Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình chuyên sâu môn bóng chuyền cho sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ

Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân được Đảng và nhà nước quan tâm, để đáp ứng nhu cầu về số lượng giáo viên thể dục và cán bộ làm công tác thể dục thể thao, ngoài các trường đào tạo chuyên về TDTT như: Đại học TDTT, Đại học Sư phạm TDTT hầu hết các trường đại học của trung ương hoặc các tỉnh thành đều tham gia đào tạo cử nhân TDTT ngành GDTC. Trước nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, đòi hỏi giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cần có những cải tiến, đổi mới cho phù hợp nhu cầu thực tiễn. Bộ GD&ĐT cũng có hàng loạt các công văn, yêu cầu về vấn đề này. Hiện nay, chương trình giảng dạy các môn học chuyên sâu trong đó có môn bóng chuyền đang được áp dụng cho sinh viên ngành GDTC trường Đại học Cần Thơ hiện vẫn chỉ được xây dựng trên kinh nghiệm của bản thân giảng viên nên không tránh khỏi những hạn chế. Ban Giám hiệu trường Đại học Cần Thơ rất quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản của nhà trường chỉ đạo việc đổi mới cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Bản thân là giáo viên GDTC muốn đóng góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển của Bộ môn, đồng thời là nghiên cứu sinh cũng muốn gắn kết các hoạt động đào tạo trong thực tiễn vào việc chuẩn hóa các nội dung giảng dạy thông qua nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành giáo dục thể chất nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, trong xu thế hội nhập, tiến hành chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu xây dựng chương trình chuyên sâu môn bóng chuyền cho sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ”

docx41 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 400 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu xây dựng chương trình chuyên sâu môn bóng chuyền cho sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Đặt vấn đề Giáo dục thể chất (GDTC) là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân được Đảng và nhà nước quan tâm, để đáp ứng nhu cầu về số lượng giáo viên thể dục và cán bộ làm công tác thể dục thể thao, ngoài các trường đào tạo chuyên về TDTT như: Đại học TDTT, Đại học Sư phạm TDTT hầu hết các trường đại học của trung ương hoặc các tỉnh thành đều tham gia đào tạo cử nhân TDTT ngành GDTC. Trước nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội, đòi hỏi giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) cần có những cải tiến, đổi mới cho phù hợp nhu cầu thực tiễn. Bộ GD&ĐT cũng có hàng loạt các công văn, yêu cầu về vấn đề này. Hiện nay, chương trình giảng dạy các môn học chuyên sâu trong đó có môn bóng chuyền đang được áp dụng cho sinh viên ngành GDTC trường Đại học Cần Thơ hiện vẫn chỉ được xây dựng trên kinh nghiệm của bản thân giảng viên nên không tránh khỏi những hạn chế. Ban Giám hiệu trường Đại học Cần Thơ rất quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản của nhà trường chỉ đạo việc đổi mới cho phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Bản thân là giáo viên GDTC muốn đóng góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển của Bộ môn, đồng thời là nghiên cứu sinh cũng muốn gắn kết các hoạt động đào tạo trong thực tiễn vào việc chuẩn hóa các nội dung giảng dạy thông qua nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ngành giáo dục thể chất nói riêng và góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, trong xu thế hội nhập, tiến hành chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu xây dựng chương trình chuyên sâu môn bóng chuyền cho sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ” Mục đích nghiên cứu: Nhằm xây dựng chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền cho sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ, chuẩn hóa nội dung giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho sinh viên ngành GDTC Trường Đại học Cần Thơ. