Về lý thuyết: Sự chia sẻ và tiếp nhận tri thức (TNTT) có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với mỗi tổ chức nói chung và đối với các thành
viên trong chuỗi cung ứng (CCU) nói riêng. Theo Grant, 1996b, “Tri
thức được coi là nguồn lực chiến lược quan trọng nhất”, để tồn tại và
thành công, các doanh nghiệp (DN) phải liên tục mở rộng và nâng
cao tri thức của họ, điều đó phụ thuộc vào nguồn tri thức nội tại cũng
như khả năng tích hợp tri thức từ bên ngoài. Grant và Charles (1995)
cũng đã nhấn mạnh rằng tri thức có thể được tích hợp từ bên ngoài
thông qua hợp tác với các bên khác.
Những nghiên cứu về TNTT không còn mới, đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề này ở trong nước và trên thế giới, nhưng
vẫn còn những khoảng trống:
- Bản thân TNTT là một quá trình và luôn vận động phát triển.
Huber (1991) cho rằng học tập, TNTT làm “thay đổi phạm vi các
hành vi tiềm năng của nó và có khả năng dẫn đến kết quả tốt hơn”.
13 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tóm tắt Luận án Những yếu tố ảnh hưởng đến tiếp nhận tri thức của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng dầu nhờn tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG I – GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài và bối cảnh nghiên cứu
1.1.1 Lý do lựa chọn đề tài
Về lý thuyết: Sự chia sẻ và tiếp nhận tri thức (TNTT) có ý nghĩa hết
sức quan trọng đối với mỗi tổ chức nói chung và đối với các thành
viên trong chuỗi cung ứng (CCU) nói riêng. Theo Grant, 1996b, “Tri
thức được coi là nguồn lực chiến lược quan trọng nhất”, để tồn tại và
thành công, các doanh nghiệp (DN) phải liên tục mở rộng và nâng
cao tri thức của họ, điều đó phụ thuộc vào nguồn tri thức nội tại cũng
như khả năng tích hợp tri thức từ bên ngoài. Grant và Charles (1995)
cũng đã nhấn mạnh rằng tri thức có thể được tích hợp từ bên ngoài
thông qua hợp tác với các bên khác.
Những nghiên cứu về TNTT không còn mới, đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề này ở trong nước và trên thế giới, nhưng
vẫn còn những khoảng trống:
- Bản thân TNTT là một quá trình và luôn vận động phát triển.
Huber (1991) cho rằng học tập, TNTT làm “thay đổi phạm vi các
hành vi tiềm năng của nó và có khả năng dẫn đến kết quả tốt hơn”.
- TNTT trong CCU có nhiều đặc thù nhưng những nghiên cứu trước
đây chưa đề cập đến hoặc chưa phản ánh hết những đặc thù này. Đó
là (1) Thành viên trong CCU vừa TNTT với tư cách là một tổ chức
học tập đồng thời TNTT với tư cách là những DN có mối liên hệ gắn
bó, hợp tác liên kết với nhau trong một thể thống nhất để đưa sản
phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã có về
TNTT của DN mới chỉ thiên về vế này hoặc thiên về vế kia mà chưa
có sự nghiên cứu xoay quanh việc chia sẻ, TNTT kết hợp đồng thời
cả hai vế với nhau. (2) Khi chia sẻ, TNTT giữa các thành viên trong
CCU, mọi thành viên đều phải rất cân nhắc đến việc giữ vị trí của
2
mình trong thương thảo, giữ bí quyết kinh doanh, quản lý... để duy
trì quyền lực của mình trong liên kết.
- Các nghiên cứu trước đây về TNTT trong CCU chủ yếu được tiến
hành trong điều kiện các nước phát triển hoặc trong các DN có các
đối tác ở nước phát triển (ví dụ, Zhenxin Yu & cộng sự, 2001;
Benton và Maloni, 2005; Shih & cộng sự, 2012) hoặc trong ngành
nghề thiên về nghiên cứu phát triển (Grant 1996b, Shih & cộng sự,
2012). Ở đó, công nghệ mới, tri thức mới là mấu chốt của sự hợp tác,
chia sẻ và TNTT. Trong khi đó, ngay tại các CCU không thiên về
nghiên cứu phát triển thì nhu cầu TNTT từ các đối tác trong CCU
cũng rất cần thiết và cần được thực hiện thường xuyên, liên tục.
