh trưởng < 100 ngày, năng suất đạt trên 5 tấn/ha
và cao hơn giống đối chứng - Khang Dân 18 ở tất cả các vụ.
3.3.1.3. Tình hình sâu bệnh hại chính trên các giống lúa
Các giống lúa tham gia tuyển chọn đều bị nhiễm một số loại sâu bệnh, hại
chính thấp hơn so với giống đối chứng - Khang Dân 18, có 4 giống không bị
nhiễm hoặc bị nhiễm nhẹ là các giống: Gia Lộc 102, BT1, VTNA2, và Hồng Đức
9.
3.3.1.4. Một số chỉ tiêu về chất lượng gạo
Các giống tham gia thí nghiệm có tỷ lệ gạo xát dao động từ 68,0%
(PC6) đến 1,3% (Hồng Đức 9), cao hơn so với giống đối chứng –
Khang Dân 18. Có 3 giống có hạt dạng thon dài (tỷ lệ dài/rộng ≥3) là
BT1, VTNA2, Hồng Đức 9, có triển vọng để đưa ra thị trường. Giống
không bị bạc bụng, có độ trắng trong cao nhất là Hồng Đức 9 (63,45%),
tiếp đến là VTNA2, BT1, P6ĐB, là những giống có nhiều hứa hẹn được
chấp nhận trên thị trường gạo. Hàm lượng amylose thấp nhất là 21,26%
(Hồng Đức 9); 3 giống có hàm lượng protein cao (>8%): Hồng Đức 9
(8,83%), PC6 và giống đối chứng - Khang Dân 18 (8,27%); giống Hồng
Đức 9 có mùi thơm nhẹ (điểm 2); giống Hồng Đức 9 có: độ dính tốt
nhất ( điểm 4), độ mềm cao nhất (điểm 4). Các giống có cơm trắng nhất
11
là Hồng Đức 9, BT1, VTNA2, KD18 ( điểm 5). Hồng Đức 9 cơm được
đánh giá là ngon (điểm 3).
3.3.2. Kết quả xác định giống đậu tương trồng vụ Đông trên
đất 2 vụ lúa, trồng xen mía và trồng xen cao su thời kỳ KTCB
3.3.2.1. Kết quả xác định giống đậu tương trồng vụ Đông trên đất
2 vụ lúa, tại huyện Thạch Thành
Giống ĐT12 có TGST ngắn nhất (75 – 76 ngày), dài nhất l