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền cho sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn 2010-2014. 2. Xây dựng đổi mới và ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền cho sinh viên ngành GDTC Trường Đại học Cần Thơ. 3. Đánh giá hiệu quả việc thực nghiệm chương trình giảng dạy đổi mới môn chuyên sâu bóng chuyền cho sinh viên ngành GDTC tại Trường Đại học Cần Thơ. Giả thuyết khoa học của luận án: Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền cho sinh viên ngành GDTC Trường Đại học Cần Thơ, làm rõ ưu nhược điểm của chương trình. Từ đó làm cơ sở và là điều kiện lựa chọn lại nội dung để xây dựng đổi mới chương trình giảng dạy môn bóng chuyền cho phù hợp với đặc điểm đối tượng, các điều kiện đảm bảo, góp phần nâng cao chất lượng cho sinh viên ngành GDTC nói riêng, nhằm đào tạo một đội ngũ giáo viên TDTT có chất lượng theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội, đảm bảo theo tiêu chuẩn chuẩn đầu ra mà nhà trường đã công bố theo mục tiêu đào tạo đặt ra. 2. Những đóng góp mới của luận án: Thông tin chính sát, khoa học và toàn diện về thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền cho sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn 2010-2014. Xây dựng được chương trình giảng dạy chuyên sâu bóng chuyền gồm 5 học phần cho sinh viên ngành GDTC trường ĐHCT phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được mục tiêu đào tạo của Trường ĐHCT và đúng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đạo tạo. 3. Cấu trúc của luận án: Luận án được trình bày trong 150 trang bao gồm phần: đặt vấn đề (03 trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (40 trang); Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (20 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận (84 trang); Kết luận và kiến nghị (03 trang). Luận án có 39 bảng, 22 biểu đồ. Luận án sử dụng 114 tài liệu tham khảo, trong đó có 109 tài liệu tiếng Việt, 05 tài liệu tiếng Trung. B. NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo cán bộ TDTT trong giai đoạn hiện nay 1.2. Khái quát chương trình, các tiêu chí đánh giá chương trình, phát triển thể chất và GDTC 1.2.1. Chương trình và chương trình giáo dục đại học 1.2.2. Khái niệm tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chương trình môn học 1.2.3. Các khái niệm có liên quan đến phát triển thể chất và GDTC 1.3. Quy trình, tổ chức, nguyên tắc xây dựng chương trình và quy trình đánh giá chất lượng chương trình 1.3.1. Quy trình và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo 1.3.2. Những nguyên tắc xây dựng chương trình và quy trình đánh giá chất lượng chương trình môn học 1.4. Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển chương trình đào tạo giáo viên. Trong phạm vi này, luận án lược trích kinh nghiệm ở một số nước tiêu biểu như: Singapore, Phần Lan, California – Mỹ, Australia, Đức, Anh và Nhật Bản. 1.5. Giới thiệu về Trường Đại học Cần Thơ và quá trình đào tạo ngành GDTC 1.5.1.   