Nội dung chủ đạo của luận án này là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (DNSXCN) Việt Nam.
Vấn đề về cấu trúc vốn của doanh nghiệp hiện chưa được khái niệm một cách thống
nhất. Tuy nhiên, kế thừa hầu hết các nghiên cứu trước trên thế giới cũng như ở Việt
Nam về cấu trúc vốn, trong phạm vi nghiên cứu này cấu trúc vốn được hiểu là
tương quan tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tiếp theo, sở dĩ vấn
đề ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn rất cần được nghiên cứu, đặc biệt là
dưới góc độ quản trị doanh nghiệp bởi vì trong quản trị doanh nghiệp nói chung và
quản trị tài chính doanh nghiệp nói riêng, thì cấu trúc vốn đóng một vai trò quan
trọng. Đầu tiên, có thể khẳng định rằng có nhiều lý thuyết cho thấy cấu trúc vốn có
ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Tiếp theo, có thể khẳng định cấu trúc vốn ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản thân cấu trúc vốn
của doanh nghiệp dường như không vận động độc lập theo ý chí của nhà quản trị
mà nó chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố khác. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng
của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào có ý nghĩa quan
trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị điều hành cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong từng ngành kinh tế đặc thù khác
nhau lại có những tính chất riêng về cấu trúc vốn, nên nghiên cứu này chỉ lựa chọn
các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp, nhóm ngành trọng tâm
của chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và luôn chiếm tỷ trọng
khoảng 40% trong tổng cơ cấu GDP của đất nước những năm gần đây
27 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tóm tắt Luận án Phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.34.01.02
PHAN THANH HIỆP
HÀ NỘI, NĂM 2017
LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS NGUYỄN ĐÌNH THỌ
Phản biện 1: PGS, TS ĐINH TRỌNG THỊNH.
Phản biện 2: PGS, TS NGUYỄN HỮU ÁNH
Phản biện 3: PGS, TS LÊ THỊ KIM NHUNG
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp trường
họp tại ..............................
Vào hồi giờ ngày tháng năm
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Thư viện trường Đại học Ngoại thương
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nội dung chủ đạo của luận án này là nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (DNSXCN) Việt Nam.
Vấn đề về cấu trúc vốn của doanh nghiệp hiện chưa được khái niệm một cách thống
nhất. Tuy nhiên, kế thừa hầu hết các nghiên cứu trước trên thế giới cũng như ở Việt
Nam về cấu trúc vốn, trong phạm vi nghiên cứu này cấu trúc vốn được hiểu là
tương quan tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Tiếp theo, sở dĩ vấn
đề ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn rất cần được nghiên cứu, đặc biệt là
dưới góc độ quản trị doanh nghiệp bởi vì trong quản trị doanh nghiệp nói chung và
quản trị tài chính doanh nghiệp nói riêng, thì cấu trúc vốn đóng một vai trò quan
trọng. Đầu tiên, có thể khẳng định rằng có nhiều lý thuyết cho thấy cấu trúc vốn có
ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Tiếp theo, có thể khẳng định cấu trúc vốn ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản thân cấu trúc vốn
của doanh nghiệp dường như không vận động độc lập theo ý chí của nhà quản trị
mà nó chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố khác. Do đó, việc nghiên cứu ảnh hưởng
của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp như thế nào có ý nghĩa quan
trọng trong việc hỗ trợ các nhà quản trị điều hành cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trong từng ngành kinh tế đặc thù khác
nhau lại có những tính chất riêng về cấu trúc vốn, nên nghiên cứu này chỉ lựa chọn
các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp, nhóm ngành trọng tâm
của chiến lược công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và luôn chiếm tỷ trọng
khoảng 40% trong tổng cơ cấu GDP của đất nước những năm gần đây.
