Thứ nhất, về mặt lý luận: Đảng và Nhà nước xác định việc xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều tất yếu trong tiến
trình xây dựng đất nước, coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến
lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền không thể tách rời xã
hội dân chủ, nhân dân là chủ, làm chủ quyền lực Nhà nước. Nhiệm vụ chiến
lược của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới hiện nay là xây dựng Nhà nước
pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đòi hỏi phải hoàn thiện
thể chế thực hành dân chủ. Nhân dân phải là chủ thể giám sát, phản biện
việc các cơ quan nắm giữ, thực hiện quyền lực Nhà nước ở ba quyền (lập
pháp, hành pháp, tư pháp) theo uỷ quyền của nhân dân để đảm bảo việc
thực hiện quyền lực đó phù hợp với lợi ích của nhân dân, xã hội.
Thứ hai, về mặt pháp luật: pháp luật về phản biện xã hội của nước ta
hiện nay chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế cả về nội dung và hình thức pháp
lý, còn quy định rải rác trong nhiều văn bản với mức độ ghi nhận khác nhau.
Việc quy định về chủ thể, đối tượng, nội dung phản biện vẫn còn chưa có tính
đồng bộ, thống nhất.
Thứ ba, về mặt thực tiễn thực hiện phản biện xã hội trong hoạt động
xây dựng pháp luật: hoạt động PBXH còn hình thức, thiếu tính chủ đông,
chưa kịp thời; chất lượng phản biện xã hội chưa cao; năng lực của các chủ thể
phản biện còn hạn chế; việc tiếp thu, phản hồi ý kiến phản biện xã hội vẫn
chưa được chủ thể tiếp nhận phản biện quan tâm và thực hiện một cách thực
chất, bài bản.
24 trang |
Chia sẻ: thuylinhk2 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt luận án Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ TƢ PHÁP
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
L VI T THI N
PHẢN BI N HỘI TRONG HOẠT ĐỘNG D NG
PHÁP LUẬT Ở VI T N M HI N N
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Nhà nước và pháp luật
Mã số: 9.38.01.06
TÓM TẮT LUẬN ÁN TI N SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI – 2022
Công trình đƣợc hoàn thành tại:
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Dương Thị Thanh Mai
2. TS. Nguyễn Quốc Hoàn
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường,
họp tại Trường Đại học Luật Hà Nội, vào hồi .. ngày.. tháng.
năm 2022
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1) Thư viện Quốc gia;
2) Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội.
D NH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHI N CỨU
LI N QU N Đ N ĐỀ TÀI Đ ĐƢỢC CÔNG BỐ
1. Lê Viết Thiện (2017), “Phản biện xã hội trong xây dựng
pháp luật ở Việt Nam hiện nay – Lý luận và thực tiễn”, Tạp chí
Giáo dục và Xã hội, (số 71), tr. 96- 98, tr.107.
2. Lê Viết Thiện (2017), “Phản biện xã hội trong hoạt động
xây dựng pháp luật từ góc nhìn của nhà làm luật”, Tạp chí Nghề
Luật, (số 2), tr. 39 - 42.
3. Lê Viết Thiện (2017), “Phản biện xã hội đối với xây dựng
pháp luật ở một số nước trên thế giới. Bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát, (số 07), tr. 56 – 61.
4. Lê Viết Thiện (2017), “Phản biện xã hội đối với dự án sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 2015”, Tạp chí
Giáo dục và Xã hội, (số 75), tr. 81 - 85.
5. Lê Viết Thiện (2017), “Hiệu quả của các hình thức phản
biện xã hội trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, Tạp
chí Giáo dục và Xã hội, (số 81), tr. 68-71.
6. Lê Viết Thiện (2017), “Chủ thể tham gia phản biện xã hội
trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghề
Luật, (số 3), tr. 08 – 11, tr 16.
HÀ NỘI – 2022
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Thứ nhất, về mặt lý luận: Đảng và Nhà nước xác định việc xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là điều tất yếu trong tiến
trình xây dựng đất nước, coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến
lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền không thể tách rời xã
hội dân chủ, nhân dân là chủ, làm chủ quyền lực Nhà nước. Nhiệm vụ chiến
lược của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới hiện nay là xây dựng Nhà nước
pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, đòi hỏi phải hoàn thiện
thể chế thực hành dân chủ. Nhân dân phải là chủ thể giám sát, phản biện
việc các cơ quan nắm giữ, thực hiện quyền lực Nhà nước ở ba quyền (lập
pháp, hành pháp, tư pháp) theo uỷ quyền của nhân dân để đảm bảo việc
thực hiện quyền lực đó phù hợp với lợi ích của nhân dân, xã hội.