Giới thiệu chung về Trường Đại học Cần Thơ 1.5.2. Quá trình đào tạo ngành GDTC Trường Đại học Cần Thơ 1.6. Xu thế, đặc điểm môn Bóng chuyền hiện đại 1.6.1. Đặc trưng của thi đấu bóng chuyền 1.6.2. Xu thế hiện đại trong các môn bóng 1.6.3. Đặc điểm kỹ - chiến thuật tấn công và phòng thủ nói chung của Bóng chuyền hiện đại 1.6.4. Đặc điểm huấn luyện thể lực và các phương pháp đánh giá trình độ thể lực cho VĐV bóng chuyền 1.6.5. Đặc điểm chuyên môn hóa vị trí trong bóng chuyền hiện đại 1.7. Điểm lược một số công trình nghiên cứu có liên quan CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Xây dựng chương trình học phần chuyên sâu bóng chuyền cho sinh viên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu - Khách thể phỏng vấn: Chuyên gia, Huấn luyện viên, Giảng viên, chuyên viên và sinh viên ngành GDTC Trường Đại học Cần Thơ. - Khách thể thực nghiệm: 31 sinh viên khóa 40 ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ, trong đó có 23 sinh viên nam và 8 sinh viên nữ. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 2.2.3. Phương pháp phân tích SWOT 2.2.4. Phương pháp đánh giá chất lượng giờ lên lớp 2.2.5. Phương pháp quan sát sư phạm 2.2.6. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.2.7. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.2.8. Phương pháp toán học thống kê 2.3. Tổ chức nghiên cứu 2.3.1. Kế hoạch nghiên cứu 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Trường ĐH TDTT TPHCM và Trường ĐHCT - Thời gian nghiên cứu: luận án được tiến hành nghiên cứu từ 12/2013 đến 12/2017. - Khách thể nghiên cứu: Khách thể phỏng vấn: 12 Chuyên gia, chuyên viên GDTC và Cán bộ quản lý khoa GDTC trong các trường Đại học. 36 Giảng viên thuộc Khoa, Bộ môn GDTC trong các trường Đại học. 8 Huấn luyện viên bóng chuyền đội trẻ, tuyển các đơn vị có phong trào bóng chuyền mạnh như: Vĩnh Long, Long An, Quân khu 9 ... 62 sinh viên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Đánh giá thực trạng việc thực hiện chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền cho sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn 2010-2014 3.1.1. Thực trạng về chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ Bảng 3.1: Chương trình giảng dạy chuyên sâu Bóng chuyền chuyên ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ từ năm 2006-2009 TÊN HỌC PHẦN Số tín chỉ THỜI GIAN Tổng Lý thuyết Tập luyện Thể thao chuyên sâu và PPGD 1 2 90 90 Thể thao chuyên sâu và PPGD 2 3 75 30 45 Thể thao chuyên sâu và PPGD 3 2 90 90 Thể thao chuyên sâu và PPGD 4 2 60 15 45 Thể thao chuyên sâu và PPGD 5 2 90 90 Thể thao chuyên sâu và PPGD 6 3 75 30 45 Tổng 14 480 75 405 Đến năm 2010 nhà trường có văn bản điều chỉnh khung chương trình đào tạo ngành GDTC từ 138 tín chỉ giảm xuống còn 120 tín chỉ. Theo đó chương trình môn học chuyên sâu bóng chuyền cũng thay đổi theo. Bảng 3.2: Chương trình giảng dạy chuyên sâu bóng chuyền ngành Giáo dục thể chất trường Đại học Cần Thơ từ năm 2010-2014 TÊN HỌC PHẦN Số tín chỉ THỜI GIAN Tổng Lý thuyết Tập luyện Bóng chuyền nâng cao &PPGD 1 2 60 60 Bóng chuyền nâng cao &PPGD 2 3 75 15 60 Bóng chuyền nâng cao &PPGD 3 3 75 15 60 Tổng 8 210 30 180 Thời gian từ 2006 đến 2014 ngành GDTC Trường Đại học Cần Thơ đã áp dụng 2 chương trình môn học chuyên sâu bóng chuyền vào giảng dạy. Nhìn chung khối lượng chương trình giảm từ 480 tiết xuống còn 210 tiết, đã giảm 270 tiết. Việc giảm giờ học đáng kể đều này ảnh hướng rất lớn đến chất lượng đào tạo sinh viên. 3.1.2. Thực trạng các chương trình giảng dạy chuyên sâu bóng chuyền của một số Trường Đại học trên toàn quốc Bảng 3.3. Thực trạng các chương trình chuyên sâu bóng chuyền ngành GDTC của một số Trường Đại học trên toàn quốc TT Tên đơn vị Số học phần Số tín chỉ Tổng số giờ Lý thuyết Tập luyện + PP 1 ĐH ĐỒNG THÁP 4 12 345 45 300 2 ĐH BÌNH DƯƠNG 4 24 345 45 300 3 ĐH HẢI PHÒNG 6 