- TNTT có sự phân biệt giữa các loại hình DN khác nhau, như Grant,
(1996b), Shih & cộng sự, (2012) nghiên cứu các DN hướng đến
nghiên cứu phát triển hoặc các nghiên cứu của Zhenxin Yu & cộng
sự, (2001); Benton và Maloni, (2005); Phan và cộng sự (2006), Shih
& cộng sự, (2012), Hong và Nguyễn (2013) tập trung vào DN liên
doanh, DN đa quốc gia. Qua đó có thể thấy rằng, đặc điểm phân biệt
các loại hình DN cũng có thể ảnh hưởng, tạo ra sự khác biệt trong
TNTT của DN. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây chưa đề cập
đến và chưa có nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh.
- Môi trường kinh doanh cụ thể tại Việt Nam có sự khác biệt với môi
trường kinh doanh trên thế giới có thể dẫn đến mức độ tác động khác
nhau của các yếu tố đến TNTT. Điều này cần có thêm nhiều nghiên
cứu thực nghiệm để kiểm chứng.
Về khía cạnh thực tế:
- Tiếp nhận, chia sẻ tri thức trong một tổ chức học tập nói chung và
trong các DN CCU nói riêng tại Việt Nam vẫn chưa thực sự được
quan tâm coi trọng và chưa mang lại những kết quả tích cực. Tại thị
trường Việt Nam, có nhiều ngành hàng và sản phẩm trong nước
3
đang chiếm ưu thế và kinh doanh thành công, đặc biệt là ở hạ nguồn
các CCU. Những ưu thế này có thể không còn nữa nếu lợi thế cạnh
tranh của các CCU Việt Nam không bền vững, độc đáo. Tăng cường
TNTT lẫn nhau giữa các DN trong CCU Việt Nam để phát triển tri
thức ẩn, độc đáo của thành viên thành tri thức của chuỗi đồng thời
tăng cường mối quan hệ hợp tác, đoàn kết ngay trong nội bộ CCU
Việt Nam là một giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh bền vững.
- Cho đến nay tại Việt Nam dường như chưa thấy các nghiên cứu
thực nghiệm về chia sẻ và TNTT trong CCU, đặc biệt là những
nghiên cứu về TNTT trong các CCU không thiên về nghiên cứu phát
triển, rất phổ biến trong các DN Việt Nam. Trên thực tế, các nghiên
cứu về TNTT trong CCU mới tìm thấy ở điều kiện các nước phát
triển. Các nghiên cứu về TNTT của các DN tại Việt Nam chủ yếu
tập trung vào các DN có yếu tố nước ngoài. Cần có nghiên cứu thực
nghiệm để xác định sự tương đồng hay khác biệt giữa các yếu tố ảnh
hưởng đến TNTT của các DN trong điều kiện cụ thể của các DN
trong CCU tại Việt Nam.
Xuất phát từ các nguyên nhân về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác
giả đã lựa chọn vấn đề ‘Những yếu tố ảnh hưởng đến TNTT của
các DN trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam’ làm đề tài nghiên cứu
của Luận án. Đề tài này vừa có ý nghĩa về lý luận và cũng rất có ý
nghĩa trong thực tiễn quản trị của các nhà quản lý DN tại Việt Nam.
1.1.2 Bối cảnh nghiên cứu là CCU dầu nhờn Việt Nam đã đáp
ứng được các tiêu chí đặt ra. Trước hết, đây là CCU điển hình,
không hướng đến nghiên cứu phát triển và có tính phổ quát cao.
Thượng nguồn CCU dầu nhờn: Việt Nam chưa sản xuất được các
nguyên liệu chính để sản xuất dầu nhờn thành phẩm là dầu gốc và
phụ gia đều phải nhập khẩu từ số ít các NCC trên thế giới. Nhà sản
xuất và các nhà cung ứng phụ trợ: Tùy theo cấp chất lượng dầu
4
nhờn, các NSX sẽ lựa chọn, thử nghiệm công thức pha chế có hiệu
quả kinh tế nhất để đưa vào sản xuất. Do vậy, lợi thế cạnh tranh của
NSX không phải từ nghiên cứu phát triển mà từ tiết kiệm chi phí, hạ
giá thành sản xuất. Thực tế, các NSX dầu nhờn lớn tại Việt Nam đã
được định vị trên thị trường, đã hợp tác chặt chẽ nhau và với các
NCC để chung mua các lô nguyên liệu lớn, giá bán thấp để tiết giảm
chi phí, thì đầu vào không phải là lợi thế cạnh tranh giữa các CCU.