Thứ hai, về mặt pháp luật: pháp luật về phản biện xã hội của nước ta
hiện nay chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế cả về nội dung và hình thức pháp
lý, còn quy định rải rác trong nhiều văn bản với mức độ ghi nhận khác nhau.
Việc quy định về chủ thể, đối tượng, nội dung phản biện vẫn còn chưa có tính
đồng bộ, thống nhất.
Thứ ba, về mặt thực tiễn thực hiện phản biện xã hội trong hoạt động
xây dựng pháp luật: hoạt động PBXH còn hình thức, thiếu tính chủ đông,
chưa kịp thời; chất lượng phản biện xã hội chưa cao; năng lực của các chủ thể
phản biện còn hạn chế; việc tiếp thu, phản hồi ý kiến phản biện xã hội vẫn
chưa được chủ thể tiếp nhận phản biện quan tâm và thực hiện một cách thực
chất, bài bản.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài:
“Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động phản biện xã hội trong quá trình xây
dựng các văn bản pháp luật, tập trung vào quá trình xây dựng các đạo luật.
Trên cơ sở Hiến pháp năm 2013 (nội dung phản biện xã hội được quy
định tại điều 9), luận án lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 2010 cho đến
nay để thấy sự thay đổi của phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp
luật (trước và sau Hiến pháp năm 2013).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của
việc thực hiện phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt
2
Nam để xác định nhu cầu, xu hướng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất
lượng phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật nhằm hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
Để đạt được mục đích trên, luận án cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá các quan điểm, khái niệm về Phản biện xã hội trong
hoạt động Xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phản biện xã hội trong hoạt động xây
dựng pháp luật ở Việt Nam; chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, làm rõ
những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đó.
- Nghiên cứu việc thực hiện phản biện xã hội trong hoạt động xây
dựng pháp luật của các nước điển hình trên thế giới để rút ra kinh nghiệm
cho Việt Nam.
- Đề xuất các định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng phản biện xã
hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam trong thời gian tới.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận, phƣơng pháp nghiên cứu của Luận án
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng nền dân
chủ, về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói chung và Xây
dựng pháp luật nói riêng.
Phương pháp nghiên cứu của luận án là phương pháp duy vật biện
chứng và các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp;
thống kê số liệu; nghiên cứu hệ thống; phương pháp so sánh; trong đó
phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng là chủ yếu.
5. Những đóng góp mới của Luận án
Trong bối cảnh chính trị, pháp luật Việt Nam với yêu cầu mới về xây
dựng Nhà nước pháp quyền, phát huy dân chủ, đảm bảo quyền con người thì
phản biện xã hội đóng vai trò không thể thiếu, là nhịp cầu nối giữa người dân
và Nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện quyền chính trị của công dân trong
xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật. Luận án đã đưa ra các luận điểm
mới cụ thể như sau:
Thứ nhất, về cách tiếp cận: Luận án nghiên cứu phản biện xã hội trong
hoạt động xây dựng pháp luật dựa trên cách tiếp cận quyền con người, quyền
công dân theo lý luận Nhà nước và pháp luật. Phản biện xã hội trong xây dựng
pháp luật là một hoạt động, một phương thức để người dân thực hiện quyền
tham gia quản lý nhà nước– một quyền chính trị cơ bản của công dân đã được
hiến định, phải được Nhà nước, xã hội công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm
theo Hiến pháp và pháp luật.
3
Thứ hai, cách tiếp cận dựa trên quyền con người, quyền công dân đồng
thời đòi hỏi trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước trong việc bảo đảm các điều
kiện cần thiết và bảo vệ người dân khi thực hiện quyền tham gia quản lý nhà
nước thông qua hoạt động phản biện xã hội trong xây dựng pháp luật. Nhà
nước là chủ thể chịu trách nhiệm về các điều kiện bảo đảm (chính trị, pháp lý,
kinh tế, xã hội, văn hóa ...) cho người dân thực hiện quyền con người, quyền
công dân.