18 270 12 258 4 ĐH TDTT ĐÀ NẴNG (GDTC) 6 18 270 54 216 5 ĐH SP TPHCM (GDTC) 3 9 270 45 225 6 ĐH TDTT TPHCM (GDTC) 6 360 36 324 7 ĐH QT HỒNG BÀNG 8 480 48 432 8 ĐH THÁI NGUYÊN 3 12 180 45 135 Qua phân tích luận án thấy được những ưu điểm và nhược điểm về chương trình giảng dạy học phần chuyên sâu của các Trường, phát huy những cái tốt và từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình giảng dạy cho đối tượng nghiên cứu. 3.1.3. Thực trạng về đội ngũ giảng viên Bộ môn giáo dục thể chất trường Đại học Cần Thơ Thực trạng giảng viên Bộ môn GDTC Trường Đại học Cần Thơ được trình bày trên bảng 3.4. Bảng 3.4: Bảng thực trạng đội ngũ giảng viên Bộ môn GDTC Trường Đại học Cần Thơ Đội ngũ giảng viên Bộ môn GDTC Trường Đại học Cần Thơ Số lượng giáo viên Trình độ Thâm niên công tác Số lượng sinh viên Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Dưới 10 năm Trên 10 năm Trên 20 năm Chuyên ngành Không chuyên 18 2 15 1 5 8 5 334 ≈32000 Qua bảng 3.4 cho thấy, số lượng gồm 18 giảng viên, trình độ tiến sĩ là 02 chiếm tỉ lệ 11.2%, trình độ thạc sĩ là 15 chiếm tỉ lệ 88.8% và trình độ cử nhân là 1 chiếm tỉ lệ 5.6%. Bảng 3.5: Bảng thực trạng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyên Bộ môn GDTC trường Đại học Cần Thơ Số lượng và chất lượng giảng viên giảng dạy chuyên sâu môn bóng chuyền Số lượng giảng viên Trình độ Thâm niên công tác Số lượng sinh viên Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Dưới 10 năm Trên 10 năm Trên 20 năm Chuyên ngành Không chuyên 5 1 4 0 2 2 1 334 Số lượng giảng viên tham gia giảng dạy chuyên sâu bóng chuyền là 05 người chiếm tỉ lệ 28%, trong đó có 01 giảng viên nữ. 3.1.4. Thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho môn bóng chuyền Bảng 3.6: Thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi cho hoạt động TDTT Trường Đại học Cần Thơ Số TT Các loại sân bãi, dụng cụ Trong nhà Ngoài trời Chất lượng Tốt TB Kém 1 Nhà thi đấu đa năng 1 0 1 0 0 2 Sân bóng đá 1 6 2 3 2 3 Sân bóng chuyền 1 5 1 5 0 4 Sân bóng rổ Bảng rổ 1 2 1 10 1 2 1 8 0 2 5 Sân tenis 0 1 1 0 0 6 Hồ bơi 0 0 0 0 0 7 Đường chạy 0 2 0 2 0 8 Sân cầu lông 6 0 3 3 0 9 Bàn bóng bàn 8 0 2 4 2 10 Nệm mút, xà nhãy cao 4 0 2 2 0 11 Thảm thể dục 1 0 1 0 0 12 Dụng cụ đo lường 1 0 1 0 0 13 Thư viện 1 0 1 0 0 14 Máy tinh có internet 1000 0 500 400 100 Cơ sở vật chất chưa thật sự đảm bảo cho nên việc tổ chức giảng dạy các môn thể thao chuyên sâu, chỉ có thể tổ chức giảng dạy một số môn đảm bảo về dụng cụ. Như vậy, khả năng của nhà trường không theo kịp sự phát triển về số lượng của sinh viên theo từng năm học. 3.1.5. Thực trạng kinh phí dành cho hoạt động môn bóng chuyền Bảng 3.7: Thực trạng kinh phí dành cho hoạt động bóng chuyền giai đoạn 2010–2014. Thời gian Nguồn kinh phí Thường xuyên Tham mưu Khác Tổng vnđ 2010 21.365.700 5.694.000 27.059.700 2011 22.575.500 11.694.000 34.269.500 2012 22.575.800 0 22.575.800 2013 23.482.900 9.405.000 32.887.900 2014 23.672.500 4.824.000 28.496.500 Từ kết quả trên cho thấy kinh phí bình quân khoảng 75.000 đồng/01sinh viên. Mức bình quân kinh phí trên mỗi sinh viên hiện nay là rất hạn chế, số lượng sinh viên chuyên ngành GDTC và toàn trường ngày càng tăng, nên kinh phí chi các hoạt động TDTT cần được bổ sung thêm. 3.1.6. Thực trạng về mức độ phối hợp giữa các phòng ban có liên quan Bảng 3.8: Kết quả phỏng vấn về mức độ phối hợp giữa Bộ môn GDTC và các phòng ban (n=18) Mức độ phối hợp TT Tên phòng ban Nội dung công việc Rất tốt Tốt Bình thường 1 Ban Giám hiệu Xin chủ trương 88.89 11.11 0 2 Phòng đào tạo Quản lý đăng ký học phần 83.33 16.67 0 Quản lý điểm 3 Phòng công tác sinh viên