Cuối cùng, về nội dung nghiên cứu cấu trúc vốn và ảnh hưởng của các nhân tố
lên cấu trúc vốn tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, trong khoảng 10 năm gần đây, vấn
đề này cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Về lý thuyết, các nghiên cứu này
hầu hết đều nhắc lại nhóm các lý thuyết tiêu biểu về cấu trúc vốn như thuyết đánh đổi,
thuyết thứ tự ưu tiên về huy động vốn, thuyết chi phí đại diện, thuyết thời điểm thị
trường... Về các nội dung thực nghiệm, nhiều mẫu nghiên cứu được đề cập đến song
kết quả thực nghiệm hầu như khác nhau ở các nghiên cứu. Đặc biệt, các nghiên cứu về
ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn ở Việt Nam hầu như tập trung chủ yếu vào
2
chiều hướng tác động của các nhân tố lên cấu trúc vốn và bỏ qua kiểm chứng sự ảnh
hưởng của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó dẫn
đến tính nội sinh trong mô hình nghiên cứu. Hầu như tất cả các nghiên cứu về ảnh
hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở Việt Nam đều sử dụng
dữ liệu bảng và phương pháp ước lượng mô hình các ảnh hưởng cố định (FEM) và mô
hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để khảo sát. Lý thuyết cho thấy các mô hình
này không khắc phục được hiện tượng nội sinh trong mô hình. Do đó, phương pháp
ước lượng Generalized Method of Moments (GMM) được sử dụng trong nghiên cứu này
có thể coi là một giải pháp mới để khắc phục những tồn tại của các phương pháp ước
lượng trước đây.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Nội dung này được phân tích trong phần chương 1 của luận án.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chủ đạo của nghiên cứu này là xác định và phân tích chiều hướng
ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam trong đó
có xét đến tác động của cấu trúc vốn lên giá trị của doanh nghiệp nhằm xây dựng
các giải pháp hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc hoạch định cấu trúc
vốn hướng tới mục tiêu gia tăng giá trị của doanh nghiệp.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án này bao gồm các chủ thể chính là:
- Các vấn đề lý thuyết về cấu trúc vốn.
- Các vấn đề lý thuyết về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn.
- Các nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn
doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp Việt Nam thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp.
- Nghiên cứu thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của
các DNSXCN Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của luận án giới hạn trong các khía cạnh sau:
3
- Về khía cạnh nội dung lý thuyết về cấu trúc vốn: luận án đề cập đến các
lý thuyết cơ bản về cấu trúc vốn.
- Về khía cạnh ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh
nghiệp, luận án này đề cập đến ảnh hưởng của các nhân tố thuộc hai
nhóm: (1) nhóm các nhân tố “kinh doanh” của doanh nghiệp và (2) nhóm
các nhân tố “quản trị doanh nghiệp” (corporate governance).
- Về các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu được giới
hạn bởi số liệu báo cáo tài chính đã kiểm toán của 95 DNSXCN niêm yết
của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
Như hầu hết các nghiên cứu kinh tế học khác, luận án này kết hợp hai
phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp
nghiên cứu định lượng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của luận án.
6. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt khoa học, luận án có các điểm mới như sau: (1) luận án xây dựng
hai mô hình về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt
Nam để kiểm chứng khá đầy đủ nhóm các nhân tố có thể ảnh hưởng đến cấu trúc
vốn của các DNSXCN Việt Nam. (2) Luận án có sử dụng pháp nghiên cứu GMM.
Đây cũng là phương pháp ước lượng mới, hiện chưa có nhiều công trình nghiên cứu
ở Việt Nam sử dụng phương pháp ước lượng. (3) Luận án có đề cập đến nội dung
xác định cấu trúc vốn tối ưu với nhóm các DNSXCN Việt Nam thông qua mô hình
hồi quy ngưỡng phân tích tác động của cấu trúc vốn lên giá trị doanh nghiệp. (4)
Việc tập trung vào các DNSXCN cũng giúp cho các kết quả nghiên cứu mang tính
tập trung hơn, đặc biệt là các DNSXCN hiện đóng vai trò quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước
cũng như trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.
