Từ năm 1986, việc đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội đã trở thành
một trong những mối quan tâm thường trực trong nhận thức và hành động
của Đảng. Theo đó, 30 năm qua, nhận thức lý luận về dân chủ xã hội chủ
nghĩa (XHCN) đã có nhiều điểm mới, thực tiễn xây dựng dân chủ XHCN ở
nước ta đã có những đổi thay có tính bước ngoặt.
Tuy nhiên, những thành tựu của quá trình nhận thức và thực hiện xây
dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta mới chỉ là bước đầu. Trong 30 năm qua,
trên nhiều khía cạnh, quá trình nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền
dân chủ XHCN còn nhiều thiếu sót, hạn chế và nảy sinh không ít vấn đề gai
góc, phức tạp.
27 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN ANH TUẤN
NHËN THøC MíI VÒ D¢N CHñ X· HéI CHñ NGHÜA
Vµ X¢Y DùNG NÒN D¢N CHñ X· HéI CHñ NGHÜA
ë VIÖT NAM THêI Kú §æI MíI
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Mã số: 62 22 03 08
HÀ NỘI - 2016
Công trình được hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Viết Thông
Phản biện 1:.........................................................
.........................................................
Phản biện 2:.........................................................
.........................................................
Phản biện 3:.........................................................
.........................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi...... giờ....... ngày...... tháng...... năm 2016
Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ năm 1986, việc đổi mới, dân chủ hóa đời sống xã hội đã trở thành
một trong những mối quan tâm thường trực trong nhận thức và hành động
của Đảng. Theo đó, 30 năm qua, nhận thức lý luận về dân chủ xã hội chủ
nghĩa (XHCN) đã có nhiều điểm mới, thực tiễn xây dựng dân chủ XHCN ở
nước ta đã có những đổi thay có tính bước ngoặt.
Tuy nhiên, những thành tựu của quá trình nhận thức và thực hiện xây
dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta mới chỉ là bước đầu. Trong 30 năm qua,
trên nhiều khía cạnh, quá trình nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền
dân chủ XHCN còn nhiều thiếu sót, hạn chế và nảy sinh không ít vấn đề gai
góc, phức tạp. Nhiều khía cạnh nội dung về dân chủ XHCN và xây dựng nền
dân chủ XHCN chưa được nhận thức đầy đủ, thể hiện sự phiến diện, giáo
điều, máy móc dẫn đến thiếu thống nhất trong hành động, gây lúng túng
trong thực thi. Những vấn đề đó nếu không được nhận thức và giải quyết
đúng đắn, kịp thời thì sẽ là lực cản lớn cho sự phát triển đất nước, sẽ là
nguyên nhân trực tiếp gây ra những bất ổn về chính trị - xã hội, đe dọa đến sự
thành bại của công cuộc đổi mới, sự tồn vong của chế độ XHCN và nền dân
chủ XHCN ở nước ta.
Thực tế đang đòi hỏi chúng ta phải có những tổng kết công phu trên
phương diện lý luận và thực tiễn về dân chủ XHCN, từ đó tiếp tục làm sáng
tỏ những vấn đề về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước
ta trong điều kiện mới. Với mong muốn góp phần từng bước giải quyết
những công việc phức tạp và hệ trọng nói trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn
đề “Nhận thức mới về dân chủ xã hội chủ nghĩa và xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới” làm đề tài luận án Tiến sĩ
Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Từ việc phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, phân tích những nội
dung mới và những vấn đề đặt ra trong nhận thức về dân chủ XHCN và xây
dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam qua 30 năm đổi mới, luận án đề xuất
2
những quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức về
dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ đó, xác định sự
cần thiết và các nội dung luận án tập trung nghiên cứu; Phân tích cơ sở lý
luận, thực tiễn của nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ
XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; Phân tích, làm rõ những nội dung
mới và những vấn đề đặt ra trong nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng
nền dân chủ XHCN ở nước ta trong thời kỳ đổi mới; Đề xuất một số quan
điểm, giải pháp tiếp tục bổ sung, phát triển nhận thức về dân chủ XHCN và
xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những nhận thức mới về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ
XHCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Những nhận thức mới về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ
XHCN ở nước ta trong thời kỳ đổi mới thể hiện qua các văn kiện Đảng,
trước hết là văn kiện Đại hội Đảng và văn kiện Hội nghị Trung ương Đảng từ
năm 1986 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận về dân chủ XHCN của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng, Nhà nước về dân chủ; kế
thừa có chọn lọc các công trình và các bài viết có liên quan của các tác giả
khác đã được công bố ở trong và ngoài nước về dân chủ và dân chủ XHCN.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Dựa vào kết quả quá trình đổi mới toàn diện đất nước từ năm 1986 đến
nay, trong đó, chú trọng thực tiễn hoạt động lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
3
của Nhà nước và sự vận động của thực tiễn dân chủ hóa đời sống xã hội ở
nước ta trong 30 năm qua. Đồng thời, có liên hệ với thực tiễn dân chủ hóa ở
các nước trên thế giới cũng như thực tiễn thực thi dân chủ ở nước ta thời kỳ
trước đổi mới.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân tích
- tổng hợp, hệ thống - cấu trúc, logic - lịch sử, nghiên cứu văn bản, so sánh
đối chiếu
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của những nhận thức mới về dân
chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới; Hệ
thống hóa, làm rõ những nội dung mới trong nhận thức về dân chủ XHCN
xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới; Phân tích những
vấn đề đặt ra và đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm tiếp tục bổ sung, phát
triển nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt
Nam trong điều kiện hiện nay.