Quản lý sinh hoạt sinh viên nội và ngoại trú 61.11 38.89 0 4 Phòng tài vụ Các khoản chi phí 66.67 33.33 0 Học phí, bảo hiểm 5 Phòng Tổ chức cán bộ Quản lý hồ sơ Thẩm định văn bằng 83.33 16.67 0 6 Phòng Nghiên cứu khoa học Đề tài các cấp, bài báo khoa học, hội thảo 66.67 33.33 0 7 Phòng Quản trị thiết bị Quy hoạch 66.67 33.33 0 Xây dựng CSVC Qua bảng 3.8 cho thấy, mức độ phối hợp giữa Bộ môn với Ban Giám hiệu rất tốt chiếm tỉ lệ 88.89%; công tác quản lý điểm, đăng ký học phần Bộ môn phối hợp rất tốt với Phòng Đào tạo chiếm tỉ lệ 83.33%; công tác quản lý hồ sơ, thẩm định văn bằng phần Bộ môn phối hợp rất tốt với Phòng Tổ chức cán bộ chiếm tỉ lệ 83.33%. 3.1.7. Thực trạng về kết quả học tập của sinh viên Bảng 3.9: Thống kề kết quả học tập của sinh viên chuyên sâu bóng chuyền khóa 38 và 39 ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ CSBC KHÓA 39  HỌC PHẦN 1 HỌC PHẦN 2 HỌC PHẦN 3 Phân loại Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Giỏi 2 5.26 2 5.26 3 7.89 Khá 8 21.05 10 26.32 13 34.21 Trung bình 19 50.00 21 55.26 20 52.63 Yếu 9 23.68 5 13.16 2 5.26 Tổng 38 100.00 38 100.00 38 100.00  CSSBC KHÓA 38 HỌC PHẦN 1 HỌC PHẦN 2 HỌC PHẦN 3 Phân loại Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Giỏi 2 5.88 2 5.88 2 5.88 Khá 7 20.59 8 23.53 11 32.35 Trung bình 18 52.94 20 58.82 19 55.88 Yếu 7 20.59 4 11.76 2 5.88 Tổng 34 100.00 34 100.00 34 100.00 Như vậy qua kết quả học tập của 2 khóa 38 và 39 cho thấy, tỉ lệ sinh viên xếp loại giỏi là rất thấp nhưng không tăng hay tăng không đáng kể qua các học phần và tỉ lệ xếp loại trung bình và kém là rất cao từ 57.89% trở lên, điều này nói lên chương trình môn học chuyên sâu bóng chuyền hiện hành và nội dung đánh giá chưa đáp ứng được năng lực và yêu cầu người học. 3.1.8. Thực trạng về kết quả phỏng vấn của sinh viên sau khi học môn chuyên sâu bóng chuyền hiện hành Nhằm khảo sát mức độ hứng thú, thái độ học tập, các vấn đề khác mà chương trình môn học chuyên sâu bóng chuyền mang lại và những vấn đề phản ánh của sinh viên. Luận án tiến hành phỏng vấn sinh viên để thu thập ý kiến đánh giá về mức độ hài lòng, mức độ hứng thú, thái độ học tập, các vấn đề khác sau khi học xong chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền. Kết quả phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.10. Bảng 3.10: Kết quả phỏng vấn sinh viên chuyên sâu bóng chuyền khóa 39 ngành Giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ (n=38). TT Nội dung Mức độ tỉ lệ % Câu 1 Anh/chị cho biết nhận thức của mình về tầm quan trọng của môn bóng chuyền như thế nào? Quan trọng 47.37 Không quan trọng 47.37 Chưa xác định. 5.26 Câu 2 Theo Anh/chị chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền có hiệu quả không? Hiệu quả. 2.63 Ít hiệu quả. 55.26 Không hiệu quả. 42.11 Câu 3 Anh/chị có thấy hứng thú khi học xong chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền không? Hứng thú. 7.89 Ít hứng thú. 39.47 Không hứng thú. 52.63 Câu 4 Anh/ chị có hài lòng với phương pháp giảng dạy của giáo viên môn chuyên sâu bóng chuyền không? Hài lòng. 78.95 Ít hài lòng. 18.42 Không hài lòng. 2.63 Câu 5 Anh/chị có hài lòng với việc phân bổ thời khóa biểu học môn chuyên sâu bóng chuyền không? Hài lòng. 23.68 Ít hài lòng. 76.32 Không hài lòng. 0.00 Câu 6 Theo Anh/chị chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền có cần phải cải tiến và xây dựng lại cho phù hợp hơn không? Cải tiến và xây dựng lại. 89.47 Không cần. 0.00 Không ý kiến. 10.53 Câu 7 Theo Anh/chị thời lượng của chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền với 3 học phần có cần tăng thêm không? Thời lượng không đủ (ít). 