Về mặt thực tiễn, luận án có các điểm mới như sau: (1) nghiên cứu giúp
các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản trị DNSXCN có cái nhìn
tổng quan và một số đặc điểm chủ chốt về tình hình cấu trúc vốn của các DNSXCN
Việt Nam, (2) nghiên cứu chỉ ra được chiều hướng ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên
giá trị của doanh nghiệp, chỉ ra một số kết luận mang tính tham khảo về vấn đề cấu
4
trúc vốn tối ưu cho các DNSXCN Việt Nam, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm
gia tăng giá trị doanh nghiệp, (3) nghiên cứu chỉ ra chiều hướng ảnh hưởng của một
số nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp và cũng từ đó đề xuất một số kiến
nghị nhằm gia tăng hiệu quả trong việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị
doanh nghiệp.
7. Kết cấu đề tài:
Ngoài Phần mở đầu, , Kết luận, Phụ lục, Mục lục và các danh mục, nghiên
cứu này được chia thành 6 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn và ảnh hưởng của các nhân tố
đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Chương 3: Thực trạng cấu trúc vốn của các DNSXCN Việt Nam.
Chương 4: Mô tả dữ liệu nghiên cứu, các mô hình nghiên cứu và phương
pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả hồi quy các mô hình ảnh hưởng của các nhân
tố lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
Chương 6: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện cấu trúc vốn của các DNSXCN
Việt Nam.
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố đến
cấu trúc vốn của doanh nghiệp
1.1 Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố “kinh doanh” của doanh
nghiệp đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp
1.1.1 Các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới
1.1.1.1 Các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới giai đoạn trước năm 2000
Khảo sát của Harris và Raviv (1991) trong đó tổng kết các kết quả nghiên
cứu thực nghiệm của Bradley (1984), Long và Malitz (1985), Kester (1986), Marsh
5
(1982) và Titman và Wessels (1988) về chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố lên
cơ cấu vốn của doanh nghiệp như sau:
Bảng 1.1: Tổng hợp chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn
của doanh nghiệp trong các nghiên cứu thực nghiệm giai đoạn trước năm 2000
Các nhân tố
Bradley
và cộng
sự
Long và
Malitz
Kester Marsh
Titman và
Wessels
Tính bất ổn trong kinh doanh - -* - -*
Nguy cơ phá sản -
Tài sản cố định + + +*
Lá chắn thuế không phải từ nợ + - -*
Chi phí quảng cáo - -
Chi phí nghiên cứu phát triển - -
Khả năng sinh lợi +* - - *
Cơ hội phát triển + -*
Quy mô doanh nghiệp -* + -*
Tính riêng biệt của doanh nghiệp -
Nguồn: Khảo sát của Harris và Raviv (1991).
Trong đó, dấu + thể hiện mối quan hệ cùng chiều, dấu – thể hiện mối quan hệ
ngược chiều, các ô trống cho biết các nghiên cứu tương ứng không khảo sát các
nhân tố này trong ảnh hưởng lên cơ cấu vốn của doanh nghiệp, dấu * cho biết kết
quả thể hiện chiều hướng tác động nhưng không mang ý nghĩa thống kê.
1.1.1.2 Các nghiên cứu tiêu biểu trên thế giới giai đoạn sau năm 2000
Một số nghiên cứu tiêu biểu trong giai đoạn này là: Nghiên cứu của Huang
và Song (2006), Chen (2003), Pandey (2002) và nhiều nghiên cứu khác.
