Công nghệ thông tin có thể làm thay đổi hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp vượt qua đối
thủ cạnh tranh (Wei và Wang, 2004). Hệ thống hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp - ERP (Enterprise
Resource Planning) là một trong những kỹ thuật CNTT
ra đời vào giữa cuối thập niên 1990 (Gunyung và cộng
sự, 2009) và ngày nay, nó đang được sử dụng rộng rãi
trong các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, mặc dù việc ứng
dụng hệ thống ERP phát triển sau thế giới nhưng theo
Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2017, tính
đến hết năm 2016 cả nước có 17% doanh nghiệp sử
dụng hệ thống ERP. Con số này cho thấy hiện tại các
doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm và ứng dụng hệ
thống ERP nhưng vẫn còn khá ít. Tuy nhiên, chắc chắn
rằng hệ thống ERP đã và sẽ được ứng dụng một cách
phổ biến do ERP được như xem là một giải pháp công
nghệ tối ưu đối với hoạt động quản trị thông tin hữu hiệu
và hiệu quả (Françoise và cộng sự, 2009). Vấn đề đặt ra
là hệ thống ERP nên ứng dụng như thế nào để được xem
là thành công?
29 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Nhân tố tác động đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
----------
PHẠM TRÀ LAM
NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẢM NHẬN KẾT
QUẢ CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KẾ TOÁN
TRONG MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG HỆ THỐNG
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP –
TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM
Chuyên ngành : Kế toán
Mã số : 9340301
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
TP Hồ Chí Minh – Năm 2018
Công trình được hoàn thành tại:
Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Võ Văn Nhị
Phản biện 1: ..................................................................
......................................................................................
Phản biện 2: ..................................................................
......................................................................................
Phản biện 3: ..................................................................
......................................................................................
Luận án tiến sĩ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận
án cấp trường họp tại: ..................................................
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
......................................................................................
......................................................................................
......................................................................................
1
1. Giới thiệu
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Công nghệ thông tin có thể làm thay đổi hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp khiến doanh nghiệp vượt qua đối
thủ cạnh tranh (Wei và Wang, 2004). Hệ thống hoạch
định nguồn lực doanh nghiệp - ERP (Enterprise
Resource Planning) là một trong những kỹ thuật CNTT
ra đời vào giữa cuối thập niên 1990 (Gunyung và cộng
sự, 2009) và ngày nay, nó đang được sử dụng rộng rãi
trong các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, mặc dù việc ứng
dụng hệ thống ERP phát triển sau thế giới nhưng theo
Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2017, tính
đến hết năm 2016 cả nước có 17% doanh nghiệp sử
dụng hệ thống ERP. Con số này cho thấy hiện tại các
doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm và ứng dụng hệ
thống ERP nhưng vẫn còn khá ít. Tuy nhiên, chắc chắn
rằng hệ thống ERP đã và sẽ được ứng dụng một cách
phổ biến do ERP được như xem là một giải pháp công
nghệ tối ưu đối với hoạt động quản trị thông tin hữu hiệu
và hiệu quả (Françoise và cộng sự, 2009). Vấn đề đặt ra
là hệ thống ERP nên ứng dụng như thế nào để được xem
là thành công?
Theo Markus và Tanis (2000), nghiên cứu về hệ thống
ERP là một chủ đề quan trọng trong nghiên cứu hệ thống
thông tin. Nhìn chung, các vấn đề trong sử dụng hệ
thống ERP có sự liên kết về mặt khái niệm một cách
mạnh mẽ với mọi lĩnh vực lớn của HTTT (Markus và
Tanis, 2000). Do đó, có thể vận dụng các lý thuyết hay
các nghiên cứu về HTTT cho nghiên cứu về hệ thống
2
ERP. Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đi
theo xu hướng trên.
Kết quả công việc (job performance) là một chỉ số quan
trọng trong việc đo lường sự thành công của một HTTT
(Sykes và cộng sự (2014), Nah và cộng sự (2003),
Umble và cộng sự (2003)). Một số nghiên cứu trên thế
giới đã quan tâm nghiên cứu về kết quả công việc của cá
nhân trong môi trường ERP như nghiên cứu của
Bradford và Florin (2003), Kositanurit và cộng sự
(2006), Park và cộng sự (2007), Sykes và cộng sự
(2014), Sykes (2015) và Rajan và Baral (2015). Tuy
nhiên, mỗi nghiên cứu lại khám phá ra các yếu tố tác
động đến kết quả công việc cá nhân sử dụng ERP là
khác nhau.