6. Ý nghĩa thực tiễn của của luận án
Góp phần để công tác tư tưởng, lý luận của Đảng vươn lên phản ánh
đúng đắn, sâu sắc quy luật, tính quy luật của quá trình dân chủ hóa XHCN ở
Việt Nam; Góp phần tạo sự thống nhất về tư tưởng và hành động để toàn
Đảng, toàn dân ta thực hiện tốt hơn việc phát huy dân chủ XHCN cũng như
phê phán các quan điểm sai trái về dân chủ và dân chủ XHCN; Có thể dùng
làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các nội dung
liên quan đến dân chủ và hệ thống chính trị trong Chủ nghĩa xã hội khoa học
và các chuyên ngành khoa học khác.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các công trình của tác giả đã được công
bố, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ DÂN CHỦ VÀ DÂN
CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về dân chủ và dân chủ xã hội
chủ nghĩa
Luận án phân tích 6 công trình đã dịch và lưu hành ở nước ta như: cuốn
Chế độ dân chủ, nhà nước và xã hội của N.M.Voskresenskaia, N.B.
Davletshina; Bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 30 năm cải cách mở cửa của Hồ
Cẩm Đào in trong Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu tổng kết 30 năm
đổi mới; Luận án Tiến sĩ Triết học Vấn đề xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
ở Lào hiện nay của Khăm Phon Bun Na Di...
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về dân chủ và dân chủ xã hội
chủ nghĩa
Luận án phân tích 31 công trình, tiêu biểu như: cuốn Dân chủ tư sản và
dân chủ xã hội chủ nghĩa của Thái Ninh, Hoàng Chí Bảo; cuốn Dân chủ, độc
tài và phát triển của Hồ Sĩ Quý; cuốn Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận
của Đảng 1986 - 2005, tập 1, 2 của Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc
Việt, Lê Ngọc Tòng (Đồng chủ biên); bài Quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam về dân chủ và thực hành dân chủ trước và từ khi đổi mới đến nay,
của Nguyễn Viết Thông; Báo cáo đề tài Nghiên cứu, tổng kết làm sáng tỏ
những vấn đề lý luận xây dựng dân chủ xã hội chủ nghĩa trong công cuộc
đổi mới đất nước” của Đỗ Thị Thạch
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ XÂY DỰNG NỀN
DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới về xây dựng nền dân chủ và xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Luận án phân tích 7 công trình như: Dân chủ ở cấp địa phương: sổ tay
IDEA quốc tế của Viện quốc tế về dân chủ và hỗ trợ bầu cử (Thụy Điển); bài
Dân chủ: Giá trị phổ quát và những kinh nghiệm lịch sử của Viện Triết học
5
Viện Hàn lâm khoa học Nga; bài Đảng cộng sản các nước trên thế giới tận
dụng như thế nào sự tham dự dân chủ để thắt chặt quan hệ giữa đảng với
quần chúng của Thái Thượng Kim; cuốn Trung Quốc đối mặt với những
điểm nóng lý luận của Cục Lý luận - Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng
Cộng sản Trung Quốc...