Hạ nguồn CCU dầu nhờn: Điểm khác biệt của các CCU dầu nhờn tại
Việt Nam chính là hệ thống phân phối. Ở mỗi phân khúc, thì NSX
cũng đều là người lãnh đạo hệ thống phân phối. Các hãng dầu nhờn
lớn trên thị trường đều cố gắng tham gia vào tất cả các phân khúc thị
trường, nhưng chỉ có lợi thế ở một vài phân khúc. Các hãng dầu
nhờn nội địa thường tập trung vào các sản phẩm cấp chất lượng
trung bình ở các phân khúc Nhóm (1) dầu nhờn cho xe máy, ô tô con
và Nhóm (2) dầu nhờn cho xe tải, xe khách. Việc cung cấp dầu nhờn
nhóm (3) cho các hệ thống máy móc công nghiệp và nhóm (4) dầu
nhờn hàng hải gặp nhiều rào cản kỹ thuật mà không phải hãng dầu
nhờn nội địa nào cũng đáp ứng được.
Thứ đến, trong CCU dầu nhờn, nhu cầu hiểu biết, cập nhật kiến thức
chung về thương phẩm, máy móc thiết bị, thực hành sử dụng cũng
như kiến thức trong quản lý, phân phối sản phẩm...trong toàn hệ
thống luôn được đặt ra. Bởi vì dầu nhờn là sản phẩm phụ trợ đi liền
với từng thế hệ thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải nhu cầu
trao đổi thông tin, cập nhật kiến thức để tăng cường sức mạnh, mối
quan hệ hỗ trợ trong hệ thống CUU là yêu cầu tất yếu.
Tiếp theo, ngoài tính đại diện, điển hình cho các CUU không thiên
về nghiên cứu phát triển nhưng vẫn có nhu cầu TNTT thì lựa chọn
CCU dầu nhờn còn có một số lợi thế, rất cần thiết trong tổ chức
5
nghiên cứu và khảo sát số liệu, thông tin. CCU dầu nhờn là CCU
truyền thống, các thành viên đa dạng, phân biệt được nguyên liệu và
sản phẩm cũng như dòng tiền và thông tin, có thể xác định vị trí, vị
thế các công ty tham gia vào CCU, do đó xác định được đơn vị
TNTT hay là đơn vị chuyển giao tri thức.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định xem có bao nhiêu yếu tố ảnh hưởng đến TNTT của DN
với tư cách là thành viên trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.
- Đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến TNTT
của DN với tư cách là thành viên trong CCU dầu nhờn tại Việt
Nam.
- Chỉ ra sự khác biệt trong TNTT giữa các nhóm DN khác nhau
trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.
- Chỉ ra sự thay đổi về mức độ tác động các yếu tố ảnh hưởng đến
TNTT của một tổ chức học tập khi nghiên cứu trong bối cảnh là
một DN trong CCU tại Việt Nam.
- Dựa trên các kết quả nghiên cứu của luận án và sự tổng hợp các
thông tin liên quan đến những khó khăn, rào cản mà các DN
trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam gặp phải khi TNTT từ bên
ngoài; đề xuất một số gợi ý quản trị, nâng cao TNTT của các DN
trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: là lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh
hưởng đến TNTT của các DN trong CCU dầu nhờn tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
- Khách thể nghiên cứu: là CCU dầu nhờn của một NSX dầu nhờn
tại Việt Nam, CCU dầu nhờn Petrolimex. Đây là CCU phổ quất
6
nhất, đại diện được hết các đặc điểm vốn có của các CCU dầu nhờn
tại Việt Nam. Lựa chọn “phân tích các thành viên trong CCU của
một công ty đầu mối duy nhất để tránh được những tác động gây
nhiễu do ảnh hưởng của các công ty hoạt động trong nhiều CCU
khác nhau” (Hult và cộng sự, 2004) và đã được thực chứng tại
nghiên cứu của Qile He và cộng sự (2013).
- Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu, khảo sát các DN trong CCU
dầu nhờn Petrolimex trên địa bàn cả nước.
- Thời gian nghiên cứu: tìm hiểu về hoạt động TNTT của các DN
trong CUU dầu nhờn Petrolimex trong giai đoạn 2013-2017.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án kết hợp sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và
định tính. Với mỗi phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận
án, đều bao gồm hai bước là thu thập và phân tích, xử lý dữ liệu.
Thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp để đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả TNTT của các thành viên CCU.
Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp:
Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu định tính, 1 cuộc
thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu 3 thành viên CCU được thực hiện.
Dữ liệu sơ cấp thu được là cơ sở để hoàn thiện các biến quan sát và
Phiếu câu hỏi. Đồng thời giải thích các kết luận thu được từ nghiên
cứu định lượng và làm phong phú thêm các giải pháp quản trị.
Thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp trong nghiên cứu định lượng: được
thực hiện theo trình tự:
Thiết kế phiếu câu hỏi, các câu hỏi gốc bằng tiếng Anh được dịch
sang tiếng Việt. Để đảm bảo tính đồng nhất trong cách hiểu, phiếu
câu hỏi sẽ được dịch ngược lại ra tiếng Anh. Các câu hỏi này được
hiệu chỉnh, bổ sung trong quá trình nghiên cứu định tính và tiếp tục
7
hiệu chỉnh trước khi tiến hành phát phiếu chính thức.Việc hiệu chỉnh
phiếu câu hỏi dựa trên sự thay đổi mô hình và việc thêm hoặc bớt
các biến quan sát cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường hợp
nghiên cứu là CCU dầu nhờn tại Việt Nam.
Thiết kế mẫu nghiên cứu theo phương pháp đã được sử dụng bởi
Hult và cộng sự (2004)và Qile He và cộng sự (2013). Trong đó, tác
giả sử dụng CCU của một công ty đầu mối duy nhất làm khung lấy
mẫu. Kích thước mẫu được tính toán theo phương pháp được đề xuất
bởi J.F Hair và cộng sự (1998).
Thu thập dữ liệu bằng phương pháp khảo sát qua thư. Đối tượng trả
lời phiếu câu hỏi là các nhà quản lý DN trong CCU. Phiếu khảo sát
được gửi qua đường bưu điện và/hoặc email với tư cách là cuộc khảo
sát của Tổng công ty Hóa Dầu Petrolimex – là DN dẫn dắt trong
CCU dầu nhờn Petrolimex.
Xử lý dữ liệu Các dữ liệu trước khi đưa vào xử lý thống kê, sẽ được
tiến hành làm sạch thông tin, lọc phiếu câu hỏi và mã hóa thông tin,
nhập dữ liệu.Ngoài phần thống kê mô tả, các dữ liệu được phân tích
bằng phần mềm xử lý thống kê SPSS 20.
1.5. Đóng góp mới của luận án
Đóng góp về lý luận
- Từ góc nhìn quản trị dựa trên tri thức, một DN (DN) tham gia vào
CCU (CCU) vừa là một tổ chức học tập độc lập vừa là DN trong
CCU, Luận án đề xuất mô hình nghiên cứu, kiểm định và phát hiện
06 yếu tố ảnh hưởng đến TNTT (TNTT) của các DN trong CCU.
Khẳng định sự tương thích của bộ tiêu chí đo lường các yếu tố ảnh
hưởng đến TNTT của tổ chức học tập phù hợp điều kiện của DN
trong CCU và ngược lại. Chỉ ra sự khác biệt và thống nhất giữa một
tổ chức học tập với một thành viên trong CCU.
8
-Nghiên cứu đã chứng minh các tiêu chí đo lường mới là phù hợp và
có ý nghĩa thống kê, đó là tiêu chí “Chú ý và dành thời gian tìm
kiếm thu thập thông tin, kiến thức từ đối tác” cho biến độc lập “Khả
năng học hỏi của nhận viên” và tiêu chí “Thường xuyên trao đổi
thông tin, kiến thức với đối tác” cho biến “Văn hóa DN”.
- Nghiên cứu cho thấy có sự khác nhau về TNTT giữa các DN: trong
và ngoài một liên kết dọc tập đoàn, giữa các DN có loại hình, quy
mô vốn, lao động, vị trí và thời gian hợp tác khác nhau.
Đóng góp về thực tiễn
- Xác định và chỉ ra mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến
TNTT của các DN trong CCU. Các yếu tố mang tính nội lực DN
như ‘Văn hóa DN’, ‘Đầu tư của DN cho đào tạo’, ‘Liên hệ hợp tác
kinh doanh’ có tác động mạnh nhất đến TNTT. Năng lực cá nhân
trong DN không tác động lớn đến TNTT. Trong CCU dầu nhờn
Petrolimex, TNTT của DN phụ thuộc vào chính sách và sự quan tâm
của người đứng đầu DN.