Theo Sykes và cộng sự (2014), nếu việc ứng dụng ERP
không được chấp nhận, nó dẫn đến hậu quả là kết quả
công việc của cá nhân thấp hơn từ đó kéo theo tỷ lệ nghỉ
việc của nhân viên gia tăng. Bên cạnh đó, nếu kết quả
công việc của cá nhân đạt ở mức độ thấp thì nó sẽ tác
động xấu đến kết quả hoạt động của tổ chức (Kositanurit
và cộng sự, 2006). Xét ở khía cạnh kế toán, khi ứng
dụng hệ thống ERP, cách thức thu thập, lưu trữ, truyền
thông và sử dụng dữ liệu kinh doanh trong doanh nghiệp
bị thay đổi đáng kể và những thay đổi này đã ảnh hưởng
đến kế toán (Sutton, 2006). Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu là bằng chứng khoa học về việc ứng dụng hệ
thống ERP và tác động của chúng vào kế toán vẫn còn
rất ít (Granlund và Malmi, 2002; Sutton, 2006). Trong
nghiên cứu của Wongpinunwatana và cộng sự (2000),
các tác giả đã nghiên cứu về kết quả công việc của nhân
3
viên kiểm toán trong môi trường ERP. Bên cạnh đó, một
số nghiên cứu về chủ đề HTTT/ hệ thống ERP đã nghiên
cứu trên những nhóm đối tượng sử dụng HTTT/ hệ
thống ERP khác nhau như nghiên cứu của Kanellou và
Spathis (2013) tìm hiểu tác động của lợi ích kế toán đến
sự thỏa mãn đối với hệ thống ERP của người sử dụng
với 2 nhóm đối tượng khác nhau là nhân viên CNTT và
nhân viên kế toán; hay nghiên cứu của Tesch và cộng sự
(2003) và nghiên cứu của Ragu-Nathan và cộng sự
(2008) đã nghiên cứu sự thỏa mãn của các bên liên quan
theo 3 nhóm người sử dụng HTTT gồm chuyên gia
HTTT, nhà quản trị dự án HTTT và người dùng cuối,.
Điều này chứng tỏ rằng, nghiên cứu chuyên sâu về kết
quả công việc của từng nhóm đối tượng (các bên liên
quan) sử dụng hệ thống ERP là cần thiết.
Một cách khái quát, việc nghiên cứu chuyên sâu về một
đối tượng cụ thể khi sử dụng hệ thống ERP là cần thiết.
Do đó, nghiên cứu này tiếp nối các nghiên cứu về kết
quả công việc cá nhân sử dụng hệ thống ERP nhưng
nhấn mạnh đối với các cá nhân làm công tác kế toán
nhằm bổ sung hiểu biết về vấn đề ứng dụng ERP ở góc
độ cá nhân với những nhóm đối tượng sử dụng khác
nhau. Nhìn chung, các nghiên cứu đi trước đã nghiên
cứu về vấn đề sử dụng HTTT/ hệ thống ERP với những
nhóm đối tượng sử dụng khác nhau, tuy nhiên, trong bối
cảnh ứng dụng hệ thống ERP, chưa có nghiên cứu về kết
quả công việc của nhân viên kế toán như chủ đề của
nghiên cứu này. Hơn nữa, bởi các nhân viên kế toán là
nhóm đối tượng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ khi hệ thống
ERP được ứng dụng (Scapens và Jazayeri's (2003),
Newman và Westrup (2005)), đồng thời nếu các nhân
4
viên kế toán cảm nhận rằng kết quả công việc của họ
không cao hơn khi sử dụng hệ thống ERP thì có khả
năng họ sẽ không tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp hiện
tại và hậu quả là có thể dẫn đến sự thất bại trong ứng
dụng hệ thống ERP của doanh nghiệp. Như vậy, chủ đề
nghiên cứu về kết quả công việc của nhân viên kế toán
trong bối cảnh ứng dụng hệ thống ERP là cần thiết. Kế
thừa các nghiên cứu tìm hiểu nhân tố tác động đến kết
quả công việc cá nhân sử dụng HTTT, nghiên cứu này
tìm kiếm các nhân tố tác động đến cảm nhận kết quả
công việc của nhân viên kế toán trong bối cảnh ứng dụng
ERP.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Xác định yếu tố chính tác động
đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán
sử dụng hệ thống ERP trong doanh nghiệp.