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về xây dựng nền dân chủ và xây
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Luận án phân tích 68 công trình, tiêu biểu như: cuốn Dân chủ, nhân
quyền - giá trị toàn cầu và đặc thù quốc gia của Hội đồng Lý luận Trung
ương; cuốn Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay
của Đỗ Trung Hiếu; Về quá trình dân chủ hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay của Lê Minh Quân; Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Vũ
Hoàng Công; Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm
đổi mới (1986-2016) của Đảng Cộng sản Việt Nam; bài Phát huy dân chủ
trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền của Nguyễn Văn Huyên;
Một số quan điểm cần nắm vững trong đổi mới mối quan hệ giữa Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ của Bùi Đình Bôn; Xây dựng nền
dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: những vấn đề lý luận, thực tiễn cần
làm sáng tỏ trong điều kiện hiện nay của Nguyễn Quốc Phẩm; Xây dựng
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua gần 30 năm đổi mới của Đỗ
Thị Thạch - Nguyễn Văn Quyết; luận án Xây dựng hệ tiêu chí đánh giá trình
độ phát triển dân chủ ở Việt Nam hiện nay của Trần Thị Thu Huyền...
1.3. GIÁ TRỊ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ NHỮNG
NỘI DUNG LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1.3.1. Giá trị của các công trình tổng quan
1.3.1.1. Giá trị của các công trình nghiên cứu về dân chủ và dân chủ
xã hội chủ nghĩa
Một là, có nhận thức chung về nội hàm của khái niệm dân chủ: từ
nghĩa gốc dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân dân, dân chủ được tiếp
6
cận từ những góc độ, phương pháp khác nhau và được nhận thức như là
phạm trù phức tạp có bản chất nhiều thứ bậc với nội hàm rất phong phú, đa
dạng. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy điểm chung tương đối thống
nhất trong quan niệm về nội dung dân chủ. Theo đó, dân chủ được hiểu với 5
nội dung cơ bản.
Hai là, có nhận thức chung tương đối thống nhất về nền dân chủ: các
nghiên cứu cho thấy có nhiều loại hình dân chủ, chế độ dân chủ, nền dân chủ
với những nội dung, đặc trưng khác nhau; ngay cả một loại hình dân chủ
cũng có những biến thể khác nhau. Giữa các loại hình dân chủ, giữa các nền
dân chủ, kể cả giữa dân chủ tư sản và dân chủ XHCN là những loại hình dân
chủ có sự khác nhau về chất cũng có những nguyên tắc, cơ chế, giá trị chung,
phổ biến cả trên phương diện nội dung, hình thức, cả nhận thức và thực tiễn.
Ba là, ở những góc độ, khía cạnh khác nhau, các nhà nghiên cứu đã
dành sự quan tâm lớn đối với các nội dung của nền dân chủ XHCN. Có
công trình nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân
chủ vô sản, dân chủ nhân dân, dân chủ XHCN, dân chủ Xôviết. Có công
trình nghiên cứu về dân chủ XHCN đặc sắc Trung Quốc trong sự nghiệp cải
cách mở cửa, nghiên cứu về dân chủ nhân dân và dân chủ XHCN trong
công cuộc đổi mới ở Lào và ở Việt Nam. Trong đó có nhiều công trình
nghiên cứu sâu về nội dung chính trị, thể chế của dân chủ XHCN; cũng đã
có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân chủ XHCN từ góc độ cơ chế, giá
trị xã hội, giá trị văn minh của nó. Đồng thời, cũng đã có công trình quan
tâm nghiên cứu nhận thức mới về dân chủ XHCN ở Việt Nam trên một số
khía cạnh nội dung qua mỗi kỳ Đại hội Đảng, qua từng chặng đường đổi
mới của đất nước ta.