1.1.2 Các nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam
1.1.2.1 Nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên và Rammachandran (2006) với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1.2.2 Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) với phương pháp tiếp cận
đường dẫn
6
1.1.2.3 Nghiên cứu của Okuda và Lại Thị Phương Nhung (2010) và lý thuyết đánh
đổi về cấu trúc vốn
1.1.2.4 Nghiên cứu của Lê Đạt Chí (2013) và lý thuyết thứ tự ưu tiên khi huy động vốn
1.1.2.5 Nghiên cứu của Lê Thị Phương Vi và Phan Thị Bích Nguyệt về ảnh hưởng
của nhân tố sở hữu nhà nước lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp
1.1.2.6 Nghiên cứu của Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách Thị Hải Yến (2014) về ảnh
hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trên HOSE
1.1.2.7 Nghiên cứu của Trần Hùng Sơn (2012) với mẫu nghiên cứu gồm các
DNSXCN Việt Nam
1.1.3 Tổng kết chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố doanh nghiệp lên cấu
trúc vốn trong các nghiên cứu thực nghiệm
Bảng 1.2: Tổng hợp chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố “kinh doanh” của
doanh nghiệp lên cấu trúc vốn trong các nghiên cứu thực nghiệm
Nhân tố
Chiều hướng
ảnh hưởng lên
cấu trúc vốn
Các nghiên cứu tiêu biểu
Quy mô doanh
nghiệp
Cùng chiều
Titman và Wessels (1988), Antonio, Guney và Paudyal
(2002), Hall, Hutchison, Michaels (2004), Deesomsak
(2004), Huang và Song (2006), Pandey (2002), Frank
và Goyal (2007), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Okuda và
Lại Thị Phương Nhung (2010), Đặng Thị Quỳnh Anh
và Quách Thị Hải Yến (2014)
Hiệu quả kinh
doanh
Cùng chiều
Erol (2004), Pandey (2002), Đặng Thị Quỳnh Anh và
Quách Thị Hải Yến (2014).
Ngược chiều
Meyrs và Majluf (1984), Kester (1986), Thies và Klock
(1992), Titman và Wessels (1988), Chen (2003), Hall,
Hutchison, Michaels (2004), Deesomsak (2004), Trần
Đình Khôi Nguyên (2006), Pandey (2002), Đoàn Ngọc
Phi Anh (2010), Okuda và Lại Thị Phương Nhung (2010).
Cơ hội tăng
trưởng
Cùng chiều /
Ngược chiều
Myers (1977), Chen và Zhao (2006), Pandey (2002),
Frank và Goyal (2007)
7
Tốc độ tăng
trưởng
Cùng chiều Bhaduri (2002)
Ngược chiều Titman và Wessels (1988), Pandley (2002)
Tỷ lệ giá trị tài
sản cố định hữu
hình
Cùng chiều
Chen (1998), Pandley (2002), Chen (2003), Huang và
Song (2006), Trần Hùng Sơn (2012)
Ngược chiều
Huang và Song (2006) Trần Đình Khôi Nguyên và
Ramachandran (2006), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010)
Rủi ro kinh
doanh
Ngược chiều
Pandly (2002), Huang và Song (2001), Bradley và đồng
nghiệp (1984), Titman và Witsell (1988), Huang và Song
(2006), Pandey (2002), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010)
Cùng chiều Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006)
Tính thanh
khoản
Ngược chiều Deesomsak (2004)
Mối quan hệ với
hệ thống ngân
hàng
Cùng chiều
Petersen và Rajan (1994), Donnelly, Berry, và
Thompson (1985), Trần Đình Khôi Nguyên và
Ramachandran (2006)
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Cùng chiều M & M (1963)
Ngược chiều
Trần Hùng Sơn (2012), Đặng Thị Quỳnh Anh và Quách
Thị Hải Yến (2014).
1.2 Tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố quản trị doanh nghiệp
lên cấu trúc vốn doanh nghiệp
Các nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này có thể kể đến: Nghiên cứu của Ahmad và
cộng sự (2015), Agyei và cộng sự (2014), Jaradat (2015), Trần Đình Khôi Nguyên và
Ramachandran (2006), Lê Thị Phương Vy, Phan Bích Nguyệt (2015).