Thứ ba, Luận án đã chỉ ra những bất cập, hạn chế cả về nhận thức lý
luận, thực tiễn của phản biện xã hội trong xây dựng pháp luật hiện nay ở nước
ta, dự báo nhu cầu và đề xuất quan điểm, các giải pháp lâu dài và trước mắt
nhằm tăng cường phản biện xã hội, nâng cao chất lượng phản biện xã hội trong
xây dựng pháp luật.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận án
Về mặt lý luận, luận án làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng về Phản
biện xã hội nói chung và phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp
luật nói riêng. Trong đó luận án đưa ra khái niệm; đặc điểm; vai trò và các
nhân tố ảnh hưởng đến phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp
luật ở Việt Nam hiện nay.
Về mặt thực tiễn, trên cơ sở đánh giá một cách khoa học, khách quan
về thực trạng phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật , luận án
đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao phản biện xã hội trong việc soạn
thảo, ban hành các văn bản pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc
nghiên cứu, giảng dạy, học tập Lý luận chung về nhà nước và pháp luật
cũng như các hoạt động thực tiễn khác.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, danh mục tài
liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 03 chương.
4
PHẦN TỔNG QU N TÌNH HÌNH NGHI N CỨU
1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Liên quan đến đề tài nghiên cứu ở nước ngoài, có thể chia thành 02
nhóm công trình nghiên cứu: (1) nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp về phản
biện xã hội; (2) nhóm công trình nghiên cứu về phản biện xã hội trong hoạt
động xây dựng pháp luật.
Các học giả nước ngoài khi nghiên cứu về phản biện xã hội đều ghi nhận
PBXH luôn luôn là hoạt động cần thiết và tất yếu trong nhà nước dân chủ. Ở
mỗi quốc gia, tùy trình độ phát triển mà phản biện xã hội được thực thi sớm
hay muộn, trực tiếp hay gián tiếp. Phản biện xã hội chính là một cơ chế biểu đạt
ý kiến, nguyện vọng, thái độ của nhân dân đối với các quyết sách chính trị, xã
hội do Nhà nước tạo ra. Nhờ có phản biện xã hội mà mọi công dân có cơ hội
tham gia vào các quá trình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; kiểm soát Nhà
nước thực thi quyền lực một cách minh bạch, hiệu quả.
2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
Liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể chia thành 03 nhóm công trình
nghiên cứu, cụ thể như sau: (1) nhóm công trình nghiên cứu trực tiếp đến một
số vấn đề chung, cụ thể về phản biện xã hội; (2) nhóm công trình nghiên cứu về
tình hình nghiên cứu về phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật;
(3) nhóm công trình nghiên cứu về tình hình nghiên cứu về thực tiễn thực hiện
phản biện xã hội của các chủ thể phản biện xã hội.
3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án
3.1. Những vấn đề đã nghiên cứu mà Luận án sẽ kế thừa
Các công trình trên đây đã đạt được một số kết quả bước đầu khi nghiên
cứu về phản biện xã hội và hoạt động xây dựng pháp luật, cụ thể:
- Các công trình bước đầu hình thành nên hệ thống lý luận chung về
phản biện xã hội trên các phương diện cụ thể như: chủ thể, đối tượng, hình
thức, các điều kiện bảo đảm cho hoạt động phản biện xã hội trong thực tế.
- Các công trình đã đề cập đến sự tham gia của các chủ thể Phản biện
xã hội trong việc Xây dựng pháp luật .
- Các công trình nghiên cứu nêu ra các điều kiện để đảm bảo cho phản
biện xã hội được thực hiện có hiệu quả trong thực tế. Hoạt động xây dựng
pháp luật cần được bảo đảm bằng việc thực hiện tốt cơ chế phản biện xã hội.
3.2. Những vấn đề Luận án cần tiếp tục nghiên cứu
- Hình thành cơ sở lý luận về phản biện xã hội trong hoạt động Xây
dựng pháp luật nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam
5
về chủ thể, đối tượng, hình thức, quy trình và các nhân tố ảnh hưởng đến
phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá đúng vai trò của phản biện xã hội ở Việt Nam trong thực
tiễn xây dựng pháp luật từ góc độ tiếp cận quyền con người, xây dựng và
thưc hành dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp.
- Nghiên cứu một số đặc điểm của phản biện xã hội và các yếu tố tác
động đến phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện phản biện xã hội tại một số quốc
gia trên thế giới để từ đó rút ra một số giá trị tham khảo cho Việt Nam.
- Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về Phản biện
xã hội tại Việt Nam hiện nay (về ch thể, đ i tư ng, quy trình thực hiện
phản biện xã hội).
- Nghiên cứu phân tích, đánh giá về những thành tựu và hạn chế trong
thực tiễn thực hiện phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt
Nam hiện nay.
- Nghiên cứu các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng phản biện
xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận, giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
4.2. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Phản biện xã hội có sự tham gia tích cực của nhân dân sẽ góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật khi
được thực hiện trên thực tế. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phản biện
xã hội trong xây dựng pháp luật như: nhân lực tham gia xây dựng pháp
luật; hệ thống pháp luật hiện hành; các điều kiện về chính trị - kinh tế -
phong tục, văn hóa, truyền thống dân tộc; các bảo đảm về chính sách, kinh
phíđều cần được tính đến nhằm nâng cao chất lượng của phản biện xã
hội trong hoạt động xây dựng pháp luật.
Để chứng minh cho giả thuyết trên, các câu hỏi đặt ra cho Luận án là:
Câu hỏi 1: Phản biện xã hội trong hoạt động Xây dựng pháp luật có
ảnh hưởng đến chất lượng các văn bản Quy phạm pháp luật ở Việt Nam
hiện nay không?
Câu hỏi 2: Ảnh hưởng của Phản biện xã hội trong hoạt động Xây dựng
pháp luật đến chất lượng các văn bản Quy phạm pháp luật được biểu hiện cụ
thể như thế nào về lý luận và thực tiễn?
Câu hỏi 3: Những giải pháp gì để phát huy vai trò và nâng cao chất
lượng của Phản biện xã hội trong hoạt động Xây dựng pháp luật ở Việt
Nam hiện nay?
6
K T LUẬN
Phản biện xã hội thể hiện phản hồi từ phía xã hội bằng thái độ, quan
điểm, lý lẽ của các cá nhân, các tổ chức đại diện nhân dân đối với chính
sách pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các thành
viên trong xã hội. Phản biện xã hội giúp các cơ quan Nhà nước điều chỉnh
chủ trương, chính sách, pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Phản
biện xã hội chính là một phương thức để nhân dân thực hiện dân chủ trực
tiếp, thực hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, một cơ chế biểu đạt ý
kiến, nguyện vọng, thái độ của nhân dân đối với các chính sách, pháp luật
do Nhà nước ban hành.
Tại Việt Nam, phản biện xã hội mới thực sự được coi trọng trong
những năm gần đây và đang ngày càng trở thành nhu cầu bức thiết cho quá
trình lãnh đạo, điều hành đất nước. Hoạt động này đã được giới nghiên cứu
khoa học quan tâm tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau. Nghiên cứu các công
trình, bài viết liên quan đến đề tài: “Phản biện xã hội trong hoạt động xây
dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, tác giả rút ra các nhận xét sau:
1. Số lượng công trình nghiên cứu về Phản biện xã hội nhiều, đa
dạng, tuy nhiên Phản biện xã hội trong hoạt động Xây dựng pháp luật mới
chỉ được đề cập tại các bài báo, tạp chí, mang tính khái quát sơ lược.
2. Hệ thống lý luận về phản biện xã hội đã được bước đầu hình thành,
đặc biệt là khái niệm phản biện xã hội, các đặc điểm, nguyên tắc. Tuy nhiên
chưa có sự thống nhất, chưa đưa ra được định nghĩa về Phản biện xã hội
trong hoạt động xây dựng pháp luật dưới góc độ nhà nước và pháp luật; chưa
tiếp cận nghiên cứu về Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật
dựa trên trách nhiệm bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân của
Nhà nước pháp quyền trong khi thực thi quyền lực lập pháp.
Kế thừa và phát triển các kết quả phân tích từ tổng quan tình hình
nghiên cứu trong và ngoài nước về phản biện xã hội trong hoạt động xây
dựng pháp luật , Luận án đã xây dựng giả thuyết nghiên cứu và 03 câu hỏi
nghiên cứu làm định hướng cho việc triển khai nghiên cứu lý luận và thực
tiễn phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam
hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất hệ thống giải pháp nhằm góp phần nâng
cao chất lượng phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật , đáp
ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền, thực thi đầy đủ và hiệu quả
dân chủ trực tiếp, bảo đảm thực chất quyền tham gia quản lý Nhà nước
của công dân.