1.3.1.2. Giá trị của các công trình nghiên cứu về xây dựng nền dân
chủ và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Thứ nhất, có những nhận thức chung về nội dung xây dựng nền dân
chủ: các nghiên cứu cho thấy rằng, lịch sử phát triển xã hội loài người là lịch
sử không ngừng vươn lên để đạt những giá trị dân chủ ngày một cao, sâu sắc
7
và phổ biến. Xây dựng, phát triển nền dân chủ là xu thế tất yếu khách quan
của sự tiến hóa lịch sử nhân loại. Con đường tạo lập dân chủ, biện pháp phát
triển dân chủ bao hàm sự thống nhất biện chứng giữa giá trị, nguyên tắc, biện
pháp chung, phổ biến với giá trị, nguyên tắc, biện pháp riêng, đặc thù. Mỗi
loại hình dân chủ, mỗi chế độ dân chủ ở từng quốc gia, dân tộc, trong những
thời kỳ, điều kiện lịch sử khác nhau sẽ có cách thức, con đường, biện pháp
khác nhau để thiết lập và phát triển nền dân chủ. Trong đó, xuyên qua các
loại hình dân chủ, con đường, biện pháp chung để xây dựng, phát triển dân
chủ đó là thiết lập, tạo dựng các cơ sở, điều kiện về chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội theo các yêu cầu và chuẩn mực dân chủ.
Thứ hai, có những nghiên cứu về nội dung, giải pháp xây dựng nền dân
chủ XHCN: ở những góc độ, mức độ khác nhau, có nhiều công trình nghiên
cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nền dân chủ
vô sản, dân chủ XHCN. Có công trình nghiên cứu quan điểm của Đảng Cộng
sản Trung Quốc về xây dựng nền dân chủ XHCN đặc sắc Trung Quốc trong
cải cách mở cửa; nghiên cứu quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào
về xây dựng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân; nghiên cứu quan điểm của
Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN ở Việt
Nam trong thời kỳ đổi mới. Các nhóm nội dung, điều kiện, giải pháp có tính
tất yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội được bàn luận trong các nghiên
cứu là phải xây dựng, phát triển nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, văn
hóa dân chủ và xây dựng, phát triển xã hội phù hợp với điều kiện hoàn cảnh
của mỗi quốc gia, dân tộc dưới sự lãnh đạo của chính đảng theo chủ nghĩa
Mác - Lênin.
Tóm lại, các công trình ở trong và ngoài nước nghiên cứu về dân chủ,
dân chủ XHCN, xây dựng nền dân chủ và xây dựng nền dân chủ XHCN là
đa dạng, phong phú và đồ sộ. Công trình nghiên cứu lý luận, thực tiễn về dân
chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới cũng đã có khá nhiều. Tuy nhiên, kết quả này mới chỉ là bước đầu; hiện
vẫn cần có những công trình bàn sâu và có hệ thống về vấn đề nghiên cứu,
8
từ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, những nội dung mới, vấn đề đặt ra trong
nhận thức và quan điểm, giải pháp bổ sung, phát triển nhận thức lý luận về
dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam trong điều kiện
mới, nhất là tiếp cận từ góc độ triết học, chính trị - xã hội bởi đây là một
trong những vấn đề liên quan mật thiết đến toàn bộ sự nghiệp đổi mới, xây
dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và xây dựng nền dân chủ XHCN ở nước ta
hiện nay. Dĩ nhiên, kết quả nghiên cứu của những công trình nói trên chính là
nguồn tư liệu phong phú, quý giá để tác giả kế thừa, tiếp thu có chọn lọc
nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.
1.3.2. Những nội dung luận án tập trung nghiên cứu
Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ đặt ra, luận án tập trung làm rõ
những vấn đề cơ bản sau:
- Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của những nhận thức mới
về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam thời kỳ
đổi mới.
- Phân tích, làm rõ những nội dung mới trong nhận thức về dân chủ
XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở Việt Nam thời kỳ đổi mới; phân
tích những vấn đề đặt ra trong nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền
dân chủ XHCN ở nước ta trong thời kỳ đổi mới.
- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp phù hợp nhằm tiếp tục bổ sung,
phát triển nhận thức về dân chủ XHCN và xây dựng nền dân chủ XHCN ở
nước ta hiện nay.