Mục tiêu cụ thể
- Xem xét tác động sự phù hợp giữa nhiệm vụ kế toán
và hệ thống ERP đến cảm nhận kết quả công việc của
nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP.
- Xem xét tác động của lợi ích kế toán do ứng dụng
ERP đến cảm nhận kết quả công việc của nhân viên
kế toán sử dụng hệ thống ERP.
- Xem xét tác động của cảm nhận tính hữu ích của hệ
thống ERP đến cảm nhận kết quả công việc của nhân
viên kế toán sử dụng hệ thống ERP.
- Xem xét tác động của sự thỏa mãn trong công việc
của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP đến cảm
5
nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán sử
dụng hệ thống ERP.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu/ khảo sát: Nhân viên kế toán sử
dụng hệ thống ERP trong doanh nghiệp Việt Nam đã
ứng dụng hệ thống ERP.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện tại Việt Nam, cụ
thể là các doanh nghiệp đã ứng dụng hệ thống ERP tại
Việt Nam. Các dữ liệu khảo sát sử dụng trong nghiên
cứu được thu thập trong vòng 3 tháng, từ tháng 5 năm
2017 đến tháng 8 năm 2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Do mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm kiểm định lý
thuyết khoa học nên phương pháp nghiên cứu định
lượng được sử dụng dựa vào quy trình suy diễn (Nguyễn
Đình Thọ, 2013).
Nghiên cứu sơ bộ: Dựa vào thang đo các khái niệm
nghiên cứu được kế thừa từ các nghiên cứu liên quan,
một nghiên cứu sơ bộ được thực hiện để đạt được mục
tiêu kiểm định giá trị và độ tin cậy của thang đo các khái
niệm trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Để đánh giá độ
tin cậy của thang đo, nghiên cứu sử dụng phân tích hệ số
tin cậy Cronbach’s Alpha. Để đánh giá giá trị của thang
đo, phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ được sử dụng
nhằm đánh giá hai giá trị quan trọng của thang đo gồm
giá trị hội tụ và giá trị phân biệt (Nguyễn Đình Thọ,
2013). Nghiên cứu sơ bộ có kích thước mẫu là 110 cá
6
nhân. Kết quả nghiên cứu sơ bộ cho ra một mô hình đo
lường chính thức.
Nghiên cứu chính thức: Dựa vào mô hình đo lường có
được từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, bảng khảo sát chính
thức đã được gửi đến các đối tượng khảo sát. Nghiên
cứu chính thức được dùng để khẳng định lại độ tin cậy,
giá trị của thang đo và mô hình đo lường cũng như kiểm
định các giả thiết nghiên cứu. Kỹ thuật PLS_SEM được
sử dụng để xử lý dữ liệu định lượng. Kích thước mẫu
chính thức là 219 cá nhân. Do áp dụng kỹ thuật phân tích
dữ liệu là PLS_SEM nên quy trình nghiên cứu chính
thức được thực hiện theo gợi ý của Hair và cộng sự
(2016).
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
Về mặt lý thuyết: Kết quả của nghiên cứu góp phần bổ
sung bằng chứng thực nghiệm trong việc áp dụng các lý
thuyết nền gồm lý thuyết sự phù hợp giữa nhiệm vụ và
công nghệ (TTF), mô hình kết hợp TAM và TTF, mô
hình xác nhận – kỳ vọng (ECM) và mô hình thành công
của HTTT trong bối cảnh ứng dụng hệ thống ERP. Bên
cạnh đó, nghiên cứu này cũng đã góp phần bổ sung vào
cơ cở lý luận về sự thành công của hệ thống ERP cụ thể
là cảm nhận kết quả công việc của người sử dụng hệ
thống ERP. Nó có thể là tài liệu tham khảo có giá trị cho
các nhà nghiên cứu, giảng viên và sinh viên trong lĩnh
vực kế toán và quản trị kinh doanh, ở Việt Nam và trên
thế giới về sự thành công của hệ thống ERP.