Luận án tóm tắt chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố quản trị lên cấu trúc
vốn trong các nghiên cứu thực nghiệm như sau:
8
Bảng 1.3: Tổng hợp chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố quản trị doanh
nghiệp lên cấu trúc vốn trong các nghiên cứu thực nghiệm
Nhân tố
Ảnh hưởng lên
cấu trúc vốn
Các nghiên cứu tiêu biểu
Quy mô hội đồng quản trị
Cùng chiều
Ahmad và cộng sự (2015), Agyei và cộng
sự (2014), Jaradat (2015)
Ngược chiều Ranti (2013)
Sự kiêm chức chủ tịch hội
đồng quản trị và giám đốc
điều hành
Cùng chiều Ranti (2013)
Ngược chiều Agyei và cộng sự (2014)
Không có ý
nghĩa thống kê
Jaradat (2015)
Cấu trúc sở hữu của ban
giám đốc
Cùng chiều Agyei và cộng sự (2014)
Cấu trúc sở hữu của nhà
đầu tư có tổ chức
Cùng chiều
Agyei và cộng sự (2014), Trần Đình Khôi
Nguyên và Ramachandran (2006), Lê Thị
Phương Vy và Phan Bích Nguyệt (2015),
Đoàn Ngọc Phi Anh (2010)
Tỷ lệ số thành viên nữ
giới trong ban giám đốc
Cùng chiều Jaradat (2015) và Agyei và cộng sự (2014)
Tỷ lệ số lượng giám đốc
không tham gia điều hành
Cùng chiều Agyei và cộng sự (2014), Jaradat (2015)
2. Xác định nội dung nghiên cứu
Qua phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, luận án xác định một
số khoảng trống nghiên cứu đang tồn tại như sau:
Thứ nhất, về vấn đề ảnh hưởng của các nhân tố lên cấu trúc vốn của doanh
nghiệp DNSXCN Việt Nam, cần khảo sát ảnh hưởng của hai nhóm nhân tố là: (1)
nhóm nhân tố “kinh doanh” và (2) nhóm “nhân tố quản trị doanh nghiệp”.
Thứ hai, về các nhân tố trong các mô hình thực nghiệm, luận án xác định một số
vấn đề như sau: (1) luận án cần phải có sự thống nhất về tên gọi cũng như cách đo lường
các nhân tố trong từng mô hình. (2) luận án cần lựa chọn những nhân tố mà tác giả cho
9
rằng phù hợp với đặc thù nền kinh tế Việt Nam và nhóm các DNSXCN, có thể lượng
hóa được để đưa vào mô hình nghiên cứu.
Thứ ba, tổng quan nghiên cứu cho thấy mối quan hệ của cấu trúc vốn và hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp là mối quan hệ nội sinh. Do đó, khi nghiên cứu ảnh
hưởng của các nhân tố này với nhau, vấn đề nội sinh này cần được giải quyết và mô
hình ước lượng GMM sẽ phù hợp hơn so với các mô hình FEM và REM.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN, ẢNH
HƯỞNG CỦA CẤU TRÚC VỐN LÊN GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN CẤU TRÚC VỐN
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1 Khái niệm cấu trúc vốn và phương pháp đo lường các chỉ số phản ánh cáu
trúc vốn
Trong nghiên cứu của Bùi Văn Vần và cộng sự (2015), khái niệm cấu trúc
vốn được trình bày như sau: cấu trúc vốn (cơ cấu nguồn vốn) là thể hiện tỷ trọng
của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động, sử
dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn vay
và vốn chủ sở hữu, trong vốn vay hay nói cách khác là nợ phải trả, xét theo thời hạn
của khoản vay, thì lại được chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong phạm vi
nghiên cứu này, các thuật ngữ về cấu trúc vốn được đề cập đến bao gồm: tỷ lệ tổng
nợ, tỷ lệ nợ dài hạn và nợ ngắn hạn, tỷ lệ vốn dài hạn và tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
Trong đó, phương pháp đo lường các tỷ lệ này được thể hiện như sau:
Tỷ lệ tổng nợ = Tổng nợ / tổng tài sản
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản
Tỷ lệ nợ ngắn hạn = Nợ ngắn hạn / tổng tài sản
Tỷ lệ nợ dài hạn = Nợ dài hạn / tổng tài sản
Tỷ lệ vốn dài hạn = (Vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn) / tổng tài sản
2.2 Một số lý thuyết cơ bản về cấu trúc vốn
2.2.1 Lý thuyết của Modigliani và Miller về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và
giá trị doanh nghiệp
10
2.2.1.1 Lý thuyết M&M trong trường hợp không có thuế và quan điểm cơ cấu vốn
độc lập với giá trị công ty
2.2.1.2 Lý thuyết M&M trong trường hợp có thuế và quan điểm cấu trúc vốn có
ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp thông qua lợi ích của lá chắn thuế
2.2.2 Lý thuyết đánh đổi về cấu trúc vốn và quan điểm cấu trúc vốn tối ưu về
giá trị doanh nghiệp
2.2.3 Lý thuyết của Jensen và Meckling về chi phí đại diện
2.2.4 Lý thuyết của Myers and Majluf về thứ tự ưu tiên trong huy động vốn
2.2.5 Lý thuyết về thời điểm thị trường
2.2.6 Lý thuyết tín hiệu, tâm lý tránh rủi ro của nhà quản lý và một số lý
thuyết khác về cấu trúc vốn doanh nghiệp
2.3 Tổng quan lý thuyết và thực nghiệm về ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu
trúc vốn của doanh nghiệp
2.3.1 Nhóm các nhân tố kinh doanh của doanh nghiệp
2.3.1.1 Ảnh hưởng của nhân tố quy mô lên cấu trúc vốn
2.3.1.2 Ảnh hưởng của nhân tố hiệu quả kinh doanh (khả năng sinh lời) lên cấu
trúc vốn
2.3.1.3 Ảnh hưởng của nhân tố cơ hội tăng trưởng lên cấu trúc vốn
2.3.1.4 Ảnh hưởng của nhân tố tốc độ tăng trưởng lên cấu trúc vốn
2.3.1.5 Ảnh hưởng của nhân tố tỷ lệ giá trị tài sản cố định hữu hình lên cấu trúc
vốn
2.3.1.6 Ảnh hưởng của nhân tố rủi ro kinh doanh lên cấu trúc vốn
2.3.1.7 Ảnh hưởng của nhân tố tính thanh khoản lên cấu trúc vốn
2.3.1.8 Ảnh hưởng của nhân tố thuế thu nhập doanh nghiệp lên cấu trúc vốn
2.3.1.9 Ảnh hưởng của nhân tố lãi vay lên cấu trúc vốn
2.3.1.10 Ảnh hưởng của nhân tố khủng hoảng kinh tế lên cấu trúc vốn
2.3.2 Nhóm các nhân tố quản trị
2.3.2.1 Ảnh hưởng của nhân tố quy mô hội đồng quản trị lên cấu trúc vốn
2.3.2.2 Ảnh hưởng của nhân tố sự kiêm chức chủ tịch hội đồng quản trị và giám
đốc điều hành lên cấu trúc vốn
11
2.3.2.3 Ảnh hưởng của nhân tố tính chất sở hữu của tổ chức lên cấu trúc vốn
2.4 Một số vấn đề cơ bản về hoạch định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp
2.4.1 Các nguyên tắc chung cho việc hoạch định cấu trúc vốn
2.4.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính tương thích
Nguyên tắc này được hiểu là các khoản đầu tư cho các tài sản cố định như
máy móc, nhà xưởng thì cần sử dụng vốn từ các nguồn tài trợ dài hạn gồm vốn
chủ sở hữu và các khoản vay nợ dài hạn của doanh nghiệp. Ngược lại, các khoản
đầu tư cho tài sản có vòng quay tài sản nhanh như hàng tồn kho, nguyên vật liệu
thì các nhà quản trị có thể sử dụng các khoản vay nợ ngắn hạn.
2.4.1.2 Nguyên tắc cân bằng giữa lợi ích và rủi ro
2.4.1.3 Nguyên tắc đảm bảo quyền kiểm soát của doanh nghiệp
2.4.1.4 Nguyên tắc linh hoạt
2.4.1.5 Nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn
2.4.2 Một số điểm cần chú ý khi vận dụng các nguyên tắc về hoạch định cấu
trúc vốn cho các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất công nghiệp
2.4.2.1 Bối cảnh nền kinh tế và thị trường vốn
2.4.2.2 Bối cảnh ngành sản xuất công nghiệp
2.4.2.3 Đặc điểm của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
3.1 Tổng quan ngành sản xuất công