9
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NHẬN THỨC MỚI
VỀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG NỀN
DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHẬN THỨC MỚI VỀ DÂN CHỦ XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VÀ XÂY DỰNG NỀN DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Ở VIỆT NAM THỜI KỲ ĐỔI MỚI
2.1.1. Quan niệm chung về dân chủ, nền dân chủ và xây dựng nền
dân chủ
2.1.1.1. Quan niệm chung về dân chủ
Từ nghĩa gốc của khái niệm (dân chủ là mọi quyền lực thuộc về nhân
dân), trong những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử khác nhau, tùy theo sự vận
động biến đổi của thực tiễn dân chủ, khái niệm dân chủ được nhận thức cũng
đa dạng. Đến nay, mặc dù vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau nhưng hầu
như đã có những nhận thức chung tương đối thống nhất về những nội dung
cơ bản của khái niệm dân chủ. Theo đó, dân chủ được hiểu với nghĩa rộng
với 5 nội dung cơ bản: Một, chế độ chính trị, hình thức nhà nước bảo đảm
nhân dân là chủ thể quyền lực; Hai, quyền thống trị, quyền làm chủ của giai
cấp thống trị; Ba, biểu thị thành quả đấu tranh của nhân dân chống lại áp bức,
bóc lột; Bốn, cơ chế, nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của các tổ chức cộng đồng
và các tổ chức chính trị - xã hội trên cơ sở sự tự do, bình đẳng giữa các thành
viên, thiểu số phục tùng đa số và tôn trọng, bảo vệ thiểu số; Năm, giá trị xã
hội, giá trị nhân văn phản ánh trạng thái, mức độ giải phóng con người trong
tiến trình phát triển xã hội...
2.1.1.2. Quan niệm chung về nền dân chủ và xây dựng nền dân chủ
Nền dân chủ là khái niệm phản ánh chỉnh thể xã hội được tổ chức, vận
hành theo các nguyên tắc, yêu cầu và chuẩn mực dân chủ nhằm thực thi
quyền lực và bảo đảm lợi ích của giai cấp cầm quyền. Biện chứng của lịch
sử dân chủ trên phạm vi toàn nhân loại đã, đang và sẽ đi từ nền dân chủ tự
quản cộng sản nguyên thủy đến dân chủ chủ nô, dân chủ tư sản và tiến tới
dân chủ tự quản văn minh trong xã hội cộng sản văn minh, mà bước quá độ
10
lên hình thức dân chủ này là nền dân chủ XHCN. Theo đó, nền dân chủ
XHCN được hiểu là chỉnh thể xã hội được tổ chức, vận hành theo các nguyên
tắc, yêu cầu và chuẩn mực dân chủ nhằm thực thi quyền lực, bảo đảm lợi ích
của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.
Xây dựng nền dân chủ là việc con người (các cá nhân và tổ chức, trong
đó có các đảng cầm quyền) trên cơ sở nhận thức các điều kiện khách quan,
chủ quan cụ thể để tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm thúc đẩy sự ra đời
và phát triển của nền dân chủ trên thực tế. Đó là việc tạo dựng, thiết lập
những cơ sở, điều kiện lịch sử cần thiết để thực thi những nguyên tắc, yêu
cầu, chuẩn mực dân chủ trong các lĩnh vực đời sống xã hội nhằm bảo đảm
quyền lực và lợi ích của giai cấp cầm quyền. Theo logic đó, xây dựng nền
dân chủ XHCN là việc tạo dựng, thiết lập những cơ sở, điều kiện lịch sử cần
thiết để thực thi những nguyên tắc, yêu cầu, chuẩn mực dân chủ trong các
lĩnh vực đời sống xã hội nhằm bảo đảm quyền lực và lợi ích của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động.
Trong lịch sử hiện đại, xây dựng nền dân chủ thường bao gồm: Thứ
nhất, xây dựng điều kiện kinh tế của nền dân chủ và thực hiện dân chủ trong
lĩnh vực kinh tế, trong đó, cốt lõi là xây dựng, phát triển kinh tế thị trường.
Thứ hai, xây dựng điều kiện chính trị của nền dân chủ và thực hiện dân chủ
trong lĩnh vực chính trị, trong đó, cơ bản là xây dựng nhà nước pháp quyền.
Thứ ba, xây dựng điều kiện văn hóa của nền dân chủ và thực hiện dân chủ
trong lĩnh vực văn hóa, trong đó, cốt lõi là phát triển dân trí, tự do tư tưởng,
tự do ngôn luận và đa dạng văn hóa. Thứ tư, xây dựng điều kiện xã hội của
nền dân chủ và thực hiện dân chủ trong lĩnh vực xã hội, trong đó, cơ bản là
xây dựng, phát triển xã hội công dân, xã hội dân sự, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong luận án, tác giả sử dụng cách tiếp cận toàn diện, chỉnh thể về dân
chủ, dân chủ XHCN, xây dựng nền dân chủ và xây dựng nền dân chủ
XHCN. Khái niệm dân chủ