- Đưa ra những gợi ý quản trị để tăng cường TNTT mới bên ngoài.
Đó là (1) Tạo lập văn hóa học hỏi, tiếp thu tri thức mới từ bên ngoài
(2) Chính sách và cam kết nguồn lực cho đào tạo, đặc biệt là DN
trung tâm CCU. (3) Làm phong phú thêm các hình thức chia sẻ tri
thức phù hợp với đặc điểm ngành nghề (4) Tăng cường giao lưu, hợp
tác trên nhiều lĩnh vực trong CCU (5) Hạn chế sử dụng quyền lực (6)
Có chính sách hợp tác rõ ràng, lâu dài, tôn trọng, bình đẳng với tất
cả các đối tác (7) Phát huy uy tín thương hiệu, truyền bá văn hóa, tri
thức tích lũy của Petrolimex trong toàn CCU dầu nhờn.
- Mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo, đó là nghiên cứu trong các
điều kiện: (1)Khác biệt về đặc điểm ngành nghề, quy mô, chức
năng... (2) TNTT của các thành viên trong một liên kết theo chiều
dọc (3) Phân tích về sự tác động của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến
9
TNTT trong CCU (4) Về hiệu quả của TNTT trong CCU.
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN VỀ TIẾP NHẬN TRI THỨC TRONG CHUỖI
CUNG ỨNG VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý thuyết về TNTT của các DN trong CCU
Theo lý thuyết quản trị dựa trên nguồn lực, những nguồn lực có giá
trị, khan hiếm, không thể bắt chước và không thể thay thế
(Barney,1991) và khả năng hay năng lực cốt lõi của tổ chức là các
nguồn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững cho DN. Lý thuyết này cho
rằng nguồn lực là không đồng nhất và không thể di chuyển tự do
giữa các DN. Lý thuyết nguồn lực quan niệm sự thành công hay thất
bại của các DN phụ thuộc vào nguồn lực mà các DN sở hữu
(Barney, 1991; Grant, 1997; Reid & ctg, 2001). Đồng thời, việc sở
hữu các nguồn lực mà các đối thủ khác không có cho phép DN thu
nhận những lợi ích kinh tế gần giống như hình thức độc quyền
(Wenerfelt, 1984). Trong đó, tri thức chính là nguồn lực luồn được
phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh, chính là nguồn lực không thể
thay thế được (Barney, 1991). Lý thuyết về nguồn lực xem tri thức là
nguồn lực chiến lược quan trọng nhất (Grant, 1996) đấy chính là một
nguồn gốc, cơ sở để phát triển lý thuyết quản trị dựa trên tri thức.
1.1.1. Quản trị dựa trên tri thức
Theo quan điểm quản trị dựa trên trị thức (KBV), Kogut và Zander
(1992) cho rằng tri thức, bao gồm các thông tin và bí quyết do các cá
nhân nắm giữ và được thể hiện trong các quy tắc ứng xử mà theo đó
các thành viên hợp tác với nhau trong một cộng đồng xã hội. Dưới
góc nhìn này, quản trị CCU sẽ phong phú và hiệu quả hơn khi tiếp
cận dưới góc độ quản trị dựa trên tri thức. Biên giới của một tổ chức
10
được xác định qua giới hạn của tri thức và khả năng gắn với tri thức
giữa bên tạo ra và bên sử dụng. Tri thức do các cá nhân tạo ra, tổ
chức đóng vai trò làm rõ, khuếch đại và tích hợp tri thức đó thành tri
thức chung. Tri thức chung là phương tiện giúp các cá nhân giao
tiếp truyền đạt thông tin với nhau. Tri thức có thể được tích hợp từ
nguồn bên ngoài thông qua mạng lưới quan hệ vượt quá khuôn khổ
biên giới DN.
Trường phái KBV truyền thống nhấn mạnh tầm quan trọng của tri
thức là tạo nên lợi thế cạnh tranh thì học tập của tổ chức lý giải quá
trình tri thức được tạo ra trong một tổ chức. Học tập trong tổ chức đề
cập đến TNTT như một phần trong quá trình học tập, trong đó, cá
nhân có được kiến thức, còn tổ chức tạo ra môi trường cho các cá
nhân có được tri thức đó. TNTT là yếu tố đầu tiên trong quá trình
học tập của tổ chức, (Huber,1991). Các biến số này là tiền đề cho
các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến TNTT của một tổ chức.