26.32 Thời lượng đủ và phù hợp. 2.63 Cần tăng thời lượng. 71.05 Câu 8 Theo Anh/chị nếu cần tăng hàm lượng thì tăng bao nhiêu học phần là phù hợp? 01 học phần. 26.32 02 học phần. 28.95 Chưa xác định. 44.74 Câu 9 Theo Anh/chị nếu cải thiện và xây dựng lại chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền thì cần tập trung ở phần nào? Lý thuyết và thực hành. 7.89 Phương pháp và thực hành. 10.53 Lý thuyết, thực hành và phương pháp. 81.58 Câu 10 Sau khi học xong chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền hiện hành, Anh/chị nhận thấy nó có phù hợp với công tác giảng dạy sau này không? Rất phù hợp. 5.26 Phù hợp nhưng chưa đáp ứng yêu cầu . 55.26 Không phù hợp. 39.47 Câu 11 Trong quá trình học Anh/ chị có thường xuyên tập luyện bóng chuyền ngoại khóa không? Thường xuyên (3 buổi / tuần trở lên). 28.95 Ít thường xuyên (1-2 buổi trong tuần). 44.74 Không tập ngoại khóa. 26.32 Qua kết quả bảng 3.10 cho thấy việc phân bổ thời khóa biểu đa phần sinh viên ít hài lòng và không hài lòng chiếm tỉ lệ 76.32%, có đến 89.47% sinh viên cho rằng chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền cần phải cải tiến và xây dựng lại cho hiệu quả hơn, 71.05% sinh viên cho rằng cần tăng thời lượng học phần và 26.32% sinh viên nhận xét là thời lường quá ít chưa đáp ứng yêu cầu người học, 81.58% sinh viên cho rằng cần tăng cả 3 phần là lý thuyết, thực hành và phương pháp. 3.1.9. Thực trạng về công tác quản lý và đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Cần Thơ 3.1.10. Bàn luận về đánh giá thực trạng Tóm lại: - Thực trạng chương trình đào tạo ngành GDTC trường ĐHCT giai đoạn 2010 đến 2014 còn tồn tại nhiều hạn chế điều này nói lên chương trình môn học chuyên sâu bóng chuyền và nội dung đánh giá chưa đáp ứng được năng lực và yêu cầu người học. - Thực trạng về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, kinh phí và kết quả phỏng vấn sinh viên để thu thập ý kiến đánh giá về mức độ hài lòng, mức độ hứng thú, thái độ học tập, các vấn đề khác sau khi học xong chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền cho thấy chưa đáp ứng nhu cầu người học.. Từ những vấn đề trên, Bộ môn bóng chuyền đã thấy được những mặt hạn chế của chương trình đào tạo và kết quả đào tạo học phần chuyên sâu bóng chuyền, nên đã đề nghị lên Bộ môn GDTC và Ban Giám hiệu Trường ĐHCT cho phép điều chỉnh xây dựng đổi mới chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền phù hợp hơn để nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng với mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới. 3.2. Xây dựng đổi mới và ứng dụng thực nghiệm chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền ngành GDTC Trường ĐHCT 3.2.1. Các cơ sở khoa học và thực tiển để xây dựng chương trình giảng dạy môn học chuyên sâu bóng chuyền ngành GDTC Trường ĐHCT 3.2.1.1. Các cơ sở khoa học để xây dựng chương trình giảng dạy 3.2.1.2. Các cơ sở thực tiển để xây dựng chương trình giảng dạy 3.2.2. Phân tich SWOT về xây dựng chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền ngành GDTC Trường Đại học Cần Thơ Dựa vào các kết quả nghiên cứu về thực trạng, luận án tiến hành phân tích SWOT để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Từ đó làm cơ sở để xây dựng xây dựng chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền ngành giáo dục thể chất Trường Đại học Cần Thơ. Đây là những cơ sở quan trọng để xây dựng chương trình giảng dạy môn chuyên sâu bóng chuyền ngành GDTC Trường ĐHCT khoa học, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu người học trong giai đoạn hiện nay. 3.2.3. Lựa chọn
Luận văn liên quan