Về mặt thực tiễn: Kết quả của nghiên cứu này giúp cho
các doanh nghiệp đã và đang có ý định ứng dụng hệ
7
thống ERP cũng như các nhà cung cấp và triển khai hệ
thống ERP hiểu biết hơn về sự thành công trong ứng
dụng hệ thống ERP và dự báo sự thành công khi ứng
dụng hệ thống này. Trong nghiên cứu này, sự thành công
của hệ thống ERP được đo lường bằng cảm nhận kết quả
công việc của người sử dụng ERP (nhân viên kế toán).
Các yếu tố đã được chứng minh là có tác động đáng kể
đến cảm nhận kết quả công việc của người sử dụng hệ
thống ERP gồm cảm nhận về tính hữu ích của hệ thống
ERP, mức độ phù hợp giữa nhiệm vụ và hệ thống ERP
và mức độ thỏa mãn trong công việc của người sử dụng
ERP.
2. Khe hổng nghiên cứu
Nhằm mục tiêu xác định khe hổng nghiên cứu để hình
thành đề tài nghiên cứu, các nội dung liên quan đến các
nghiên cứu nước ngoài và tại Việt Nam lần lượt được
giới thiệu và nhận xét trong chương 1. Ba nhóm nghiên
cứu được trình bày gồm nghiên cứu nước ngoài về liên
quan đến khái niệm kết quả công việc của cá nhân trong
môi trường ứng dụng CNTT, các nghiên cứu nước ngoài
liên quan đến các nhân tố có thể có tác động đến kết quả
công việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng CNTT
và các nghiên cứu trong nước về hệ thống ERP. Các
nhân tố có thể có tác động đến cảm nhận kết quả công
việc của cá nhân trong môi trường ứng dụng ERP đã
được giới thiệu và nhận xét gồm sự phù hợp giữa nhiệm
vụ và công nghệ, lợi ích kế toán do ứng dụng ERP, cảm
nhận tính hữu ích của hệ thống ERP và sự thỏa mãn
trong công việc của người sử dụng HTTT.
8
Dựa vào các nghiên cứu đã được tổng hợp, tác giả nhận
thấy:
- Do các nghiên cứu tại Việt Nam về chủ đề ERP
không có nhiều và đặc biệt là nghiên cứu ERP trong
lĩnh vực kế toán thì rất ít, vì vậy đây là một khe hổng
nghiên cứu. Nghiên cứu này được thực hiện để cung
cấp một phần kiến thức về các vấn đề xoay quanh
việc sử dụng hệ thống ERP trong lĩnh vực kế toán.
- Các nghiên cứu nước ngoài về kết quả công việc cá
nhân sử dụng hệ thống ERP chưa được thực hiện
nhiều và đặc biệt là nghiên cứu về kết quả công việc
của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP (PER)
thì tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu nào. Hơn nữa,
trong bối cảnh tại các quốc gia khác nhau, các yếu tố
tác động đến kết quả công việc cá nhân sử dụng hệ
thống ERP là khác nhau, vì vậy cần thiết thực hiện
chủ đề nghiên cứu này tại các quốc gia khác nhau.
Các nghiên cứu đi trước về kết quả công việc cá nhân
sử dụng hệ thống ERP đã chứng minh rằng có thể tồn
tại mức độ khác biệt từ mỗi yếu tố cụ thể đến kết quả
công việc cá nhân đối với những nhóm đối tượng sử
dụng HTTT khác nhau, vì vậy cũng cần thiết thực
hiện nghiên cứu về kết quả công việc cá nhân sử
dụng hệ thống ERP cho các đối tượng sử dụng khác
nhau như nhà quản trị, chuyên viên CNTT, nhân viên
kế toán, Như vậy, tại một quốc gia cụ thể như Việt
Nam, cần thiết nghiên cứu về chủ đề kết quả công
việc cá nhân sử dụng hệ thống ERP, cụ thể là nhân
viên kế toán.
9
3. Cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu
3.1. Các khái niệm nghiên cứu
Cảm nhận kết quả công việc của nhân viên kế toán sử
dụng hệ thống ERP là việc một nhân viên kế toán cảm
nhận rằng với sự hỗ trợ của hệ thống ERP, họ có thể gia
tăng một dãy các kết quả đầu ra trong công việc.