1.1.2. CCU và quản trị CCU
CCU là tập hợp của từ ba thực thể trở lêncó liên quan trực tiếp đến
dòng chảy của sản phẩm/dịch vụ, tài chính và thông tin từ nhà cung
cấp nguyên vật liệu đến khách hàng và ngược lại (Mentzer và cộng
sự, 2001). Theo Christopher (2005) quản trị CCU là quản lý các mối
quan hệ đa chiều giữa người mua và người bán nhằm đem đến cho
khách hàng những giá trị cao hơn với chi phí thấp hơn trong CCU.
Quản trị hiệu quả CCU thể hiện qua dòng vật chất lưu thông và dòng
tiền đổ vào chuỗi ngày càng nhiều. Nhưng để làm được việc này,
dòng chảy thông tin cần được thông suốt và hơn thế nữa, vai trò của
DN trung tâm trong lựa chọn, khuyến khích chia sẻ thông tin giữa
các thành viên là đáng kể để tạo nên hiệu quả chung trong CCU.
Với một CCU truyền thống,người sở hữu thương hiệu sản phẩm là
11
người dẫn dắt thị trường và có vai trò quan trọng trong việc chia sẻ
và TNTT giữa các thành viên trong chuỗi.
1.1.3. TNTT trong CCU
Rất ít các nghiên cứu lấy TNTT trong CCU làm đối tượng nghiên
cứu chính, nó thường được đề cập một cách rời rạc, mờ nhạt và phục
vụ cho các mục đích khác. Các nghiên cứu về hiệu quả CCU cho
thấy,hiệu quả chuỗi phụ thuộc rất lớn vào mức độ trung thực và
chính xác của thông tin. Theo đó, đã xuất hiện một lớp các nghiên
cứu về quản trị dòng thông tin trong CCU. Trong đó, TNTT – một
dạng “sâu” và “phong phú” hơn của thông tin, được đề cập đến như
một hệ quả thu được (ví dụ, Hult và cộng sự, 2004; Modi và Mabert,
2007; Panayides và Venus Lun, 2009, Đặng Văn Mỹ, 201).Hướng
nghiên cứu về quản trị quan hệ đối tác trong CCU, cho thấy quan hệ
đối tác là môi trường tốt để chia sẻ và thu nhận tri thức giữa các đối
tác(ví dụ Hult và cộng sự, 2004; Modi và Mabert, 2007; Pedroso và
Nakano, 2009; Shih và cộng sự, 2012).Ở một góc độ khác, yếu tố
quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các đối tác trong CCU được
chứng minh có ảnh hưởng đến TNTT (Caniels và Gelderman,2007và
Qile He và cộng sự, 2013).TNTT trong CCU còn được tìm thấy như
là hệ quả thu được từ các nghiên cứu về hiệu quả CCU (Rauniar và
cộng sự, 2008; Lawson và cộng sự , 2009; Cao và Zhang, 2010).
Hoặc chỉ đi sâu vào phân tích một vài yếu tố ảnh (Emerson, 1962;
Caniels và Gelderman, 2007; Qile He và cộng sự,2013) hoặc tạo ra
môi trường tốt để TNTT trong tổ chức (Hult et al, 2004; Modi và
Mabert,2007; Rauniar và cộng sự, 2008; Shih và cộng sự, 2012)mà
chưa tìm thấy các công trình nghiên cứu tổng quát về các yếu tố ảnh
hưởng đến TNTT trong CCU.
Cũng có một số nghiên cứu xem xétcác thành viên trong chuỗi dưới
12
góc độ thành viên đó là một tổ chức TNTT từ bên ngoài, dưới góc độ
học tập của tổ chức (Spekman và cộng sự,2002; Hult và cộng
sự,2004; Mohammad và cộng sự,2014) nhưng còn rời rạc.
1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tổ ảnh
hưởng đến TNTT
Phát triển lý thuyết của Huber (1991) về học tập trong tổ chức, theo
quan điểm Quản trị dựa trên tri thức, các nghiên cứu của Phan &
cộng sự (2006) và Lane & cộng sự (2001), đã đề cập quá trình
TNTT theo logic về dòng chảy tri thức. Các yếu tố ảnh hưởng đến
TNTT của tổ chức và của thành viên CCU tìm được trước và sau đó
đều có thể tập hợp vào một trong các nhóm yếu tố: Khả năng nhận ra
tri thức mới bên ngoài; Khả năng hấp thụ tri thức mới bên ngoài và
Khả năng áp dụng tri thức mới bê