7
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ PHẢN BI N HỘI TRONG
HOẠT ĐỘNG D NG PHÁP LUẬT
1.1. Nhà nƣớc ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con
ngƣời, quyền công dân là cơ sở chính trị - pháp lý của phản biện xã hội
trong hoạt động xây dựng pháp luật
1.1.1. Quyền con người, quyền công dân là gì?
Quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá
vốn có của tất cả mọi người, được ghi nhận, bảo đảm bằng pháp luật quốc
gia và quốc tế. Quyền công dân là tổng hợp các quyền và tự do cơ bản của
mỗi cá nhân, tạo nên địa vị pháp lý của cá nhân trong mối quan hệ với nhà
nước thông qua chế định quốc tịch được thừa nhận và bảo đảm bằng Hiến
pháp và pháp luật của quốc gia.
Quyền con người và quyền công dân có mối quan hệ hữu cơ, gắn
bó với nhau. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân; mọi
người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách
nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền
con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc,
quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
1.1.2. Quyền dân sự - chính trị trong Công ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên, trách nhiệm của quốc gia thành viên tuân thủ cam kết
Các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều thừa nhận
Quyền con người ở 5 lĩnh vực khác nhau của đời sống (dân sự, chính trị,
kinh tế, xã hội và văn hóa). Trách nhiệm của các quốc gia là tuân thủ
nghiêm chỉnh Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR, 1948); 02
Công ước quốc tế cơ bản về quyền con người năm 1966 (ICCPR và
ICESCR) và 02 Nghị định thư đính kèm.
1.1.3. Các quyền dân sự, chính trị của công dân và trách nhiệm
hiến định của Nhà nước Việt Nam công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo
đảm quyền dân sự, chính trị của công dân (nguyên tắc không được hạn
chế quyền con người, quyền công dân trái Hiến pháp)
Ở Việt Nam, Điều 14, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “1. Ở nước
CHXHCN Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân
sự, kinh tế, văn hóa, xã hội đư c công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo
Hiến pháp và pháp luật. 2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị
hạn chế theo quy định c a luật trong trường h p cần thiết vì lý do qu c
phòng, an ninh qu c gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe c a
cộng đồng”. Cụ thể hóa các quyền về dân sự, chính trị tại điều 25 như sau:
“Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội
8
họp, lập hội, biểu tình" và quyền tham gia quản lý Nhà nước (từ điều 27 đến
điều 30), với các quyền cụ thể bao gồm: quyền tự do ngôn luận, tự do báo
chí; quyền tiếp cận thông tin; quyền tự do hội họp và lập hội; quyền biểu
tình; quyền bầu cử, ứng cử
1.1.4. Phản biện xã hội – tiếp cận từ việc thực hiện các quyền dân
sự, chính trị của công dân và trách nhiệm của Nhà nước tôn trọng, bảo
vệ, bảo đảm để người dân thực hiện phản biện xã hội
Có thể thấy rằng các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đều
thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm việc thực hiện các quyền dân sự và chính trị
của cá nhân trên cơ sở các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế và khu vực. Quyền tự
do ngôn luận, tự do thể hiện tư tưởng, tự do biểu đạt quan điểm đã được các thể
chế dân chủ trên thế giới thừa nhận và bảo đảm thực hiện. Quyền này luôn xuất
hiện, tồn tại, được ghi nhận, được tôn trọng và được bảo đảm trong các xã hội
dân chủ, được xem như là thước đo mức độ dân chủ của một xã hội. PBXH
chính là một hình thức để thể hiện quyền dân chủ, trong đó quyền dân sự, chính
trị là tiền đề, là điều kiện cơ bản cần thiết để người dân thực hiện PBXH.
1.2. Khái niệm và các đặc điểm của phản biện xã hội trong hoạt
động xây dựng pháp luật
1.2.1. Khái niệm và các thuật ngữ có liên quan đến phản biện xã
hội trong hoạt động xây dựng pháp luật
1.2.1.1. Khái niệm phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật
Phản biện xã hội trong hoạt động xây dựng pháp luật có tác dụng mở
rộng và thực hành dân chủ, phản ánh quan điểm, chính kiến của chủ thể phản
biện (cá nhân hoặc tổ chức) đối với các vấn đề có ảnh hưởng lớn hoặc lâu dài
đến lợi ích của Nhà nước, xã hội và của mỗi cá nhân thông qua việc ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật.
Dưới góc nhìn ph