Nghiên cứu này tìm hiểu tác động của bốn nhân tố gồm
sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (sự phù hợp
giữa nhiệm vụ kế toán và hệ thống ERP), lợi ích kế toán
do ứng dụng ERP, cảm nhận tính hữu ích của hệ thống
ERP và sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên kế
toán sử dụng hệ thống ERP đến cảm nhận kết quả công
việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP. Sau
đây là khái niệm của từng nhân tố:
- Sự phù hợp giữa nhiệm vụ kế toán và hệ thống ERP
là mức độ phù hợp giữa khả năng của hệ thống ERP
với các yêu cầu về nhiệm vụ kế toán mà nhân viên kế
toán trong doanh nghiệp phải thực hiện.
- Lợi ích kế toán do ứng dụng ERP là những tác động
tích cực của hệ thống ERP vào HTTT kế toán của tổ
chức ứng dụng hệ thống ERP.
- Cảm nhận tính hữu ích của hệ thống ERP là mức độ
mà người sử dụng hệ thống ERP tin rằng hệ thống
ERP mang lại kết quả tốt cho công việc của họ.
- Sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên kế toán
sử dụng hệ thống ERP là một sự kết hợp các khía
cạnh khác nhau của công việc kế toán từ việc sử dụng
hệ thống ERP khiến nhân viên kế toán hài lòng với hệ
thống ERP tức là thực tế sử dụng hệ thống ERP được
cảm nhận theo kỳ vọng của họ khi sử dụng hệ thống
ERP cho công việc kế toán.
10
3.2. Các lý thuyết nền
Nghiên cứu này vận dụng bốn lý thuyết nền gồm lý
thuyết sự phù hợp giữa nhiệm vụ và công nghệ (TTF),
mô hình kết hợp TAM và TTF, mô hình xác nhận – kỳ
vọng (ECM) và lý thuyết thành công của HTTT (D&M
IS Success Model).
Lý do đầu tiên mà các lý thuyết trên được sử dụng làm
nền tảng cho nghiên cứu này đó là bởi sự phù hợp giữa
đơn vị phân tích của nghiên cứu này các lý thuyết trên.
Nghiên cứu này có đơn vị phân tích là cá nhân, trong khi
hai lý thuyết gồm mô hình kết hợp TAM và TTF và
ECM đều tập trung vào đối tượng phân tích là cá nhân;
hai lý thuyết gồm mô hình thành công của HTTT và
TTF được vận dụng cho cả đối tượng là cá nhân và tổ
chức. Các lý do của việc ứng dụng cụ thể từng lý thuyết
nền cho nghiên cứu này được trình bày trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Tổng hợp lý do sử dụng các lý thuyết nền cho
nghiên cứu
Mối quan hệ Lý thuyết ủng hộ
Sự phù hợp giữa
nhiệm vụ kế toán và
hệ thống ERP -> cảm
nhận kết quả công
việc
Lý thuyết sự phù hợp giữa nhiệm vụ
và công nghệ (TTF)
Mô hình kết hợp TAM và TTF
Mô hình thành công của HTTT (2013)
Lợi ích kế toán do
ứng dụng ERP ->
cảm nhận kết quả
công việc
Mô hình thành công của HTTT (2003)
Cảm nhận về tính
hữu ích của hệ thống
ERP -> cảm nhận kết
quả công việc
Mô hình kết hợp TAM và TTF
Mô hình xác nhân – kỳ vọng (ECM)
Mô hình thành công của HTTT (2013)
11
Sự thỏa mãn trong
công việc của nhân
viên kế toán -> cảm
nhận kết quả công
việc
Mô hình xác nhân – kỳ vọng (ECM)
Mô hình thành công của HTTT (2003)
3.3. Phát triển giả thiết nghiên cứu
Dựa vào ba lý thuyết gồm lý thuyết sự phù hợp giữa
nhiệm vụ và công nghệ (TTF), mô hình kết hợp TAM và
TTF, và mô hình thành công của HTTT (2013), nghiên
cứu phát triển giả thiết H1. Giả thiết H1 cũng được ủng
hộ dựa vào một số nghiên cứu như Norzaidi và cộng sự
(2009), Teo và Bing (2008), Kositanurit và cộng sự
(2006), D'Ambra và Wilson (2004a), D'Ambra và
Wilson (2004b), Belanger và cộng sự (2001),
Wongpinunwatana và cộng sự (2000), Goodhue và cộng
sự (1997), Goodhue và Thompson (1995), Goodhue
(1995). Đặc biệt, nghiên cứu của Staples và Seddon
(2004) đã chứng minh rằng TTF có tác động đến kết quả
công việc cá nhân trong cả hai trường hợp sử dụng
CNTT tự nguyện và sử dụng CNTT bắt buộc. Trong
nghiên cứu này, nếu doanh nghiệp ứng dụng hệ thống
ERP thì nhân viên bắt buộc phải sử dụng hệ thống nên
nghiên cứu của Staples và Seddon (2004) ủng hộ mạnh
mẽ cho giả thiết H1 với bối cảnh nghiên cứu là ERP.
H1: Sự phù hợp giữa nhiệm vụ kế toán và hệ thống
ERP có tác động tích cực đến cảm nhận kết quả công
việc của nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP.
Với những lập luận xuất phát từ mô hình thành công của
HTTT (DeLone và McLean, 2003) có thể phát biểu giả
thiết nghiên cứu H2 như sau:
12
H2: Lợi ích kế toán do ứng dụng ERP có tác động
tích cực đến cảm nhận kết quả công việc của nhân
viên kế toán sử dụng hệ thống ERP
Bảng 2.2 đã tổng hợp, dựa vào ba lý thuyết gồm mô hình
kết hợp TAM và TTF, mô hình xác nhân – kỳ vọng
(ECM) và mô hình thành công của HTTT (2013) nghiên
cứu này phát triển giả thiết H3. Đồng thời giả thiết này
cũng được ủng hộ bởi các các nghiên cứu của Rajan và
Baral (2015), Escobar-Rodríguez và Bartual-Sopena
(2014), Sternad và Bobek (2013), Soto-Acosta và cộng
sự (2013), Elkhani và cộng sự (2013), Zhang và cộng sự
(2013), Ling Keong và cộng sự (2012), Norzaidi và cộng
sự (2009), Youngberg và cộng sự (2009), Calisir và cộng
sự (2009), Lee và cộng sự (2009), Chang (2008), Wu và
cộng sự (2007), Ramayah và May-Chiun Lo (2007),
Seymour và cộng sự (2007) và Amoako-Gyampah và
Salam (2004), bởi các nghiên cứu này đều chứng minh
rằng cảm nhận tính hữu ích của HTTT/ hệ thống ERP có
tác động tích cực đến hành vi sử dụng HTTT/ hệ thống
ERP, mà hành vi sử dụng HTTT có tác động đến kết quả
công việc cá nhân sử dụng HTTT (Rajan và Baral,
2015)). Bên cạnh đó, nghiên cứu của Goodhue (1995) đã
chứng minh rằng cảm nhận tính hữu ích của CNTT có
tác động tích cực đến kết quả công việc của cá nhân sử
dụng CNTT. Dựa vào các lập luận trên, nghiên cứu này
giả định rằng cảm nhận tính hữu ích của hệ thống ERP
có tác động tích cực đến kết quả công việc của nhân viên
kế toán sử dụng hệ thống ERP.
13
H3: Cảm nhận về tính hữu ích của hệ thống ERP có
tác động tích cực đến cảm nhận kết quả công việc của
nhân viên kế toán sử dụng hệ thống ERP
Áp dụng lý thuyết thành công của HTTT (2013) và mô
hình xác nhận – kỳ vọng (ECM) cũng như dựa vào
nghiên cứu của Sykes (2014) khi chứng minh rằng sự
thỏa mãn trong công việc là biến kiểm soát có tác động
đến kết quả công việc của nhân viên trong môi trường
ứng dụng ERP, nghiên cứu này đề xuất giả thiết H4. Ủng
hộ giả thiết H4, trong lĩnh vực tâm lý học, nhiều nhà
nghiên cứu tìm thấy sự thỏa mãn trong công việc của
một cá nhân có tác động đến kết quả công việc mà họ đạt
được (Judge và cộng sự, 2001). Theo nghiên cứu của
Igbaria và Tan (1997), sự thỏa mãn của người sử dụng
HTTT có tác động mạnh đến kết quả công việc của